Tài liệu Nguy cơ tự kỷ - Nguyễn văn thành
Tóm tắt Tài liệu Nguy cơ tự kỷ - Nguyễn văn thành: ... và lấy ra quả banh ». Địa hạt : Khả năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em lấy ra đúng 4 vật, - (+/-) Chỉ lấy ra đúng 1 vật, - (-) Không lấy ra đúng vật nào. TM số 89 : Lắp ráp một hình người Dụng cụ : - Một tấm khung, - 8 phần thân thể của một bé trai. Cách làm : - Đặt tấm khung và 8 p...ai và ngôi ba, - (+/-) Đôi khi lẫn lận tôi, mày, nó, nhưng biết sửa lại, khi có người hỏi. - (-) Thường xuyên dùng mày hay nó, để nói về mình. *TM số 169: Ngôn ngữ có ý nghĩa (Nn) Chấm điểm: - (+) Phân biệt rõ ràng các từ, - (+/-) Phát âm khó hiểu, lẫn lộn từ nầy với từ khác, - (-) Ngôn ng... 31 7) Biết thế nào là Nhiều, Ít 134 32-35 33 8) Biết mình trai hay gái 70 32-38 35 9) Lặp lại câu ngắn 125 33-38 35 10) Lặp lại dãy 2- 3 số 101 34-38 36 Thứ tự sốTM Tuổi phát triển Tuổi trung bình 11) Biết dùng từ Lớn và Nhỏ 27 40-45 42 tháng 12) Gọi tên các hình ảnh 122 40-45...
ận xét ấy, bà mẹ chỉ là một biến số trong một phương trình mà thai nhi cần giải quyết. Ngoài ra, hoàn toàn khác với thai nhi “thông thường, thuộc số đông”, thai nhi có mầm mống tự kỷ không có những xúc động lo âu và khắc khoải về sức khoẻ và vận mệnh của bà mẹ. Sau khi ra khỏi tử cung của bà mẹ, hài nhi cũng chỉ lặp lại một thói tục đã được thai nhi học đi học lại, trong suốt thời gian chín tháng mười ngày. 2) Triệu chúng thứ hai là những điệu bộ và cử động đu đưa qua lại, từ trước ra sau, từ bên phía nầy qua phía bên kia, hay là cúi xuống và ngẩng lên, một cách liên tục và đều đặn. Phải chăng khi làm những điều ấy, hài nhi đang tạo lại cho mình những cảm nghiệm thanh nhàn, vui sướng đã xảy ra cho thai nhi, trong suốt chu kỳ hưng phấn và sảng khoái. 3) Triệu chứng thứ ba là cắn mạnh vào lưng bàn tay và gây ra những thương tích. Trong những lúc bị ngột ngạt và ngưng thở, thai nhi đã có thói quen dùng hai bàn tay làm những cử động múa máy, vẫy qua vẫy lại, hay là cho vào miệng bú mút Càng bú và mút mạnh, thai nhi càng có thêm liều lượng Adrenaline. Lúc bấy giờ, thai nhi chưa có răng. Những cử động ấy không làm thiệt hại bao nhiêu, ngoài những cái lợi thực tiển, có khả năng làm giảm hạ những xúc động căng thẳng. Trái lại, khi hài nhi đã có một vài cái răng, những cử chỉ và bộ điệu bú mút với vận tốc nhanh và mạnh có thể tạo nên những vết thương lở lói và bị nhiễm trùng. 4) Triệu chứng thứ bốn là bám chặt vào những thói quen, những nghi thức, những chương trình. Hệ quả là trẻ em có nguy cơ tự kỷ, dễ bùng nổ, tức giận, khóc la om sòm khi có những thay đổi nhỏ nhặt xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Để hiểu rõ nguồn gốc của triệu chúng nầy, chúng ta hãy đi theo trẻ em, trở lui với cuộc sống trong bào thai, vào những ngày đầu tiên, khi cơ quan trí nhớ ngắn hạn không còn bị phong tỏa và vô hiệu hóa. Sở dĩ như vậy, vì Hệ Miễn Nhiễm của bà mẹ cần phải được tái lập, với bất cứ giá nào, do yêu cầu của tình trạng sức khoẻ của cả hai mẹ con. Sau khi trí nhớ trở lại tình trạng bình thường, thai nhi có mầm mống tự kỷ có thể nhớ tất cả những gì xảy ra, trong cuộc sống hằng ngày của hai mẹ con. Thai nhi có thể tiên liệu, tiên phòng tất cả. Không có gì có thể xảy ra, ngoài thứ tự và chương trình mà thai nhi có thể dự liệu. Chính khả năng ấy tạo ra cho thai nhi một cảm nghiệm “an toàn tuyệt đối, bất khả xâm phạm”. Trẻ em có nguy cơ tự kỷ, khi thoát ra khỏi lòng mẹ, vẫn mang theo những nhu cầu an toàn, ấy được ghi khắc vào sâu trong các tế bào của Não Bộ Hệ Viền. 5) Triệu chứng thứ năm có những liên hệ mật thiết với Khứu và Thính giác. Thứ nhất trẻ em có nguy cơ tự kỷ, thường có xu thế “NGỬI, HÍT”, để tìm lại những dấu vết quen thuộc của mình hay là để kiểm chứng tính chất bất biến và thương hằng thường trụ của người và vật dụng được yêu chuộng. Phải chăng đó là vết tích trong cách làm của thai nhi : dựa vào mùi nồng cay và khó chịu , để tiên liệu sự cố ngột thở và ngưng thở và tìm cách đối phó. Ngoài ra, trẻ em tự kỷ cũng thường có thói quen bịt tai lại, khi nghe những âm thanh thuộc tấn số trầm và thấp, vì đây là những tần số không được ghi nhận trong não bộ đặc trách về thính giác của thai nhi trong tử cung. Vì mới lạ, những tần số nầy bị trẻ em từ chối và loại thải, bằng cách bịt tai lại. Phần thứ Tư : Phương thức Chuyển Hóa Nhằm kết thúc Chương thứ Sáu nầy, tôi cố gắng nối dài lối nhìn của tác giả Douglas M. ARONE, bằng cách sơ phác một vài phương hướng chuyển hóa, nhằm giúp trẻ em có nguy cơ tự kỷ vượt qua những khó khăn của mình, trước khi đi vào giai đoạn 7 tuổi. Suốt thời gian 9 tháng của thai nhi, trong tử cung của bà mẹ, nguy cơ tự kỷ đã được ghi nhận và khắc sâu vào các tế bào thần kinh, thuộc não bộ hệ viền, như những chương trình, trong máy vi tính. Trong lứa tuổi từ 0 dến 7 năm, khi mọi tế bào thuộc hệ thần kinh trung ương còn ở trong tình trạng uyển chuyển, dễ uốn nắn, một số lớn tế bào bị loại thải, vì không còn thích ứng với cuộc sống và nhu cầu hiện tại, do môi trường đòi hỏi. Một số khác, vì thực tế của môi trường, cần đổi mới hay là điều chỉnh lại những chương trình của mình. Một số sau cùng được củng cố và tăng cường, để thực hiện chức năng của mình, một cách hữu hiệu hơn. Một cách đặc biệt, những tế bào thần kinh có chương trình tự kỷ đã được ghi khắc, trong thời gian thai nhi ở trong tử cung, bây giờ cũng phải được tái điều hướng và điều hợp, trong 3 chiều hướng vừa được trình bày. Nếu biết can thiệp một cách hữu hiệu, đúng lúc và đúng với nhu cầu cơ bản của trẻ em, môi trường có thể sáng tạo điều kiện thuận lợi, nhằm giúp trẻ em vượt qua hay là chuyển hóa những nguy cơ tự kỷ của mình. Chúng ta có 3 cách làm: Thứ nhất, chúng ta KHÔNG củng cố và tăng cường những chương trình lo sợ và bất ổn, thuộc chu kỳ phát triển thứ nhất của thai nhi. Tự khắc, một số tế bào sẽ dần dần bị loại thải. Chúng ta không cũng cố, bằng cách loại trừ trong quan hệ giữa chúng ta và trẻ em những lời nói và thái độ tố cáo, kết án, trừng phạt, đánh đập, bôi nhọ, đàn áp... Thứ hai, chúng ta cũng cố và tăng cường tối đa những yếu tố tích cực và năng động, có mặt trong chu kỳ hứng khởi và vui sướng của thai nhi. Nói cách khác, chúng ta có mặt với trẻ em, tạo an toàn cho trẻ em, biết khen thưởng trẻ em, phản ảnh, gọi ra ngoài những xúc động vừa hiện hình trong nội tâm của trẻ em. Ngoài ra, với những sinh hoạt Tâm Vận Động bình thường, chúng ta cho phép trẻ em thực thi những động tác nhảy vọt, quay tròn, leo lên, tuột xuống. Những trò chơi như chiếc đu, chiếc võng, con ngựa gỗ để cưỡi và nhún lui nhún tới cần được trang bị đầy đủ, bằng số lượng cho mỗi lớp học. Những điệu vũ, điệu múa cũng cần được phát huy cho từng nhóm nhỏ. Nói tóm lại, chúng ta thỏa mãn những nhu cầu vận động của trẻ em. Cho phép trẻ em trở lui với chu kỳ hưng phấn và sảng khoái của thai nhi. Sau cùng, chúng ta chuyển hóa những gì là tự động và máy móc, trong mỗi hành vi của trẻ em, bằng cách trở thành một đối tượng vui thích cho trẻ em, có mặt với trẻ em, phản ảnh trẻ em, lặp lại cách phát âm của trẻ em. Nói tóm lại, chúng ta sáng tạo cho trẻ em, vì trẻ em và với trẻ em. Lời nói của Simone Weil đáng được chúng ta chọn làm của mình : « Không phải con đường chúng ta đi đầy tràn khó khăn. Nhưng chính khó khăn phải trở thành con đường đi của chúng ta ». Nói cách khác, chúng ta biến khó khăn thành một tiếng nói thân thương gọi mời chúng ta vươn lên, mở rộng chân trời cho chính mình và cho trẻ em đang có nguy cơ tự kỷ. Sách Tham Khảo : 1-Arone, Douglas M. - The Theorem - O Books 2005, Winchester UK 2-Sách của Schopler, Eric - Profil Psycho-éducatif (PEP-R) - De Boeck et Larcier 1994, Bruxelles Belgique - Stratégies éducatives de l’autisme - Masson, Paris 2002 - Activités d’enseignement pour enfants autistes - Masson, Paris 2001 - L’autisme - P.U. F. Paris 1991 3-Sách của Jonhson, Spencer - Yes or No, the guide to better decisions HarperCollins, New York 1993 - The one minute teacher - HarperCollins, London 2005 4-Sách về Hội Chứng Tự kỷ: - Amy, Marie-Dominique - Comment aider l’enfant autiste - Dunod, Paris 2004 - Aussilloux, Charles - Comment vivre avec une personne autiste - Ed. Josette Lyon, Paris 2005 - Barthelemy, Catherine - L’autisme de l’enfant – La thérapie d’échange et de développement - Expansion S.F. Paris 1995 - Golse, Bernard - Autisme, état des lieux et horizons - Érès, Paris 2005 - Fatherty, Catherine - Asperger, qu’est-ce c’est pour moi - AFD 2005 - Jordan, Rita - Les enfants autistes - Masson, Paris 1997 - Lenoir, Pascal - L’autisme et les troubles du développement psychologique - Masson, Paris 2003 - Nguyễn văn Thành – Trẻ em Tự kỷ - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2006 - Tardif, Carole - L’autisme - Armand Colin, Barcelone 2005 5-Sách về Tâm Vận Động : - Aucouturier, Bernard - La méthode Aucouturier - De Boeck, Bruxelles 2005 - Defontaine, Joel - La Psychomotricité en bandes dessinées - Maloine, Paris 1979 - DE Lièvre, Bruno - La psychomotricité au service de l’enfant - De Boeck, Bruxelles 1993 - Gassier, Jacqueline - A guide to the Psycho-Motor Development of the Child C.Livingstone, New York 1984 - Herren, H - La stimulation psychomotrice du nourrisson - Masson, Paris 1980 - Juhel, Jean-Charles - Favoriser le développement de l’enfant, Psychomotricité et Action éducative - De Meur, A - Psychomotricité, éducation et rééducation - De Boeck, Bruxelles 1991 6-Sách về sư phạm và giáo dục : - Bonnet, Yannik - Les neuf fondamentaux de l’éducation - Presses de La Renaissance, Paris 2002 - Biddulph, Steve - The secret of happy children - Thorsons, London 1984 - Bidduloh, Steveve - More secrets of happy children - Marlowe, New York 2003 - Froehlich, Andreas - La stimulation basale - I.L. Suisse 1987 - Mainardi, Michèle - Relation éducative et handicap mental - E d . Secrétariat Suisse de Pédagogie Curative, Lucerne 1984 Cùng một tác giả Trong Tủ Sách Tình Người, Lausanne Thụy Sĩ : 1. Đường vào Nội Tâm với Phân Tâm Học, 1997 2. Phát huy Nhân Lực, 1998 3. Đối Thoại : Quê Hương Tình Người, 1999 4. Lắng Nghe, 1999 5. Quan hệ Mẹ-Con, 2000 6. Tự Tin, 2000 7. Khung Trời Mở Rộng, 2000 8. Nguyễn Trãi và vấn đề giáo dục con cái, 2001 9. Bản đồ Tâm Lý và Tư Duy sáu màu, 2002 10. Tư Duy và Hành Động, 2002 11. Đồng Cảm để Đồng Hành, 2003 12. Sơn Tinh và Thủy Tinh : Hai con đường một Nước Non, 2003 13. Le projet pédago-éducatif, 1997 Trong Định Hướng Tùng Thư, Strasbourg Pháp : 14. Đối Thoại với các Tôn Giáo, 1998 15. Nguyễn Trãi : Một Tấm Lòng, 2001. Tất cả mọi tác phẩm trên đây đều được nộp lưu chiếu tại hai thư viện Thụy Sĩ : o Bibliothèque Nationale Suisse, Hallwyuistrasse 15, 3003 Berne. o Bibliothèque Cantonale et Universitaire - Lausanne, Place de la Riponne 6, 1000 Lausanne 17. Lời Nói Cuối : YÊU THƯƠNG là một Động Từ « Bất kỳ một câu hỏi nào được nêu lên, Thương yêu là câu trả lời, « Bất kỳ một vấn đề gì xuất hiện, Thương yêu là câu trả lời, « Bất kỳ một cơn bệnh nào đang đe dọa và hoành hành, Thương yêu là câu trả lời, « Bất kỳ một nỗi đớn đau nào đang tiến lại, Thương yêu là câu trả lời, « Bất kỳ một xúc động sợ hãi nào đang trào dâng, Thương yêu là câu trả lời, « Thương yêu luôn luôn là câu trả lời, trong mọi tình hưống, vì chỉ có Thương yêu là Tất Cả ». Tôi xin mượn câu nói của tác giả G. G. JAMPOLSKY để kết thúc cuốn sách bàn về « Nguy Cơ Tự kỷ ». Và câu nói ấy cũng có thể tóm gọn một cách khéo léo, tất cả mọi dự án can thiệp và dạy dỗ, mà tôi đã trình bày, từ trang đầu tiên đến đọan cuối cùng. Thế nhưng, Thương yêu có nghĩa là gì, trong toàn bộ tác phẩm nầy ? Chắc hẳn, đó không phải là một ý niệm thuần đơn, hoàn toàn lý thuyết và trừu tượng. Đó cũng không phải là một câu nói ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Phải chăng đó chỉ là một « ý đồ », mà tôi muốn áp đặt cho kẻ khác, khi chính con người đích thực của tôi đang tràn đầy chất liệu bạo động và kết án, tố cáo và ức chế ? Để cảm nghiệm trong từng tế bào và thớ thịt, thế nào là Thương yêu, chúng ta hãy ngày ngày trở lại với cách làm của Tổ Tiên và Cha Ông : Thương yêu là Trời có khả năng mang ánh sáng và hơi ấm cho con cái. Thương yêu cũng là Đất, có khả năng ấp ủ và vun trồng tình người và tính người đang có mặt trong cõi lòng của trẻ em, mà chúng ta giáo dục và dạy dỗ. Chúng ta hãy làm Trời, để cho trẻ em sống lại chu kỳ hạnh phúc của mình, trong cuộc sống của bào thai. Chúng ta hãy làm Đất, để tạo an toàn tối đa cho trẻ em, khi chu kỳ Lo Sợ đang nổi sóng gió, bão bùng và tràn ngập nội tâm của trẻ em. Thương yêu đích thực và trọn vẹn là một Động Từ, chứ không phải là một ý niệm thuần đơn, một nhãn hiệu khô cằn. Động từ trong Anh ngữ, Pháp ngữ, cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác, thay hình đổi dạng, tùy vào vị trí và thời gian, cũng như tùy vào cảm tình và ý định của mỗi chủ thể. Thương yêu của chúng ta cũng có khả năng chuyển hóa giống như vậy, nếu Thương yêu có mặt trong mọi quan hệ tiếp xúc và trao đổi của chúng ta với trẻ em. Cho dù trẻ em có nguy cơ tự kỷ, đến cấp độ nào chăng nữa, nếu nhận đủ liều luợng và chất lượng Thương yêu của chúng ta, trẻ em sẽ chuyển hóa, trong chiều hướng thành người. Chất lượng Thương yêu có mã lực chuyển hóa, nếu Thương yêu ấy không kết án, trừng phạt, đe dọa, cưỡng chế và loại trừ. Về mặt tích cực, Thương yêu trước hết là XIN chứ không phải là đòi hỏi, đặt điều kiện. Thứ hai Thương yêu là CHO, một cách hồn nhiên và hạnh phúc, những gì đang có mặt trong điều kiện thực tế và thực tại của chúng ta. Thứ ba, Thương yêu là NHẬN những gì trẻ em đang cho, thuộc cây nhà lá vườn của mình. Thậm chí trong tình huống hiện tại, những quà tặng mà trẻ em mang đến cho chúng ta, đang chỉ là những bức họa nguệch ngoạc, những bộ mặt méo xèo hay là những triệu chứng đáng lo ngại. Trong lòng biển mặn bao la của Thương yêu, mọi phế liệu sẽ dần dần được chuyển hóa, bằng cách này hay cách khác. Ngoài ra, quà tặng mà trẻ em mang đến, cũng có thể là những xúc động lo sợ, buồn phiền, tức giận, trầm cảm. Tuy nhiên, đằng sau những xúc động tê liệt và tiêu cực ấy, đang thấp thoáng những lời xin, những thú nhận : « Mẹ ơi, Ba ơi, con đang cần nhưng con không biết con đang cần gì, con không biết gọi tên làm sao. Cách con nói là những tiếng thét la, những điệu bộ, những cử chỉ lắc qua lắc lại ». Sau cùng Thương yêu cũng có nghĩa là Từ Chối, nói Không, khi trẻ em có những hành vi bạo động, đập đánh, hủy hại, hoặc trên chính bản thân mình, hoặc trên một em bé khác. Theo lối nói của Steve BIDDULPH, Thương yêu vừa Cương, vừa Nhu. Vừa biết cho. Nhưng đồng thời, Thương yêu cũng là qui luật, giới hạn hay là cấu trúc, như lối nói thời trang thường được sử dụng, trong lãnh vực giáo dục và sư phạm đương đại. Trong tinh thần và ý hướng ấy, nhằm kết thúc cuốn sách này, sau khi đã khẳng định lối nhìn của mình, tôi xin nghiêm cung và cẩn trọng lắng nghe lời dạy bảo của Tổ Tiên và Cha Ông, trong truyền thống Lạc Hồng : « Con hãy lấy Hạnh của Đất mà sống : Đất bị người người khạc nhổ, nhưng vẫn kết sinh hoa lợi cho người người ấm no. « Con hãy lấy Hạnh của Nước mà sống : Nước chấp nhận mang vào mình vết nhơ của bao nhiêu bàn tay, để đem về tẩy luyện trong lòng Biển Mặn. « Con hãy lấy Hạnh của Khí mà sống : Khí đi vào bên trong lòng mỗi người, để mang dưỡng sinh cho từng tế bào, từng hạt máu, không quên sót một ai. « Con hãy lấy Hạnh của Trời mà sống : Trời ở trên cao thật cao. Nhưng đồng thời, Trời ở dưới thấp thật thấp. Không có Trời, con không có chi hết. Nhưng chính Trời cũng không có chi hết. Trời trống không, để gọi mời con trở thành Diệu Hữu. « Con hãy lấy Hạnh của Lữa mà sống : Ai ấm áp cho bằng Lữa ? Nhưng ai khinh thường Lữa, tự khắc người ấy rước họa vào mình. Lữa không phải là Trời. Nhưng Lữa thay thế Trời, khi con ở trong đêm tối và trải qua những ngày đông lạnh lẽo. « Con hãy lấy Hạnh của Đêm mà sống : Nhờ đêm, một ngày mới bắt đầu trở lại, sau khi nhọc lụy được giấc mơ ủi an, ấp ủ và chuyển hóa. Nhờ Đêm, mắt con mới thấy được rằng : Tên con đã được viết sẵn bằng ánh sao lấp lánh, giữa Đại Duơng Ngân Hà của Vũ Trụ. « Con hãy lấy Hạnh của Mẹ mà sống : Mẹ là người để cho con học thương và học ghét. Thương mà không bị mất mát và bó buộc. Ghét mà không sợ bị loại thải và bỏ rơi. Thương Mẹ, không phải vì Mẹ vô tì tích. Ghét Mẹ, không phải vì Mẹ là tinh yêu ma quái. Trong người Mẹ dễ thương, còn nhiều chỗ, để cho con học ghét. Trong người Mẹ dễ ghét, còn vô số điểm, để cho con học thương. Nhờ biết thương và biết ghét, con mới học được bài học làm người ». Lausanne, Mùa Xuân, tháng hai 2006 Nguyễn Văn Thành DỤNG CỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BẢNG LƯỢNG GIÁ STT Tên dụng cụ I-Dụng cụ mua Tiết mục sử dụng số Tìm mua tại 1. Chai nước xàphòng thổi bóng 1 - 2 -3 - 4 Cửa hàng đồ chơi 2. Khối logic hìnhvuông, tròn, tam giác 5 - 19 20 - 21 - 22 Cửa hàng đồ dùng dạy học (ĐDDH) 3. Ống nhìn vạn hoa,vạn sắc 6 -7 Cửa hàng đồ chơi 4. Chuông 8 Cửa hàng đồ chơi 5. Đất sét côngnghiệp 9 - 11 -12 Cửa hàng ĐDDH 6. Que tính bằng gỗ haynhựa 10 Cửa hàng ĐDDH 7. Rối “găng tay“mèo hay chó 13 - 14 - 16 18 Cửa hàng đồ chơi 8. Muỗng, cốc nước, bànchải răng, khăn giấy 15 Cửa hàng tạp hóa 9. Bảng lắp ráp khung lõm 4hình : gà, dù, bướm, trái lê 23 - 24 Cửa hàng đồ chơi STT Tên dụng cụ I-Dụng cụ mua Tiết mục sử dụng số Tìm mua tại 10. Hình lắp ráp conmèo 4 mảnh 29- 30 Cửa hàng đồ chơi 11. Hình lắp ráp con bò6 mảnh 31 Cửa hàng đồ chơi 12. 5 hình khối và 5 dĩa nhựa có màu khác nhau: đỏ -xanh da trời - xanh lá vàng - trắng 32 - 33 - 34 Cửa hàng ĐDDH. Cửa hàng tạp hóa 13. “Phách”gõ nhịp 35 - 36 Cửa hàng ĐDDH Cửa hàng dụng cụ âm nhạc 14. Quả banh nhựa d = 25cm 43 - 44 - 45 46 - 47 - 48 Cửa hàng đồ chơi 15. Cầu thangkhông tay vịn 49 Tìm bậc thang bất cứ nơi nào 16. Ghế dựa có chiềucao phù hợp 50 Cửa hàng đồ nhựa 17. Chiếc khăn lớn chơitrốn tìm 52 Cửa hàng tạp hóa 18. Ly nhựa đục, hay chiếc khăn dầy. Một đồ chơi cất dấu 53 - 60 Cửa hàng tạp hóa STT Tên dụng cụ I-Dụng cụ mua Tiết mục sử dụng số Tìm mua tại 19. Tấm gươngsoi 54 Cửa hàng tạp hóa 20. Còi 57 - 58 Cửa hàng đồ chơi 21. Kẹo để trong hộpnhựa trong suốt 61 Cửa hàng tạp hóa 22. Dây dù 62 Cửa hàng tạp hóa 23. Xâu hạt cườm có trụ xỏ hay que gỗ. Giấy vẽ. Bút chì màu 63 - 64 - 65 66 - 67 - 68 Cửa hàng ĐDDH 24. Giấy và bút nỉ màu Vẽ sẵn hình con Thỏ – 4 hình cơ bản: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật 71 - 72 - 73 74 - 75 - 76 77 - 78 - 79 84 - 85 Cửa hàng ĐDDH 25. Dùng 9 chữ cái – Chữ hoa H I V D U E Y S 80 - 81 - 82 83 Cửa hàng đồ chơi Bitis Cửa hàng đồ chơi bằng gỗ 26. Giấy và kéocắt 86 Cửa hàng tạp hóa STT Tên dụng cụ I-Dụng cụ mua Tiết mục sử dụng số Tìm mua tại 27. Một bao vải khá rộng + 5 vật dụng: bút chì, khối vuông, quả banh nhỏ, bút nỉ có nắp đậy, tách 87- 88 Cửa hàng ĐDDH Cửa hàng đồ chơi 28. Tấm khung 8 phần thân thể của bé trai: tóc thân, đầu, mình, tay 89 Cửa hàng ĐDDH 29. 12 khối vuông nhỏ bằng gỗ hay nhựa 93 - 94 - 95 96 - 97 Cửa hàng ĐDDH 30. 8 khối vuông cùng màu – 6 con cờ màu đen – 2 hộp nhựa trong suốt 98 - 99 134 Cửa hàng ĐDDH 31. Một chiếc kẹo 3 tấm khăn dầy hay 3 chiếc ly nhựa màu xám đục 108 - 109 Cửa hàng ĐDDH 32. Còi, banh, trống, chìakhóa, cái lược 110 Cửa hàng đồ chơi 33. Một chuôngnhỏ 111 - 112 Cửa hàng đồ chơi STT Tên dụng cụ I-Dụng cụ mua Tiết mục sử dụng số Tìm mua tại 34. Phách gõ nhịp,chuông, muỗng 113 Cửa hàng dụng cụ âm nhạc 35. Cuốn tập hay cuốn sách có hình ảnh 120 - 121 122 - 133 Cửa hàng sách 36. Một trái banh, 1 ly nhựa, chó múa rối, hộp lớn đựng ly 128 - 135 Cửa hàng đồ chơi 37. Thức uống, 2 ly , bánh ngọt, một cái lượt, bọt xà phòng 132 Cửa hàng tạp hoá 38. Chiếc khay hayhộp lớn 141 Cửa hàng tạp hoá STT Tên dụng cụ II-Dụng cụ sáng tạo Tiết mục sử dụng số Cách làm 1. 10 tấm giấy ghi từ sô 1đến số 10 105 Sáng tạo 2. 10 hình ảnh của 5 vật: còi – banh trống – chìa khóa – lược 110 Chụp ảnh vật dụng 3. 12 tấm hình với 4 hình thể khác nhau: vuông - tròn tam giác - thoi Các tấm hình có 3 màu sắc khác nhau: xanh lục đỏ vàng 114 Chụp ảnh các khối đủ màu 4. 7 hình ảnh của 7 vật dụng: chiếc giày, ly nhựa, bàn chảy răng, bút chì, kéo lược 115 - 116 117 - 118 Chụp ảnh 7 vật dụng 5. Sáng tạo 4 từ trên giấy:BÁNH – MỘT BA – ÁO 136 Tự thực hiện 6. Sáng tạo những câu ngắn: Tuyết có áo đẹp Tuyết đã chơi banh Mai ở nhà với cha mẹ và đứa em Mai nhặt trái banh và bỏ vào hộp 137 - 138 139 - 140 Tự thực hiện viết câu trên giấy STT Tên dụng cụ III-Dụng cụ đặt làm Tiết mục sử dụng số Cách làm 1. Mảnh gỗ lắp ráp hình 3 bao tay Trên đó có 3 kích cỡ hình chữ nhật : lớn nhỏ- trung bình 25 - 26 27 - 28 Đặt cửa hàng đồ gỗ 2. Ghế trệt có 4 bánh xe di chuyển (ngồi và di chuyển bằng chân) 51 Đặt làm nơi thợ mộc
File đính kèm:
- tai_lieu_nguy_co_tu_ky_nguyen_van_thanh.pdf