Tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930 – 1975 (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930 – 1975 (Phần 1): ...ước Lý), do đồng chí Trịnh Minh Kính phụ trách. - Khu IV gồm tất cả các xã dọc đường 15 từ Thái Thiện tới Phước Tân, kề cả các sở cao su do đồng chí Lương Văn Nho phụ trách. Cơ quan lãnh đạo các khu được gọi là "khu ủy". Các khu ủy có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp và toàn diện phong trào...ội Lam Sơn) về hoạt động ven lộ 15 đã đánh được một trận có tiếng vang lớn: diệt Utini, tên trưởng đồn Tam An khét tiếng hung ác. Đồng bào ven lộ 15 rất phấn khởi, gởi nhiều quà bánh lên căn cứ cho bộ đội mừng thắng lợi. Trong đợt huy động cho tổng phản công đầu năm 1950, Long Thành đã đóng ...ời dân rất vui mừng47. Trong công tác tuyên truyền, đầu tháng 12, dưới sự chỉ đạo của các đồng chí Ba Đông (huyện ủy viên), Bảy Bìa (chi bộ Long Phước, Phước Thái) kết hợp với lực lượng Muời Đôi tổ chức một cuộc vũ trang tuyên truyền gây tiếng vang lớn trên lộ 15. Một tổ vũ trang cách mạng giả...

pdf124 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930 – 1975 (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đi mở đường ở cây số 48 trên quốc lộ 15. Ta cướp xe rồi cải trang 
lính địch tấn công vào sở Đờ La nơi đóng quân của bọn “Thanh niên cộng hòa”, 
diệt tại trận 18 tên trong đó có tên thiếu úy Phương. Trên trục lộ 25, bọn dân vệ ở 
các ấp chiến lược thuộc xã Bình Sơn bị du kích khống chế, rút hết vào đồn. Đồn bị 
bao vây, 1 tên bảo an bị bắn chết, xác nằm ngay ở hàng rào cách đồn không đầy 10 
mét mà địch không dám ra lấy. Địch dùng loa phát xin du kích đừng bắn để lấy xác 
đồng bọn vì đã thối. Đồn Bình Sơn hoàn toàn bị cô lập, người dân tự do đi lại qua 
các nơi khác như Xuân Đường, Xuân Lộc. Cửa khẩu của căn cứ Bình Sơn được 
mở rộng. Ven theo quốc lộ 15, từ xã Phước Thái đến An Hòa Hưng, địch tự rút 3 
đồn, 5 đồn bị bao vây, 9 ấp chiến lược bị tan rã. Ấp chiến lược Đất Mới thuộc xã 
Long Phước, khi đồn Hàng Dương bị vây chặt tất cả bọn dân vệ mang súng ra 
hàng cách mạng rồi cùng đồng bào quay trở lại cắt rào, lấp hào, phá sập chòi canh. 
 Sang đầu tháng 1-1964, địch đưa các đơn vị bộ binh thuộc sư đoàn 10 về 
Long Thành chuẩn bị tổ chức những trận càn lớn vào khu đông và tây lộ 15, vùng 
ven lộ 17, 19. Từ phía Sài Gòn 1, cánh quân tràn sang, kết hợp thủy lục không 
quân chà xát những vùng mà chúng tình nghi là căn cứ xuất quân của cách mạng. 
Những trận càn quét kéo dài từ 5-7 ngày để trấn an tinh thần ngụy quân, ngụy 
quyền, đồng thời tiến hành làm lại những ấp chiến lược sau một thời gian bị tan rã. 
Địch tăng cường càn quét, đánh phá để hòng cứu nguy cho tình thế ở khu vực 
Long Thành - Nhơn Trạch, nơi mà địch cho là “vùng ven đô” quan trọng của chính 
quyền Sài Gòn. 
86
 Đây là cuộc đảo chính do trung tướng Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Minh, Phạm 
Xuân Chiểu, Đỗ Mậu cầm đầu. 
87
 Ý nhắc lại cuộc đảo chính ngày 11-11-1960 do Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông. 
 119 
Trong thời gian này, này điện của Tư lệnh Miền gửi cho Khu “muốn có vũ 
khí cho miền Đông thì phải qua Rừng Sác Long Thành, về Hắc Dịch lấy rồi đưa 
lên”. Sau đó, giao cho các đồng chí Lâm Quốc Đăng, Ba Vinh dựa vào đồng bào 
địa phương tổ chức và xây dựng các kho lớn ở khu vực xã Phước Thái “K10”. Ở 
khu vực Rừng Sác thuộc huyện Nhơn Trạch chuẩn bị lương thực cho lực lượng 
trên về. Cũng thời kỳ này, Trung ương cử nhiều cán bộ về khu vực Bà Rịa dọn 
đường để đón vũ khí từ miền Bắc theo tàu không số chi viện vào. 
Trước tình hình chuyển biến của chiến trường và thực hiện sự chỉ đạo của 
Miền; tỉnh Bà Biên lại được tách ra làm 2 tỉnh: Biên Hòa và Bà Rịa. Tỉnh ủy Biên 
Hòa chuyển về đóng căn cứ tại ngọn Suối Cả thuộc huyện Long Thành. Được sự 
chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Huyện ủy Long Thành chuyển một bộ phận về khu 
rừng Tam An. Bộ phận gián tiếp vẫn đặt tại khu Suối Khế. 
Về phía địch, sau một thời gian bị đánh liên tục, khoảng cuối tháng 1-1964, 
chúng tổ chức họp quân càn quét khu đông lộ 15. Ngày 28-1-1964, 5 giờ sáng, 1 
cánh quân địch từ phía Xuân Lộc hành quân sang Cẩm Đường, 1 cánh quân từ căn 
cứ Nước Trong cũng càn xuống, 1 cánh quân từ quận lỵ Long Thành theo lộ 25 
vào Lộc An, Bình Sơn bọc phía Nam. Âm mưu của địch là bao vây khu vực Suối 
Cả, nơi cơ quan của Tỉnh ủy Biên Hòa đóng. Địch quyết tâm đánh phá khốc liệt 
khu căn cứ của ta. Chúng cho từng toán trực thăng bay thấp dẫn đường cho bộ binh 
tiến vào mục tiêu. Không thấy phản ứng, quân địch hùng hổ lùng sục trong khu 
rừng rậm, ban ngày mở đường, đến đêm gom lại đóng quân. Địch sử dụng pháo 
sáng để máy bay trực thăng từng đợt đến tiếp tế cho bọn lính đi càn. Cuộc càn quét 
sang ngày thứ ba địch vẫn không tìm ra căn cứ cách mạng. Cuộc hành quân với 
quy mô lớn của địch thất bại vì ta đã biết trước và rút đi nơi khác. 
Đến 5 giờ chiều cùng ngày, một tin loan báo trên đài: Sài Gòn có đảo chánh, 
Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh88. Không đầy 3 tháng, 2 cuộc đảo chính nổ 
ra. Nội bộ địch xâu xé, xáo trộn dữ dội. 
Lợi dụng tình hình nội bộ địch khủng khoảng, ta đẩy mạnh phong trào cách 
mạng trên các mặt. Ở Long Thành, phong trào du kích chiến ngày càng phát triển 
mạnh. Khi địch tập trung càn phía đông, thì phía tây có du kích đánh. Lực lượng 
du kích nhân cơ hội lúc địch sơ hở là đánh ngay, đánh chớp nhoáng, đánh xong là 
phân tán rút liền. Bọn lính phải co cụm trong những đồn bót, ban ngày không dám 
đi ra xa sợ du kích bắn tỉa. Bọn lính địch sợ nhất là ban đêm khi đóng ở các rừng 
cao su dễ bị lực lượng di kích tấn công bất cứ lúc nào, phía nào và nhanh chóng 
biến mất. 
Những ấp chiến lược, địch không còn tin tưởng như trước nữa. Xây dựng để 
có con số, nhiều ấp chỉ còn là hình thức. Có hàng rào, có hào nhưng xung quanh 
hàng rào có thể vượt qua bất cứ chỗ nào. Bọn tề xã, tề ấp rút ra bài học xương máu 
“hễ hung hăng làm dữ là bị trừng trị liền không thể thóat khỏi bàn tay của mấy 
ông du kích địa phương”. 
88
 Ngày 30-4-1964 trung tướng Nguyễn Khánh làm đảo chánh lật đổ Dương Văn Minh. Ngày 31-4-1964 
Khánh tuyên bố được hội đồng quân nhân cử làm chủ tịch, kiêm tổng tư lệnh quân đội. 
 120 
Đầu tháng 4-1964, đồng chí Chín Công được cử về xây dựng phong trào ở 
xã Long Hưng. Một tháng sau, chi bộ được thành lập gồm 6 đảng viên do đồng chí 
Lê Thị Quờn làm bí thư. Đây là xã cuối cùng thành lập được chi bộ, các chi bộ ở 
các xã đã kiện toàn. Nhiều xã có chi bộ lên tới 25 đồng chí, 30 đồng chí như Tam 
An, Tam Phước, Bình Sơn,. 
Lực lượng vũ trang của huyện cũng được củng cố và bổ sung. Theo quyết 
định của tỉnh đội Biên Hòa, điều 1 trung đội đặc công tỉnh, rút thêm một số tân 
binh đang huấn luyện trên R về thành lập 3 trung đội đổi tên là đại đội 240 trực 
thuộc tỉnh. Đồng chí Tư Thanh làm đại đội trưởng quân số 130 đồng chí, vũ khí 
được trang bị 1 ĐKZ 75, 1 cối 61 ly, 1 đại liên, 8 trung liên, 12 tiểu liên còn lại là 
súng trường. Ngày 10-4-1964, đại đội 240 xuất phát từ căn cứ Bào Nai xuyên qua 
Bình Sơn, Long Phước vượt quốc lộ 15 về đóng quân tại vùng Phước An, Phước 
Thọ. 
Trong thời gian này, nhằm đẩy mạnh phong trào kháng chiến vùng cao su, 
Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ đạo củng cố Ban cán sự cao su của tỉnh. Lực lượng vũ trang 
cao su được củng cố và phát triển thêm để thành lập đại đội, lấy tên là 207, quân số 
gồm 142 đồng chí, trực thuộc tỉnh chỉ đạo. 
Đến giữa tháng 6-1964, Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông điều tiểu đoàn 800 
về Long Thành. Địa bàn đóng quân đơn vị từ núi Gia Cốp đến ngọn Suối Cả để hỗ 
trợ cho địa phương bao vây tấn công địch, bảo vệ vùng cửa khẩu Bình Sơn, Phước 
Thái. Được trên điều thêm quân về, Huyện ủy Long Thành – Nhơn Trạch liền 
thành lập “Hội đồng cung cấp” gồm 16 người do đồng chí Sáu Thuận phụ trách với 
nhiệm vụ là lo lương thực, thực phẩm cho bộ đội. Các đơn vị của tỉnh, quân khu 
đóng trên địa bàn Long Thành đã tổ chức nhiều trận đánh gây cho địch nhiều tổn 
thất nặng nề89. 
Ngày 20-7-1964, đại đội 207 cao su cùng với tiểu đoàn 800 do đồng chí Đào 
Công Tắc chỉ huy vây đánh đồn An Viễng. Đồn này cách quận lỵ Long Thành 18 
km đường chim bay, cách Bình Sơn 12 km. Bộ đội bao vây, cắt đường tiếp viện rồi 
nổ súng tấn công. Không đầy hai tiếng đồng hồ, bộ đội ta cắt được rào tràn vào phá 
sập đồn, bắt sống và diệt gọn 1 đại đội địa phương quân, thu 64 súng các loại, 
trong đó có 2 trung liên. Đây là trận đánh kết hợp và là trận đánh đầu tiên của đại 
đội 207. 
 Đang lúc quân dân Long Thành phấn khởi mừng chiến công thì Quân khu có 
điện báo chuẩn bị đón vũ khí từ Bắc gửi vào. Đây là một tin vui đối với phong trào 
cách mạng địa phương. Lực lượng vũ trang ngày càng mạnh hơn khi được bổ sung 
thêm lượng vũ khí. 
Trong thời gian này, trên địa bàn Giồng Sắn thuộc Nhơn Trạch xảy ra một 
sự kiện tang thương do địch thảm sát đồng bào. Ngày 27-9-1964, đồng bào các xã 
Phú Hữu, Đại Phước, Giồng Ông Đông, Vĩnh Thanh, Phước Khánh đi kiếm củi 
89
 Ngày 5/7/1964, đại đội 240 phối hợp du kích tấn công trên các hướng lộ 17,19 của huyện Nhơn Trạch, tiêu diệt 25 
tên địch, đốt cháy 2 xe quân sự, thu 24 súng, trong đó có 1 trung liên, 2 tiểu liên còn lại là súng trường tự động. Đây 
là trận mở màn của đại đội 240 kể từ ngày được thành lập. Ngày 7/7/1964, đại đội 240 phối hợp với Đại đội 2 của 
tiểu đoàn 800 cùng du kích địa phương bao vây tấn công đồn Phước Thọ, diệt 1 trung đội lính, thu 27 súng các loại. 
 121 
đăng câu về cùng nhiều ghe thuyền của đồng bào từ miền Tây, Cần Giờ... cặp sông 
Ông Kèo thuộc xã Phú Hữu, chuẩn bị đưa cá, tôm, củi lên bờ. Đột nhiên, máy bay 
của địch xuất hiện, hàng chục đợt, mỗi đợt 3 chiếc, thi nhau cắt bom xuống chỗ 
ghe thuyền đậu đông nhất. Những tiếng nổ khủng khiếp liên tiếp nhau, những cột 
khói cuồn cuộc bốc lên phủ kín một vùng. Những cột nước dâng lên dập xuống, 
làm nhiều ghe thuyền lập úp, vỡ ra từng mảnh. Một cảnh hỗn loạn của người dân 
mà trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em. Mặc cho cảnh tang thương, địch vẫn cho máy 
bay gầm rú, trút từng đợt bom xuống những lớp người đang dắt díu nhau chạy trốn. 
Gần 50 ghe thuyền bị bom đạn phá tan tành, 536 thường dân bị chết và nhiều 
người bị thương. 
Trước tình hình này, Huyện ủy Long Thành cùng Nhơn Trạch kêu gọi người 
dân các các xã tổ chức một cuộc biểu tình ngay tại nơi địch gây ra tội ác. Trên 
1.000 người đến dự. Sau đó, chia thành 3 đoàn lên tỉnh lỵ Biên Hòa, Sài Gòn với 
những bản tố cáo tội ác của địch: “Phản đối hành động giết hại dân lành hàng 
loạt”. Cuộc đấu tranh nổ ra ở 3 nơi, dư luận xôn xao từ Biên Hòa – Sài Gòn và 
nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Sự kiện này đã thu hút được dư luận trong và 
ngoài nước. Một số đoàn nhà báo một số nước ngoài đến hiện trường chụp ảnh, lấy 
tin. 6 giờ sáng ngày 28-9-1964, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và nhiều đài 
báo, thông tấn xã các nước Trung quốc, Đông Âu cực lực tố cáo tội ác của Mỹ 
ngụy trên toàn thế giới90. 
Ngày 29-9-1964, Huyện ủy Long Thành và Nhơn Trạch tổ chức lễ truy điệu 
những người bị địch thảm sát tại Giồng Sắn, đồng thời ra lời kêu gọi nhân dân giúp 
đỡ những gia đình bị nạn. “Nợ máu, địch phải trả bằng máu”, lời kêu gọi của 
Huyện ủy trở thành phong trào của quân dân hai huyện. 
Tại xã Long Tân, du kích phục kích diệt hai tên tay sai gây nhiều tội ác đối 
với dân là tên Thôi, Tư Tẹo. Đồng chí Sơn du kích xã Tam An, vây bắt tên Hòa 
đầu hàng phản bội khi y về địa phương. Tên Hòa hoảng sợ nhảy xuống sông Long 
Điền lặn trốn nhưng không được lâu thì ngoi lên bị đồng chí Sơn tiêu diệt. Trên 
đường đi điều nghiên, đồng chí Bảy Lên, Hai Dũng phát hiện 2 tên Mỹ đi từ phía 
Tổng kho Long Bình đi ra. Bất chấp nguy hiểm vì nơi đây gần đồn bót của địch, 
hai đồng chí bám sát nổ súng tiêu diệt, thu 2 súng vượt cánh đồng Long Hưng, An 
Hòa về căn cứ an toàn. Trong lúc đó, bọn địch điên cuồng vì hai cố vấn Mỹ chết 
ngay ở nơi mà địch cho là an toàn nhất. Chúng điều xe thúc lính lùng sục bắt gần 
100 người dân nhưng sau khi tra khảo, xét hỏi, không bằng chứng, phải thả về. 
Ngày 31-10-1964, đơn vị pháo binh giải phóng (U80 của Miền) do đồng chí 
Lương Văn Nho, Nguyễn Hồng Lâm chỉ huy tập kích hỏa lực vào sân bay Biên 
Hòa gây cho địch tổn thất lớn. Trận pháo kích kéo dài suốt 2 tiếng đồng hồ. 59 
máy bay bị phá hủy trong đó có 21 chiếc thuộc loại ném bom chiến lược B57, 11 
chiếc AD6 và 1 máy bay do thám U2. Diệt 293 tên Mỹ, phá sập 5 dãy nhà kho. 
90
 Ngày 28-9-1964 đài Manila, rồi đài BBC cũng đưa tin về sự kiện ở Giồng Sắn. Huyện ủy Nhơn Trạch đã 
cho xây dựng nhà bia tưởng niệm 536 người dân vô tội bị địch sát hại tại Giồng Sắn. 
 122 
Trận tập kích vào sân bay Biên Hòa là trận đánh phủ đầu trước khi mở chiến 
dịch Bình Giã, trận đánh trả thù cho 536 đồng bào ở Long Thành bị địch ném bom 
giết hại tại ngã ba Giồng Sắn. 
 2. Phối hợp chiến dịch Bình Giã, mở rộng vùng giải phóng 
Tháng 11-1964, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch 
Đông Xuân 1964-1965 (sau gọi là chiến dịch Bình Giã). Long Thành được chọn là 
hướng thứ yếu với nhiệm vụ đóng góp lương thực, thực phẩm, đưa người tham gia 
chiến dịch, đánh vào kho bom Thành Tuy Hạ, thu hút lực lượng địch và chặn đánh 
địch trên quốc lộ 15. 
Trên địa bàn Long Thành, lực lượng vũ trang cách mạng tổ chức nhiều trận 
tấn công vào quân địch. Ngày 15-11-1964, Tiểu đoàn 800 Quân khu miền Đông có 
du kích địa phương dẫn đường đã phục kích đánh chặn đoàn xe cơ giới của địch từ 
Biên Hòa về Vũng Tàu, phá hủy tại trận 12 xe (trong đó có 4 xe thiết giáp), tiêu 
diệt gần 100 tên địch, thu 52 súng các loại. Ngày 16-11, đại đội 240 cùng du kích 3 
xã Long An, Long Phước, Phước Thái đón đánh và diệt toàn bộ đại đội 3 thuộc 
tiểu đoàn 52 của sư đoàn 10 ngụy tại cây số 68, phá 2 xe GMC thu toàn bộ vũ khí. 
Ngày 18-11, đại đội 1 và 2 trung đội thuộc đại đội 2 tiểu đoàn 52 do tên đại úy 
Đàm Bá Sơn chỉ huy càn vào các ấp thuộc xã Long Phước âm mưu đốt phá để trả 
thù cho trận đánh ngày hôm trước. Khi bọn địch mới lọt vào khu vườn Bà Trảo gần 
cây số 67 liền bị lực lượng của đại đội 240, du kích địa phương cùng một bộ phận 
của tiểu đoàn 800 vây đánh. Không đầy 45 phút, bọn địch vỡ chạy. Đàm Bá Sơn 
cùng 1 trung đội mở đường máu chạy thóat về đồn Hàng Dương. Trận đánh càn 
này ta diệt 64 tên, thu 56 súng các loại. Ngày 21-11, Tiểu đoàn 800 lại cùng du 
kích đón đánh địch từ Bà Rịa về. Khi xe của địch đến gần cầu Suối Cả, thì máy bay 
trinh sát của chúng phát hiện lực lượng của ta. Trước tình hình bị lộ, Ban chỉ huy 
hạ lệnh “Gặp xe nào là đánh luôn xe đó, bỏ kế hoạch khóa đầu bọc đuôi”. Kết quả 
trận ta đã phá được 2 xe, 1 GMC và 1 xe thiết giáp, diệt 18 tên địch, thu toàn bộ vũ 
khí, trong đó có 1 khẩu đại liên. 
Ngày 2-12-1964, trung đoàn 1 và trung đoàn 2 của Miền cùng với bộ đội địa 
phương tỉnh Bà Rịa bước vào chiến dịch Bình Giã, với trận đánh mở màn vào ấp 
chiến lược Bình Giã trên lộ số 2. 
Theo kế hoạch phối hợp của Tỉnh ủy, Huyện ủy Long Thành chỉ đạo: “Hội 
đồng cung cấp” đã chuyển về tỉnh 400 tấn lương thực để góp vào chiến dịch. Tại 
khu vực đồi Tâm Tình thuộc xã Phước Thái, tối nào cũng có từ 100 đến 200 dân 
công vận chuyển lương thực, thực phẩm, trong số này có 50 người là đồng bào dân 
tộc thiểu số. Huyện ủy còn cử 1 đại đội dân công hỏa tuyến gồm 120 anh chị em 
do đồng chí Tư Mùi phụ trách. 
Từ An Hòa đến xã Phước Thái trên hướng quốc lộ 15, đồng bào cùng du 
kích làm những chướng ngại vật bằng ô ụ để tạo điều kiện cho bộ đội phá xe cơ 
giới của địch. Ngày 10-12, đại đội 240 do đồng chí Võ Quốc Chánh chỉ huy phối 
hợp du kích xã Tam Phước phục kích chặn đánh đoàn xe của địch từ Biên Hòa về 
tại cây số 48, diệt tại trận 36 tên, phá 3 xe quân sự, thu 29 súng các loại. 
 123 
Ngày 17-12, tiểu đoàn 800 lại cùng du kích các xã Long An, Long Phước, 
Phước Thái phục kích đón đánh đoàn xe địch từ Bà Rịa về. Khi đến Quán Chim, 
đoàn xe của địch ùn lại vì vướng ô ụ chiến đấu, cùng lúc đó mìn nổ, súng từ 2 phía 
bắn lên, nhiều xe của địch bị bốc cháy. Địch cho 1 máy bay đến tiếp cứu bị du kích 
xã Long Phước bắn rơi. Trận đánh kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ, ta đã diệt tại trận 
50 tên, bắt sống 22 tên, phá 7 xe quân sự, bắn rơi 1 máy bay. Ngày hôm sau được 
tin từ quân khu báo về: “Chiến dịch Bình Giã đã kết thúc đợt I. Lực lượng cách 
mạng đã phá hủy 14 xe M113, phá tan chiến thuật “thiết xa vận”, bắn rơi 4 máy 
bay, diệt 107 tên địch, thu 1 đại bác không giật, 2 cối 81 ly, 6 trọng liên, 14 đại 
liên, 5 trung liên, 58 súng trường tự động, 3 vạn viên đạn, 1 bệ phóng hỏa tiễn”. 
Chiến thắng Bình Giã đã làm cho đồng bào Long Thành phấn khởi vui 
mừng. Trên đà thắng lợi, ngày 20-12, đồng chí Hai A - Bí thư Ban cán sự cao su 
cùng du kích lấy xe chở mủ của sở, để tiểu đoàn 800 quân khu cải trang lính nguỵ 
đột kích vào phá đồn Bình Sơn khi chúng mất cảnh giác vào sáng sớm. Không đầy 
20 phút, ta tiêu diệt lực lượng của địch (A16) hoàn toàn, trong đó có tên Thi là 
trưởng đồn. 
Phá đồn Bình Sơn, cửa khẩu hậu cần được mở rộng. Đường tiếp tế lương 
thực, vận chuyển vũ khí cho chiến trường càng thuận tiện. Đêm 22-12, đội dân 
công hỏa tuyến của huyện Long Thành và Nhơn Trạch được lệnh tham gia đoàn tải 
miền Đông đi tải 44 tấn vũ khí mới từ miền Bắc gửi vào qua bến Lộc An để chuẩn 
bị cho bước 2 của chiến dịch. 
Ngày 28-12 sau khi kết thúc đợt một, rút kinh nghiệm Bộ chỉ huy chiến dịch 
Bình Giã mở đợt tấn công lần thứ hai. Bộ đội được bổ sung quân số, vũ khí được 
tăng cường. Bộ đội chủ lực tiến lên bao vây và đánh thẳng vào chi quân sự Đức 
Thạnh. 
Lúc này ở Long Thành và Nhơn Trạch, Huyện ủy tổ chức đợt tòng quân. 
Toàn huyện có tới 240 thanh niên lên đường. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền 
tuyến” Huyện ủy còn tổ chức và phát động cho toàn dân mua công trái phiếu và 
tiếp tục nhiệm vụ đón đánh địch trên quốc lộ 15, không cho địch tiếp viện cho 
Bình Giã. 
Ngày 2-1-1965, đuợc quân báo cung cấp tình hình, Tiểu đoàn 800 cùng với 
lực lượng địa phương đã bố trí phục kích trên quốc lộ 15 từ ngã ba Cầu Hưu đến 
Quán Chim. Vào khoảng 9 giờ, 23 xe của địch từ phía Biên Hòa về đến Cầu Hưu 
thì đụng mìn và lọt vào trận địa phục kích của ta. Hai xe đi đầu bật tung và bốc 
cháy. Địch đổ thêm quân đến tiếp viện, đồng thời cho máy bay ném bom dữ dội 
vào mặt trận của ta. Trận đánh diễn ra ác liệt từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, ta đã 
phá hủy 7 xe quân sự diệt gần 200 tên địch, thu nhiều vũ khí, chặn đường đoàn xe 
của địch, không cho địch đến cứu nguy cho đồng bọn ở Bình Giã. 
Ngày mùng 3-1-1965, Bộ chỉ huy Miền chỉ thị chấm dứt bước 2 của địch. 
Chiến dịch Bình Giã đem lại một chiến thắng to lớn cho quân dân miền Đông Nam 
bộ. Các nơi trong toàn tỉnh, đồng bào cùng cán bộ tổ chức mít tinh mừng chiến 
thắng. 
 124 
Phát huy chiến thắng Bình Giã, Huyện ủy Long Thành phát động phong trào 
đẩy mạnh phá đồn bót địch. Đêm mùng 3 rạng ngày mùng 4, đồng chí Út Mười 
Hai, đồng chí Bạc trực tiếp chỉ đạo lực lượng vũ trang của huyện và du kích 5 xã 
Phước Nguyên, An Lợi, Tam An, Tam Phước, Phước Tân phá đồng loạt các ấp 
chiến lược. Được nội ứng dẫn đường, ta tập kích phá 2 ấp chiến lược ở xã Phước 
Nguyên, phát triển sang phá luôn 3 ấp chiến lược tại An Lợi; xuống Tam An giải 
phóng 2 ấp; về Tam Phước phá 1 ấp. Trong 1 đêm ta đã bắt sống 40 tên dân vệ, thu 
32 súng, diệt 4 tên ác ôn. Ngày 6-3, từ sự phối hợp của nội tuyến, du kích cùng 
đồng bào phá rã toàn bộ ấp chiến lược tại các xã Long Phước, Phước Thái. 
Những cuộc tấn công liên tục của bộ đội quân khu cùng các lực lượng vũ 
trang Long Thành đã làm cho hàng loạt các ấp chiến lược của địch xây dựng suốt 3 
năm (1962-1964) tan rã một cách nhanh chóng. Tình hình đó làm bọn ngụy quân, 
ngụy quyền tại Long Thành hết sức hoang mang, lúng túng. Quận trưởng Long 
Thành Nguyễn Hải Đăng đã hỏi trung úy thuộc quyền : 
- Ông có hiểu tại sao ấp chiến lược mình xây dựng kiên cố như vậy mà vẫn 
bị phá không ? 
Viên trung úy trả lời: 
 - Thưa quận trưởng, ấp chiến lược nó thần thánh ở đâu ấy, chứ ở cái xứ sở 
này nó chẳng có nghĩa lý gì. Việt Cộng nằm ngay ở trong ấp thì làm sao mà tách 
họ được. Ngài nghĩ coi, chủ tịch hội đồng xã, ấp, trưởng dân vệ còn là Việt Cộng 
thì người dân trong ấp sao không phải là Việt Cộng ? 
Nguyễn Hải Đăng nhìn tên trung úy rồi nói bằng một giọng chua chát: 
- Ngay cả ông nữa, giữa ông và tôi, ai biết rõ ai không phải là Việt Cộng. 
 * 
Liên tục trong 3 năm 1962 đến đầu 1964, vừa đánh địch vừa xây dựng lực 
lượng, quân dân Long Thành bằng ba mũi giáp công, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ 
trang tỉnh và quân khu miền Đông, đã làm phá sản âm mưu xây dựng ấp chiến lược 
của Mỹ ngụy trên địa bàn. Đồng thời, quân dân Long Thành hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ một mặt trận phối hợp cho chiến dịch Bình Giã, góp phần cùng với quân 
dân toàn miền Nam làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của 
Mỹ. 
Trước nguy cơ sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn, từ cuối tháng 3-1965, Mỹ 
phải đổ hàng vạn quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam, tiến hành chiến lược 
“chiến tranh cục bộ” mà Long Thành là một trong những địa bàn trọng điểm. Quân 
dân huyện Long Thành lại tiếp tục bước vào vào cuộc chiến đấu đối mặt với quân 
viễn chinh Mỹ và bè lũ tay sai. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_lich_su_dang_bo_huyen_long_thanh_1930_1975.pdf