Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 7

Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 7: ... hứng thú học tập - Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo. Rèn kĩ năng nói trước đám đông. * Chuẩn bị - Các phương tiện hoạt động: câu hỏi, bài toán vui, các câu hỏi phụ về kiến thức xã hội - Phân công người dẫn chương trình, Ban giám khảo, thư ký III-Nội dung hoạt...ột vòng quanh các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ 30 GÁC BAN ĐÊM I. Mục đích: Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành lệnh của người chỉ huy. II. Chuẩn bị: - Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài - Tập hợp l...i văn nghệ giữa các phân đội. C- TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC HOÁ TRANG I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo tháo vát. II. Chuẩn bị: Chẩn bị 4 - 6 chiếc mũ (nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thêm 4 - 6 bộ quần áo thể thao), 4 - 6 đôi giầy tập và nh...

pdf59 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quan tâm. 
- Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh lớp 8 nói 
riêng trong việc góp phần giảI quyết các vấn đề đó. 
IV. Hình thức tổ chức 
- Thi tìm hiểu một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm. 
- Minh họa bằng một vài tiết mục văn nghệ. 
V. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Nêu yêu cầu của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch tự chuẩn bị các 
phương tiện hoạt động nêu trên. Các em có thể lập thành những nhóm nhỏ để 
thực hiện công việc chuẩn bị. Những sưu tầm của học sinh có thể được tập 
hợp thành một quyển (bộ) sưu tầm tư liệu về một vài vấn đề chủ yếu hiện 
nay, trong đó có ghi rõ lời bình của mình. 
2. Học sinh : 
- Mỗi tổ biên tập thành một bộ tư liệu để trưng bày, giới thiệu cho cả lớp 
xem và cử một đại diện để báo cáo trước lớp về kết quả tìm hiểu của tổ mình. 
47
- Thành lập ban giám khảo gồm: đại diện học sinh, đại diện giáo viên bộ 
môn (nhất là môn KHXH). 
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ như bài hát, tiểu phẩm về vấn đề ma 
tuý hay một vấn đề nào khác. 
VI. Tiến trình tổ chức: 
1. Khởi động: 
- Hát tập thể bài hát: Trái đất này là của chúng mình. 
- Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình. 
 - Giới thiệu nội dung chương trình. 
2. Thi tìm hiểu : 
-Giáo viên chủ nhiệm nêu một vài vấn đề có tính chất gợi mở để học sinh bắt 
đầu cuộc thi như: Môi trường, xung đột, giáo dục..... 
- Lần lượt từng tổ trình bày hiểu biết của mình về vấn đề đó, đồng thời đưa 
ra cho cả lớp xem những kết quả sưu tầm được của tổ mình. 
- Sau mỗi lần trình bày của một tổ, ban giám khảo có thể đánh giá kết quả 
theo 2 cách: một là nhận xét đánh giá trực tiếp kết quả của tổ đó, hai là cho 
cả lớp bổ sung, bình luận và sau đó đánh giá kết quả. 
- Kết thúc phần trình bày của các tổ, ban giám khảo công bố điểm số đạt 
được của từng tổ. Thang điểm có thể như sau: 
 + Nêu được 2-3 vấn đề toàn cầu hiện nay mà nhân loại quan tâm: 5 điểm. 
 + Trình bày rõ ràng, khúc triết, dễ hiểu: 3 điểm. 
 + Có bộ sưu tập đẹp mắt: 2 điểm. 
 - Trao phần thưởng cho tổ có điểm số cao nhất. 
3. Sinh hoạt văn nghệ : 
 Học sinh trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị theo chương trình cụ 
thể. 
4. Kết thúc hoạt động : 
- GVCN nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của HS. 
- Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, về cách điều khiển của cán bộ lớp và cách 
tham gia của HS. 
HOẠT ĐỘNG 2. NGÀY LỊCH SỬ ĐÁNG NHỚ 30-4 
I. Mục tiêu: 
HS có khả năng: 
48
- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốt tế của ngày giảI phóng hoàn 
toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 
- Rèn luyện các kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể. 
- Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giảI 
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4. 
II. Qui mô: 
 Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. 
III. Nội dung: 
- Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốt tế của ngày 30-4. 
- Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giảI 
phóng hoàn toàn miền Nam 30-4-1975. 
IV. Hình thức tổ chức: 
- Phát biểu cảm tưởng, nêu lên những nhận thức của bản thân về ngày 30-4. 
- Biểu diễn chương trình văn nghệ. 
V. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
- Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 
30-4 trên cơ sở các tài liệu mà các em thu thập được. 
2. Học sinh : 
- Mỗi tổ chuẩn bị từ 4-5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau như: 
hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm sau đó đăng kí để cán bộ lớp tập 
hợp, sắp xếp thành chương trình biểu diễn. 
- Cử người điều khiển, phân công trang trí lớp. 
VI. Tiến trình tổ chức: 
1. Khởi động: 
- Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình. 
 - Giới thiệu nội dung chương trình. 
2. Phát biểu cảm tưởng : 
Người điều khiển mời giáo viên chủ nhiệm nêu vắn tắt ý nghĩa của ngày 30-
4. Một đại diện học sinh nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30-4. 
3. Biểu diễn văn nghệ: 
- Theo thứ tự, người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ 
lên biểu diễn. Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của khán giả. 
49
- Nếu có cựu chiến binh tham gia thì có thể mời họ phát biểu, tâm sự hoặc 
vui chung với lớp. 
- Kết thúc phần biểu diễn văn nghệ là bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui 
đại thắng” hoặc một bài khác phục vụ chủ điểm. 
4. Kết thúc hoạt động : 
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về kết quả đạt được sau buổi sinh hoạt về các 
mặt: nhận thức, tháI độ và ý thức tham gia của lớp. 
B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN – ĐỘI 
 I-Tên hoạt động: Hoà bình và hữu nghị 
 II-Mục tiêu: 
- HS hiểu được truyền thống của các nước bạn trong khu vực. 
- Có ý thức, thái độ giữ gìn nền văn hóa của dân tộc Việt Nam thêm yêu đất 
nước. 
- Rèn KN làm việc theo nhóm và thuyết trình một vấn đề mang tính khái quát. 
III-Nội dung hoạt động 
- Tổ chức thi giữa các phân đội (dưới hình thức thi Hành trình văn hóa) 
- Phân công các phân đội chuẩn bị sưu tầm các nền văn hóa của nước bạn: có 
thể sưu tầm các bài hát dân ca, điệu múa, câu chuyện.các nước. 
- Phân công chuẩn bị trong chi đội. 
- Lần lượt mời đại diện lên trình bày. Có thể dùng trang phục của các nước để 
phần trình bày thêm sinh động. 
IV-Phương thức hoạt động 
 Thi giữa các phân đội dưới hình thức cuộc thi Hành trình văn hóa 
C- TRÒ CHƠI 
NHẢY LƯỚT SÓNG 
I. Mục đích: 
 Rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phản xạ nhanh, phát triển sức mạnh 
chân và sức bật. 
II. Chuẩn bị: 
50
 - Chuẩn bị 2 - 5 đoạn dây hoặc cây sào (bằng tre, trúc, gỗ). Tuỳ theo độ 
dài của dây (sào) để tập hợp HS trong lớp thành 1 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng 
kia 1m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,8 - 1m. 
 - Theo số lượng dây (sào) để chọn số HS ra cầm dây. Hai em một dây, mỗi 
em cầm một đầu dây, cúi người và căng giữ dây sao cho dây (sào) ở độ cao 0,3 - 
0,4m phía trước các bạn trong hàng. 
III. Cách chơi: 
 Hai em cầm dây giữ độ cao của dây như đã nêu, đi ngược từ đầu hàng đến 
cuối hàng. Khi dây đến gần chân em nào, em đó nhanh chóng bật nhảy vượt qua 
dây. Cặp thứ nhất cầm dây đi được khoảng 2m thì đến cặp thứ hai, cặp thứ hai đi 
được 2m, đến cặp thứ 3 và cứ lần lượt như vậy tạo thành những đợt các em phải 
nhảy qua dây nhấp nhô như những “đợt sóng” liên tiếp nhau. Trường hợp để vướng 
chân vẫn tiếp tục nhảy những lần tiếp theo để dây tiếp tục đi đến cuối hàng, sau đó 
hai HS cầm dây nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại tiếp tục căng dây cho các 
bạn nhảy. Mỗi HS trong hàng nhảy 10 - 15 lần thì dừng lại nghỉ trong ít phút, thay 
người cầm dây, tiếp chơi lần hai. 
KIỆU BẠN TIẾP SỨC 
I. Mục đích: 
 Rèn luyện kỹ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay, chân, giáo dục tình 
bạn, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong khó khăn. 
II.Chuẩn bị: 
 - Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 8 - 
15m kẻ vạch đích. 
 - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc, cho từng tổ điểm số theo chu kỳ 1-2-3 để 
tạo thành từng nhóm 3 người nam với nam, nữ với nữ phía sau vạch chuẩn bị. 
 Nhóm 3 người thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, số 2 và 3 
làm nhiệm vụ kiệu số 1, thực hiện tư thế chuẩn bị như sau: số 2 và số 3 đứng sát 
vạch xuất phát vai cách nhau 0,3 - 0,5m, 2 tay nắm lấy cổ tay nhau theo kiểu úp 
lòng bàn tay lên cổ tay, số 1 đứng ở phía trước tay của hai người kiệu, mặt hướng 
về trước cùng chiều với 2 người kia. Hai người làm kiệu hơi khuỵu hai chân, hạ 
thấp trọng tâm để chỗ 4 tay nắm với nhau xuống dưới mông của người được kiệu 
(hơi lùi sâu vào phía đùi một chút). Người được kiệu quàng 2 tay bá lấy cổ 2 bạn, 
51
đồng thời kiễng chân lên ngồi vào chỗ nắm tay nhau của 2 người. Sau đó 2 người 
làm kiệu đứng thẳng người lên chờ lệnh xuất phát. 
III. Cách chơi: 
 Khi có lệnh, nhóm thứ nhất của mỗi đội nhanh chóng kiệu bạn đến đích, sau 
đó kiệu quay về vạch xuất phát, đưa tay chạm vào bạn được kiệu của nhóm thứ hai, 
đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Nhóm thứ hai tiến vào vị trí xuất phát (sau khi 
nhóm thứ nhất xuất phát), thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay nhóm thứ 
nhất. Trò chơi được tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít 
phạm quy là thắng cuộc. 
 Các trường hợp phạm quy: 
 - Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn 
 - Chưa đến đích đã quay lại. 
KÉO CO 
I. Mục đích 
 Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức. 
II. Chuẩn bị 
 - Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường 
kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính 
4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. Ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ 
hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi 
đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa. 
 - Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài 
khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số 
người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương 
đương nhau. 
 - Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy 
dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu 
chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm 
dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình. 
III. Cách chơi 
 Giáo viên hô “Chuẩn bị  bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị” sau đó thổi một hồi 
còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai 
52
chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra 
khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch 
giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không 
phân được thắng thua thì sau 2 - 3 phút, giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay 
bằng 2 đội khác. 
 Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 
em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em 
đầu tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã 
ngửa ra sau rất nguy hiểm. 
D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ 
 Với chủ đề Hòa bình và hữu nghị, Chương trình văn nghệ cần có những bài hát 
ca ngợi về Hòa bình về tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với bạn bè Quốc tế. 
 I. Mục tiêu 
 Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 
II. Qui mô 
Qui mô tổ chức theo lớp. 
III. Nội dung 
 - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề 
- Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành 
V. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. 
 - Lên chương trình văn nghệ 
 - Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 
2. Học sinh: 
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. 
 - Tập các bài hát mới. 
 VI. Tiến trình tổ chức 
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. 
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Thiếu nhi thế giới vui liên hoan 
(Sáng tác: Lưu Lưu Hữu Phước), Chúng em cần hòa bình ( Sáng tác: Hoàng Long). 
53
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 
Bác Hồ kính yêu 
I. Mục tiêu chủ điểm: 
HS có khả năng: 
­ Nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu đối với 
dân tộc, đặc biệt là tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng, sự quan 
tâm chỉ bảo của Bác đối với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. 
­ Kính trọng và yêu quý Bác Hồ, có thái độ tích cực trong việc phấn đấu trở 
thành cháu ngoan Bác Hồ. 
­ Có thói quen rèn luyện thường xuyên 5 điều Bác dạy. 
II. Nội dung hoạt động: 
Chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5 
III. Gợi ý tổ chức hoạt động : 
CHÀO MÙNG NGÀY SINH NHẬT BÁC 19/5 
I. Mục tiêu: 
HS có khả năng: 
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình 
cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của 
người học sinh phảI học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ. 
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề có thể thực hành rèn 
luyện tốt trong học tập và cuộc sống hàng ngày. 
- Tự hào, phấn khởi là con cháu Bác Hồ, ra sức phấn đấu để trở thành con 
ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. 
II. Qui mô: 
 Có thể tổ chức theo khối lớp hoặc lớp. 
III. Nội dung: 
- Ca ngợi công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với thiếu nhi. 
- Tình cảm của Bác với dân tộc, với thiếu nhi và ngược lại, tình cảm của 
người dân đối với Bác. 
IV. Hình thức tổ chức: 
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ học sinh trong lớp dưới hình thức bốc 
thăm. 
54
- Trình bày những hiểu biết của cá nhân theo nội dung của chủ đề dưới dạng 
một báo cáo thu hoạch. 
V. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
Phân công học sinh sưu tầm các tư liệu, tài liệu nói về công lao của Bác đối 
với dân tộc và những tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi. Tất cả những sưu 
tầm này được thể hiện thành một báo cáo thu hoạch của cá nhân. Báo cáo 
của cá nhân có thẻ trình bày theo mẫu sau: 
Bản thu hoạch 
Những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ 
TT Các loại tư liệu, tài liệu Nội dung của tư liệu, tài liệu 
1 
2 
. 
. 
. 
. 
2. Học sinh : 
- Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp, 
tổ có thể tập hợp thêm tập tư liệu đã sưu tầm vào một tờ giấy khổ to hay 
trong một quyển vở đẹp. 
- Phân công trang trí lớp. 
- Cử người điều khiển chương trình và ban giám khảo. 
- Chuẩn bị phần thưởng (nếu có) 
VI. Tiến trình tổ chức: 
1. Khởi động: 
- Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình. 
 - Giới thiệu nội dung chương trình. 
2. Tổ chức cuộc thi: 
- Báo cáo thu hoạch: 
Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với 
thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu 
55
hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có 
được những thu hoạch đó. 
Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung 
quanh các báo cáo thu hoạch đó. 
- Thi trả lời hay nhất: 
Đây là hoạt động mà mọi thành viên trong lớp đều có thể tham gia. Người 
điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên, sau đó đọc to câu hỏi 
để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có 
quyền mời một bạn khác lên bắt thăm. 
Việc bốc thăm thi trả lời hay nhất cứ tiếp diễn cho đến khi người điều khiển 
tuyên bố kết thúc hoạt động. Ban giám khảo công bố kết qủa của hai hoạt 
động: tổ báo cáo thu hoạch tốt nhất và người trả lời hay nhất. 
- Trao phần thưởng. 
5. Kết thúc hoạt động. 
- GVCN nhận xét ý thức tham gia hoạt động của HS. 
- Cả lớp hát bài hát tập thể: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. 
B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI 
 I- Tên hoạt động: Bác Hồ kính yêu 
II-Mục tiêu: 
- HS hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác về công lao to lớn của Bác đối 
với dân tộc. 
- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm, lôi cuốn người nghe 
III- Nội dung hoạt động 
- Phân công kể theo chủ đề: 
- Khối 6 những câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi 
- Khối 7: kể những câu chuyện về phong cách sống của Bác 
- Phân công MC, trang trí, âm thanh, BGK (có thể mời các thầy cô dạy bộ 
môn Văn) 
- Xen kẽ những bài hát về Bác, các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. 
- Yêu cầu: chi đội chọn những đội viên có giọng kể diễn cảm lưu loát. 
- Theo chương trình đã xây dựng MC mời lần lượt các bạn lên kể chuyện. 
- BGK tổng kết và công bố điểm, trao thưởng. 
56
- Tuyên dương, động viên khen thưởng học sinh. 
IV-Phương thức hoạt động 
- Tổ chức thi kể chuyện cấp Liên chi đội khối 6, 7 
C- TRÒ CHƠI 
BẢO VỆ CỜ 
I- Mục đích: 
 Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo và giáo 
dục ý thức trách nhiệm. 
II-Chuẩn bị: 
 Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có bán kính 5 - 8m, vòng tròn 
trong có bán kính 1 - 1,5m. Tập hợp HS thành một vòng tròn theo vòng tròn ngoài, 
mặt quay vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,5m và điểm số từ 1 đến hết. 
Chuẩn bị một cờ có cán dài 2 - 2,5m, cờ được dựng đứng do một HS giữ cán ở tâm 
vòng tròn. 
III. Cách chơi: 
 Người điều khiển gọi một số nào đó, ví dụ “Số 5!”, em số 5 nhanh chóng 
chạy về phía cờ. Khi số 5 chạy đến vòng tròn nhỏ, người điều khiển thổi một tiếng 
còi để em giữ cờ buông tay ra khỏi cán cờ và chạy về đứng vào chỗ bạn vừa ra giữ 
cờ. Số 5 nhanh chóng nắm lấy cán cờ để giữ cho cờ không bị đổ, tiếp theo người 
điều khiển gọi một số khác, em này lại chạy vào giữ cờ như bạn số 5 đã thực hiện. 
Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu người nào không chạy vào kịp và nắm được cờ, để 
cờ bị đổ thì phải chạy hoặc nhảy lò cò xung quanh các bạn một vòng rồi đứng vào 
giữ cờ. Người giữ cờ buông cờ sớm hoặc muộn quá đều phạm quy. 
NHÓM BA NHÓM BẢY 
I. Mục đích: 
 Rèn luyện phản xạ, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể. 
II. Chuẩn bị: 
 Tập hợp HS thành 1 - 2 vòng tròn đồng tâm hoặc khác tâm, mặt quay theo 
chiều vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. 
III. Cách chơi: 
 Các em vừa chạy hoặc nhảy chân sáo, vừa vỗ tay và đọc các câu sau: 
 “Tung tăng múa ca, 
 Nhi đồng chúng ta 
57
 Họp thành nhóm ba 
 Hay là nhóm bảy?” 
 Sau từ “bảy” các em đứng lại theo trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy, nếu chỉ 
huy hô “Nhóm ba!”, tất cả nhanh chóng chụm lại với nhau thành từng nhóm 3 
người; nếu chỉ huy hô “Nhóm bảy!”, tất cả nhanh chóng chụm lại thành từng 
nhóm 7 người. Những em không chụm lại được thành nhóm, hoặc thành nhóm 
nhưng không đúng quy định phải chạy hoặc lò cò một vòng xung quanh các bạn. 
Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần. 
TẬP TẦM VÔNG 
I. Mục đích: 
 Rèn luyện khả năng phán đoán, sự khéo léo, nhanh nhẹn. 
II. Chuẩn bị: 
 - Hai em một viên sỏi hoặc một vật nhỏ nào đó có thể giấu gọn trong nắm tay 
ví dụ như mẩu giấy vo lại, hoặc viên bi, mẩu tẩy, mẩu phấn 
 - Tập hợp HS thành 2 hay 4 hàng dọc hoặc hàng ngang quay mặt vào nhau 
tạo thành từng đôi một. 
III. Cách chơi: 
 Chỉ huy hô “Chuẩn bị”, những em cầm sỏi trong tay nhanh chóng đưa hai 
tay ra sau lưng và khéo léo nắm viên sỏi vào một trong hai tay sao cho bạn đứng 
đối diện không biết. Sau độ 1 - 2 giây, chỉ huy hô tiếp “ bắt đầu!”, những em 
cầm sỏi đưa tay về phía trước và tất cả lớp cùng vung tay đánh nhịp đọc đồng dao: 
 “Tập tầm vông 
 Tay nào không 
 Tay nào có 
 Tập tầm vó 
 Tay nào có 
 Tay nào không 
 Tay có, tay không 
 Có có, không không”. 
 Sau đó em không cầm viên sỏi trong tay đoán xem bạn cầm viên sỏi ở tay 
nào, nếu đoán đúng là thắng và được quyền cầm viên sỏi cho lần chơi tiếp theo, nếu 
đoán sai là thua, em cầm sỏi tiếp tục cuộc chơi. Trò chơi được tiến hành 2 hay 4 
58
hoặc 6 lần, nếu tỷ số hai bên là 1 - 1 hoặc 2 - 2 hay 3 - 3 thì coi như hoà, còn nếu 
chênh lệch thì người thua phải chạy một vòng xung quanh lớp. 
D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ 
 Tháng 5 có 2 ngày kỉ niệm: Ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5 và ngày thành lập Đội 
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát 
ca ngợi về Bác Hồ kính yêu và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
I. Mục tiêu 
 Tổ chức các hoạt động văn nghệ với chủ đề Bác Hồ và Đội thiếu niên Tiền 
phong Hồ Chí Minh. 
II. Qui mô 
Qui mô tổ chức theo lớp. 
III. Nội dung 
 - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề Bác Hồ và Đội 
thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
- Tập một số bài hát mới về Bác Hồ và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành 
V. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. 
 - Lên chương trình văn nghệ 
 - Chuẩn bị một số bài hát mới về Bác Hồ và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí 
Minh. 
2. Học sinh: 
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. 
 - Tập các bài hát mới. 
 VI. Tiến trình tổ chức 
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 5. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. 
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Hoa thơm dâng Bác (Sáng tác: 
Hà Hải), Em nhớ mãi một ngày (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu) 
59

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_cap.pdf