Ứng xử với công chúng - qua phương tiện nghe - nhìn

Tóm tắt Ứng xử với công chúng - qua phương tiện nghe - nhìn: ...ng của thông tin, tham gia viết bài phản ánh, đưa tin, trao đổi, bàn luận các vấn đề xã hội quan tâm. - Ngoài ra, thông tin đại chúng phải là thông tin dễ hiểu, đơn giản và quảng bá. Như vậy, với tư cách là nơi phát tin, các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải có trách nhiệm cao, thá...ó chủ thể (nhà sản xuất) đưa đến khách thể (người tiếp nhận thông tin qua người dẫn chương trình) thì hiện nay, quá trình đó thông qua ba đối tượng (tạm gọi) với hai nhóm công chúng. Ba đối tượng là: Thứ nhất : người dẫn chương trình (hoặc các biên tập viên trong các chương trình chính luận, T...m nay”. - Người chơi hay khách mời trong các chương trình thời sự, chính luận. Khách mời trường quay phần lớn là các chuyên gia các vấn đề mà chương trình dự định. Họ lý giải các vấn đề theo cách nhìn khoa học, sự đánh giá khách quan để mang đến cho công chúng một cách nhìn mới, một nhận biết ...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng xử với công chúng - qua phương tiện nghe - nhìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG XỬ VỚI CÔNG CHÚNG - 
QUA PHƯƠNG TIỆN NGHE - NHÌN 
 ThS. Phạm Đình Lân∗ 
Những tình huống được đưa ra trong bài viết này không nhằm mục đích phê phán mà để chứng minh 
cho một vấn đề cần bàn luận trong hoạt động thông tin đại chúng hiện nay. Bài viết không tham vọng khảo 
sát các phương tiện nghe nhìn mà chủ yếu là phương tiện nhìn trong một số chương trình được công chúng 
quan tâm. 
1. Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2004, của Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Khoa học Xã hội và 
Nhân văn quốc gia đã giải thích thuật ngữ “Ứng xử là có thái độ, hành động lời nói thích hợp trong việc xử 
sự”. Hay nói cách khác là sự phản ứng của con người và sự tác động của người khác trong những tình 
huống xác định. “Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có lựa 
chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng... Những phản ứng này tùy thuộc vào 
trí thức, nhân cách nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất”. 
Theo cách diễn giải về khái niệm này thì ứng xử ban đầu chỉ giới hạn trong quá trình giao tiếp giữa 
con người với nhau, đối thoại với nhau, trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm thỏa mãn sự hiểu biết về các vấn 
đề cuộc sống. Khi xảy ra xung đột, thái độ ứng xử quyết định đến mối quan hệ tương lai tích cực hay là 
tiêu cực. “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lời thông điệp này như nhắc 
nhở mọi người hãy cố gắng ứng xử làm sao cho phải lẽ. Xã hội càng phát triển, thang bậc của con người 
trong đời sống càng phân hóa. Những tác động qua lại của con người với con người, với cộng đồng, với 
đời sống tự nhiên, đời sống xã hội đã làm thay đổi căn bản tư duy truyền thống. Nhiều tác động có khi dẫn 
tới là một hiểm họa, là sự tranh chấp, đôi co mà hai bên không thể giải quyết được. Xã hội cho con người 
no đủ, vươn tới văn minh bằng sự bạo tàn của bàn tay chính con người để khai thác triệt để đời sống tự 
nhiên, làm biến đổi khí hậu buộc con người phải dừng chân, nhìn lại và tìm cách thay đổi hành vi của 
mình. Ứng xử với biến đổi khí hậu tức là ứng xử với đời sống tự nhiên để có thái độ mới, hành động mới. 
Trong vài năm gần đây, biển Đông dậy sóng xuất phát từ lòng tham dẫn đến sự tranh chấp vô lối đã làm 
ảnh hưởng không chỉ một vài quốc gia mà tất cả các quốc gia vùng Đông Nam Á. Như vậy, ứng xử không 
∗
 Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 
chỉ dừng lại, hoặc chỉ diễn ra ở từng cá thể mà nó mang tính cộng đồng, xã hội, giữa các quốc gia với 
nhau, với các vùng lãnh thổ với nhau. 
Và như vậy sự thông thái của con người sẽ trở nên ngu dốt nếu như ứng xử không đúng cách, không 
hợp thời. 
2. Trong đời sống xã hội hiện đại, nhu cầu được thông tin trở nên cần thiết như cơm ăn nước uống 
hàng ngày. Các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, Internet, quảng 
cáo...trở thành người bàn đồng hành của con người trong mọi hoàn cảnh. Các phương tiện truyền thông 
làm cho con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn trong suy nghĩ, tiện lợi hơn trong sự lựa chọn và 
cũng là cảnh giác hơn trong mọi hành vi. Thông tin đại chúng, có điểm chung với các loại thông tin khác 
là trao đổi, chia sẻ sự hiểu biết với nhau, nhưng nó có sự khác biệt, mà ta có thể gọi là nội hàm riêng của 
thông tin đại chúng. Hay nói cách khác thông tin đại chúng phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: 
- Thông tin đại chúng là thông tin cùng một lúc đưa đến cho nhiều người, nhiều lớp người trong xã 
hội. Thông tin đó dù bằng cách này, hay cách khác nhưng trong một thời gian nhất định nó phải đưa đến số 
đông người tiếp nhận. Ví như báo in (nhật báo) có thể đưa đến hàng triệu người đọc trong một ngày phát 
hành. Phát thanh truyền hình, Internet do tính ưu việt của khoa học công nghệ mà cùng một lúc có thể đư 
đến hàng tỷ người, dù ở đâu, đều được tiếp nhận, thậm chí có thể được đồng hành cùng sự kiện (trong 
các chương trình trực tiếp). 
- Thông tin đại chúng là thông tin được ưu tiên hàng đầu từ nhu cầu của công chúng. Thông tin được lựa 
chọn theo nhu cầu của công chúng. Điều này có nghĩa là các cơ quan thông tin không được áp đặt chủ 
quan trong việc cung cấp thông tin cho công chúng. Đây là chuẩn mực, thước đo độ tin cậy, năng lực 
của thông tin. 
- Thông tin đại chúng có khả năng tập hợp dư luận và định hướng dư luận. Thông tin mang tới cho công 
chúng nhận thức mới phù hợp. Từ nhận thức mới để có hành vi đúng, tích cực, tạo thành trào lưu có ý 
nghĩa xã hội. 
- Thông tin đại chúng có sự tham gia rộng rãi của công chúng vào hoạt động của thông tin, tham gia viết 
bài phản ánh, đưa tin, trao đổi, bàn luận các vấn đề xã hội quan tâm. 
- Ngoài ra, thông tin đại chúng phải là thông tin dễ hiểu, đơn giản và quảng bá. 
Như vậy, với tư cách là nơi phát tin, các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải có trách nhiệm 
cao, thái độ tốt trong việc cung cấp thông tin để công chúng (với tư cách là nơi nhận) được tiếp nhận một 
cách đầy đủ và có hiệu quả nhất. 
3. Dưới ánh sáng các Nghị quyết Đại hội Đảng và sự nỗ lực của toàn dân đã làm thay đổi căn bản 
bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân. Các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt các phương 
tiện nghe – nhìn phát triển với tốc độ chóng mặt. Riêng truyền hình, hiện nay đã phủ sóng gần 100% lãnh 
thổ với nhiều kênh, nhiều chương trình khác nhau Trước đây cả nước chỉ có một đài truyền hình và các đài 
địa phương nằm trong một hệ thống, đã làm bá chủ, độc quyền thông tin kênh hình trong nhiều năm. Hiện 
nay, không chỉ đài truyền hình Việt Nam được nâng cấp mở rộng mà nhiều kênh, nhiều đài mới được 
thành lập và từ đó có sự cạnh tranh thông tin với nhau như :Đài truyền hình kỹ thuật số; Trung tâm truyền 
hình TTXVN; Kênh VOV phát thanh có hình; Kênh truyền hình AVG; Trung tâm truyền thông Quân đội 
Nhân dân v.v...Sự bùng nổ và phát triển như trên mới chỉ là bước đi đầu tiên. Trong tương lại không xa, 
phục vụ thông tin kênh hình cho một đất nước gần chín mươi triệu dân đang dự báo những bước đi tới 
mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn,để tiến kịp và hội nhập với ngành truyền hình các nước tiên tiến trong khu 
vực và trên trên thế giới. 
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, các Đài truyền hình cần một nguồn nhân lực tốt, có đủ mọi yêu cầu và tố 
chất của người làm truyền hình. Quá trình cạnh tranh chạy đua chất xám ở các đài trong nước đi ban đầu 
đã thể hiện một thực trạng không lấy gì tốt đẹp, ảnh hưởng không ít đến chất lượng, mục đích thông tin mà 
người “hưởng lợi” tốt lẫn xấu là công chúng. 
Trước đây, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, quá trình truyền thông trên các phương tiện 
nghe – nhìn diễn ra khá đơn giản đến mức đơn điệu. Thông điệp (tác phẩm báo chí) được các phát thanh 
viên, biên tập viên, hoặc dẫn chương trình thể hiện đưa đến công chúng. Cho nên nó tạo ra sự nhàm chán, 
công chúng không có nhiều sự lựa chọn theo yêu cầu của cá nhân. 
Hiện nay, do có sự cạnh tranh, một phần các đài phải tự hạch toán một phần để có nguồn kinh phí 
hoạt động, các nhà tổ chức, quản lý đã liên tục sản xuất ra các chương trình khác nhau để làm mới thông 
tin, phong phú và hấp dẫn. Những chương trình thực tế trong vài năm lại đây như Việt Nam Idol; Cặp đôi 
hoàn hảo; Bước nhảy hoàn vũ; Vietnam's Next Top Model... đã thu hút hàng triệu khán giả. Có người cho 
rằng: Truyền hình thực tế đã đẩy truyền hình truyền thống đi vào quá khứ sớm hơn dự định. Điều đó quả 
thực là không ngoa! . 
4. Theo dõi kỹ các chương trình này chúng ta thấy sự thay đổi căn bản về phương thức sản xuất 
chương trình. Nếu như trước đây chỉ có chủ thể (nhà sản xuất) đưa đến khách thể (người tiếp nhận thông 
tin qua người dẫn chương trình) thì hiện nay, quá trình đó thông qua ba đối tượng (tạm gọi) với hai nhóm 
công chúng. Ba đối tượng là: Thứ nhất : người dẫn chương trình (hoặc các biên tập viên trong các chương 
trình chính luận, Thời sự, hoặc MC (thường gọi) trong các chương trình giải trí. Thứ hai: Người chơi, hay 
người tham gia tọa đàm, chính luận ta thường gọi là khách mời trường quay. Thứ 3: công chúng (bao gồm 
công chúng tham gia trực tiếp trong trường quay và công chúng qua màn ảnh nhỏ). Chúng ta có thể phân 
tích kĩ một số nhánh này như sau: 
- Người dẫn chương trình: Chủ yếu là người được cơ quan truyền thông cử ra chịu trách nhiệm dẫn 
dắt chương trình và điều hành, tiết chế thông tin đúng hướng, đúng thời gian. Thuật ngữ này được gọi tắt 
là MC (Master of Ceremonies), là có khả năng ghép các mảnh rời rạc lại nhau. Chính vì vậy sự bao quát, 
làm chủ trong hoạt động truyền thông của MC là tố chất cần có để tạo nên sự bất ngờ trong quá trình 
chuyển tải thông tin. MC là tâm điểm, là nơi mà ánh mắt của công chúng dừng lại nhiều nhất, tỏ thái độ 
nhiều nhất. Mọi hành vi, cử chỉ, cách ứng xử, ăn mặc, vị trí ngồi, ...đều được công chúng ưu tiên, săm soi, 
nhận xét và comment. Nhiều người dẫn chương trình có kinh nghiệm, họ kể lại, nhiều khi chỉ một động tác 
chỉ tay, cái nhìn không hợp lí thì hôm sau ở quán nước đã thấy người ta bình luận với nhiều cách nhìn khác 
nhau. Một tình huống dưới đây phần nào cũng thấy sự chủ quan của người dẫn trong một chương trình thời 
sự trước 19h của một kênh truyền hình. Anh T, một biên tập viện thuộc hàng “cứng cựa” của nhà đài, tham 
gia chương trình. Trên khán phòng anh ngồi vị trí giữa của ghế salon dài đối diện với khán giả. Anh, mọi 
thứ đều hoàn hảo, chỉ có điều chiều cao khiêm tốn nên khi ngồi xuống salon có đệm lún cho nên toàn bộ 
hình thể của anh bị hạ thấp so với khoảng cách. Đã vậy, anh lại vắt chân phải lên chân trái, camera chiếu 
thẳng nên khi lên hình, hai cái đầu gối kề lên nhau và toàn bộ khuôn mặt của anh nằm trên hai đầu gối 
giống như một bức tranh biếm họa bằng hình. Có lẽ cũng không có nhiều công chúng chú ý các chi tiết 
này, nhưng những người làm nghề, những ai quan tâm vấn đề ứng xử thì quả thực là rất đáng tiếc cho anh 
bởi sự chủ quan của mình làm cho một bộ phận công chúng khó chịu và dĩ nhiên anh “mất điểm”. 
Trong một tình huống khác, MC của một chương trình cuộc thi ca nhạc, là một thanh niên trẻ, nam 
tính, có nhiều fan hâm mộ. Hai người tham gia cuộc thi bao gồm một nam, một nữ. Ca sĩ nữ nhiều tuổi 
hơn ca sĩ nam, tuy nhiên hai người vẫn còn trong độ tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống. Có phải vì thế nên 
trong sức nóng của khán trường, MC buột ra một câu dù trong huống cảnh nào cũng rất nhạy cảm là: Phi 
công trẻ lái máy bay bà già. May thay cô ca sĩ đã nhanh chóng trả lời kèm theo nụ cười rạng rỡ: “Chỉ là chị 
em thôi. Trong quá trình tập luyện, em ấy giúp em rất nhiều mới được như hôm nay”. 
- Người chơi hay khách mời trong các chương trình thời sự, chính luận. Khách mời trường quay phần 
lớn là các chuyên gia các vấn đề mà chương trình dự định. Họ lý giải các vấn đề theo cách nhìn khoa học, 
sự đánh giá khách quan để mang đến cho công chúng một cách nhìn mới, một nhận biết mới. Họ thuyết 
phục công chúng ngoài việc hiểu biết sâu sắc và nghệ thuật diễn giải. Có một số chương trình người chơi 
là Ban Giám khảo, Ban Đánh giá thì đòi hỏi cần phải có ứng xử một cách công tâm hơn. Trong một 
chương trình truyền hình trực tiếp cho cuộc thi âm nhạc cách đây không lâu, một nhà báo được tham dự 
với tư cách là thành viên tổ đánh giá sau mỗi thí sinh đã trình bày xong. Khi MC hỏi nhà báo đánh giá như 
thế nào về sự trình diễn của thí sinh nọ, nhà báo đã nhận xét rằng: “Anh nói thật em, hôm nay em hát dở 
quá”. Có phải vì câu nhận xét quá ư là đá tảng này mà làm thí sinh này vô cùng lúng túng và xấu hổ. Rất 
may, một nhạc sỹ có tên tuổi cũng là thành viên trong tổ đánh giá đã đỡ lời cho thí sinh và anh nhà báo nọ 
bằng một câu ý nhị, nhẹ nhàng như sau: “Ý anh nhà báo muốn nói là đêm nay em hát không được như đêm 
trước”! 
Một câu chuyện vừ mới đi qua nửa năm 2011 là câu chuyện Lượm và chương trình “Người xây tổ 
ấm”, một chương trình có thương hiệu, đi vào lòng người bởi tính nhân văn, đã tốn không biết bao giấy 
mực với nhiều màu sắc khác nhau. Hành trình của câu chuyện hẳn những người quan tâm còn nhớ như in 
với những nhìn nhận đánh giá khác nhau. Có nhóm người nặng lời với các thành viên “Người xây tổ ấm” 
và yêu cầu họ phải xin lỗi công chúng. Có nhóm người coi đó như là một tai nạn nghề nghiệp, mà ngành 
nghề nào chẳng có tai nạn nghề nghiệp chỉ khác là ở mức độ khác nhau mà thôi. Có nhóm người chĩa 
thẳng vào Lượm, là nhân vật chính của sự kiện. Khách quan mà suy xét thì đây là sản phẩm của nhà đài 
(cụ thể là của những người thực hiện của chương trình Người xây tổ ấm), vậy thì họ phải chịu trách nhiệm 
về chất lượng sản phẩm, và từ đó đánh giá năng lực của người làm ra nó. Đặc biệt sản phẩm đó lại là một 
thông điệp truyền thông có tính nhân văn cao, thì vấn đề chất lượng (tính mới, người thực việc thực) 
được coi trọng hàng đầu. Sự việc sẽ rất đơn giản nếu như người làm ra nó sớm nhận thấy trách nhiệm của 
mình để sớm ứng xử một cách kịp thời và thấu đáo. Câu chuyện này là một bài học đáng lưu tâm của 
những người làm truyền thông nói chung và báo chí truyền hình nói riêng. 
5. Những tình huống như vậy xẩy ra không nhiều nhưng nó bộc lộ rõ thiếu tính chuyên nghiệp. Sự quá đà 
trong phát ngôn, những hành vi, cử chỉ để muốn tạo sự khác biệt không thành công đã ảnh hưởng không ít 
đến công chúng. Như trên đã đề cập, trong một số chương trình, công chúng đồng thời cũng là người tham 
gia trên trường quay cho nên không có gì lọt qua tai mắt họ được. Để khắc phục những thiếu sót trên 
chúng tôi đưa ra một số ý kiến sau: 
- Người dẫn chương trình, người chơi khi đã lên hình có nghĩa là đối diện với công chúng, vì thế phải 
tâm niệm rằng mỗi động thái, mỗi phát ngôn là đại diện cho công chúng chứ không phải của cá nhân 
mình. 
- Không nên lạm dụng việc lên hình để đánh bóng tên tuổi bằng những phát ngôn thiếu văn hóa có chủ 
định tạo sự chú ý của công chúng, dẫn đến sự hiểu biết lệch lạc của một bộ phận công chúng. 
- Phải tự kiểm soát mình, từ trang phục đến trang điểm và đặc biệt là khi sức nóng của khán trường tác 
động. Nguyễn Thơ Sinh, cho rằng hiện tượng tư duy vô thức (nonconciousprocess) là một quá trình tư 
duy diễn ra rất đặc biệt khi những đánh giá và kết luận thường đến một cách rất nhanh, đôi khi thiếu 
hẳn những dữ kiện cần thiết. Và, vô thức xã hội chỉ xuất hiện khi các tác nhân môi trường được giới 
thiệu với một cá nhân. Điều này người dẫn chương trình, tham gia chương trình thường mắc phải dẫn 
đến sự quá đà, sự suy diễn không có cơ sở dẫn đến sự hiểu lầm của công chúng. 
- Khi làm nhiệm vụ đưa thông điệp tới công chúng phải nhanh chóng kịp thời thì khi gặp sự cố càng phải 
nhanh chóng, kịp thời. Có như thế mới thể hiện sự tôn trọng công chúng. Công chúng là nơi cung cấp 
thông tin đồng thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm và chính họ là thẩm định thông tin, đánh giá thông tin. 
Tài liệu tham khảo 
1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2010. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
2. Tạ Ngọc Tấn, 2001. Truyền thông đại chúng. NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội. 
3. Nguyễn Thơ Sinh, 2008. Tâm lý xã hội học. NXB Lao Động, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfung_xu_voi_cong_chung_qua_phuong_tien_nghe_nhin.pdf
Ebook liên quan