Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh - Tăng Thanh Phương

Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh - Tăng Thanh Phương: ...ề hành vi trái pháp luật (tort law) là cơ sở của trách nhiệm pháp lý trong cuộc sống dân sự ngoài hợp đồng. Tư tưởng chủ đạo theo truyền thống là người nào có hành vi xâm phạm một quyền hoặc trái với đạo đức thì phải chịu trách nhiệm; tuy nhiên, hệ thống trách nhiệm dân sự hiện đại lại dựa vào... được quy kết một khi có đủ ba điều kiện: có lỗi, có thiệt hại đối với một quyền nào đó (ảnh hưởng luật của Đức) và có mối liên hệ nhân quả. Một số trường hợp trách nhiệm dân sự đặc biệt được quy kết theo chế độ riêng, như trách nhiệm do hành vi của người thừa hành, trách nhiệm dân sự do tác đ...ác lập quyền sở hữu cho người chiếm hữu là 30 năm. Tuy nhiên, người nào ngay tình và bằng chứng thư hợp thức đã mua một bất động sản thì sau mười năm sẽ trở thành chủ sở hữu. 2. Luật của Đức. 2.1. Quan niệm về chiếm hữu Quyền thực tế. Rất hoà hợp với học thuyết của Ihering, luật của Đức th...

pdf26 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh - Tăng Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của quyền sở hữu. Chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, Savigny cho rằng 
quan niệm về chiếm hữu phải được xây dựng trên cơ sở xem xét thái độ của người có 
tài sản trong mối quan hệ với tài sản đó: chỉ coi là có sự chiếm hữu một khi người có 
tài sản cư xử theo cung cách của một người chủ sở hữu đối với tài sản, dù, có thể, khi 
xem xét nội dung của quyền, người này thực ra không phải là chủ sở hữu đối với tài 
sản. Bởi vậy, tình trạng chiếm hữu hình thành từ hai yếu tố: yếu tố khách quan 
(corpus) và yếu tố chủ quan (animus). Với Savigny, không thể có chiếm hữu mà 
không có yếu tố khách quan, nhưng chính yếu tố chủ quan mới là yếu tố chính, là cơ 
sở của quan hệ chiếm hữu. 
2. Quan niệm của Ihering. 
 16
Ihering không dành cho animus vị trí mà Savigny đã dành cho nó. Theo 
Ihering, yếu tố chủ quan luôn phải được ức đoán mỗi khi một người thực hiện một 
giao dịch vật chất tác động lên tài sản trong tư thế không phụ thuộc vào một người 
khác (như người làm công lệ thuộc vào chủ khi sử dụng công cụ lao động do chủ 
cung cấp). Tư cách người chiếm hữu, do đó, phải được thừa nhận cho tất cả những 
người nào thực hiện một cách độc lập một quyền lực thực tế đối với tài sản và đặt tài 
sản dưới sự kiểm soát vật chất của mình mà không cần tìm hiểu xem đương sự có hay 
không có animus (đúng hơn là animus coi như được thể hiện đầy đủ trong bản thân 
việc thực hiện các giao dịch vật chất tác động lên tài sản trong tư thế của một người 
không phụ thuộc). . 
V. Giải pháp của các hệ thống luật tiêu biểu 
1. Luật của Pháp 
1.1.Quan niệm về chiếm hữu 
Do ảnh hưởng của Luật La Mã, quan niệm về chiếm hữu trong luật của Pháp 
rất giống với quan niệm của Savigny: người chiếm hữu là người thực hiện các giao 
dịch vật chất tác động lên tài sản theo cung cách của một người có quyền sở hữu; 
người thực hiện các giao dịch vật chất tác động lên tài sản mà một chủ sở hữu có 
quyền thực hiện, nhưng lại không theo cung cách của một người có quyền sở hữu, là 
người cầm giữ tài sản. 
Điều kiện thiết lập sự chiếm hữu. Sự chiếm hữu chỉ coi là được thiết lập một 
khi có đủ các yếu tố khách quan và chủ quan. Riêng yếu tố chủ quan được suy đoán 
cho người thực hiện việc chiếm hữu. Vả lại, các yếu tố khách quan hoặc chủ quan 
phải hội đủ các điều kiện: liên tục, không dựa vào vũ lực, công khai và không mập 
mờ. 
1.2. Hiệu lực 
1.2.1 Bảo vệ sự chiếm hữu 
- Quyền kiện yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu: Trong luật thực định Pháp, người 
chiếm hữu được bảo vệ bằng một quyền khởi kiện đặc biệt, gọi là quyền yêu cầu bảo 
vệ sự chiếm hữu, chống lại sự quấy nhiễu của người khác đối với sự chiếm hữu của 
mình. Người chiếm hữu được bảo vệ với tư cách đó và thẩm phán chỉ có quyền xem 
xét các điều kiện của sự chiếm hữu mà không được tìm hiểu để biết liệu người chiếm 
hữu thực sự là người có quyền đối với tài sản. Quyền yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu, 
trong chừng mực đó, khác với quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu: một người yêu 
cầu bảo vệ quyền sở hữu của mình phải chứng minh được tư cách chủ sở hữu đối với 
tài sản tranh chấp. 
 17
- Ngưòi được bảo vệ: 
+ Trước luật 75-596 ngày 9/07/1975: người có corpus và animus, người có 
animus. 
+ Từ khi luật 75-596 ngày 9/07/1975 có hiệu lực: người có corpus và animus, 
người có animus và cả người chỉ có corpus. 
- Hiệu lực của việc bảo vệ: Người quấy nhiễu bị buộc phải ngưng việc quấy 
nhiễu. Người chiếm hữu tiếp tục chiếm hữu tài sản (Việc chiếm hữu này chỉ chấm dứt 
khi nào người quấy nhiễu thắng kiện trong một vụ kiện yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu 
nếu thật sự chứngminh được quyền sở hữu tài sản của mình). 
1.2.2 Suy đoán có quyền. 
Người chiếm hữu được suy đoán là người thực sự có quyền đối với tài sản 
chiếm hữu. Giải pháp này được xây dựng từ thực tiễn. Thực vậy, người chiếm hữu, 
do đã có quyền yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu, không phải kiện để tranh chấp với 
người khác về nội dung quyền của mình đối với tài sản mà luôn ở trong tình trạng 
chờ người khác tranh chấp với mình. Trong điều kiện luôn là bị đơn trong một vụ 
tranh chấp về quyền, người chiếm hữu phải được suy đoán là người có quyền và 
người đi kiện phải chứng minh điều ngược lại. 
1.2.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 
- Đối với động sản, người chiếm hữu được coi là chủ sở hữu. Tuy nhiên, người 
nào đã đánh mất hoặc bị mất trộm một vật thì có quyền đòi lại vật từ người đang giữ 
trong thời hạn ba năm kể từ ngày đánh mất hoặc mất trộm, nhưng người giữ vật có 
thể kiện người đã chuyển nhượng vật cho mình. 
- Đối với bất động sản, thời hiệu để xác lập quyền sở hữu cho người chiếm 
hữu là 30 năm. Tuy nhiên, người nào ngay tình và bằng chứng thư hợp thức đã mua 
một bất động sản thì sau mười năm sẽ trở thành chủ sở hữu. 
2. Luật của Đức. 
2.1. Quan niệm về chiếm hữu 
Quyền thực tế. Rất hoà hợp với học thuyết của Ihering, luật của Đức thừa 
nhận tư cách người chiếm hữu cho cả loại người mà luật của Pháp gọi là người cầm 
giữ đơn giản. Bất kỳ người nào thực hiện sự kiểm soát vật chất đối với tài sản một 
cách độc lập (có yếu tố corpus) đều được coi là người chiếm hữu, dù, nếu đi vào nội 
dung của quyền đối với tài sản, thì những người đó có thể được đặt tên không giống 
nhau: chủ sở hữu, người thuê, người nhận ký gửi... Những người chiếm hữu được bảo 
vệ trong trường hợp việc chiếm hữu của mình bị người khác quấy nhiễu, dù có thể sự 
 18
quấy nhiễu đó xuất phát từ một người thực sự có quyền đối với tài sản, chừng nào 
cuộc tranh cãi về quyền của các đương sự chưa kết thúc bằng một bản án của Toà án. 
2.2 Bảo vệ sự chiếm hữu 
2.2.1 Bảo vệ sự chiếm hữu 
- Quyền kiện yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu: tương tự trong luật của Pháp. 
- Ngưòi được bảo vệ: người có corpus và animus, người có corpus và cả người 
chỉ có animus. 
- Hiệu lực của việc bảo vệ: tương tự trong luật của Pháp. 
2..2.2 Suy đoán có quyền. 
Tương tự trong luật của Pháp. 
2.2.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. 
Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong luật của Đức chỉ được áp dụng 
đối với động sản: quyền sở hữu đối với các bất động sản ở Đức được xác lập bằng 
cách đăng ký. Luật của Đức thừa nhận rằng một người chiếm hữu ngay tình đối với 
một động sản trong 10 năm sẽ là chủ sở hữu của động sản đó. 
3.Luật Anh-Mỹ. 
3.1. Quan niệm về quyền chiếm hữu. 
Tình trạng chiếm hữu hình thành mỗi khi có hành vi kiểm soát vật chất đối với 
tài sản cho phép tin rằng người thực hiện hành vi đó thể hiện cung cách cư xử của 
một chủ sở hữu thông qua hành vi đó. Chiếm hữu, trong điều kiện đó, được hiểu về 
phương diện pháp lý như là tập hợp các quyền mà đương sự có được do quy định của 
pháp luật, gọi là các quyền chiếm hữu, các quyền mà việc thực hiện có tác dụng khôi 
phục, duy trì hoặc củng cố tình trạng chiếm hữu của đương sự đối với tài sản và việc 
thực hiện đó được pháp luật bảo đảm, ngay cả trong trường hợp đương sự, cuối cùng, 
lại không phải là chủ sở hữu thực sự đối với tài sản cũng không phải được chủ sở hữu 
chuyển giao tài sản đó. 
Quyền chiếm hữu được ghi nhận một khi có đủ các yếu tố cho thấy tài sản 
được đặt dưới sự kiểm soát của một người với ý thức về quyền năng của mình đối với 
tài sản đó. Cái gọi là “ý thức về quyền năng”, về phần mình, được xác định tùy theo 
trường hợp. 
Cần nhấn mạnh rằng trong luật Anh-Mỹ, quyền chiếm hữu luôn gắn với yếu tố 
vật chất: nếu A cho B mượn một quyển sách để đọc, thì B là người chiếm hữu, trong 
 19
khi A là chủ sở hữu. Trong chừng mực đó, khái niệm chiếm hữu phân biệt với khái 
niệm sở hữu. 
3.2 Bảo vệ sự chiếm hữu 
3.2.1 Bảo vệ sự chiếm hữu 
- Quyền kiện yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu: tương tự trong luật của Pháp, Đức. 
- Ngưòi được bảo vệ: người có corpus và animus, người có corpus. 
 - Hiệu lực của việc bảo vệ: tương tự trong luật của Pháp. 
3.2.2 Suy đoán có quyền. 
Tương tự trong luật của Pháp, Đức. 
3.2.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. 
- Đối với động sản, luật nói rằng người chiếm hữu xác lập được quyền sở hữu 
sau thời gian 6 năm chiếm hữu liên tục: nếu chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản sau 6 năm 
mất quyền chiếm hữu, thì quyền kiện đòi lại sẽ không được Tòa án tiếp nhận. Song, 
nếu chủ sở hữu tự mình thiết lập lại quyền chiếm hữu đối với tài sản sau 6 năm nhưng 
trong vòng 12 năm kể từ ngày mất quyền chiếm hữu, thì người đang chiếm hữu lại 
không có quyền kiện đòi lại tài sản. Điều đó có nghĩa rằng người chiếm hữu một 
động sản chỉ cầm chắc rằng mình có quyền sở hữu sau 12 năm chiếm hữu liên tục. 
- Đối với bất động sản, người chiếm hữu cũng có 12 năm để xác lập quyền sở 
hữu theo thời hiệu; nhưng thời hạn 12 năm được tính từ ngày người này được thừa 
nhận có tư cách để chiếm hữu tài sản chứ không phải từ ngày chiếm hữu thực tế đối 
với tài sản đó. 
Chuyên đề 2 
 Tổng quan chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng 
I. Điều kiện chung về giao kết 
1. Ý chí và sự xác định 
1.1. Ý chí bộc lộ và ý chí tiềm ẩn 
a. Luật của Anh- Mỹ 
 Trong trường hợp có tranh cãi về sự tồn tại của hợp đồng, để xác định sự tồn 
tại của một hợp đồng, thẩm phán chỉ dựa vào ý chí được bày tỏ và vào cách xử sự của 
các bên đối với nhau, chứ không dựa vào ý chí bên trong và không được bộc lộ của 
các bên. 
 20
b. Luật của Pháp 
Để giải quyết vấn đề có hay không có quan hệ hợp đồng giữa các bên, thẩm 
phán phải tìm hiểu ý chí đích thực của các bên chứ không nhất thiết bám theo câu chữ 
được các bên nói hoặc viết ra. 
c. Luật của Đức 
Luật đòi hỏi Toà án, trong trường hợp có tranh cãi về nội dung của hợp đồng, 
phải tìm hiểu ý chí thực của các bên hơn là chỉ dựa vào ý nghĩa của những điều các 
bên nói hoặc viết ra (BLDS Đức Điều 133); song, trong thực tiễn, thẩm phán Đức, 
cũng như thẩm phán Anh-Mỹ, có xu hướng thẩm định nội dung của hợp đồng dựa 
vào hình thức bộc lộ của nó. 
d. Luật của Italia 
Trong trường hợp có tranh cãi về nội dung của hợp đồng, thẩm phán phải tìm 
hiểu ý chí chung của các bên. Để làm được việc đó, thẩm phán không chỉ dựa vào ý 
nghĩa của những điều mà các bên đã nói hoặc viết ra mà còn cả vào thái độ cư xử của 
các bên, bao gồm những gì mà các bên nói và làm sau khi giao kết hợp đồng. 
1.2. Sự xác định 
a. Luật của Anh- Mỹ 
Hợp đồng phải xác định: 
- Về chủ thể 
- Về nội dung của hợp đồng 
b. Luật của Pháp 
Tương tự trong luật Anh- Mỹ. 
c. Luật của Đức 
 - Về chủ thể: phải xác định (tương tự luật của Pháp và Anh-Mỹ) 
 - Về nội dung: Điều kiện về sự xác định không quan trọng đối với luật của 
Đức như trong luật Anh-Mỹ. Rất nhiều thoả thuận có thể bị tuyên bố vô hiệu trong 
luật Anh-Mỹ do không thoả mãn điều kiện về sự xác định, có thể được coi là có giá 
trị trong luật của Đức. 
d. Luật của Italia 
Tương tự trong luật Anh- Mỹ và Pháp. 
2. Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp 
đồng 
 21
 Đề nghị giao kết hợp đồng 
a. Luật của Anh- Mỹ 
- Hình thức: lời nói, cử chỉ, văn bản, tạo khung cảnh 
- Thời hạn: phải xác định trong lời đề nghị hoặc theo tập quán. 
- Hiệu lực: Đề nghị giao kết hợp đồng có tính ràng buộc đối với chính người 
đưa ra lời đề nghị. 
- Huỷ bỏ đề nghị: Tất cả các đề nghị giao kết hợp đồng đều có thể bị huỷ bỏ 
chừng nào còn chưa được người đối tác chấp nhận. Luật Anh-Mỹ thừa nhận 
điều này cả trong trường hợp đề nghị có ghi rõ thời hạn và thời hạn đó chưa 
kết thúc. 
b. Luật của Pháp 
- Hình thức: tương tự luật của Anh- Mỹ 
- Thời hạn: tương tự luật của Anh- Mỹ 
- Hiệu lực: tương tự luật của Anh- Mỹ 
- Huỷ bỏ đề nghị: Nếu đề nghị có ghi rõ thời hạn, thì người đề nghị không thể 
rút lại đề nghị trước khi hết thời hạn đó. Nếu đề nghị không ghi rõ thời hạn, thì 
người đề nghị chỉ có quyền rút lại đề nghị sau một thời hạn hợp lý. 
c. Luật của Đức 
- Hình thức: tương tự luật của Anh- Mỹ và Pháp 
- Thời hạn: tương tự luật của Anh- Mỹ và Pháp 
- Hiệu lực: tương tự luật của Anh- Mỹ và Pháp 
- Huỷ bỏ đề nghị: tương tự luật của Pháp 
II. Một số điều kiện riêng về giao kết 
1. Luật Anh- Mỹ: 
1.1. Vật đánh đổi (valuable consideration) 
1.1.1 Khái niệm 
Vật dùng để đổi lấy vật khác trong một giao dịch có tính kết ước. 
1.1.2 Chế độ pháp lý 
Vật đánh đổi có giá trị phải đáp ứng được 3 điều kiện sau đây : 
- Vật đánh đổi không thể gắn với một chuyện đã rồi. 
 22
- Vật đánh đổi phải xuất phát từ người thụ hưởng lời hứa. 
- Vật đánh đổi phải đủ nhưng không nhất thiết phải thoả đáng. 
1.2. Điều trói buộc (estoppel) 
1.2.1 Khái niệm 
Điều trói buộc là một vật, một việc có tác dụng ngăn cản người cam kết rút lại 
lời nói của mình và gây thiệt hại cho người khác. 
1.2.2 Điều kiện áp dụng 
- Nếu một người, bằng lời nói hoặc bằng thái độ xử sự, đưa ra một lời cam kết 
khiến cho người khác hành động do được thôi thúc bởi lòng tin vào lời cam kết đó, 
thì người cam kết không được chối bỏ lời cam kết của mình dù người khác không có 
vật gì để đánh đổi với lời cam kết đó. 
- Điều trói buộc, là một công cụ tự vệ - một lá chắn - chứ không phải là một 
công cụ tiến công - một thanh gươm. 
2. Luật của Pháp 
 2.1 Nguyên nhân của nghĩa vụ trong quan hệ kết ước 
Nguyên nhân ấy được hiểu như là mục đích mà bên có nghĩa vụ muốn đạt tới 
khi giao kết hợp đồng. 
- Hợp đồng có đền bù : 
+ Hợp đồng song vụ : Xác định nguyên nhân của nghĩa vụ bằng cách dựa vào 
nghĩa vụ đối ứng. Ví dụ : người mua có nghĩa vụ trả tiền vì người bán thực hiện nghĩa 
vụ chuyển quyền sở hữu tài sản bán. 
+ Hợp đồng đơn vụ nguyên nhân của nghĩa vụ nằm ngay tại cơ sở của hợp 
đồng. Ví dụ : trong hợp đồng bảo lãnh, nguyên nhân của nghĩa vụ bảo lãnh là sự tồn 
tại của món nợ được bảo đảm. 
- Hợp đồng không có đền bù, điển hình là hợp đồng tặng cho : nguyên nhân 
của nghĩa vụ là lý do, động cơ thôi thúc người tặng cho đi đến quyết định tặng cho 
của mình. 
2.2. Nguyên nhân của sự kết ước. 
Nguyên nhân của sự kết ước là lý do, động cơ bên trong thôi thúc một bên đi 
đến chỗ giao kết hợp đồng với bên kia. 
Luật của Pháp có những quy tắc chặt chẽ nhằm kiểm tra tính hợp pháp của 
nguyên nhân kết ước. Các quy tắc ấy được xây dựng dựa theo hai tiêu chí lớn - trật tự 
 23
công cộng và thuần phong mỹ tục. Luật của Pháp nói rằng khi hợp đồng có một 
nguyên nhân phi pháp hoặc phi đạo đức, thì hợp đồng phải bị tuyên bố vô hiệu, 
nhưng không phải vì không có nguyên nhân, mà vì tính phi pháp, phi đạo đức của 
nguyên nhân đó. 
- Hợp đồng không có đền bù : khi hợp đồng có một nguyên nhân phi pháp 
hoặc phi đạo đức, thì hợp đồng phải bị tuyên bố vô hiệu 
- Hợp đồng có đền bù : để có thể yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng do có 
nguyên nhân phi pháp hoặc phi đạo đức, điều quan trọng là các bên giao kết phải biết 
rõ nguyên nhân đó. 
3. Luật của Đức 
Đối với người Đức, sự gặp gỡ về ý chí giữa các bên, chứ không phải là vật 
đánh đổi hay nguyên nhân, mới là điều kiện cơ bản nhất của hợp đồng. 
Học thuyết pháp lý Đức có xây dựng khái niệm về cơ sở của hợp đồng: một 
hợp đồng luôn có cơ sở trong sự cân bằng giữa các lợi ích; một khi sự cân bằng bị 
phá vỡ, thì hợp đồng khó có thể đứng vững. 
III. Hình thức giao kết và năng lực giao kết 
1. Hình thức giao kết 
1.1. Luật Anh- Mỹ 
- Nguyên tắc : không đòi hỏi hợp đồng phải đưọc lập thành văn bản mới được 
coi là tồn tại. 
- Ngoại lệ : Chỉ trong một vài trường hợp đặc thù, các điều kiện khắt khe về 
hình thức mới được luật ghi nhận. Ví dụ : các hợp đồng mua bán đất hoặc chuyển 
nhượng các quyền liên quan đến đất, hợp đồng xây dựng, hợp đồng tín dụng Thực 
tiễn giao dịch thương mại, về phần mình, coi văn bản hợp đồng như là chuẩn mực: 
trong nhiều trường hợp, hợp đồng trong thương mại mà không có văn bản coi như 
không có hiệu lực kết ước. 
- Hợp đồng đơn giản và hợp đồng đặc biệt. 
+ Hợp đồng đơn giản là hợp đồng không cần được lập dưới hình thức một 
chứng thư; hợp đồng đơn giản có thể được ghi nhận bằng chữ viết, bằng lời nói hoặc 
thậm chí bằng thái độ cư xử (ví dụ, bước lên xe bus, lấy hàng ra khỏi quầy trong siêu 
thị và đến chỗ tính tiền). 
+ Hợp đồng đặc biệt là hợp đồng được ghi nhận bằng một chứng thư (deed), 
tức là một văn bản được lập theo ý chí của đương sự, có chữ ký của đương sự và có 
 24
sự chứng kiến của một người khác. Việc ghi nhận một hợp đồng bằng chứng thư tỏ ra 
cần thiết trong trường hợp nghĩa vụ được xác lập mà không có vật đánh đổi. 
1.2 Luật của Pháp 
 - Nguyên tắc : tương tự luật của Anh. 
- Ngoại lệ : một số hợp đồng phải được lập bằng văn bản theo những hình thứ 
nhất định; một số hợp đồng chỉ có thể được chứng minh bằng văn bản. 
+ Hợp đồng trọng thức (contrat solennel). Một số hợp đồng phải được ghi 
nhận bằng chứng thư công chứng, như hợp đồng tặng cho, khế ước hôn nhân, hợp 
đồng thế chấp bất động sản. Một số hợp đồng phải được lập thành văn bản theo hình 
thức nhất định, ví dụ hợp đồng vay tiền để mua nhà ở. 
+ Bằng chứng của hợp đồng. Có trường hợp việc lập văn bản không phải là 
điều kiện để hợp đồng có giá trị, nhưng tỏ ra cần thiết để chứng minh sự tồn tại của 
hợp đồng. Theo BLDS Pháp Điều 1341, các hợp đồng có giá trị trên 1.500 euros phải 
được chứng minh bằng văn bản. Một cách ngoại lệ, hợp đồng giữa các thương nhân 
có thể được chứng minh bằng lời nói (BLTM Điều 109). 
1.3 Luật của Đức 
- Nguyên tắc : tương tự luật của Anh và Pháp. 
- Ngoại lệ : luật đòi hỏi hợp đồng bằng văn bản trong một số trường hợp ví dụ 
như đối với hợp đồng giữa chủ đất và ngưòi thuê đất (BLDS Đức Điều 566), hợp 
đồng bảo đảm tài chính (Điều 766)... Hợp đồng thế chấp bất động sản phải được lập 
bằng chứng thư công chứng, như trong luật của Pháp. 
2. Năng lực giao kết 
2.1 Luật Anh- Mỹ 
- Công ty : có tư cách pháp nhân và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của 
mình về những nghĩa vụ được xác lập đúng luật nhân danh công ty. 
- Người chưa thành niên : Người chưa thành niên trong luật Anh-Mỹ là 
người chưa được 18 tuổi. Luật nói rằng các hợp đồng đã được thực hiện nhằm đáp 
ứng nhu cầu thiết yếu có hiệu lực pháp luật đối với người chưa thành niên. Song, 
người này, trong trường hợp bị buộc thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho việc đáp ứng 
những nhu cầu đó, chỉ phải trả một giá hợp lý (reasonable price) chứ không nhất thiết 
phải trả theo giá đã thoả thuận. Tất cả các hợp đồng khác do người chưa thành niên 
giao kết, trên nguyên tắc, là không có hiệu lực pháp luật. 
 25
- Người mắc bệnh tâm thần hoặc người nghiện rượu : Người mắc bệnh tâm 
thần hoặc người nghiện rượu phải chứng minh rằng mình không thể chịu trách nhiệm 
về hành vi của mình ở thời điểm xác lập hợp đồng và rằng người đối tác biết rõ điều 
đó. Hợp đồng khi đó sẽ vô hiệu, trừ trường hợp đó là hợp đồng giao kết nhằm đáp 
ứng nhu cầu thiết yếu: người mắc bệnh tâm thần hoặc nghiện rượu sẽ phải trả giá mua 
hoặc tiền công theo mức hợp lý. 
2.2 Luật của Pháp 
- Công ty : về nguyên tắc, tương tự trong luật của Anh. 
- Người chưa thành niên (tức là chưa được 18 tuổi) không có năng lực hành 
vi xác lập hợp đồng, trừ trường hợp đã đủ 16 tuổi và được thoát quyền (émancipé). 
Cá biệt, ngưòi chưa thành niên mà không được thoát quyền có thể xác lập các hợp 
đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, miễn là các hợp đồng ấy không 
ràng buộc người này vào các điều kiện bất bình đẳng và gây thiệt hại cho người này. 
- Người thành niên mà không có năng lực hành vi chỉ có thể tự mình thực 
hiện các hợp đồng theo danh sách do thẩm phán lập. Người thành niên bị hạn chế 
năng lực hành vi chỉ có thể tự mình xác lập các hợp đồng nhằm phục vụ nhu cầu 
sinh hoạt hàng ngày hoặc liên quan đến việc quản trị tài sản; các hợp đồng mang tính 
chất định đoạt tài sản phải được giao kết với sự hỗ trợ của người đại diện. 
2.3 Luật của Đức 
- Công ty : về nguyên tắc, tương tự trong luật của Anh và Pháp. 
- Người chưa thành niên. Tuổi thành niên trong luật của Đức là 18, cũng như 
trong luật của Pháp. Người dưới 7 tuổi không có năng lực tự mình giao kết hợp đồng; 
người từ đủ 7 tuổi đến 18 tuổi có thể giao kết hợp đồng với điều kiện hợp đồng được 
xác nhận bởi người đại diện (thường là cha mẹ). Nói chung, luật của Đức (và của 
Pháp) có những biện pháp bảo vệ người chưa thành niên tốt hơn luật Anh-Mỹ. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_tap_luat_so_sanh_tang_thanh_phuong.pdf