Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 8
Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 8: ... của tháng cho học sinh tập luyện. 2. Học sinh Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. VI. Tiến trình tổ chức 22 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 10. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số b...về sản phẩm lưu niệm và món ăn truyền thống: - Yêu cầu: trình bày rõ ràng, ngắn gọn, súc tích (khuyến khích những ý tưởng mới, độc đáo) - Đại diện học sinh các lớp trình bày ý tưởng về sản phẩm lưu niệm và món ăn trưng bày của lớp mình. * Ban giám khảo nhận xét và cho điểm. 3. Thi trò ...4 - 6 vòng tròn, mỗi vòng trong có đường kính 0,8 - 1m, trong đó để những vật dụng hoá trang. Tập hợp HS thành 4 - 6 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu, các đội phải bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi hàng tiến vào sát vạch xuất phát thực hiệ...
tiếp nhau. Trường hợp để vướng chân vẫn tiếp tục nhảy những lần tiếp theo để dây tiếp tục đi đến cuối hàng, sau đó hai HS cầm dây nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại tiếp tục căng dây cho các bạn nhảy. Mỗi HS trong hàng nhảy 10 - 15 lần thì dừng lại nghỉ trong ít phút, thay người cầm dây, tiếp chơi lần hai. KIỆU BẠN TIẾP SỨC I- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay, chân, giáo dục tình bạn, giúp đỡ nhau trong khó khăn. II-Chuẩn bị: - Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 8 - 15m kẻ vạch đích. - Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc, cho từng tổ điểm số theo chu kỳ 1-2-3 để tạo thành từng nhóm 3 người nam với nam, nữ với nữ phía sau vạch chuẩn bị. Nhóm 3 người thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, số 2 và 3 làm nhiệm vụ kiệu số 1, thực hiện tư thế chuẩn bị như sau: số 2 và số 3 đứng sát vạch xuất phát vai cách nhau 0,3 - 0,5m, 2 tay nắm lấy cổ tay nhau theo kiểu úp lòng bàn tay lên cổ tay, số 1 đứng ở phía trước tay của hai người kiệu, mặt hướng về trước cùng chiều với 2 người kia. Hai người làm kiệu hơi khuỵu hai chân, hạ thấp trọng tâm để chỗ 4 tay nắm với nhau xuống dưới mông của người được kiệu (hơi lùi sâu vào phía đùi một chút). Người được kiệu quàng 2 tay bá lấy cổ 2 bạn, đồng thời kiễng chân lên ngồi vào chỗ nắm tay nhau của 2 người. Sau đó 2 người làm kiệu đứng thẳng người lên chờ lệnh xuất phát. III-Cách chơi: Khi có lệnh, nhóm thứ nhất của mỗi đội nhanh chóng kiệu bạn đến đích, sau đó kiệu quay về vạch xuất phát, đưa tay chạm vào bạn được kiệu của nhóm thứ hai, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Nhóm thứ hai tiến vào vị trí xuất phát (sau khi nhóm thứ nhất xuất phát), thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay nhóm thứ 60 nhất. Trò chơi được tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Các trường hợp phạm quy: - Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn - Chưa đến đích đã quay lại. KÉO CO I- Mục đích Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức. II- Chuẩn bị - Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính 4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. Ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa. - Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau. - Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình. III- Cách chơi Giáo viên hô “Chuẩn bị bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị” sau đó thổi một hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân được thắng thua thì sau 2 - 3 phút, giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác. Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em 61 đầu tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra sau rất nguy hiểm. D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng tư, với chủ điểm Hòa bình và hữu nghị. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Hòa bình về tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với bạn bè Quốc tế. I. Mục tiêu Các hoạt động văn nghệ với chủ điểm Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ điểm - Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ - Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 2. Học sinh: -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Chúng em muốn hòa bình (Sáng tác: Bảo Trọng). Em như chim câu trắng (Sáng tác: Trần Ngọc). 62 CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Hoạt động GƯƠNG SÁNG BÁC HỒ ( 1 tiết) I. Mục tiêu: - Học sinh biết được công ơn to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, sự quan tâm của Bác dành cho thế hệ trẻ. - Tích cực học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác dạy xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. II. Quy mô: lớp. III.Nội dung: - Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu. - Sự quan tâm, tình yêu thương của Bác dành cho thiếu nhi. - Thiếu nhi học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. IV. Hình thức: - Trò chơi ô chữ. - Thi kể chuyện V. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phổ biến nội dung cho học sinh chuẩn bị: tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, câu chuyện về những tấm gương Học sinh thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy... - Xây dựng kịch bản, phân công học sinh trang trí, chuẩn bị phần thưởng. 2. Học sinh: - Tìm hiểu theo nội dung GV hướng dẫn. - Phân công tập và cử đại diện trình bày. VI.Tiến trình hoạt động: 1. Khởi động: - Người dẫn chương trình giới thiệu: “Bác Hồ - người là niềm tin thiết tha nhất, trong lòng dân, và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời, Bác hi 63 sinh cho dân tộc Việt Nam”. Vì vậy, nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn trời biển của Người. Tháng Năm này, kỉ niệm ngày sinh nhật Bác, chúng ta hãy cùng nhau dành thời gian để nhớ về Người và dâng lên Bác những bó hoa tươi thắm nhất của tình yêu, lòng biết ơn sâu nặng... 2. Trò chơi ô chữ: gồm 15 câu hỏi (14 ô hàng ngang, 1 ô hàng dọc). 4 đội chơi lần lượt trả lời. Đội nào trả lời sai hoặc không trả lời được sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội có tín hiệu trả lời nhanh nhất. Trường hợp các đội vẫn không tìm ra đáp án đúng, cơ hội trả lời dành cho khán giả. - Câu 1: Tên khai sinh của Bác? (NGUYỄN SINH CUNG) - Câu 2: Hồi trẻ, Bác Hồ đã dạy học ở trường Dục Thanh với tên gọi là gì? (NGUYỄN TẤT THÀNH) - Câu 3: Tết Trung Thu năm 1953, Bác Hồ đã viết thư cho các cháu thiếu nhi như sau: “Thư này Bác gửi thư chung/ ... ... ... ... khắp vùng gần xa”. Điền 4 từ còn thiếu vào câu thơ trên. (BÁC HÔN CÁC CHÁU) - Câu 4: Năm 1911, khi ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, Bác đã phải làm công việc gì để kiếm sống trên chiếc tàu buôn của Pháp? (PHỤ BẾP) - Câu 5: Trong thời gian hoạt động Cách mạng ở nước ngoài, Bác có tên gọi thân mật là gì? (NGUYỄN) - Câu 6: Tên một bài thơ của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” em đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8? (NGẮM TRĂNG) - Câu 7: UNESCO đã tôn vinh Bác là anh hùng dân tộc và ...? (DANH NHÂN VĂN HÓA) - Câu 8: Tên làng quê nơi Bác sinh? “Về thăm quê Bác .../ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” (LÀNG SEN) - Câu 9: Nhà số 48 – nơi Bác viết bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ - nằm trên con phố nào của Hà Nội? (HÀNG NGANG) - Câu 10: Nơi nào lời Bác đẹp thay/ Tuyên ngôn độc lập giữa ngày đầu thu? (QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH) - Câu 11: “Em vui múa, em vui hát. Bác mỉm cười Bác khen em ngoan”. Đây là giai điệu sáng tác của nhạc sĩ Xuân Giao thể hiện tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Tên ca khúc là gì? (EM MƠ GẶP BÁC HỒ) - Câu 12: Hai câu thơ sau được trích từ bài thơ nào của Bác? “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang.”(TỨC CẢNH PÁC BÓ) 64 - Câu 13: Trong bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn, Bác đã mong muốn điều gì? (NGHE CÂU HÒ) - Câu 14: Nơi nào giữa chốn đô thành/ Vì dân vì nước, Bác dấn mình bôn ba? (BẾN NHÀ RỒNG) - Câu 15: Danh hiệu mà tất cả thiếu nhi Việt Nam đều mong muốn đạt được? ( CHÁU NGOAN BÁC HỒ). N G U Y Ễ N S I N H C U N G N G U Y Ễ N T Ấ T T H À N H B Á C H Ô N C Á C C H Á U P H U B Ê P N G U Y Ễ N N G Ắ M T R Ă N G D A N H N H Â N V Ă N H O Á L A N G S E N H À N G N G A N G Q U Ả N G T R Ư Ờ N G B A Đ Ì N H E M M Ơ G Ă P B Á C H Ồ T Ứ C C Ả N H P Á C B Ó N G H E C Â U H Ò B Ế N N H À R Ồ N G 3.Thi kể chuyện những tấm gương thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy: * Dẫn chương trình: Cách đây 50 năm, vào năm 1961, nhân lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong (15/5/1941 – 15/5/1961), Bác Hồ đã gửi thư căn dặn thiếu niên học sinh Việt Nam 5 điều sau: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Từ đó đến nay, năm điều Bác Hồ dạy đã được thiếu nhi Việt Nam luôn ghi nhớ, rèn luyện làm theo. 65 * Các đội cử đại diện lên kể chuyện về một tấm gương thực hiện tốt một trong những điều Bác Hồ dạy. Ban giám khảo đánh giá cao những câu chuyện có tình tiết hấp dẫn, ngắn gọn, xúc động, kể về những tấm gương ngay ở trong trường, lớp... 4. Tổng kết: - Người dẫn chương trình công bố kết quả. - Giáo viên trao giải cho các đội và cá nhân xuất sắc, nhận xét tiết hoạt động. VII. Tư liệu tham khảo: Một câu chuyện về tấm gương học sinh làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Để mình cõng bạn đến trường Mấy năm nay, ở Trường THCS Đoàn Thị Điểm( xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lăc), hình ảnh cô học sinh H’Nge choãi lưng giữa nền đất đỏ nắng chang chang cõng bạn đến trường đã trở nên rất đỗi quen thuộc...Bất kể ngày nắng, ngày mưa, hàng ngày H’Nge đều đặn đưa người bạn khuyết tật H’Ngát (học sinh lớp 8A3) đến trường. H’Ngát cao chưa đầy 1m2, em bị khuyết tật bẩm sinh, chỉ có một tay được lành lặn còn hai chân thì phình to ra. Bởi vậy em đi lại rất khó khăn, thậm chí một tay không thể nhắc nổi chiếc cặp lên vai. Đi đâu cũng nhờ người chở hoặc cõng đi. Niềm khao khát được cắp sách đến trường như bao bạn bè cùng độ tuổi đã thôi thúc H’Ngát vượt lên số phận tật nguyền để đến lớp. H’Ngát là con út trong gia đình có đến 10 người con. Kinh tế gia đình em chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Tuy vậy, suốt 7 năm ròng, người mẹ gầy guộc không để con phải vắng một buổi học nào. Thương con, bà H’Nguôm Niê - mẹ H’Ngát đã gác việc rẫy, sáng tối cùng con đến trường. Nhưng bây giờ mẹ cũng phải lo bươn chải kiếm cái ăn cho cả nhà nên không thể cứ bế mãi con đến lớp được. May sao, lên cấp 2, có bạn H’Nge ở gần nhà, lại học cùng lớp, chơi rất thân với H’Nge đã xin được thay lưng mẹ cõng bạn đến trường. H’Nge tuy nhỏ người, sức lại yếu nhưng vì thương bạn nên cứ cố oằn lưng đưa đón bạn đều đặn mỗi ngày. Con đường ngoằn ngoèo rẽ vào buôn Tab, trưa về, nắng đổ dài in bóng xiêu vẹo hai đứa trẻ liêu xiêu trên nền đất đỏ. H’Ngát càng lớn, càng nặng ký. Con đường đến trường như dài thêm ra, còn lưng H’Nge thì ngày một trĩu nặng và oằn sâu hơn. Năm hai em học lớp 7, nhà trường quyên góp mua tặng hai em chiếc xe đạp. Có xe nên thuận lợi hơn. Sáng sáng, H’Nge chạy xe sang nhà thật sớm, bế bạn lên yên rồi thẳng đến trường. 66 Quãng đường từ nhà đến trường dài đến 4 km, lại là đường đất nên càng khó khăn hơn. Mỏi quá thì hai đứa dắt nhau đi bộ, H’Nge giành phần mang cả hai chiếc cặp nặng ì lên hai vai để bạn được đi cho thong thả. Nhưng chỉ được một quãng chưa xa thì chân H’Ngát nhức nhối, phồng to lên không thể bước tiếp được. Có những đoạn lầy lội thì H’Nge cẩn thận bước xuống, để bạn ngồi phía sau bám chặt yên xe, dắt bộ qua hết đoạn đường xấu. H’Nge kể có hôm trời mưa, đường trơn trượt, lại không chống chân tới đất nên chiếc xe ngã nhào, hai đứa cùng nằm bẹt xuống vũng nước bùn lem nhem. Chân tay yếu, H’Ngát loay hoay mãi ở vũng nước lầy mà không thể tự đứng dậy được. H’Nge vội đỡ bạn đứng lên, chở nhau quay trở về thay quần áo rồi mới có thể tiếp tục đến trường. Em tâm sự: “Lúc đó em càng thấy thương H’Ngát và mong làm được nhiều việc hơn để giúp bạn”. Thầy giáo Vi Văn Thiện, chủ nhiệm lớp 8A3 cho biết, đi học một buổi, về nhà các em giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi bài vở. H’Ngát học được môn Toán và Anh văn nên kèm thêm cho H’Nge. Mặc dù nhà xa nhưng “đôi bạn cùng tiến” ấy không hề vắng học buổi nào. Tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm có đến 98% là học sinh dân tộc thiểu số. Thầy Vũ văn Mùi, hiệu phó nhà trường cho biết tình bạn của hai em là tấm gương sáng để thầy cô trong trường vận động học sinh đến lớp. Giữa bản làng xa đầy rẫy những khó khăn, hai em H’Ngát và H’Nge đang nuôi con chữ từng ngày bằng nghị lực và tình thương. H’Nge chia sẻ: “Em sẽ vượt qua hoàn cảnh, học thật giỏi để được làm bác sĩ chữa bệnh cho những người nghèo khó trong buôn làng”. (Tác giả: Đỗ Lan) B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI I- Tên hoạt động: Bác Hồ kính yêu II- Mục tiêu: - HS hiểu rõ thêm 5 điều Bác Hồ dạy, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi. - Hình thành thói quen thực hành 5 điều Bác Hồ dạy trong cuộc sống trong gia đình và nhà trường. Biết phê phán những hành vi sai trái với lời dạy của Bác. III- Nội dung hoạt động 67 - Tìm hiểu xuất xứ 5 điều Bác Hồ dạy. - HS áp dụng như thế nào 5 điều Bác Hồ dạy trong cuộc sống. - Tổ chức thảo luận theo phận đội (có thể phân công mỗi phân đội tìm hiểu 1 – 2 điều Bác Hồ dạy, lấy ví dụ cụ thể những việc làm từ 5 điều Bác dạy) - Lần lượt mời các phân đội trưởng, BCH chi đội lên trình bày. Các đội viên khác bổ sung. - Công bố kết quả và trao thưởng. IV-Phương thức hoạt động - Thảo luận hoặc tổ chức diễn đàn chào mừng sinh của Bác 19-5. C- TRÒ CHƠI BẢO VỆ CỜ I. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo và giáo dục ý thức trách nhiệm. II. Chuẩn bị: Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có bán kính 5 - 8m, vòng tròn trong có bán kính 1 - 1,5m. Tập hợp HS thành một vòng tròn theo vòng tròn ngoài, mặt quay vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,5m và điểm số từ 1 đến hết. Chuẩn bị một cờ có cán dài 2 - 2,5m, cờ được dựng đứng do một HS giữ cán ở tâm vòng tròn. III. Cách chơi: Người điều khiển gọi một số nào đó, ví dụ “Số 5!”, em số 5 nhanh chóng chạy về phía cờ. Khi số 5 chạy đến vòng tròn nhỏ, người điều khiển thổi một tiếng còi để em giữ cờ buông tay ra khỏi cán cờ và chạy về đứng vào chỗ bạn vừa ra giữ cờ. Số 5 nhanh chóng nắm lấy cán cờ để giữ cho cờ không bị đổ, tiếp theo người điều khiển gọi một số khác, em này lại chạy vào giữ cờ như bạn số 5 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu người nào không chạy vào kịp và nắm được cờ, để cờ bị đổ thì phải chạy hoặc nhảy lò cò xung quanh các bạn một vòng rồi đứng vào giữ cờ. Người giữ cờ buông cờ sớm hoặc muộn quá đều phạm quy. 68 NHÓM BA NHÓM BẢY I. Mục đích: Rèn luyện phản xạ, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể. II. Chuẩn bị: Tập hợp HS thành 1 - 2 vòng tròn đồng tâm hoặc khác tâm, mặt quay theo chiều vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. III. Cách chơi: Các em vừa chạy hoặc nhảy chân sáo, vừa vỗ tay và đọc các câu sau: “Tung tăng múa ca, Nhi đồng chúng ta Họp thành nhóm ba Hay là nhóm bảy?” Sau từ “bảy” các em đứng lại theo trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy, nếu chỉ huy hô “Nhóm ba!”, tất cả nhanh chóng chụm lại với nhau thành từng nhóm 3 người; nếu chỉ huy hô “Nhóm bảy!”, tất cả nhanh chóng chụm lại thành từng nhóm 7 người. Những em không chụm lại được thành nhóm, hoặc thành nhóm nhưng không đúng quy định phải chạy hoặc lò cò một vòng xung quanh các bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần. TẬP TẦM VÔNG I. Mục đích: Rèn luyện khả năng phán đoán, sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị: - Hai em một viên sỏi hoặc một vật nhỏ nào đó có thể giấu gọn trong nắm tay ví dụ như mẩu giấy vo lại, hoặc viên bi, mẩu tẩy, mẩu phấn - Tập hợp HS thành 2 hay 4 hàng dọc hoặc hàng ngang quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một. III. Cách chơi: Chỉ huy hô “Chuẩn bị”, những em cầm sỏi trong tay nhanh chóng đưa hai tay ra sau lưng và khéo léo nắm viên sỏi vào một trong hai tay sao cho bạn đứng đối diện không biết. Sau độ 1 - 2 giây, chỉ huy hô tiếp “ bắt đầu!”, những em cầm sỏi đưa tay về phía trước và tất cả lớp cùng vung tay đánh nhịp đọc đồng dao: “Tập tầm vông Tay nào không 69 Tay nào có Tập tầm vó Tay nào có Tay nào không Tay có, tay không Có có, không không”. Sau đó em không cầm viên sỏi trong tay đoán xem bạn cầm viên sỏi ở tay nào, nếu đoán đúng là thắng và được quyền cầm viên sỏi cho lần chơi tiếp theo, nếu đoán sai là thua, em cầm sỏi tiếp tục cuộc chơi. Trò chơi được tiến hành 2 hay 4 hoặc 6 lần, nếu tỷ số hai bên là 1 - 1 hoặc 2 - 2 hay 3 - 3 thì coi như hoà, còn nếu chênh lệch thì người thua phải chạy một vòng xung quanh lớp. TRỐN TÌM I. Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, sự khéo léo và giáo dục tính tự giác. II. Chuẩn bị: Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, có một số gốc cây, tường nhà làm nơi các em ẩn, trốn. Chọn một gốc cây hay một bức tường ở khu trung tâm làm “nhà” và chọn một em làm người giữ nhà, một em làm người giám sát. Những em khác đứng tản mạn trên sân. III. Cách chơi: Em làm nhiệm vụ giữ “nhà” quay mặt vào tường (hay gốc cây) nhắm mắt lại và đếm to lần lượt các số theo quãng năm: 5, 10, 15, 20, 100. Trong khi em giữ “nhà” đếm thì các em khác tìm chỗ ẩn, trốn một cách khẩn trương. Khi bạn giữ “nhà” đếm đến 100 thì có quyền mở mắt và bắt đầu đi tìm những người ẩn, trốn đồng thời vẫn phải bảo vệ “nhà”, nếu thấy ai chạy về phải gọi tên người đó ngay, nếu để một trong những người ẩn, trốn về được “nhà”, người giữ “nhà” bị thua. Trò chơi có thể tiếp tục bằng một bạn mới đóng vai người giữ “nhà” hoặc bằng cách chính bạn giữ “nhà” lần vừa rồi nhưng đã không giữ nổi “nhà”. Những người đi trốn, nếu có ai tìm về “nhà” mà bị người giữ “nhà” phát hiện, thì người đó bị thua và phải thay người giữ “nhà”. Chú ý:- Người đi trốn phải trốn cách nhà tối thiểu 2m, xa nhất 20m. - Không được nằm, bò hoặc trốn vào những nơi bẩn thỉu. - Khi bị gọi đúng tên phải tự giác. Nếu không gọi đúng tên người bị gọi coi như không bị bắt. 70 D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ Tháng 5 có 2 ngày kỉ niệm: Ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5 và ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Bác Hồ kính yêu và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. I. Mục tiêu Tổ chức các hoạt động văn nghệ với chủ đề Bác Hồ và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. II. Qui mô Qui mô tổ chức theo lớp. III. Nội dung - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ điểm Bác Hồ và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Tập một số bài hát mới về Bác Hồ và Đội Thiếu niên IV. Hình thức tổ chức: Thực hành V. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. - Lên chương trình văn nghệ - Chuẩn bị một số bài hát mới về Bác Hồ và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Học sinh: -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. - Tập các bài hát mới. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 5. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Tiếng chim trong vườn Bác (Sáng tác: Hàn Ngọc Bích), Dưới mái trường thân yêu (Sáng tác: Hoàng Vân). 71
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_cap.pdf