Bài giảng Nhập môn các loại hình báo chí truyền hình - Nguyễn Thị Quỳnh Đông

Tóm tắt Bài giảng Nhập môn các loại hình báo chí truyền hình - Nguyễn Thị Quỳnh Đông: ...70% lượng thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin có hiệu quả thông điệp cao. PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 2. Đặc trưng truyền đạt và tiếp nhận thông tin: + Người xem thực sự như được trực tiếp chứn...rò chơi truyền hình PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 2. Một vài thể loại truyền hình có tần suất xuất hiện cao Tin, ghi nhanh, tường thuật Phỏng vấn, vox-pop Phóng sự Đối thoại, giao lưu, tọa đàm Phim tài liệu, ký sự Điều tra 3. Một vài dạng thức thể loại/chương trình truyền hình khá...TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : Các dữ liệu khảo sát cho thấy, truyền hình thực tế đang thu hút khán giả Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chương trình truyền hình thực tế vẫn được các nhà tài trợ tiếp tục đầu tư để sản xuất các phiên bản mới. ...

pdf42 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Nhập môn các loại hình báo chí truyền hình - Nguyễn Thị Quỳnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h màu, người ta dựa trên nguyên 
lý ba màu cơ bản. Theo đó, mọi hình ảnh đều có thể phân chia thành 
ba thành phần màu cơ bản là màu đỏ (R), màu xanh (B) và màu lục 
(G). Hay nói cách khác, bất kỳ một màu sắc nào có trong tự nhiên 
cũng đều có thể tạo ra được bằng cách kết hợp ba màu đỏ, xanh 
dương và xanh lục theo những tỷ lệ thích hợp. 
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
3. Nguyên lý truyền hình 
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
Mắt có độ nhạy cao nhất với màu lục 
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
4. Một số khái niệm: 
+ Truyền hình analog (tương tự) 
Là công nghệ truyền hình phổ biến từ khi ra đời đến nay. Truyền hình 
analog còn gọi là truyền hình tương tự vì tín hiệu của nó phát đi, khi 
TV nhận được, giải điều chế sẽ chuyển ra kết quả là tín hiệu tương tự 
như tín hiệu gốc của âm thanh và hình ảnh. 
Tín hiệu gốc được điều chế theo kiểu biến thiên của dòng điện. 
Hạn chế: Tín hiệu bị ảnh hưởng của môi trường, dẫn đến sự sai lệch 
so với tín hiệu gốc: nhòe hình, nhiều hạt..., lãng phí tài nguyên tần số, 
chất lượng hình ảnh trung bình. 
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
4. Một số khái niệm: 
+ Truyền hình digital (số) 
Thông tin trước khi truyền đi đã được mã hóa thành tín hiệu số (0 - 1) 
(không còn là tín hiệu hình sin như truyền hình analog). Tín hiệu số 0 
- 1 này sau đó được điều chế lên thành sóng cao tần phát đi. Truyền 
hình số vệ tinh thì phát tín hiệu qua vệ tinh, truyền hình số mặt đất 
phát tín hiệu từ mặt đất. 
Do các máy thu hình hiện nay là máy thu hình analog nên phải có bộ 
giải mã. 
Công nghệ DTH: Đài truyền hình phát sóng lên vệ tinh, từ vệ tinh tín 
hiệu được truyền về anten parabol của người xem. 
Ưu điểm: Chất lượng hình ảnh, âm thanh hoàn hảo (cũng bị ảnh 
hưởng của thời tiết do truyền trong không khí) và có thể đến với 
vùng sâu, vùng xa 
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
4. Một số khái niệm: 
+ Truyền hình internet (IPtv) 
Tín hiệu được truyền đi trên mạng thông tin toàn cầu internet qua 
giao thức IP. Truyền hình internet hiện có nhiều hình thức. Hình thức 
truyền thống và hình thức dịch vụ sử dụng băng thông rộng. 
Truyền hình internet có thế mạnh tương tác, thế mạnh tùy chọn, và 
có nhiều kênh truyền hình miễn phí. 
Chất lượng đường truyền internet ở Việt Nam chưa ổn định nên loại 
hình này chưa phát triển mạnh ở Việt Nam 
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
4. Một số khái niệm: 
+ Truyền hình cáp: 
Còn gọi là truyền hình hữu tuyến, sử dụng cáp quang, cáp đồng trục 
để truyền tải tín hiệu đến người sử dụng (thuê bao). 
Ưu điểm: chất lượng kỹ thuật tốt, số lượng kênh phong phú, tạo mỹ 
quan cho đô thị, khu dân cư, tính toán được các thống kê về khán 
giả, thu lệ phí, thông tin được 2 chiều. 
Nhưng không phải nơi nào cũng có thể phát triển truyền hình cáp, 
đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng núi. Tín hiệu truyền trực tiếp 
qua dây dẫn nên - trên lý thuyết - không bị ảnh hưởng của thời tiết. 
Nhưng trên thực tế, nhiều kênh nước ngoài được đài của VN đang 
tiếp sóng qua vệ tinh và nén theo chuẩn của riêng mình nên cũng bị 
ảnh hưởng 
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 
1. Đặc trưng ngôn ngữ của truyền hình: 
+ Đặc trưng báo chí truyền hình thể hiện rõ nét ở đặc điểm ngôn ngữ 
báo chí của nó. Hay nói cách khác, đặc trưng báo chí truyền hình thể 
hiện rõ nét ở hệ thống ký hiệu thông tin riêng biệt của loại hình này. 
+ Hiểu thế nào là ngôn ngữ báo chí? 
- Ngôn ngữ là hệ thống những ký hiệu (động tác, lời nói, âm 
thanh, hình ảnh, biểu tượng v.v để nhận thức, tư duy, trao đổi. 
- Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những ký hiệu mà các loại hình 
báo chí dùng để truyền đạt thông tin 
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 
1. Đặc trưng ngôn ngữ của truyền hình: 
+ Báo in chủ yếu sử dụng ngôn ngữ viết (sau này thêm ngôn ngữ ảnh 
và đồ họa, trình bày), phát thanh sử dụng ngôn ngữ âm thanh (lời 
nói, tiếng động hiện trường, âm nhạc) thì truyền hình có lợi thế là 
ngôn ngữ hình ảnh (động) 
+ Ngôn ngữ truyền hình là dạng ký hiệu thông tin mang tính trực 
quan, sinh động, đơn chất. Ngôn ngữ truyền hình ít có sự khác biệt 
giữa ký hiệu thông tin và bản chất sự kiện. 
+ Tất nhiên, truyền hình không chỉ có ngôn ngữ hình ảnh động mà 
còn có ngôn ngữ văn bản và các hình thức ngôn ngữ đồ họa khác. 
Nhưng đặc điểm riêng biệt của truyền hình xuất phát từ ngôn ngữ 
chủ yếu mà nó sử dụng. 
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 
2. Đặc trưng truyền đạt và tiếp nhận thông tin: 
+ Khán giả truyền hình tiếp cận tác phẩm bằng cả thị giác và thính 
giác, trong đó, thị giác chiếm ưu thế chủ đạo. 
+Chính vì có ngôn ngữ hình ảnh động, truyền hình có thể giúp khán 
giả dõi theo các chuyển động, hành động một các liên tục, nên 
truyền hình có ưu thế về sức thuyết phục hơn hẳn các loại hình báo 
chí ra đời trước nó. 
Nhiều nghiên cứu cho thấy 70% lượng thông tin con người thu được 
là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành 
một phương tiện cung cấp thông tin có hiệu quả thông điệp cao. 
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 
2. Đặc trưng truyền đạt và tiếp nhận thông tin: 
+ Người xem thực sự như được trực tiếp chứng kiến sự kiện đó, và 
hiệu quả cảm xúc đạt được là rất cao. 
+ “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp 
những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. 
Đây là lợi thế lớn của truyền hình. 
+ Do hình ảnh động và âm thanh có thể tác động trực tiếp và “dễ 
hiểu” nên truyền hình dễ dàng đến được với nhiều người, ở mọi tầng 
lớp, mọi trình độ. Nếu đại chúng là thuộc tính của ngôn ngữ báo chí 
nói chung, thì ngôn ngữ truyền hình là đại chúng hơn cả. 
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 
2. Đặc trưng truyền đạt và tiếp nhận thông tin: 
+ Truyền hình có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so 
với báo in. Người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận 
qua truyền hình trực tiếp. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 
24/24h trong ngày. Đây là ưu thế của truyền hình so với một số loại 
hình báo chí khác. 
+ Truyền hình cũng đến được với lượng công chúng lớn hơn nhiều 
lần so với báo in. 
+ Với các tính năng kỹ thuật, truyền hình cho phép truyền tải thông 
tin theo quá trình, diễn tiến nên có sức thuyết phục cao. 
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 
3. Đặc trưng sản xuất của truyền hình: 
+ Là đứa con tinh thần của cả một tập thể. 
+ Không chỉ mang đến cho người xem tin tức, truyền hình còn là 
phương tiện chuyển tải nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều chương 
trình giải trí. Do đó, truyền hình trở thành một nhà hát tổng hợp, một 
phương tiện giải trí toàn năng. 
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH 
4. Hạn chế của truyền hình: 
+ Chuyển tải thông tin theo tuyến thời gian. 
+ Hạn chế lượng thông tin lý luận và tư duy trừu tượng. 
+ Hạn chế về điều kiện tiếp thu 
+ Hạn chế về đối tượng 
PHẦN V: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 
1. Hệ thống chương trình truyền hình: 
+ Chương trình thời sự 
+ Chương trình chuyên đề 
+ Chương trình khoa học – giáo dục 
+ Chương trình thể thao 
+ Chương trình thiếu nhi 
+ Chương trình văn nghệ 
+ Chương trình ca nhạc (sân khấu, tạp kỹ) 
+ Chương trình phim truyện 
+ Chương trình trò chơi truyền hình 
+ Chương trình phim tài liệu / phim khoa học 
PHẦN VI: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 
2. Ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình: 
 Tùy theo mức độ phức tạp của chương trình mà các chức danh 
trong ê kíp thực hiện chương trình có ít nhiều khác nhau. Cơ bản có 
thể chia làm hai loại: 
1. Với các chương trình sản xuất có hậu kỳ, có các chức danh: biên 
tập viên, người ghi hình, đạo diễn, kỹ thuật viên dựng hình 
2. Với các chương trình sản xuất theo kiểu lưu động hoặc ghi phối 
hợp (như giao lưu, tọa đàm, trò chơi, cầu truyền hình), êkíp có nhiều 
chức danh như: giám đốc sản xuất, đạo diễn, đạo diễn hình, biên tập, 
ghi hình (3-4 người), người dẫn chương trình, trợ lý, chủ nhiệm, tổ 
chức sản xuất, kỹ thuật viên ánh sáng, âm thanh, mỹ thuật, kỹ thuật 
viên xe màu, kỹ thuật viên dựng hình 
PHẦN VI: Ê KÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 
2. Ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình: 
Vai trò, nhiệm vụ của các chức danh trong êkíp sản xuất chương 
trình: 
 + Giám đốc sản xuất 
 + Đạo diễn (tổng đạo diễn) 
 + Biên tập viên 
 + Đạo diễn hình 
 + Người ghi hình (quay phim) 
 + Dẫn chương trình (MC) 
 + Kỹ thuật viên âm thanh 
 + Kỹ thuật viên ánh sáng 
 + Kỹ thuật viên dựng phim 
 + Tổ chức sản xuất 
 + Chủ nhiệm 
Một số chức danh có thể kiêm nhiệm hoặc thay đổi tùy từng chương 
trình cụ thể: trợ lý, chủ nhiệm, tổ chức sản xuất.. 
PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 
1. Hệ thống thể loại: 
+ Ở một số nước, các nhà nghiên cứu đã xếp các thể loại truyền hình 
thành 5 loại cơ bản: 
- Loại thuyết trình (Lecture) 
- Loại phỏng vấn (Interview) 
- Loại thảo luận (Panel Discusion) 
- Loại kịch bản (Dramatization) 
- Loại sản xuất trực tiếp (Live programme) 
PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 
1. Hệ thống thể loại: 
+ Hiện nay cũng có một số nhà nghiên cứu phân chia các nhóm thể 
loại báo chí truyền hình thành: 
- Nhóm Giao lưu - gặp gỡ ( một số tác giả định danh là nhóm 
hội thoại hoặc nhóm giao tiếp) 
- Nhóm Tạo hình (một số tác giả còn gọi là nhóm Điện ảnh) 
- Nhóm Tạp kỹ và trò chơi truyền hình 
PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 
2. Một vài thể loại truyền hình có tần suất xuất hiện cao 
Tin, ghi nhanh, tường thuật 
Phỏng vấn, vox-pop 
Phóng sự 
Đối thoại, giao lưu, tọa đàm 
Phim tài liệu, ký sự 
Điều tra 
3. Một vài dạng thức thể loại/chương trình truyền hình khác: 
Trò chơi truyền hình (game show) 
Cầu truyền hình 
Tạp chí truyền hình 
Các series chương trình giải trí khác 
PHẦN VII: THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH 
+ Tin truyền hình 
Là thể loại báo chí thuộc nhóm thông tấn, phản ánh những sự 
kiện, sự việc có thật mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra, hoặc 
mới phát hiện, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã 
hội, bằng hình thức ngắn gọn, cô đọng, nhanh chóng, kịp thời 
nhất, được truyền đi hình ảnh động, kết hợp với tiếng nói hoặc 
chữ viết, đồ họa 
+ Phóng sự 
Phóng sự truyền hình là một thể loại thuộc nhóm thông tấn báo 
chí. Phóng sự truyền hình phản ánh sự kiện một cách khách 
quan bằng một ngôn ngữ tổng hợp, trong đó, hình ảnh động là 
chính văn. 
PHẦN VIII: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 
1. Khái niệm 
Truyền hình thực tế là phương thức làm chương trình truyền hình sử 
dụng camera ghi lại những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện thật, ít 
sắp đặt trước trong kịch bản. 
Nhân vật chính trong các chương trình truyền hình thực tế: 
-  Người bình thường, chọn ngẫu nhiên 
-  Những khán giả tự nguyện tham gia 
-  Những khán giả được lựa chọn theo những tiêu chí nào đó cho phù 
hợp với mục đích của từng chương trình. 
Mỗi chương trình truyền hình thực tế có cách tiếp cận nhân vật, lên 
kế hoạch kịch bản và tổ chức ê kíp sản xuất riêng. 
Có thể hiểu, truyền hình thực tế là phương thức làm truyền hình 
người thật việc thật, camera ghi lại diễn biến câu chuyện. Những 
nhân vật (người tham gia) không bị chi phối bởi thao tác ghi hình, 
thậm chí không biết mình đang bị ghi hình. 
PHẦN VIII: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 
2. Lịch sử phát triển: 
Trên thế giới, khởi đầu cách làm truyền hình thực tế xuất phát từ ý 
tưởng một chương trình phát thanh của Đài CBS – Mỹ: Candid 
microphone (micro thu lén). Năm 1948, Allen Funtcho ra đời chương 
trình truyền hình Candid camera (Máy quay lén) ghi lại phản ứng của 
người chơi truyền hình khi họ dính phải những trò chơi khăm. 
Sau đó, vào những năm 1950, xuất hiện trò chơi Beat the Clock và 
Truth or Consequences với các đối thủ cạnh tranh trong các trò chơi 
nguy hiểm và trò chơi khăm. 
PHẦN VIII: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 
2. Lịch sử phát triển: 
+ Chương trình Nightwatch (Gác đêm) năm 1954-1955 
+ Năm 1964, chương trình truyền hình dài tập Seven up 
+ Chương trình thực tế đầu tiên theo hướng hiện đại có thể là 
chương trình An American Family (Một gia đình Mỹ) dài 12 kỳ của đài 
truyền hình PBS được phát sóng năm 1973. 
+ Chương trình COPS (Cớm) phát sóng năm 1989 ở Mỹ 
+ Năm 1996, ở Anh xuất hiện chương trình Changing rooms (Thay đổi 
các căn phòng), quay cảnh các cặp vợ chồng cùng nhau trang trí lại 
ngôi nhà và đây được gọi là những chương trình thực tế đầu tiên theo 
kiểu: “Vượt lên chính mình”. 
+ Bước sang năm 2000, truyền hình thực tế bùng nổ với hàng loạt 
chương trình lớn ra đời, hai chương trình luôn đứng vị trí hàng đầu 
là: Survivor (Người sống sót) và American Idol (Thần tượng Mỹ). 
PHẦN VIII: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 
4. Phân loại: 
Truyền hình thực tế có thể chia ra rất nhiều kiểu khác nhau, trong đó 
có 7 kiểu làm tiêu biểu: 
+ Tư liệu (Documentary) 
+ Thi thố (Eliminatary) 
+ Tìm nghề (Job search) 
+ Vượt lên chính mình (Self- improvement) 
+ Trò chuyện (Talk show) 
+ Quay lén (Hidden cameras) 
+ Chơi khăm (Hoaxes) 
PHẦN VIII: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 
5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : 
Những năm gần đây truyền hình thực tế đã du nhập vào Việt Nam. 
Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa mà một số format chương trình 
phù hợp ở các quốc gia khác lại không thích hợp ở Việt Nam. 
Một số chương trình tiêu biểu: Khởi nghiệp, Phụ nữ thế kỷ 21, Như 
chưa hề có cuộc chia ly của Đài truyền hình Việt Nam Hành trình 
kết nối những trái tim, Kế hoạch gia đình hạnh phúc, Chinh phục 
Everest của Đài truyền hình TP. HCM. 
Truyền hình thực tế đang là “mảnh đất” rộng để các đài truyền hình 
sáng tạo những chương trình mới hấp dẫn người xem bởi yếu tố bất 
ngờ không có trong kịch bản. 
PHẦN VIII: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 
5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : 
Các dữ liệu khảo sát cho thấy, truyền hình thực tế đang thu hút khán 
giả Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chương trình truyền 
hình thực tế vẫn được các nhà tài trợ tiếp tục đầu tư để sản xuất các 
phiên bản mới. 
Việc các đài truyền hình lớn khai thác phương thức làm truyền hình 
thực tế như một quy luật: tìm món ăn mới cho khán giả. 
Đa phần những chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam là các 
chương trình có mua bản quyền những chương trình ăn khách của 
nước ngoài. 
PHẦN VIII: TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ (REALITY TV) 
5. Truyền hình thực tế ở Việt Nam : 
Những chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam có những đóng 
góp nhất định cho phương thức sản xuất mới này: Vượt lên chính 
mình (HTV), Ngày mới (VTV6), Như chưa hề có cuộc chia ly (VTV) là 
những chương trình có ý nghĩa xã hội cao 
Với sự phát triển của công nghệ, việc sản xuất chương trình các 
truyền hình thực tế đang có những thuận lợi trong việc phát triển khả 
năng tương tác với khán giả. 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
1. Phát triển đa dạng: 
1.1. Đa dạng về phương thức truyền tải: 
 Mặt đất (tương tự, số), Cáp, Vệ tinh, Internet. 
1.2. Đa dạng về phương tiện lưu trữ: 
 Băng từ, Ổ cứng, Thẻ nhớ, USB (GB), 
 Đĩa quang (CD, VCD, DVD, HD-DVD, Blu-Ray) 
 Băng từ: 1h, 2h Video 
 DVD: 30’ , 1h Video 
 Blu-Ray 1 lớp (2005) ~ 24 GB: 12-13 h Video 
 Blu-Ray 4 lớp (2008) ~ 100GB: 60h Video 
 Blu-Ray 8 lớp ( sau 2010) ~400GB; 240h Video. 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
1. Phát triển đa dạng: 
1.5. Đa dạng về phương thức sản xuất chương trình: 
+ Dựng tuyến tính (Linear Editing) 
+ Dựng phi tuyến tính (Non-Linear Editing): ES-7, Avid, Sphere, 
Quantel, Video Machine, Canonpus, BMC, 
+ Sản xuất chương trình trên mạng (mạng thời sự VTV, HTV, Hệ thống 
SXCT của một số đài địa phương) 
+ Tương thích với mạng LAN, Internet (IT Compatible) 
1.6. Đa dạng về mô hình tác nghiệp: 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
2. Xu thế hội tụ công nghệ trong truyền hình: 
Truyền hình hiện nay 
+ Cùng một nội dung có nhiều phương tiện truyền tải: Đa dạng 
+ Với một phương tiện: tích hợp nhiều công nghệ, thu được nhiều 
dịch vụ: Hội tụ 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
3. Số hóa truyền hình - một lựa chọn tất yếu: 
TẠI SAO PHẢI CHUYỂN ĐỔI SANG CÔNG NGHỆ SỐ? 
Xét trên mọi phương diện, truyền hình số đồng nghĩa với: tiên 
tiến, tích hợp, tương tác, tiết kiệm (4T). 
Chuyển đổi công nghệ truyền hình từ tương tự sang số đồng 
nghĩa với một cuộc cách mạng. 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
4. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: 
Không cuộc cách mạng nào mà không phải trả giá. Công nghệ 
truyền hình số: có quá nhiều dạng thức (Format) tiêu chuẩn 
(Standards) cho từng ứng dụng, từng công đoạn sản xuất chương 
trình 
Mỗi công đoạn: Tiền kỳ- Hậu kỳ- Truyền dẫn- Phát sóng- Lưu trữ 
Mỗi ứng dụng: Thời sự- Khoa học giáo dục- Ca nhạc- Phim 
truyện 
Không nhất thiết phải sử dụng cùng một dạng thức video, cùng 
một chuẩn nén, tốc độ bit, cùng một cấp chất lượng thiết bị như 
nhau. 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
4. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: 
Do có nhiều tiêu chuẩn, dạng thức, các tổ chức Phát thanh- 
Truyền hình có cơ hội lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với 
điều kiện thực tế của mỗi nước, và với từng ứng dụng sao cho 
hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Song mặt khác cũng gây không ít 
khó khăn cho việc định hướng đầu tư. 
Ví dụ: định hướng đầu tư về: 
+ Công nghệ, thiết bị sản xuất chương trình: (Tiền kỳ, hậu kỳ, 
Video, Audio). 
+ Công nghệ, thiết bị truyền dẫn phát sóng: (Mặt đất, vệ tinh, cáp 
quang, Internet). 
+ Công nghệ, thiết bị tại đầu thu: (TVRO, set-top box, máy thu). 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
4. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: 
Mỗi công đoạn: Sản xuất - truyền dẫn - thu nhận tín hiệu đều có 
những đòi hỏi riêng về nhận thức, về công nghệ, về đầu tư, về 
bước đi trong quá trình quá độ 
Tuy nhiên nếu có thể coi quá trình chuyển đổi công nghệ truyền 
hình từ tương tự sang số là một cuộc cách mạng thì công đoạn 
phát sóng, đặc biệt là phát sóng mặt đất (truyền hình số mặt đất) 
lại là khâu quan trọng nhất, khó khăn nhất. 
Cơ hội tiềm ẩn thách thức, thách thức nảy sinh cơ hội ( Thách 
thức ~ Cạnh tranh ~ Động lực để phát triển ). Thách thức và cơ hội 
đang đặt ra cho ngành truyền hình, đặc biệt là các nhà cung cấp 
dịch vụ thuộc các lĩnh vực truyền thông điện tử 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
4. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: 
Cơ hội: 
 + Đưa truyền hình đến với mọi người, mọi tầng lớp xã hội, mọi 
nơi, mọi lúc, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, bằng mọi phương thức 
(Any One, Any Where, Any Moment, Any Condition, Any Situation, 
Any Medium). 
 + Chưa bao giờ truyền hình phát triển phong phú, đa dạng như 
hiện nay 
- Đa dạng trong phương thức thu xem ( cố định, di động, màn ảnh 
rộng, PC, Handheld,) 
- Đa dạng trong chất lượng dịch vụ, chất lượng kỹ thuật 
- Đáp ứng tối đa mọi đối tượng, mọi thành phần khán giả 
- Ai xem? Xem cái gì? Xem khi nào? 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
4. Truyền hình số – cơ hội và thách thức: 
Thách thức: 
 Nhà cung cấp dịch vụ trên mọi phương tiện, hạ tầng kỹ thuật 
truyền thông (cáp, mặt đất, vệ tinh, điện thoại, Internet,) đều có 
thể cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, internet: Tính cạnh 
tranh! 
Đòi hỏi của người xem ngày càng cao: 
 - Từ thụ động, chấp nhận, dễ thỏa mãn, 
 - Đến tích cực, tìm kiếm, lựa chọn, sàng lọc; 
 - Tiện nghi, tiện ích, thuận tiện; 
 - Mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện; 
 - Dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, rẻ hơn! 
 (easier,quicker,cheaper, and more convenient!) 
 - Thuận tiện đôi khi còn cần hơn cả chất lượng 
PHẦN IX: XU THẾ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH 
Tóm lại, từ công nghệ tương tự sang công nghệ số, ngành truyền 
hình đang phải đối mặt với sự đổi thay: từ một chiều, đơn điệu, riêng 
lẻ sang đa chiều, đa dạng, hội tụ với những cơ hội và thách thức 
đan xen 
Truyền hình số đang là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với 
ngành báo chí truyền hình và cả những người làm dịch vụ kỹ thuật 
truyền hình. 
Đây là một xu thế không thể đảo ngược. Khi chấp nhận bước vào 
sân chơi truyền hình số, đồng nghĩa với việc chấp nhận và thích 
nghi với yêu cầu cạnh tranh. 
Chất lượng nội dung của sản phẩm truyền hình sẽ là yếu tố then 
chốt để giúp những người làm truyền hình tồn tại thông qua việc thu 
hút tối đa khán giả của mình. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_cac_loai_hinh_bao_chi_truyen_hinh_nguyen.pdf