Tài liệu hướng dẫn học tập Kế toán quản trị - Lê Đình Trực

Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn học tập Kế toán quản trị - Lê Đình Trực: ... Doanh nghiệp nào có định phí nhỏ trong kết cấu chi phí, tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, doanh thu hòa vốn thấp, số dư an toàn cao; thiệt hại số dư đảm phí thấp khi doanh thu giảm: độ an toàn trong kinh doanh cao. b. Đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động là thước đo độ nhạy cảm của lợi nhuận khi ... từ các dự toán tương ứng ở dự toán tổng thể (Bài 4). 2. Dự toán linh hoạt: Dự toán linh hoạt là gì? Nó khắc phục nhược điểm của dự toán tĩnh ra sao? Tính chất linh hoạt của dự toán linh hoạt thể hiện ra sao? Lợi ích của dự toán linh hoạt ra sao? Phân này sẽ giải quyết các vấn đề trên. ... hoặc đồng thời tạo ra các sản phẩm cho bộ phận mua. Chi phí cơ hội gắn với từng loại sản lượng liên quan này của bộ phận sản xuất là gì? Trong nhiều trường hợp như thế thật khó chỉ ra chi phí cơ hội. 141 Để thực hành kỹ thuật định giá sản phẩm chuyển giao, các bạn hãy thực hiện các bài ...

pdf228 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn học tập Kế toán quản trị - Lê Đình Trực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bản 
lần thứ tư). NXB. Thống kê, Năm 2006. (Chương 8). 
- Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial 
Accounting (Tenth Edition); The McGraw-Hill 
Companies, Inc. 2003. (Appendix). 
- Charles T. Horngren, George Foster; Cost Accounting: A 
Managerial Emphasis (Eleventh Edition); Prentice - Hall, 
Inc; 2003. (Chapter 12}. 
IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG BÀI VÀ CÁCH 
HỌC TỪNG PHẦN CỦA BÀI: 
1. Định giá sản phẩm: 
Việc xác định giá bán cửa các sản phẩm đã có trên thị trường 
 187
không có ý nghĩa. 
Các kỹ thuật định giá sản phẩm được đề cập ở phần này chỉ có 
ý nghĩa đối với các sản phẩm mới, chưa có giá thị trường. Có hai cách 
tiếp cận chủng ta có thể lựa chọn khi định giá sản phẩm: 
- Định giá để tối đa hóa lợi nhuận. 
- Định giá trên cơ sở chi phí. 
Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng kỹ thuật định giá trên. 
a. Định giá để tối đa hóa lợi nhuận: 
Theo phương pháp này, để xác định giá bán của sản phẩm, 
chúng ta sẽ tính lợi nhuận cho từng phương án giá. Phương án nào có 
lợi nhuận lớn nhất, phương án đó sẽ được chọn. 
Phương pháp định giá trên có ưu điểm là dễ hiểu, tuy nhiên, về 
mặt thực hành, việc xác định chính xác số lượng sản phẩm tiêu thụ 
ứng với từng phương án giá là công việc không dễ dàng. 
Bây giờ các bạn thử tự kiểm tra nhơn thức của mình về phương 
pháp định giá đề tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thực hiện bài tập 8.1. 
b. 8.1.2. Định giá trên cơ sở chi phí 
Chúng ta tìm hiểu cách định giá khác không phụ thuộc nhiều 
vào kết quả khảo sát thị trường: định giá trên cơ sở chi phí. Công thức 
chung để định giá bán theo phương pháp này như sau (công thức 8.l): 
Giá bán mong muốn = [ Chi phí + (Tỷ lệ bổ sung x Chi phí)] (8. 1) 
Trong công thức (8.1 ), (Tỷ lệ bổ sung x Chi phí) được gọi là 
 188
Phần bổ sung hay số tiền bổ sung, được dùng để trang trải các chi 
phí khác và đóng góp vào lợi nhuận mong muốn tính cho một sản 
phẩm tiêu thụ. Chi phí làm cơ sở để định giá là gì phụ thuộc vào các 
cách tiếp cận khác nhau. 
Các cách tiếp cận khi định giá trên cơ sở chi phí: 
Có hai cách tiếp cận khi định giá trên cơ sở chi phí: 
- Cách tiếp cận giá thành đầy đủ hay còn gọi là phương pháp 
toàn bộ. 
- Cách tiếp cận số dư đảm phí hay còn gọi là phương pháp 
trực tiếp. 
Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng cách tiếp cận trên. 
Định giá trên cơ sở chi phí theo cách tiếp cận giá thành đầy đủ: 
Theo cách tiếp cận này, chi phí làm cơ sở để định giá là giá 
thành đầy đủ, bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí sân xuất: 
- Chi phí vật liệu trực tiếp, 
- Chi phí nhân công trực tiếp, 
- Chi phí sản xuất chung. 
Do chi phí làm cơ sở định giá chỉ bao gồm chi phí sản xuất, nên 
phần bổ sung sẽ nhằm hai mục đích: 
- Trang trải các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh 
nghiệp, 
- Đóng góp vào lợi nhuận mong muốn. 
Công thức (8. 1 ) được viết lại, theo cách tiếp cận này, như sau: 
 189
Để thực hành kỹ thuật định giá trên cơ sở chi phí theo cách tiếp 
cận giá thành đầy đủ, các bạn hãy thực hiện bài tập 8.2. 
Định giá trên cơ sở chi phí theo cách tiếp cận số dư đảm phí: 
Theo cách tiếp cận này, chi phí làm cơ sở để định giá là biến phí 
đơn vị, bao gồm cả biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, và biến phí 
quản lý doanh nghiệp tính cho một sản phẩm: 
Do chí phí làm cơ sở định giá chỉ bao gồm biến phí, nên phần 
bổ sung sẽ nhằm hai mục đích: 
- Trang trải các định phí, 
- Đóng góp vào lợi nhuận mong muốn. 
Công thức ( 8.1 ) được viết lại, theo cách tiếp cận này, như sau: 
Để thực hành kỹ thuật đinh giá trên cơ sở chi phí theo cách tiếp 
cận số dư đảm phí, các bạn hãy thực hiện bài tập 8. 3. 
 Giá bán Giá thành Tỷ lệ Giá thành 
 = + X (8.2) 
 mong muốn đầy đủ bổ sung đầy đủ 
 Giá bán Biến phí Tỷ lệ Biến phí 
 = + X (8.3) 
 mong muốn đơn vị bổ sung đơn vị 
 190
Các cách tiếp cận khi xác định tỷ lệ bổ sung: 
Giá bán được xác định trên cơ sở chi phí, dù theo cách tiếp cận 
nào đi nữa, có đạt được mục tiêu mong muốn hay không, phụ thuộc 
rất lớn vào Tý lệ bố sung. 
Tương ứng với hai cách tiếp cận để xác định giá bán trên cơ sở 
có, Tỷ lệ bổ sung cũng có thể được xác định theo hai cách tiếp cận: 
- Xác định tỷ lệ bố sung trên cơ sở giá thành đầy đủ, 
- Xác định tỷ lệ bổ sung trên cơ sở số dư đảm phí. 
Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng cách tiếp cận trên. 
Xác định tỷ lệ bổ sung trên cơ sở giá thành đầy đủ 
Theo cách tiếp cận giá thành đầy đủ, phần bổ sung - được tính 
bằng cách nhân tỷ lệ bổ sung với giá thành đầy đủ - được dùng để: 
- Trang trải các chi phí khác (chưa tính vào giá thành đầy 
đủ) như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh 
nghiệp, 
- Đóng góp vào lợi nhuận mong muốn. 
Từ đó, chúng ta có thê tính toán tỷ lệ bổ sung như sau ( công 
thức 8.4): 
 Số tiền hoàn vốn đầu tư + Chi phí bán hàng và quản lý 
Tỷ lệ bổ sung = ——————————————————————— 
 Số lượng sản phẩm tiêu thụ X Giá thành đầy đủ đơn vị 
(8.4) 
Từ tỷ lệ bổ sung vừa tính được, chúng ta sử dụng để tính giá 
bán theo cách tiếp cận giá thành đầy đủ và kiểm tra giá bán tính được 
 191
có đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn không. 
Đế thực hành kỹ thuật xác định tỷ lệ bổ sung theo cách tiếp cận 
giá thành đầy đủ, các bạn hãy thực hiện bài tập 8.4. 
Xác định tỷ lệ bổ sung trên cơ sở số dư đảm phí 
Theo cách tiếp cận số dư đảm phí, phần bổ sung - được tính 
bằng cách nhân tỷ lệ bổ sung với biến phí đơn vị - được dùng để: 
- Trang trải các định phí, 
- Đóng góp vào lợi nhuận mong muốn. 
Từ đó, chúng ta có thể tính toán tỷ lệ bổ sung như sau (công 
thức 8.5): 
 Số tiền hoàn vốn đầu tư + Định phí 
Tỷ lệ bổ sung = ——————————————————— (8.5) 
 Số lượng sản phẩm tiêu thụ X Biến phí đơn vị 
Từ tỷ lệ bổ sung vừa tính được, chúng ta sử dụng để tính giá 
bán theo cách tiếp cận số dư đảm phí và kiểm tra giá bán tính được có 
đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn không. 
Để thực hành kỹ thuật xác định tỷ lệ bổ sung theo cách tiếp cận 
số dư đảm phí. các bạn hãy thực hiện bài tập 8.5. 
2. Xác định chi phí mong muốn: 
Các kỹ thuật định giá chúng ta đã đề cập ở trên chỉ có ý nghĩa 
đối với đối với việc định giá các sản phẩm mới, sản phẩm chưa có trên 
thị trường. Nếu chúng ta muốn kinh doanh một loại sản phẩm đã có 
 192
trên thị trường, đã có giá bán do thị trường quyết định, việc xác định 
giá bán sao cho đạt được lợi nhuận mong muốn không còn ý nghĩa 
nữa. Trong trường hợp này, muốn đạt được lợi nhuận mong muốn khi 
kinh doanh những sản phẩm đã có giá thị trường, chúng ta phải xác 
định được chi phí mong muốn. 
Chi phí mong muốn là giới hạn cao nhất của tất cả các chi phí 
tính cho một sán phẩm tiêu thụ để khi sản phẩm được bán với giá thi 
trường có thể đã được lợi nhuận mong muốn. Chi phí mong muốn 
được tính theo công thức (8.6) 
Chi phí mong muốn = Giá bán - Lợi nhuận mong muốn ( 8.6) 
Để thực hành kỹ thuật xác định chi phí mong muốn, các bạn hãy 
thực hiện bài tập 8.6. 
3. Định giá dịch vụ: 
Sản phẩm dịch vụ có đặc điểm ra sao? Giá trị dịch vụ do những 
yếu tố nào quyết định? phương pháp xác định giá trị dịch vụ ra sao? 
Phần này sẽ giải quyết các vấn đề trên. 
Sản phẩm dịch vụ là những sản phẩm không có hình thái vật 
chất, không thể tổn kho. Ví dụ: sản phẩm của các ngành như du lịch, 
bưu chính viễn thông, tư vấn luật, kiểm toán, sửa chữa...là các sản 
phẩm dịch vụ. 
Giá trị của các sản phẩm dịch vụ được quyết định bởi hai yếu 
tố: thời gian thực hiện dịch vụ và vật liệu sử dụng khi thực hiện dịch 
vụ. 
 193
Định giá dịch vụ chính là việc xác định giá trị của hai yếu tố 
trên sao cho đã được lợi nhuận mong muốn. 
Giá của một tản phẩm dịch vụ có thể được xác định theo công 
thức(8.7)s au: 
ở công thức (8.7), Đơn giá thời gian thực hiện dịch vụ được tính để: 
- Trang trải các chi phí không liên quan đến vật liệu: chi 
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí 
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 
- Đóng góp vào lợi nhuận mong muốn. 
Tỷ lệ bổ sung được tính để khi nhân với giá hóa đơn của vật 
liệu sử dụng, chúng ta có được phần bổ sung vào giá hóa đơn vật liệu 
Phân bổ sung này nhằm: 
- Trang trải các chi phí liên quan đến vật liệu: chi phí đặt 
hàng, bảo quản, lưu kho. 
- Đóng góp vào lợi nhuận mong muốn. 
Để thực hành kỹ thuật định giá dịch vụ, các bạn hãy thực hiện các 
bài tập 8.7; 8.8 và 8.9. 
Giá trị Đơn giá Thời gian Giá Giá Tỷ lệ 
 = thời gian thực hiện X thực hiện + hóa đơn + hóa đơn X 
dịch vụ dịch vụ dịch vụ vật liệu vật liệu bổ sung (8.7) 
 194
V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC: 
Như vậy là chúng ta sắp kết thúc bài học này. Trước khi kết 
thúc bài học, các bạn lưu ý một số nội dung cốt lõi của bài học này 
trong quá trình ôn tập: 
- Các phương pháp định giá sản phẩm mới 
- Cách xác định chi phí mong muốn và mục đích xác định 
chi phí mong muốn 
- Phương pháp định giá dịch vụ 
VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ: 
Hoan nghênh các bạn đã làm việc vất vả sau 5 tiết tự nghiên 
cứu lý thuyết và thực hiện đầy đủ các bài tập ở bài học này. Bây giờ. 
hy vọng các bạn đã có thể: 
- Biết cách xác định giá bán của sản phẩm mới để đạt được 
lợi nhuận mong muốn. 
- Biết cách xác định chi phí mong muốn làm cơ sở để đưa 
ra các quyết định kinh doanh các mặt hàng đã có trên thị 
trường. 
- Biết cách xác định giá trị của các dịch vụ sao cho đạt 
được lợi nhuận mong muốn. 
 195
BÀI TẬP 
Bài 1. Định giá để tối đa hóa lợi nhuận 
Công ty D sản xuất sản phẩm A. Biến phí đơn vị 100.000 
ngđ/sp. Tổng định phí là 1.000.000 ngđ. Số lượng sản phẩm tiêu thụ 
với những mức giá khác nhau ước tính như sau: 
Giá Số lượng 
 (ngđ/sp) sản phẩm tiêu thụ(sp) 
150.000 50 
175.000 44 
200.000 30 
225.000 20 
Công ty D nên bán theo giá nào để đạt lợi nhuận tối đa ? 
a. 150.000ngđ/sp b. 175.000ngđ/sp 
c. 200.000ngđ/sp d. 225.000ngđ/sp 
Bài 2. Định giá trên cơ sở chi phí theo cách tiếp cận giá thành đầy 
đủ 
Chi phí liên quan đến sản phẩm được sản xuất bởi Công ty M 
như sau: 
 196
Vật liệu trực tiếp (ngđ /sp) 10 
Nhân công trực tiếp (ngđ /sp) 12 
Biến phí sản xuất chung (ngđ /sp) 1 
Định phí sản xuất chung (210.000ngđ ÷30.000 sp) 7 
Biến phí bán hàng và quản lý 2 
Định phí bán hàng và quản lý (90.000ngđ : 30.000 sp) 3 
Giả sử công ty sử dụng cách tiếp cận giá thành đầy đủ để định 
giá trên cơ sở chi phí và tỷ lệ bổ sung là 50% giá thành. Tính giá bán 
của sản phẩm trên. 
a) 45 ngđ/sp b. 52,5ngđ/sp 
c. 36ngđ/sp d. a,b.c: sai. 
Bài 3. Định giá trên cơ sở chi phí theo cách tiếp cận số dư đảm phí 
Sử dụng dữ liệu ở bài tập 8.2, giả sử công ty sử dụng cách tiếp 
cận số dư đảm phí đế định giá trên cơ sở chi phí và tỷ lệ bổ sung là 
80% biến phí. Tính giá bán của sản phẩm trên. 
a.. 54 ngđ/sp b. 45ngđ/sp 
c. 58 ngđ/sp d. a,b,c: sai. 
Bài 4. Tỷ lệ bổ sung theo cách tiếp cận giá thành đầy đủ 
 197
Để sản xuất và tiêu thụ 30.000 sản phẩm mới. Công ty S cần 
đầu tư 800.000 ngđ. Với mức hoạt động này, giá thành đầy đủ đơn vị 
sản phẩm là 50 ngđ/sp, và tổng chi phí bán hàng và quản lý mỗi năm 
là 400.000 ngđ. Giả sử tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) mong muốn của 
công ty là 25%. Tỷ lệ bổ sung để định giá sản phẩm trên cơ sở giá 
thành đầy đủ là: 
a. 27 % b. 13 % 
c. 40 % d. a,b,c.sai 
Bài 5. Tỷ lệ bổ sung theo cách tiếp cận số dư đảm phí 
Để sản xuất và tiêu thụ 25.000 sản phẩm mới, Công ty H cần 
đầu tư 750.000 ngđ. Biến phí đơn vị sản phẩm là 24 ngđ/sp, và tổng 
đinh phí mỗi năm là 300.000 ngđ. Giả sử tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) 
mong muốn của công ty là 20%. Tỷ lệ bổ sung để định giá sản phẩm 
trên cơ sở chi phí theo cách tiếp cận số dư đảm phí là: 
a. 75% b.50%. c. 40% d. a,b,c: sai 
Bài 6. Chi phí mong muốn 
Công ty E sản xuất phụ tùng ô tô. Công ty muốn tung.vào thị 
trường một loại pin bền được sản xuất dựa vào kỹ thuật mới. Công ty 
tin rằng trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, loại pin mới mà công ty 
định tung vào thị trường chỉ có thể định giá tối đa là 65 ngđ/viên. Với 
giá này, công ty tin chắc rằng sẽ bán dược 50.000 viên pin mỗi năm. 
Để sản xuất và tiêu thụ pin này, đòi hỏi phải đầu tư 2.500.000 ngđ và 
 198
tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) mong muốn là 20%. Chi phí mong muốn 
của một viên pin là: 
a. 65ngđ/viên b. 55ngđ/viên 
c.10ngđ/viên d. a.b,c: sai. 
Bài 7. Đơn giá thời gian thực hiện dịch vụ 
Công ty R cung cấp những dịch vụ sửa chữa đồ hàn chì. 
Công ty đã dự toán các chi phí cho năm tới như sau: 
Tiền lương vả phụ cấp cho 
công nhân hàn 340.000 ngđ 
Chí phí khác, ngoại trừ chi phí liên quan 
đến vật liệu 160.000 - 
Chi phí đặt hàng, bảo quản, lưu kho vật liệu 15 % giá hóa đơn 
Công ty dự tính khối lượng sửa chữa trong năm tới là 20.000 
giờ. Công ty tin rằng, để phù hợp với điều kiện cạnh tranh, lợi nhuận 
sẽ đạt được trong năm tới là 5ngđ/giờ lao động của công nhân hàn. Tỷ 
lệ lợi nhuận bổ sung, có thể cạnh tranh được, vào giá hóa đơn của vật 
liệu là 30%. 
Đơn giá thời gian sửa chữa là bao nhiêu? 
a) 25ngđ/g b) 30ngđ/g c) 5ngđ/g d) 55ngđ/g 
 199
Bài 8. Tỷ lệ bổ sung vào giá hóa đơn 
Sử dụng dữ liệu ở bài tập 8.7, tỷ lệ bổ sung vào giá hóa đơn vật 
liệu là bao nhiêu? 
a) 45% b) 30% c) 15% d) a,b,c: sai 
Bài 9. Định giá dịch vụ 
Sử dụng kết quả bài tập 8.7 và 8.8, giả sử một trong các công 
nhân hàn của công ty đã hoàn tất một công việc sửa chữa mất 3 giờ 
lao động và 40 ngđ vật liệu (giá hóa đơn): Số tiền được ghi vào hóa 
đơn cho khách hàng là bao nhiêu? 
a) 130ngđ b) l08ngđ c) 148ngđ d) 58ngđ 
 200
ĐÁP ÁN 
Bài 1. b 
Số lượng Đơn giá Tổng Tổng chi Lợi 
sản phẩm bán doanh phí nhuận 
tiêu thụ thu 
(sp) (ngđ/sp) (ngđ) (ngđ) (ngđ) 
50 150000 7500000 6000000 1500000 
44 175000 7700000 5400000 2300000 
30 200000 6000000 4000000 2000000 
20 225000 4500000 3000000 1500000 
Bài 2. a 
Chi phí vật liệu trực tiếp 10ngđ/sp 
Chi phí nhân công trực tiếp 12 
Biến phí sản xuất chung 1 
Định phí sản xuất chung 7 
Giá thành đầy đủ đơn vị 30 ngđ/sp 
Số tiền bổ sung (50 % X 30ngđ/sp) 15 
Giá bán mong muốn 45 ngđ/sp 
 201
Bài 3. b 
Chi phí vật liệu trực tiếp 10 ngđ/sp 
Chi phí nhân công trực tiếp 12 
Biến phí sản xuất chung 1 
Biến phí bán hàng và quản lý 2 
Giá thành đầy đủ đơn vị 25 ngđ/sp 
Số tiền bổ sung (80 % X 25ngđ/sp) 20 
Giá bán mong muốn 45 ngđ/sp 
Bài 4. c 
 Số tiền hoàn vốn đầu tư + Chi phí bán hàng và quản lý 
Tỷ lệ bổ sung = ——————————————————————— 
 Số lượng sản phẩm tiêu thụ X Giá thành đầy đủ đơn vị 
 (25 % X 800000 ngđ) + 400000 ngđ 
Tỷ lệ bổ sung = ————————————————— 
 30000 sp X 50 ngđ/sp 
600000 ngđ 
= ——————— = 40 % 
1500000 ngđ 
Bài 5. a 
 202
Số tiền hoàn vốn đầu tư + Định phí 
Tỷ lệ bổ sung = ——————————————————— 
 Số lượng sản phẩm tiêu thụ X Biến phí đơn vị 
(20 % X 750000 ngđ) + 300000 ngđ 
Tỷ lệ bổ sung = ————————————————— 
 25000 sp X 24 ngđ/sp 
450000 ngđ 
= ——————— = 75 % 
600000 ngđ 
Bài 6. b 
Doanh thu (50000 viên X 65 ngđ/viên) 3250000 ngđ 
Trừ: Lợi nhuận mong muốn (2500000 ngđ X 20 %) 500000 
Tổng chi phí mong muốn 2750000 ngđ 
Chi phí mong muốn cho một sản phẩm 55 ngđ/viên 
Bài 7. b 
Tổng cộng Mỗi giờ 
 ngđ ) (ngđ/giờ) 
Tiền lương và phụ cấp cho công nhân hàn 340000 17 
Chi phí khác không liên quan đến vật liệu 160000 8 
Lợi nhuận mong muốn 100000 5 
Tổng cộng 600000 30 
 203
Bài 8. a 
 Tỷ lệ bổ sung 
vào giá hóa đơn 
 Chi phí đặt hàng bảo quản, lưu kho 15 % 
 Lợi nhuận mong muốn 30 % 
 Tổng cộng 45 % 
Bài 9. c 
Theo thời gian sửa chữa (3g X 30 ngđ/g) 90 ngđ 
Theo vật liệu sử dụng: 
Giá hóa đơn 40 ngđ 
Cộng: Số tiền bổ sung (40 ngđ/g 45% 18 58 
Tổng cộng 158 ngđ 
 204
TÓM TẮT 
NỘI DUNG TOÀN BỘ MÔN HỌC 
Qua 8 bài học đã được trình bày, các bạn đã được trang bị các kỹ 
năng cơ bản của môn học kế toán quản trị : hoạch định ; kiểm soát; 
chứng minh cho các quyết định kinh doanh. 
Trước khi khép lại tài liệu này, các bạn hãy vận dụng kiến thức 
toàn bộ môn học đế thực hiện bài tập tổng hợp. 
 205
BÀI TẬP TỔNG HỢP 
Tại công ty B, tình hình tài chính vào 31/12/X0 như sau: 
Công ty B 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
31 tháng 12 năm X0 
Tài sản lưu động ngắn hạn 
Tiền mặt 50000 ngđ 
Các khoản phải thu 30000 
Vật liệu tồn kho 3200 
Thành phần tồn kho 19560 
Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 102760 ngđ 
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 
Đất 50000 ngđ 
Nhà cửa và thiết bị 375000 
Hao mòn tài sản cố định (200000) 
Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn 225000 ngđ 
Tổng tài sản 327760 ngđ 
 206
Nợ phải trả 10000 ngđ 
Nguồn vốn cổ phẩn 200000 
Lợi nhuận chưa phân phối 117760 
Tổng nguồng vốn 327760 ngđ 
1. TRONG QUÍ 1 NĂM X1, DỰ KIẾN NHƯ SAU: 
Toàn bộ các khoản còn phải thu của năm Xo sẽ thu được trong 
tháng 1. 
Toàn bộ các khoản còn phải trả của năm Xo sẽ trả trong tháng 1. 
Tình hình tiêu thụ dự kiến như sau: 
Tháng 1 Tháng2 Tháng3 Tháng 4 
Số lượng sản phẩm tiêu thụ 
dự toán (sp) 30000 40.000 50.000 25.000 
Đơn giá bản (ngđ/sp) 10 10 10 10 
70 % doanh thu sẽ thu trong tháng bán hàng; 25% thu trong 
tháng tiếp theo; 5% không thu được. 
Số lượng thành phẩm tồn kho cuối tháng bằng 20% nhu cầu bán 
ra của tháng sau. 
 207
Định mức vật liệu cho một sản phẩm: 2kg/sp. 
Số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng bằng 10% nhu cầu vật liệu 
cho sản xuất của tháng sau. 
Đơn giá mua vật liệu : 0.5 ngđ/kg. 
50% số tiền mua chịu được thanh toán ngay trong tháng, 50% 
còn lại thanh toán trong tháng tiếp theo. 
Định mức lao động cho một sản phẩm :0,05g/sp. 
Đơn giá lao động 10 ngđ/g. 
Tỷ lệ biến phí sản xuất chung 10ngđ/giờ lao động trực tiếp. 
 Định phí sản xuất chung 50.000ngđ/tháng 
Khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất 20.000ngđ/tháng 
Biến phí bán hàng và quản lý đơn vị 0,50ngđ/sp 
Định phí bán hàng và quản lý 70.000ngđ/tháng 
Trong đó: Chi phí khấu hao tài sản cố định bán hàng và quản lý 
10 000ngđ/tháng 
Mua thiết bị bán hàng tháng 2 (sử dụng 10 năm): 143.700ngđ 
Mua thiết bị quản lý tháng 3:48.300 ngđ 
Trả cổ tức tháng l:124.500 ngđ 
Số dư tiền mặt cuối tháng định mức 50.000ngđ 
Vay ngắn hạn với lãi suất 16 %/năm để tài trợ cho nhu cầu tiền 
 208
còn thiếu. 
2. TÌNH HÌNH MUA VẬT LIỆU THỰC TẾ 
Lượng vật liệu mua vào trong quí 245.000 kg, giá mua bình 
quân: 0,55 ngđ/kg. 
3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THỰC TẾTRONG QUÍ 1 NĂM X1 
Trong quí sản xuất 120.000 sản phẩm. 
Lượng vật liệu thực tế sử dụng bình quân 2,1 kg/sp. 
Lượng lao động thực tế sử dụng bình quân 0,06g/sp. 
Đơn giá lao động bình quân thực tế: 9 ngđ/g. 
Tỷ lệ biến phí sản xuất chung thực tế: 10,5 ngđ/giờ lao động trực 
tiếp 
Tổng định phí sản xuất chung 160.000ngđ. 
4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THỰC TẾ 
Trong tháng 2, có hai phương án đề nghị mua thiết bị bán hàng 
đều có chi phí đầu tư ban đầu 143.700 ngđ và thời gian sử dụng ước 
tính 10 năm. 
 209
Máy A Máy B 
 Dòng tiền thuần ước tính (ngđ) 
 Năm thứ nhất 30000 19500 
Năm thứ hai 30000 18500 
Năm thứ ba 30000 17500 
Năm thứ tư 30000 16500 
Năm thứ năm 30000 15500 
Năm thứ sáu 30000 14500 
Năm thứ 14500bảy 30000 13500 
Năm thứ tám 30000 12500 
Năm thứ chín 30000 11500 
Năm thứ mười 30000 10500 
Tỷ suất sinh lời tối thiểu mong muốn là 14%. 
Yêu cầu: 
1. Lập dự toán tổng thể cho quí 1 năm X1 
2. Phân tích các chênh lệch chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí 
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 
3. Công ty B nên mua máy A hay máy B ? 
 210
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỔNG HỢP 
1. LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ 
Công ty B 
DỰ TOÁN TIÊU THỤ 
Quí 1 năm X1 
 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quí 1 
 1 2 3 
Số lượng sản phẩm tiêu thụ 
dự toán (sp) 30000 40000 50000 120000
Đơn giá bán (ngđ/sp) 10 10 10 10 
Doanh thu dự rtoán (ngđ) 300000 400000 500000 1200000 
Công ty B 
DỰ TOÁN THU TIỀN BÁN CHỊU 
Quí 1 năm X1 
 211
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quí 1 
 1 2 3 
Các khoản phải thu 31/12/X 30000 30000 
Doanh thu tháng 1 
70 % X 60000 ngđ 210000 210000 
25 % X 600000 ngđ 75000 75000 
Doanh thu tháng 2 
70 % X 800000 ngđ 80000 280000 
25 % X 800 000 ngđ 100000 100000 
Doanh thu tháng 3 
70 % X 1000000 ngđ 350000 350000 
Tổng cộng số tiền thu được 240000 355000 450000 1045000 
 212
 213
 214
 215
 216
 217
 218
 219
 220
 221
 222
 223
 224
 225
 226
 227

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_tap_ke_toan_quan_tri_le_dinh_truc.pdf