Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 9

Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 9: ...ia thảo luận, đóng góp ý kiến. VI. Tiến trình tổ chức - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 10. - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Em lớn khôn lên (Sáng tác:Trọng Loan),...ban cán bộ lớp chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu cần thiết như vòng quay xổ số, các câu hỏi, phần thưởng, ... - Thành lập Ban cố vấn 2. Học sinh - Sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương, đất nước ..... - Chuẩn ...học sinh mở qùa và chia sẻ với các bạn về món quà mình nhận được - GV hướng dẫn học sinh thảo luận một số câu hỏi sau khi các bạn đã mở quà: + Em có thích món quà mình vừa nhận được không ? + Theo em món quà này có ý nghĩa như thế nào? + Hãy nêu cảm tưởng, suy nghĩ của em về hoạt động này? ...

pdf74 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở - Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Chuẩn bị 
 - Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường 
kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính 
4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay 
khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu 
bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa. 
 - Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 
1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi 
mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau. 
 - Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy 
dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ 
tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở 
tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình. 
III. Cách chơi 
 Giáo viên hô “Chuẩn bị  bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị” sau đó thổi một hồi 
còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai chân 
để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi 
vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn 
của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân được 
thắng thua thì sau 2 - 3 phút, GV cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác. 
 Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 
em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em đầu 
tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra 
sau rất nguy hiểm. 
64
Tháng 4 
 Với chủ đề Hòa bình và hữu nghị, Chương trình văn nghệ cần có những bài hát 
ca ngợi về Hòa bình về tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với bạn bè Quốc tế. 
 I. Mục tiêu 
 Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 
II. Qui mô 
Qui mô tổ chức theo lớp. 
III. Nội dung 
 - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề 
- Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành 
V. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. 
 - Lên chương trình văn nghệ 
 - Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế 
2. Học sinh: 
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. 
 - Tập các bài hát mới. 
 VI. Tiến trình tổ chức 
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. 
 - Cho học sinh tập một số bài hát mới: Trái đất này của chúng mình 
(Nhạc:Trương Quang Lục. Lời: Thơ Định Hải), Cánh én tuổi thơ (Sáng tác: Phạm 
Tuyên). 
65
Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu 
A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
I. Mục tiêu chủ điểm 
- Hiểu được những lời dạy, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên, xác 
định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác dạy. 
 - Tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác dạy. 
 - Tích cực rèn luyện để xứng đáng là người thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. 
II. Nội dung hoạt động 
- Những lời dạy, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên, 
- Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác dạy. 
III. Gợi ý tổ chức hoạt động 
Hoạt động . Hành trình của Bác 
I. Mục tiêu 
- Học sinh nhận thức một cách hệ thống cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của 
Bác Hồ 
- Tự hào, kinh trọng và biết ơn công lao của Bác đối với dân tộc 
- Tích cực học tập, rèn luyện theo tấm gương của Bác. 
II. Quy mô 
Hoạt động . Hành trình của Bác được thực hiện ở quy mô lớp 
III. Nội dung 
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ 
- Những lời dạy, sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên, 
- Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác dạy. 
IV. Hình thức tổ chức 
 - Thi tìm hiểu 
 - Trò chơi 
V. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Để giúp học sinh hiểu biết cơ bản, hệ thống công lao của Bác đối với dân tộc và 
nhân dân Việt Nam; Giáo viên gợi ý để học sinh chuẩn bị đề cương và chuẩn bị các tài 
liệu. 
66
 + Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới chế độ nô dịch của thực dân Pháp. 
+ Các phong trào và con đường cứu nước của các chiến sĩ yêu nước thời điểm đó 
như : Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh để phân tích tính tích cực và những hạn chế về 
con đường cứu nước như dựa vào Nhật để đánh Pháp, phong trào đông Du... Từ đó 
làm nổi bật con đường cứu nước đúng đắn của Bác. 
+ Để lựa chọn con đường cứu nước phải hiểu được tình hình chính trị và phong 
trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Do 
đó Bác đã phải bôn ba đến nhiều nước trên thế giới. Giáo viên gợi ý : vì sao Bác đến 
các nước đó ? 
+ Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và chiến dịch Điện Biên Phủ 
lịch sử. 
+ Bác cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 
và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. 
2. Học sinh 
- Lớp trưởng thống nhất chia lớp thành các nhóm nhỏ để : Phân công các bạn 
trong nhóm sưu tầm tài liệu, các loại tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho cuộc thi. 
- Thảo luận và thống nhất chương trình theo mục tiêu của hoạt động 
- Gặp gỡ các nhóm trưởng để giải đáp thắc mắc hoặc mời giáo viên dạy môn 
Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân... cung cấp thêm kiến thức và trao đổi về nội 
dung. 
- Lớp trưởng hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng, bàn bạc thống nhất nội dung, 
hình thức tiến hành và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động: 
 + Xây dựng chương trình hoạt động 
 + Cử người điều khiển 
 + Cử Ban giám khảo 
 + Thống nhất cách chấm điểm và thang điểm 
 + Các tổ trưởng đôn đốc các tổ viên tìm hiểu những lời dạy của Bác trong thư 
để sẵn sàng tham gia thi hỏi đáp và thảo luận. 
 + Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ theo các thể loại như thơ ca, kể 
chuyện. 
 + Dự kiến mời đại biểu 
 - Lớp trưởng báo cáo kế hoạch và kết quả chuẩn bị với GVCN. GVCN góp ý 
thêm (nếu có). 
VI. Tiến trình tổ chức 
67
Khởi động: Trò chơi “Bảo vệ cờ” 
a. Mục đích: 
 Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo và giáo dục 
ý thức trách nhiệm. 
b. Chuẩn bị: 
 Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có bán kính 5 - 8m, vòng tròn trong 
có bán kính 1 - 1,5m. Tập hợp HS thành một vòng tròn theo vòng tròn ngoài, mặt quay 
vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,5m và điểm số từ 1 đến hết. Chuẩn bị một cờ 
có cán dài 2 - 2,5m, cờ được dựng đứng do một HS giữ cán ở tâm vòng tròn. 
c. Cách chơi: 
 Người điều khiển gọi một số nào đó, ví dụ “Số 5!”, em số 5 nhanh chóng 
chạy về phía cờ. Khi số 5 chạy đến vòng tròn nhỏ, người điều khiển thổi một tiếng còi 
để em giữ cờ buông tay ra khỏi cán cờ và chạy về đứng vào chỗ bạn vừa ra giữ cờ. Số 
5 nhanh chóng nắm lấy cán cờ để giữ cho cờ không bị đỏ, tiếp theo người điều khiển 
gọi một số khác, em này lại chạy vào giữ cờ như bạn số 5 đã thực hiện. Trò chơi tiếp 
tục như vậy, nếu người nào không chạy vào kịp và nắm được cờ, để cờ bị đổ thì phải 
chạy hoặc nhảy lò cò xung quanh các bạn một vòng rồi đứng vào giữ cờ. Người giữ cờ 
buông cờ sớm hoặc muộn quá đều phạm luật và cũng bị phạt. 
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Hát tập thể 
 - Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu 
 - Giới thiệu Ban giám khảo 
 - Giới thiệu hình thức hoạt động, thể lệ thi. 
Hoạt động 2: Thi hỏi đáp và thảo luận 
 - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi (xem phụ lục) 
 - Tổ nào có tín hiệu trước sẽ được mời. Đại diện tổ trả lời câu hỏi. Giám khảo 
chấm điểm và ghi công khai lên bảng. 
 - Nếu đại diện tổ trả lời không đầy đủ, hoặc trả lời sai, thì các thành viên trong 
lớp có quyền trả lời hoặc bổ sung. 
- Ban giám khảo chấm điểm và điểm được ghi vào điểm của tổ. 
 - Cuối cùng, Ban giám khảo tổng kết điểm từng tổ và phát thưởng (nếu có). 
Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ 
 Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu một số tiết mục của 
các tổ lên trình diễn. 
68
Kết thúc hoạt động 
 - Lớp trưởng nhận xét kết quả hoạt động 
 - Mời GVCN phát biểu ý kiến. 
VII. Tư liệu tham khảo 
A. Một số câu hỏi tham khảo cho cuộc thi 
- Nguyên nhân nào đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm một con đường mới để 
cứu dân, cứu nước. Bác đi những đâu ? Tìm hiểu những vấn đề gì ? 
- Bác tham gia các tổ chức nào và tổ chức, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo 
cán bộ ở đâu ? 
- Hồ Chí Minh chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập Đảng 
Cộng sản Việt Nam vào ngày tháng năm nào ? 
- Các văn kiện được Bác trực tiếp thảo ra gồm những văn kiện gì ? 
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 khẳng định điều gì ? 
- Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được Bác viết vào 
tháng mấy ? Năm nào ? 
- Quyết định Tổng khởi nghĩa và thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam 
do Quốc dân đại biểu Đại hội quyết định đã họp ở đâu ? Tháng mấy ? Năm nào ? Uỷ 
ban do ai đứng đầu ?. 
- Câu thơ "Trên vì nước dưới vì nhà 
 Ấy là sự nghiệp ấy là công danh" 
Được Bác viết trong bài thơ nào ? Năm bao nhiều ? Em hiểu câu thơ đó như thế 
nào ? 
- Câu thơ "Không rau, không muối, canh không có 
Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là 
Có kẻ đem cơm còn chắc dạ 
Không người lo bữa đói kêu cha". 
Bài thơ trên Bác viết trong hoàn cảnh nào ? Đăng trong tập thơ nào ? Tên bài thơ 
là gì ? 
Bài thơ : Sáng ra bờ suối tối vào hang 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng 
Cuộc đời cách mạng thật là sang 
69
Tên của bài thơ trên là gì ? Bác viết vào tháng mấy, năm nào ? Thời gian đó Bác 
đang hoạt động ở đâu ? 
- Nêu một số ví dụ về vai trò của Bác trong cuộc kháng chiến chống thực dân 
Pháp, giải phóng Điện Biên Phủ. 
- Những mốc son lịch sử nói lên công lao của Bác cùng Trung ương Đảng lãnh 
đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở 
miền Nam ? 
- Câu nói :"Không có gì quí hơn độc lập, tự do" Bác nói ở đâu ? Vào thời gian 
nào ? 
- "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần 
thiết" được Bác nói ở đâu ? Với mục đích gì ? 
B. LỜI BÁC HỒ DẠY THANH NIÊN HỌC SINH (TRÍCH TRONG MỘT SỐ 
BÀI VIẾT, BÀI NÓI CỦA BÁC) 
1. Chủ nghĩa Cộng sản là mục đích cuối cùng của Đảng ta (Bài nói ở lớp huấn 
luyện Đảng viên do thành ủy Hà Nội tổ chức năm 1966). 
2. Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình 
là: suốt đời làm cách mạng, phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ 
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới 
(Bài Bác Hồ nói chuyện ở lớp huấn luyện Đảng viên mới ngày 14/5/1966). 
3. Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức 
và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành 
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (Ba mươi năm hoạt 
động của Đảng; Tạp chí những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội, năm 1960). 
4.Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh 
niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. (Hồ Chủ Tịch 
với thanh niên và thiếu nhi, trang 47, Nxb Thanh niên năm 1961). 
5. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì 
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân (Bài nói chuyện với anh chị em trí thức ở 
lớp nghiên cứu chính trị khóa II, ngày 8/12/1956). 
6. Một năm khởi đầu bằng mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là 
mùa xuân của xã hội (Thư Bác gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc. Nhân dịp tết sắp 
đến tháng 1/1946). 
70
7. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước nhà 
được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, mọi người đều có cơm ăn áo 
mặc và được học hành (Bài nói chuyện với anh chị em trí thức ở lớp nghiên cứu chính 
trị khóa II, ngày 8/12/1956). 
8. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì? 
mà phải tự hỏi, mình đã làm gì cho nước nhà? (Bác nói tại buổi lễ khai mạc Trường 
Đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955). 
9. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn 
luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó 
(Thư gửi thanh niên, năm 1947). 
10. Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định 
không chịu làm nô lệ (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 20-12-1946). 
11. Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu xã hội chủ nghĩa, vì có tiến 
lên xã hội chủ nghĩa thì nhân dân mình mới ngày một no ấm thêm, Tổ quốc ngày một 
giầu mạnh thêm (Bác nói tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai,ngày 7/5/1958). 
12. Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên. Thanh niên phải là những đội 
xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật (Bác nói với Hội 
nghị chuyên đề sinh viên quốc tế, ngày 1/9/1961). 
13. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên (Báo cáo tại Hội nghị chính trị 
đặc biệt, ngày 27/3/1964). 
14. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy 
nước (Bác nói chuyện với Bộ đội tại Đền Hùng, Vĩnh Phú trước ngày tiếp quản Hà 
Nội năm 1954). 
15. Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền, 
 Đào núi và lấp biển, 
 Quyết chí ắt làm nên. 
 (Bác nói với đơn vị thanh niên xung phong năm 1950). 
16. Thanh niên phải có tinh thần gan dạ, sáng tạo, cần phải có chí hăng hái và 
tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng (Bài nói tại 
buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, ngày 19/1/1955). 
17. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng 
người (Bác nói chuyện với lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, 3 miền Bắc, ngày 
13/9/1958). 
71
18. Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách 
nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. 
19. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sinh hoạt của thanh niên. Trong vui 
chơi cũng có giáo dục. (Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân 
Việt Nam, ngày 19/1/1955). 
20. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức (Bác nói tại 
đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam). 
B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - ĐỘI 
 I-Tên hoạt động: Văn nghệ chào mừng ngày sinh của Bác 
 II-Mục tiêu: 
- Bồi dưỡng thái độ tôn trọng kính yêu và lòng tự hào về Bác. 
- Rèn kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của HS 
 III- Nội dung hoạt động 
- Tổ chức văn nghệ: hát đơn ca, tốp ca, những bài hát về cuộc đời của Bác. 
- Chuẩn bị một số tư liệu, tranh ảnh về Bác 
- Phân công chuẩn bị cho tiết sinh hoạt 
- BCH chi đội điều hành các tiết mục văn nghệ. 
- Xen kẽ các câu hỏi về sự nghiệp cách mạng của Bác. 
 IV-Phương thức hoạt động 
- Tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng ngày sinh của Bác 
C- TRÒ CHƠI 
 BẢO VỆ CỜ 
I. Mục đích: 
 Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo và giáo dục 
ý thức trách nhiệm. 
II. Chuẩn bị: 
 Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có bán kính 5 - 8m, vòng tròn trong 
có bán kính 1 - 1,5m. Tập hợp HS thành một vòng tròn theo vòng tròn ngoài, mặt quay 
vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,5m và điểm số từ 1 đến hết. Chuẩn bị một cờ 
có cán dài 2 - 2,5m, cờ được dựng đứng do một HS giữ cán ở tâm vòng tròn. 
III. Cách chơi: 
72
 Người điều khiển gọi một số nào đó, ví dụ “Số 5!”, em số 5 nhanh chóng 
chạy về phía cờ. Khi số 5 chạy đến vòng tròn nhỏ, người điều khiển thổi một tiếng còi 
để em giữ cờ buông tay ra khỏi cán cờ và chạy về đứng vào chỗ bạn vừa ra giữ cờ. Số 
5 nhanh chóng nắm lấy cán cờ để giữ cho cờ không bị đổ, tiếp theo người điều khiển 
gọi một số khác, em này lại chạy vào giữ cờ như bạn số 5 đã thực hiện. Trò chơi tiếp 
tục như vậy, nếu người nào không chạy vào kịp và nắm được cờ, để cờ bị đổ thì phải 
chạy hoặc nhảy lò cò xung quanh các bạn một vòng rồi đứng vào giữ cờ. Người giữ cờ 
buông cờ sớm hoặc muộn quá đều phạm quy. 
NHÓM BA NHÓM BẢY 
I. Mục đích: 
 Rèn luyện phản xạ, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể. 
II- Chuẩn bị: 
 Tập hợp HS thành 1 - 2 vòng tròn đồng tâm hoặc khác tâm, mặt quay theo 
chiều vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. 
III. Cách chơi: 
 Các em vừa chạy hoặc nhảy chân sáo, vừa vỗ tay và đọc các câu sau: 
 “Tung tăng múa ca, 
 Nhi đồng chúng ta 
 Họp thành nhóm ba 
 Hay là nhóm bảy?” 
 Sau từ “bảy” các em đứng lại theo trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy, nếu chỉ 
huy hô “Nhóm ba!”, tất cả nhanh chóng chụm lại với nhau thành từng nhóm 3 
người; nếu chỉ huy hô “Nhóm bảy!”, tất cả nhanh chóng chụm lại thành từng nhóm 
7 người. Những em không chụm lại được thành nhóm, hoặc thành nhóm nhưng không 
đúng quy định phải chạy hoặc lò cò một vòng xung quanh các bạn. Trò chơi tiếp tục 
như vậy trong một số lần. 
TẬP TẦM VÔNG 
I. Mục đích: 
 Rèn luyện khả năng phán đoán, sự khéo léo, nhanh nhẹn. 
II. Chuẩn bị: 
 - Hai em một viên sỏi hoặc một vật nhỏ nào đó có thể giấu gọn trong nắm tay ví 
dụ như mẩu giấy vo lại, hoặc viên bi, mẩu tẩy, mẩu phấn 
73
 - Tập hợp HS thành 2 hay 4 hàng dọc hoặc hàng ngang quay mặt vào nhau tạo 
thành từng đôi một. 
III. Cách chơi: 
 Chỉ huy hô “Chuẩn bị”, những em cầm sỏi trong tay nhanh chóng đưa hai tay 
ra sau lưng và khéo léo nắm viên sỏi vào một trong hai tay sao cho bạn đứng đối diện 
không biết. Sau độ 1 - 2 giây, chỉ huy hô tiếp “ bắt đầu!”, những em cầm sỏi đưa tay 
về phía trước và tất cả lớp cùng vung tay đánh nhịp đọc đồng dao: 
 “Tập tầm vông 
 Tay nào không 
 Tay nào có 
 Tập tầm vó 
 Tay nào có 
 Tay nào không 
 Tay có, tay không 
 Có có, không không”. 
 Sau đó em không cầm viên sỏi trong tay đoán xem bạn cầm viên sỏi ở tay nào, 
nếu đoán đúng là thắng và được quyền cầm viên sỏi cho lần chơi tiếp theo, nếu đoán 
sai là thua, em cầm sỏi tiếp tục cuộc chơi. Trò chơi được tiến hành 2 hay 4 hoặc 6 lần, 
nếu tỷ số hai bên là 1 - 1 hoặc 2 - 2 hay 3 - 3 thì coi như hoà, còn nếu chênh lệch thì 
người thua phải chạy một vòng xung quanh lớp. 
D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ 
 Tháng 5 có 2 ngày kỉ niệm: Ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5 và ngày thành lập Đội 
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca 
ngợi về Bác Hồ kính yêu và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
I. Mục tiêu 
 Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Bác Hồ và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí 
Minh. 
II. Qui mô 
Qui mô tổ chức theo lớp. 
III. Nội dung 
 - Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề Bác Hồ và Đội thiếu 
niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
74
- Tập một số bài hát mới về Bác Hồ và Đội Thiếu niên 
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành 
V. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng. 
 - Lên chương trình văn nghệ 
 - Chuẩn bị một số bài hát mới về Bác Hồ và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
2. Học sinh: 
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. 
 - Tập các bài hát mới. 
 VI. Tiến trình tổ chức 
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 5. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua. 
 - Cho học sinh tập một số bài hát mới: Tháng năm học trò (Sáng tác:Nguyễn Đức 
Trung), Tre ngà bên Lăng Bác (Sáng tác: Hàn Ngọc Bích). 
Tài liệu tham khảo (Nội dung Trò chơi) 
1. Trần Đồng Lâm (chủ biên) – Đinh Mạnh Cường, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 
2005 
2. Trần Đồng Lâm-Phạm Vĩnh Thông và nhiều tác giả 100 trò chơi vận động (áp 
dụng cho HS Tiểu học), Nhà xuất bản giáo dục.1997 
3. Trần Đồng Lâm, Trò chơi vận động, Nhà xuất bản giáo dục.1980 
4. Phan Đức Phú, Trò chơi vận động dùng trong các trường phổ thông cơ sở, Nhà 
xuất bản Thể dục thể thao. 1981 
5. Phạm Tiến Bình, 130 trò chơi khỏe, Tổng cục Thể dục thể thao, 1971 
6. Đặng Tiến Huy, 50 trò chơi vui-khỏe thông minh, Nhà xuất bản Văn hóa – 
Thông tin.1997 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_cap.pdf