Tài liệu Kỹ thuật xây dựng đại cương

Tóm tắt Tài liệu Kỹ thuật xây dựng đại cương: ...ựng TMBXD được thiết kế cho hai đối tượng chủ yếu sau: Tổng mặt bằng công trường xây dựng và Tổng mặt bằng công trình xây dựng . Đối với mỗi loại, nó sẽ có nội dung và yêu cầu khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình. Nhìn chung trình tự thiết kế có thể tiến hành theo các bước sau...ỹ thuật xây dựng đại cương Số tín chỉ: 2 92 Thái Nguyên, năm 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC BÀI GIẢNG PHÁT CHO SINH VIÊN KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐẠI CƯƠNG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Sử dụng cho năm học 2011-2012 Số tín chỉ: 02 93 Thái Nguyên, ngày...c..). Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư, thiết bị. - Biện pháp thi công, tổ chức xây dựng 2.6.3.2. Phần bản vẽ - Các bản vẽ hiện trạng, giới thiệu địa điểm - Tổng mặt bằng công trình (tỷ lệ: 1/500 - 1/1000) - Các bản vẽ chuẩn kỹ thuật khu đất xây dựng (san nền, cấp thoát nước, xử lý nước thả...

pdf183 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Kỹ thuật xây dựng đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15 cm
- Các khu vực có yêu cầu chống thấm, trước khi láng phải chống thấm
c) Chuẩn bị (làm mốc)
- Vạch đường chuẩn bằng ni vô quanh chân tường như khi lát nền
- Vệ sinh mặt láng, tưới ẩm cho nền
- Dùng thước đo từ đường chuẩn xuống mặt láng một khoảng cách tới cốt thiết kế mặt
láng
- Đắp mốc ở bốn góc, mốc kích thước 10x10cm
- Căng dây đắp các mốc phụ sao cho khoảng cách các mốc nhỏ hơn thước tầm
- Nối liền các mốc thành dải mốc
- Làm mốc bằng vữa xi măng cát vàng (10x10cm) căn cứ theo cao độ trên tườn g, độ dốc
thiết kế dùng ni vô xác định cao độ cắm mốc. Tạo thành mạng lưới mốc phù hợp với
chiều dài thước tầm. Rải vữa nối liền mốc tạo thành dải mốc rộng 10cm theo hướng
láng. Có thể thay bằng lati (rộng 4-5cm).
d) Kỹ thuật láng
- Láng thô: Để vữa vào hai hàng dải mốc hướng từ trong ra dùng xẻng, san đều rồi dùng
bàn đập, đập nhẹ cho vữa bám chắc rồi rải lớp thứ hai, cán phẳng bằng mốc, xoa nhẵn.
Xoa giống xoa tường, nếu có mạch ngừng cần để dạng răng ca.
172
- Đánh màu: Kiểu ướt, khi mặt láng khô, tưới ẩm mặ t láng, trộn bột xi măng với nước
thành hồ dẻo, dùng bàn xoa, xoa phẳng, đều, bóng, khi se mặt đánh cho thật bóng. Kiểu
thô: khi mặt láng còn ướt, dải đều bột xi măng (hoặc xi măng + bột màu) dùng bay miết
nhẹ, cho bóng (kiểu này tiết kiệm đến 40%XM)
- Kỹ thuật lăn gai: Chỗ đi lại không đánh màu mà lăn gai, khi mặt láng se thì kéo quả
lăn in hình gia lên mặt láng
e) Bảo dưỡng mặt láng
- Sau 4-8h, bảo dưỡng 7 -10 ngày bằng nước tràn mặt
- Có biên pháp che nắng, mưa, sói nở
- Tránh đi lại
3.5.3.5. Công tác sơn – quét vôi
a) Yêu cầu kỹ thuật
- Công tác sơn phủ chỉ làm sau khi xong mái, lắp cửa, trát, ốp, lát ...
- Kiểm tra và sửa chữa bề mặt sơn, phủ
- Công trình cũ: cạo sạch lớp vôi cũ, trát phẳng chỗ lồi lõm
- Mặt ngoài không được phép sơn, quét vôi khi thời t iết mưa, gió > 10m/s
- Các loại sơn, vôi phải qua lưới lọc tiêu chuẩn
- Sơn lớp sau khi lớp trước đã khô, rắn
- Bề mặt không lộ vết chổi quét.
b) Quét vôi
Chế tạo nước vôi:
- Nước vôi trắng: 2,5kg vôi nhuyễn + 10 lít nước (đầu tiên lên pha với 5 lít nước đ ể tạo
thành sữa vôi, đánh nhuyễn và lọc qua sàng 225 mắt/cm2)
- Vôi màu: Hòa bột màu vào nước -> Nước màu; hòa nước màu vào sữa vôi
- Có thể thêm 0,1 kg muối ăn để tăng độ bóng
Kỹ thuật quét vôi
- Quét vôi bằng chổi đót bó tròn, quét thành nhiều lớp, lớp lót lớp mặt
- Lớp lót: quét 1-2 lợt, lợt trước khô mới quét lượt sau. Quét tường theo chiều đứng, trần
theo chiều ánh sáng
- Lớp mặt: (vôi màu hoặc vôi trắng): Quét khi lớp lót đã khô.
c) Công tác sơn.
- Tác dụng: bảo vệ, trang trí, tăng độ bền cho kết cấu
- Có thể dùng bút sơn, chổi sơn, lăn sơn
- Sơn phải pha sao cho có độ lỏng thích hợp, trước khi sơn phải khuấy đều
- Quét sơn để cho màng sơn bám chặt vào công trình, lớp sơn lót pha lỏng hơn
173
Sơn gỗ: Lớp lót, sơn pha loãng, sơn xong để thật khô rồi quét lớ p thứ hai mỏng
bằng sơn trắng. Khi sơn trắng thật khô, dùng giấy giáp đánh nhẵn mặt, làm sạch, rồi
quét lớp thứ ba theo mầu quy định.
Sơn mặt vữa (1-2 tuần sau khi trát): Dùng giấy giáp đánh mịn bề mặt sơn; sơn
hai lớp; lớp lót khô hẳn mới quét lớp mặt (tường vôi phải cạo hết vôi)
Sơn bề mặt thạch cao, bê tông: Đầu tiên quét lớp nước phèn lên bề mặt, đợi khô
rồi mới tiến hành sơn. Không được sơn vào thời tiết nóng quá, lạnh quá.
d) Bả matit (bột matit + nước + dầu sơn + bột keo...)
- Đánh sạch bề mặt bằng giấy giáp, lau chùi sạch sẽ
- Bả thành 3 lớp, lớp trước khô rồi mới bả tiếp lớp tiếp theo (xoa phẳng bằng giấy giáp),
lớp ngoài cùng phải mỏng, mịn, không rỗ hoặc xước.
B. PHẦN CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1.Công tác tổ chức sản xuất xây dựng là gì? Trình bày những đặc điểm của
công tác sản xuất xây dựng?
Câu 2. Hãy trình bày các nguyên tắc tổ chức xây dựng?
Câu 3. Trình bày nhiệm vụ, nội dung và cách thể hiện tiến độ sản xuất xây dựng?
Câu 4. Cách xác định các thông số kỹ thuật khi lập tiến độ?
Câu 5. Trình bày các bước lập tiến độ?
Câu 6. Trình bầy tổng mặt bằng xây dựng, các loại tổng mặt bằng xây dựng?
Câu 7. Nêu các bước lập tổng mặt bằng xây dựng?
Câu 8. Nêu những yêu cầu kỹ thuật và phân loại ván khuôn?
Câu 9. Nêu các biên pháp an toàn trong công tác lắp dựng ván khuôn?
Câu 10. Nêu yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động khi gia công công tác nắn thẳng,
đo, cắt, uốn cốt thép và nối cốt thép?
Câu 11. Trình bày về trình tự độ bê tông, yêu cầu đối với hỗn hợp bê tông và các
nguyên tắc đổ bê tông?
Câu 12. An toàn trong công tác thi công bê tông?
Câu 13. Nêu các nguyên tắc khi xây, các yêu cầu kỹ thuật khi xây tường gạch?
Câu 14. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác trát bằng vữa thường?
Câu 15. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác ốp tường bằng gạch kính?
Câu 16. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác lát nền gạch tráng men?
Câu 17. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác láng?
Câu 18. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác sơn – quét vôi?
174
CHƯƠNG 4. DỰ ÁN XÂY DỰNG
Mục tiêu:
- Giúp sinh viên nắm được các vấn đề của dự án , sự hình thành, hoạch định và theo dõi
dự án xây dựng.
Tóm tắt nội dung:
- Giới thiệu về dự án
- Dự án xây dựng
- Hoạch định và lập tiến độ dự án xây dựng
- Theo dõi và kiểm soát dự án xây dựng
A. PHẦN LÝ THUYẾT
4.1. Giới thiệu về dự án
4.1.1. Một số khái niệm về dự án
Dự án: Dự án là một nhóm công việc có liên quan với nhau được thực hiện
theo một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc
về thời gian, nguồn lực và ngân sách.
Dự án xây dựng: Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến
việc để tạo mới, mở rộng hay cải tạo công trình xây dựng.
Đặc điểm của dự án:
a. Qui mô của dự án
Quy mô thể hiện ở khối lượng và chất công việc. Do đó, mỗi dự án có một
hay một số mục tiêu rõ ràng. Thông thường người ta cố gắng lượng hóa mục tiêu
thành ra các chỉ tiêu cụ thể.
b. Thời hạn dự án
Mỗi dự án có một thời hạn nhất định, tức là có thời điểm bắt đầu và thời
điểm kết thúc.
Dự án được xem là một chuỗi các hoạt động nhất thời. Tổ chức của một dự
án mang tính chất tạm thời, được tạo dựng nên trong một thời hạn nhất định để đạt
được mục tiêu đề ra. Sau đó tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho
phù hợp với mục tiêu mới. Nghĩa là mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động. Chu
kỳ dự án thông thường gồm 3 giai đoạn :
- Khởi đầu dự án
+ Khái niệm
+ Định nghĩa dự án là gì
+ Thiết kế
+ Thẩm định
175
+ Lựa chọn
+ Bắt đầu triển khai
- Triển khai dự án
+ Hoạch định
+ Lập tiến độ
+ Tổ chức công việc
+ Giám sát
+ Kiểm soát
- Kết thúc dự án
+ Chuyển giáo
+ Đánh giá
4.1.2. Các loại dự án
- Dự án hợp đồng: Sản xuất sản phẩm, dịch vụ
- Dự án nghiên cứu và phát triển
- Dự án xây dựng
- Dự án hệ thống thông tin
- Dự án đào tạo và quản lý
- Dự án bảo dưỡng lớn
- Dự án viện trợ và phát triển/ phúc lợi công cộng
4. 2. Dự án xây dựng
4.2.1. Hình thành dự án
Một dự án được hình thành qua các giai đoạn sau:
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư -> Ra quyết định
- Nghiên cứu tiền khả thi -> Ra quyết định
- Nghiên cứu khả thi -> Ra quyết định
- Thiết kế chi tiết -> Ra quyết định
- Thực hiện dự án -> Ra quyết định
4.2.2. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành dự án một cách
hiệu quả phù hợp với nhu cầu của xã hội trong thời điểm hiện tại, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Có 2 cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư.
- Cơ hội đầu tư chung: Là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành vùng
hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát triển những lĩnh vực,
những bộ phận hoạt động kinh tế - xã hội cần và có thể đầu tư trong thời kỳ phát
176
triển kinh tế ngành, vùng của đất nước hoặc từng loại tài nguyên thiên nhiên từ đó
hình thành dự án sơ bộ.
- Cơ hội đầu tư cụ thể: là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ đơn vị sản
xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ
thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị đáp ứng mục tiêu phát
triển của ngành, vùng đất nước.
Căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước, chiến lược
phát triển kinh doanh của ngành, của vùng.
- Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng dịch vụ
cụ thể nào đó.
- Hiện trạng của tình hình kinh tế.
- Tiềm năng thị trường trong nước và quốc tế so với các địa phương khác
trong nước.
- Những nghiên cứu tài chính, kinh tế xã hội sẽ đạt được thực hiện đầu tư.
Ưu điểm của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư:
+ Xác định nhanh chóng, ít tốn kém dễ thấy và khả năng trên lĩnh vực có
thông tin đầy đủ.
+ Từ đó xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp hay không.
Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư được tiến hành thường xuyên để từ đó có kế
hoạch cho các dự án phát triển từng vùng.
4.2.3. Nghiên cứu dự án tiền khả thi
Nội dung cơ bản của nghiên cứu tiền khả thi:
13. Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc ...
14. Các căn cứ, cơ sở xác định sự cần thiết nghiên cứu dự án đầu tư
15. Dự kiến hình thức đầu tư, quy mô và phương án sản xuất và dịch vụ
16. Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào, khả năng, giải pháp đảm bảo.
17. Khu vực địa điểm
18. Phân tích kỹ thuật
19. Sơ bộ phân tích về tác động môi trường và yêu cầu xử lý
20. Sơ bộ ước tính nhu cầu lao động và giải pháp về tổ chức sản xuất
21. Nguồn vốn và phân tích tài chính: nguồn vốn và điều kiện tạo nguồn, xác
định tổng mức đầu tư tối đa cho phép của dự án, chia ra các chi phí v ốn
đầu tư cố định, vốn lưu động
22. Phân tích lợi ích kinh tế xã hội
23. Các điều kiện về tổ chức thực hiện
177
24. Kết luận và kiến nghị
4.2.4. Nghiên cứu khả thi
1. Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc: tên chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc, điện thoại,
fax...
2. Những căn cứ: xuất xứ và các căn cứ pháp lý; nguồn gốc tài liệu sử dụng;
phân tích các kết quả điều tra cơ bản về tự nhiên, tài nguyên, kinh tế XH, ...
3. Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất
4. Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng
5. Điều kiện tự nhiên: Phân tí ch kinh tế địa điểm và phân tích các lợi ích và
ảnh hưởng xã hội
6. Phân tích công nghệ kỹ thuật
7. Đánh giá tác động môi trường và giả pháp xử lý
8. Phân tích phương án xây dựng và tổ chức thi công xây lắp
a. Xây dựng:
- Các phương án bố trí tổng mặt bằng và phương án chọn
- Xác định tiêu chuẩn công trình
- Các giải pháp kiến trúc – phối cảnh (nếu cần)
- Các phương án về kiến trúc của hạng mục công trình chủ yếu
- Yêu cầu về công nghệ, thiết bị và kỹ thuật xây lắp đáp ứng kết cấu lựa chọn
- Các giải pháp xây dựng hạng mục công trình bảo vệ môi trường xử lý ô
nhiễm
- Khối lượng các hạng mục công trình và chi phí xây dựng có phụ biểu kèm
theo
- Nhu cầu, điều kiện về nguyên vật liệu, xây dựng, phương án cung cấp
- Các biện pháp phòng cháy chữa chá y, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao
động.
b. Tổ chức thi công xây lắp và tổng tiến độ xây dựng:
- Phương án tổ chức thi công (địa bàn thi công, cung ứng nguyên vật liệu
điện, nước thi công, điều kiện về xây dựng – thiết bị thi công, lao động kỹ thuật và
lao động phổ thông phụ vụ thi công, xưởng phụ vụ xây lắp).
- Lựa chọn giải pháp thi công, hình thức thi công trên cơ sở phân tích, so
sánh các phương án kỹ thuật.
- Các phương án về tổng tiến độ thi công xây lắp (có sơ đồ kèm theo) phân
tích so sánh và kết luận phương án hợp lý được lựa chọn.
- Yêu cầu thiết kế thi công.
9. Tổ chức quản lý và bố trí lao động
178
10. Phân tích tình hình tài chính kinh tế
4.3. Hoạch định và lập tiến độ dự án xây dựng
4.3.1. Hoạch định dự án
Hoạch định dự án (HĐDA) là quá t rình sắp xếp và quản lý các công tác,
công việc nhằm hoàn thành mục tiêu của dự án.
Nghĩa là giải quyết các vấn đề lập thời gian biểu cho các công tác và nguồn
lực (con người, thiết bị, nguyên vật liệu, ...) để thực hiện dự án. Hơn nữa, nó cũng là
cơ sở để kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện dự án.
4.3.2. Các bước trong hoạch định dự án
- Xác định mục tiêu và phạm vi của dự án
- Tìm kiếm thông tin
- Thiết lập cấu trúc phân chia công việc
- Thiết lập bảng báo cáo cho mỗi công tác
- Thiết lập sơ đồ trá ch nhiệm
- Ước tính thời gian, ngân sách, nguồn lực được đòi hỏi cho mỗi công tác
- Đánh giá, sửa đổi
- Chuẩn bị kế hoạch, ngân sách và thời gian biểu
- Phê chuẩn
4.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá việc hoạch định dự án thành công
- Nội dung: Hoạch định nên đầy đủ chi tiết cần thiết nhung không nên quá chi tiết
làm nó trở nên phức tạp. Nghĩa là nội dung hoạch định phải rõ ràng, không mơ hồ.
- Có thể hiểu được: mọi người có thể dễ dàng hiểu được mục tiêu của mỗi công việc
và thực hiện nó như thế nào.
- Có thể thay đổi được: một hoạch định dự án hiệu quả là nó dễ dàng than đổi, cập
nhật và sửa đổi.
- Có thể sử dụng được: hoạch định phải tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát
tiến trình thực hiện dự án và truyền đạt thông tin.
- Một số phương pháp trong hoạch định dự án:
+ Hoạch định dự án theo mốc thời gian
+ Hoạch định dự án theo cấu trúc phân việc
+ Hoạch định dự án theo sơ đồ Gantt
+ Hoạch định dự án theo sơ đồ mạng
4.4. Theo dõi và kiểm soát dự án xây dựng
4.4.1. Định nghĩa:
Kiểm soát dự án là một quá trình gồm 3 bước:
179
- Thu thập số liệu về TIẾN ĐỘ, CHI PHÍ và KHỐI LƯỢNG công tác đạt
được.
- So sánh các thông tin này với kế hoạch và các yêu cầu đã đề ra.
- Thực hiện các biện pháp sửa đổi, hiệu chỉnh nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ta.
4.4.2. Các dạng kiểm soát dự án:
- Kiểm soát về thời gian
- Kiểm soát chi phí
- Kiểm soát các yêu cầu về chất lượng
Trong thực tế, nếu kiểm soát từng phần có thể đem lại hiệu quả tối đa cục bộ
nhưng chưa chắc đã đem lại hiệu quả tối đa toàn phần. Do đó, thông thường các hệ
thống kiểm soát dự án là tổ hợp của 3 thành phần nói trên. Trong phương pháp này,
người ta cố gắng kiểm soát được cả chi phí và tiến độ, còn yêu cầu về kỹ thuật là ưu
tiên số một.
Có 2 loại kiểm soát:
- Kiểm soát bên trong: là hệ thống và các quy trình giám sát co phía thực hiện
dự án tiến hành.
- Kiểm soát bên ngoài: là các qui trình và tiêu chuẩn kiểm soát được ấn định
bởi chủ dự án tiến hành.
Mô hình của hệ thống kiểm soát:
- Hệ thống đơn giản có một chu trình phản hồi thông tin
- Hệ thống cấp cao có nhiều chu trình phản hồi thô ng tin, có thể điều chỉnh
mục tiêu hay tiêu chuẩn các hệ thống giám sát phụ.
4.4.3. Các bước kiểm soát dự án: thông thường có 4 bước:
Bước 1: Thiết lập các tiêu chuẩn, yêu cầu đối với dự án:
- Các đặc trưng kỹ thuật (trong hồ sơ thiết kế có sửa đổi phải đượ c bàn bạc và
ghi thành văn bản).
- Ngân sách của dự án
- Các loại chi phí
- Các nguồn lực yêu cầu
Bước 2: Giám sát:
- Quan sát các công việc đã thực hiện trong thực tế
Bước 3: Kiểm tra:
- So sánh các tiêu chuẩn, yêu cầu về các công việc đã thực hiện trong thực tế
tính cho đến ngay kiểm tra.
180
- Ước tính thời gian và chi phí để hoàn thành các công việc còn lại để hoàn tất
toàn bộ dự án.
Bước 4: Điều chỉnh:
- Thực hiện các biện pháp sửa chữa, hiệu chỉnh khi các kết quả thực tế có sự
khác biệt so với các tiêu chuẩn đã đề ra.
4.4.4. Các vấn đề khó khăn thường gặp trong kiểm soát dự án:
- Chỉ nhấn mạnh một số yếu tố nào đó, như chỉ nhấn mạnh vào yếu tố chi phí mà bỏ
qua các yếu tố khác như thời gian và chất lượng. (Người thầu thường quan tâm đến
chi phí còn chủ đầu tư quan tâm đến chất lượng)
- Quy trình kiểm soát bị phản đối hay không được sự đồng ý, đồng tình.
- Thông tin thường không chính xác hoạc không được báo cáo đầy đủ
- Thái độ tự bảo vệ, tự biện hộ dẫn đến thành kiến hay không thiên lệch
- Các nhà quản lý có quan điểm khác nhau về vấn đề còn tranh cãi
- Các cơ chế báo cáo thông tin và hạch toán không đúng
B. Phần câu hỏi thảo luận
Câu 1. Nêu đặc điểm của dự án và các loại dự án?
Câu 2. Nêu các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án?
Câu 3. Nêu các giai đoạn hình thành dự án xây dựng?
Câu 4. Nêu các bước hoạch định và lập tiến độ dự án ?
Câu 5. Nêu các bước kiểm soát dự án?
181
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
KHOA ĐÀO TẠO: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN: KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐẠI
CƯƠNG
1. Mã số học phần: FIM 329
2. Số tín chỉ: 02 tín chỉ
3. Nội dung đánh giá thi kết thúc học phần
Sinh viên phải nắm được:
- Các định nghĩa cơ bản của ngành xây dựng.
- Các chủng loại vật liệu xây dựng như: Vật liêu đá, chất kết dính, bê tông
- Cách thi công một số công tác chủ yếu,
- Cấu tạo của các bộ phận trong một công trình kiến trúc.
- Định nghĩa về phong thủy.
4 . Phương pháp đánh giá
Thi tự luận, thời gian làm bài thi: 90 phút.
5. Nguyên tắc tổ hợp đề thi:
- Nguyên tắc tổ hợp đề thi:Tổ hợp kiến thức trong học phần, chính xác, khách quan.
- Thang điểm: 10 điểm.
- Mỗi đề thi gồm có 04 câu hỏi
6. Ngân hàng câu hỏi
Câu 1. Trình bày khái niệm về kỹ thuật xây dựng? Yếu tố con người ảnh hưởng thế nào
đến giá thành, chất lượng và tiến độ thi công các công trình xây dựng?
Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố vật liệu đến giá thành tuổi thọ các công trình xây
dựng?
Câu 3. Trình bày về sản phẩm xây dựng?
Câu 4. Sản phẩm xây dựng có những đặc điểm gì? Phân tích các đặc điểm chính của sản
phẩm xây dựng?
Câu 5. Tổ chức lao động cho công nhân xây dựng cần phải có những tiền đề nào?
Câu 6: Phân tích các yếu tố tạo thành kiến trúc (có ví dụ, hình ảnh minh họa). Theo
anh (chị) yếu tố nào là quan trọng nhất, tại sao?
182
Câu 7: Lấy ví dụ thực tế một công trình tổng hợp được cả ba yếu tố (công năng, kỹ
thuật và nghệ thuật ) một cách rõ ràng nhất. Phân tích và mô tả bằng hình ảnh.
Câu 8: Các đặc điểm của kiến trúc? Đặc điểm nào dễ nhận biết nhất? Cho ví dụ và
phân tích?
Câu 9: Mục tiêu, phạm vi áp dụng của quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng?
cho ví dụ?
Câu 10: Nêu trình tự thiết kế và nội dung trong từng bước?
Câu 11.Công tác tổ chức sản xuất xây dựng là gì? Trình bày những đặc điểm của
công tác sản xuất xây dựng?
Câu 12. Hãy trình bày các nguyên tắc tổ chức xây dựng?
Câu 13. Trình bày nhiệm vụ, nội dung và cách thể hiện tiến độ sản xuất xây dựng?
Câu 14. Cách xác định các thông số kỹ thuật khi lập tiến độ?
Câu 15. Trình bày các bước lập tiến độ?
Câu 16. Trình bầy tổng mặt bằng xây dựng, các loại tổng mặt bằng xây dựng?
Câu 17. Nêu các bước lập tổng mặt bằng xây dựng?
Câu 18. Nêu những yêu cầu kỹ thuật và phân loại ván khuôn?
Câu 19. Nêu các biên pháp an toàn trong công tác lắp dựng ván khuôn?
Câu 20. Nêu yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động khi gia công công tác nắn thẳng,
đo, cắt, uốn cốt thép và nối cốt thép?
Câu 21. Trình bày về trình tự độ bê tông, yêu cầu đối với hỗn hợp bê tông và các
nguyên tắc đổ bê tông?
Câu 22. An toàn trong công tác thi công bê tông?
Câu 23. Nêu các nguyên tắc khi xây, các yêu cầu kỹ thuật khi xây tường gạch?
Câu 24. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác trát bằng vữa thường?
Câu 25. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác ốp tường bằng gạch kính?
Câu 26. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác lát nền gạch tráng men?
Câu 27. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác láng?
Câu 28. Trình bày yêu cầu, kỹ thuật công tác sơn – quét vôi?
Câu 29. Nêu đặc điểm của dự án và các loại dự án?
Câu 30. Nêu các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án?
Câu 31. Nêu các giai đoạn hình thành dự án xây dựng?
Câu 32. Nêu các bước hoạch định và lập tiến độ dự án ?
Câu 33. Nêu các bước kiểm soát dự án?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
183
1. PSG.TS. Trịnh Quốc Thắng ,Khoa học công nghệ và tổ chức xây dựng – NXB Xây
Dựng – năm 2005
2. Nguyễn Đức Thiềm, Kiến trúc nhà ở dân dụng - NXB Xây Dựng.
3. Tạ Trường Xuân, Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụ ng- ĐH Kiến trúc.
4. Tổ chức xây dựng tập 1 - Nguyễn Đình Thám, Nguyễn Ngọc Thanh - Nhà xuất bản
KH&KT 2001
5. Tổ chức xây dựng tập 2 - Trịnh Quốc Thắng - Nhà xuất bản KH&KT 2001
6. Kỹ thuật xây dựng, tập 1 – TS. Đỗ Đình Đức, PGS. Lê Kiều – NXB Xây Dựng
2006.
7. Phạm Hùng, Trần Như Đính, sách Ván khuôn và giàn giáo - NXB XD.
8. PSG.TS. Trịnh Quốc Thắng ,Quản lý dự án đầu tư xây dựng – NXB Xây Dựng – năm
2009

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ky_thuat_xay_dung_dai_cuong.pdf