Tài liệu Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

Tóm tắt Tài liệu Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: ...yến hàng không quốc tế cất hạ cánh 4. Cảng hàng không dự bị quốc tế là cảng hàng không phục vụ máy bay tuyến hàng không quốc tế cất hạ cánh trong trường hợp đặc biệt. 5. Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không chủ yếu phục vụ vận chuyển theo tuyến hàng không nội địa nối các trung tâm hành chín...đó là Thu phục vụ hành khách, thu điều hành hạ cất cánh tàu bay, thu cung cấp dịch vụ bổ sung điều hành bay quá cảnh. Nguồn thu của các Cụm cảng chủ yếu là thu nhập hàng không, thu nhập phi hàng không chiếm tỷ trong rất thấp. Thu nhập hàng không phụ thuộc chủ yếu vào số lượng chuyến bay hạ cất cánh,...Phụ lục Phụ lục 1 Sân bay Frankfurt Phụ lục 2 Sơ đồ chung một sân bay Phụ lục 3 Sơ đồ sân bay Orly - Paris Phụ lục 4 Tóm tắt danh mục các công trình cơ bản trong CHK như sau: Stt Loại Công trình A Công trình khu vực bay 1 1 Đường HCC 2 2 Đường HCC đất 3 3 Bảo hiểm sườn 4 4 ...

doc21 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
I. Tổng quan về cảng hàng không, sân bay
Định nghĩa: (Điều 23 luật HKDDVN)
Cảng hàng không là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho tầu bay đI và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để đảm bảo cho tầu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển.
Cấu hình cảng hàng không:
Gồm: Khu vực bay, khu vực kỹ thuật, khu vực thương mại.
a. Khu vực bay:
Khu vực hạ cánh (Landing area): Là phần của khu vực hoạt động (khu vực bay) dùng cho máy bay hạ cánh hay cất cánh.
Khu hoạt động (Manoeuvring area): Là một phần của sân bay dùng cho máy bay cất hạ cánh và lăn, trừ phần sân đỗ máy bay.
Khu vực di chuyển (Movement area): Là phần sân bay dùng cho máy bay cất cánh, hạ cánh và lăn bao gồm cả khu bay và các sân đỗ.
 b. Khu vực kỹ thuật:
Bao gồm các công trình kỹ thuật phục vụ cho bảo dưỡng sửa chữa máy bay; Các công trình kỹ thuật phục vụ cho điều hành chỉ huy bay.
c. Khu vực thương mại:
Bao gồm các công trình kỹ thật phục vụ cho hành khách, hàng hóa
d. Các công trình khác:
Bao gồm các công trình phục vụ cho hoạt động của cảng hàng không sân bay.
Phân loại cảng hàng không, sân bay theo chức năng, sở hữu:
Theo mục đích sử dụng, sở hữu, mỗi cảng hàng không sân bay có 1 hay nhiều chức năng. Có thể liệt kê như sau:
Sân bay quân sự 
Sân bay dân dụng 
Sân bay thử nghiệm 
Sân bay huấn luyện
Sân bay phục vụ cho máy bay sử dụng trong các nhiệm vụ kinh tế quốc dân
Sân bay vận tải hành khách
Sân bay vận tải hàng hóa 
Sân bay trung gian
Sân bay chính 
 Sân bay dự bị 
 Sân bay Nội địa 
 Sân bay Quốc tế 
 Sân bay thường xuyên 
 Sân bay bay hạn chế 
 Sân bay ngày (đêm)
 Sân bay trên mặt đất Sân bay nước
 Sân bay tìm kiếm cứu nạn
 Theo loại tầng phủ đường băng người ta chia sân bay thành: sân bay có tầng phủ nhân tạo, sân bay đất.
 Theo sở hữu cảng hàng không sân bay: Căn cứ vào sở hữu sân bay có thể phân loại: Sân bay tư nhân, sân bay chính phủ, sân bay sở hữu hỗn hợp. 
Phân loại cảng hàng không, sân bay theo quy mô:
Cảng hàng không:
Người ta thường phân loại của cấp cảng hàng không theo số lượng hành khách chuyên chở theo thiết kế của cảng hàng không. Đó là số lượng hành khách thông qua cảng trong năm, gồm hành khách bay đến và bay đi (kể cả quá cảnh) theo kế hoạch trong một năm của sân bay. Hiện chưa có qui định thống nhất cấp cảng hàng không quốc tế theo tiêu chuẩn này. 
Có thể tham khảo phân loại cảng hàng không với các cấp theo lưu lượng hành khách như sau: 
Cảng Hàng không cấp 1: Phục vụ lưu lượng hành khách từ 2.000.000 hk/năm-4.000.000 hk/năm. 
Cảng Hàng không cấp 2 : Phục vụ lưu lượng hành khách từ 1.000.000 đến dưới 2.000.000 hk/năm . 
Cảng Hàng không cấp 3 : Phục vụ lưu lượng hành khách từ 25.000 đến dưới 1.000.000 hk/năm.
Cảng hàng không địa phương ( sân bay dịch vụ): Phục vụ lưu lượng hành khách dưới 25.000 hk/năm. 
Sân bay:
Theo ANNEX 14 của ICAO: Sân bay được phân cấp theo mã hiệu phụ thuộc vào kích thước của đường băng sân bay.
Mã hiệu bao gồm hai thành phần: Phần số và phần chữ.
Thành phần một là "số" dựa trên cơ sở chiều dài dải bay tính toán cho một loại máy bay.
Thành phần hai là " chữ" dựa vào sải cánh máy bay và khoảng cách giữa các bánh ngoài của hai càng chính.
Giới thiệu hệ thống sân bay Việt Nam:
Trong quy hoạch mạng Cảng hàng không sân bay dân dụng toàn quốc hiện nay nước ta có 52 cảng hàng không sân bay dân dụng trong mạng quy hoạch, trong đó có 28 sân bay cơ bản (Cảng hàng không) và 24 sân bay dịch vụ. Trong đó có 3 sân bay quốc tế và 3 sân bay dự bị quốc tế.
Hiện nay ở nước ta có thể phân biệt các loại sân bay với các chức năng (dân dụng) như sau:
1. Sân bay cơ bản: là các sân bay đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá, dung lượng vận chuyển hành khách lớn hơn 25.000 hành khách/năm. Loại sân bay này thông thường có kế hoạch bay thường kì. Có thể gọi là Cảng Hàng không (CHK)
2. Sân bay dịch vụ: là các sân bay có số khách dưới 25.000 hành khách/năm, đáp ứng một số nhu cầu khác như:
+ Dịch vụ y tế, cứu trợ nhân đạo, phòng chống thiên tai 
+ Huấn luyện, thể thao cho các câu lạc bộ hàng không
+ Bay phục vụ các dịch vụ taxi
+ Chụp ảnh, thăm dò khoáng sản, v.v...
Phân biệt Sân bay (Cảng Hàng không) theo tuyến hàng không (đường bay) như sau:
Quốc tế, Nội địa và Địa phương
Loại sân bay (Cảng Hàng không) phụ thuộc vào loại tuyến hàng không mà nó phục vụ.
(Tuyến Hàng không - Đường bay, là khoảng không gian quy định ở phía trên mặt đất như một hành lang cho phép máy bay bay trong trong phạm vi đó. Tuyến Hàng không được chia thành tuyến hàng không quốc tế, nội địa và tuyến Hàng không địa phương)
3. Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ máy bay tuyến hàng không quốc tế cất hạ cánh
4. Cảng hàng không dự bị quốc tế là cảng hàng không phục vụ máy bay tuyến hàng không quốc tế cất hạ cánh trong trường hợp đặc biệt. 
5. Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không chủ yếu phục vụ vận chuyển theo tuyến hàng không nội địa nối các trung tâm hành chính và văn hóa lớn của đất nước.
6. Cảng hàng không địa phương (Sân bay dịch vụ) chủ yếu phục vụ vận tải theo đường hàng không địa phương nối các điểm dân cư. 
Việt Nam hiện có 3 sân bay quốc tế đang hoạt động: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. 
II. Quản lý cảng hàng không, sân bay
Cấp phép khai thác cảng hàng không, sân bay:
Điều 26 Luật HKDDVN quy định:
 . Người xin cấp phép phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chuyên môn, tổ chức khai thác, trang bị, thiết bị và các yếu tố cần thiết khác để đảm bảo an toàn hàng không. Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cảng hàng không sân bay và các vùng phụ cận bảo đảm an toàn cho hoạt động của tầu bay.
. Giấy phép khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông cấp, có thời hạn và có thể bị thu hồi.
Quản lý nhà nước tại cảng hàng không sân bay:
Điều 27, 28 Luật HKDDVN quy định:
Cơ quan quản lý nhà nước về HKDD tại cảng hàng không sân bay là Cảng vụ hàng không, được Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn. Chính phủ ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan hoạt động tại cảng hàng không sân bay. UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp công tác với Giám đốc cảng vụ.
III. Khai thác cảng hàng không, sân bay
Có thể chia việc tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay thành 3 lĩnh vực: Khai thác dịch vụ bay, Khai thác dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không và khai thác dịch vụ phi hàng không.
Khai thác dịch vụ bay:
Là việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ và quản lý hạ cất cánh trong phạm vi sân bay.
Khai thác dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không:
Là việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ kỹ thuật máy bay, phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện.
Khai thác dịch vụ phi hàng không:
Là việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động cho cảng hàng không sân bay.
Khai thác dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không tại cảng hàng không, sân bay
Phục vụ hành khách: bao gồm phục vụ hành khách đi, đến, khách chuyển tiếp (transit).
Phục vụ hành lý: bao gồm phục vụ hành lý đi, đến, hành lý chuyển tiếp (transit).
Phục vụ hàng hóa.
Phục vụ bưu kiện (mail).
Kiểm soát tải máy bay.
Bốc dỡ, chất xếp, cân bằng trọng tải máy bay.
Phục vụ sân đỗ (ramp): Thang, điện, nước sạch, khởi động khí, vệ sinh, điều hòa không khí, kéo dắt máy bay
Tra nạp nhiên liệu.
IV, Tài chính cảng hàng không, sân bay:
Doanh thu.
Doanh thu của các CCHK bao gồm doanh thu từ hoạt động công ích, hoạt dộng SXKD và các hoạt động khác 
Doanh thu từ hoạt động công ích các Cụm cảng HK gồm :
+ Thu phục vụ điều hành cất hạ cánh tàu bay
+ Thu sử dụng sân đậu tàu bay
+ Thu phục vụ hành khách
+ Thu phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất.
+ Thu nhượng quyền khai thác
+ Thu cung cấp dịch vụ bổ sung điều hành bay quá cảnh
+ Thu cho thuê các trang thiết bị chuyên ngành
+ Thu cho thuê mặt bằng tại nhà ga, mặt bằng quảng cáo...
+ Thu soi chiếu an ninh
+ Các khoản thu khác....
Trong đó các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn đối với các Cụm cảng đó là Thu phục vụ hành khách, thu điều hành hạ cất cánh tàu bay, thu cung cấp dịch vụ bổ sung điều hành bay quá cảnh. Nguồn thu của các Cụm cảng chủ yếu là thu nhập hàng không, thu nhập phi hàng không chiếm tỷ trong rất thấp. Thu nhập hàng không phụ thuộc chủ yếu vào số lượng chuyến bay hạ cất cánh, số lượng hành khách và hành lý thông qua nhà ga. 
Doanh thu hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác : áp dụng như quy định đối với các DNNN hoạt động kinh doanh.
2. Chi phí:
Chi phí hoạt động công ích của các Cụm cảng hàng không bao gồm :
+ Chi phí tiền lương, phụ cấp, an toàn HK, BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Chi phí nhiên liệu, động lực, điện nước.
+ Chi phí sửa chữa TSCĐ
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi mua sắm công cụ dụng cụ
+ Chi phí quản lý, đảm bảo hoạt động
+ Chi đào tạo, nghiên cứu ứng dụng KHKT
+ Chi khác
Trong tổng chi phí của các Cụm cảng thì các chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu là : chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí tiền lương, phụ cấp và chi phí quản lý đảm bảo hoạt động.
Chi phí hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác : áp dụng như quy định đối với các DNNN hoạt động kinh doanh.
3. Quản lý thu - chi tài chính của các CCHK
- Các CCHK được sử dụng doanh thu để bù đắp chi phí trong đó : Doanh thu từ hoạt động công ích dùng để bù đắp chi phí hoạt động công ích, các khoản thuế phải nộp theo luật định. Doanh thu hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác dùng để bù đắp giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ, các chi phí khác, thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải có sổ kế toán, hạch toán riêng doanh thu, chi phí và kết quả tài chính của hoạt động này. 
4. Xử lý kết quả tài chính 
Lợi nhuận thực hiện trong năm của hoạt động công ích được phân phối theo thứ tự sau:
+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.
+ Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp NSNN, vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
+ Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
+ Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản trên doanh nghiệp được trích lập các quỹ:
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Phần lợi nhuận của hoạt động kinh doanh được xử lý như sau : Trích vào Quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính.
5. Tạo lập và huy động vốn của CCHK.
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp 
Nguồn vốn vay
Nguồn vốn tự bổ sung
6.Các chế độ tài chính đặc thù của CCHKVN.
Chế độ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Chế độ trích thưởng An toàn Hàng không tính vào chi phí.
Chế độ chi trang phục ngành
7. Hiệu quả hoạt động CCHK	
Khái niệm về hiệu qủa kinh tế cảng HK.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh dược đánh giá trên 2 lĩnh vực: kinh tế và xã hội. ở đậy chỉ đề cập hiệu quả về mặt kinh tế.
Hiệu quả kinh tế (hiệu xuất) được thể hiện qua kết quả kinh doanh cảng HK.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế CHK.
2.1- Theo quy định của ICAO 
2.2- Theo chế độ tài chớnh, kế toỏn Việt Nam 
8. Chính sách quản lý Giá, Phí tại CCHK VN
Nguyên tắc xây dựng giá tại CHK
Quản lý nhà nước về giá dịch vụ tại CHK
Tài liệu giảng dạy:
Phụ lục
Phụ lục 1
Sân bay Frankfurt
Phụ lục 2
Sơ đồ chung một sân bay
Phụ lục 3
Sơ đồ sân bay Orly - Paris
Phụ lục 4
Tóm tắt danh mục các công trình cơ bản trong CHK như sau:
Stt
Loại
Công trình
A
Công trình khu vực bay
1
1
Đường HCC 
2
2
Đường HCC đất 
3
3
Bảo hiểm sườn
4
4
Bảo hiểm đầu 
5
5
Khu phẳng 
6
6
Đường lăn chính 
7
7
Lề chuyển tiếp của đường lăn chính
8
8
Lề bảo hiểm của đường lăn chính.
9
9
Đường lăn nối, đường lăn tắt.
10
10
Đường lăn cao tốc.
11
11
Sân đỗ 
12
12
Sân ga hành khách
13
13
Sân ga hàng hoá 
14
14
Bãi rửa máy bay 
15
15
Sân trước hăng ga 
16
16
Sân thử, chỉnh từ cho thiết bị trên m/b
17
17
Sân phục vụ định kỳ m/b
B
Khu phục vụ - kỹ thuật thương mại
18
1
Trạm chỉ huy điều hành bay 
19
2
Trạm điều hành xuất phát
20
3
Trạm khí tượng 
21
4
Trạm vô tuyến dẫn đường xa 
22
5
Trạm vô tuyến dẫn đường gần
23
6
Ra đa dẫn đường 
24
7
Ra đa dẫn hạ độ cao
25
8
Đài chỉ chuẩn 
26
9
Đài chỉ huy HCC
27
10
Xe đèn chiếu và xe đèn đêm 
28
11
Bãi ăng ten trạm thu vô tuyến 
29
12
Bãi ăng ten trạm phát vô tuyến
30
13
Nhà ga hành khách 
31
14
Khách sạn hành khách 
32
15
Phân xưởng chế biến suất ăn mang theo
33
16
Quảng trưởng trước nhà ga
34
18
Kho hàng hoá 
35
19
Sân kho hàng 
36
20
Nhà xử lí bưu kiện 
37
21
Nhà hăng ga sửa chữa máy bay
38
22
Nhà sản xuất 
39
23
Nhà công nhân 
40
24
Trạm cứu hoả 
41
25
Ga ra xe chuyên dụng 
42
26
Trạm phục vụ sân bay
43
27
Kho vật tư
44
28
Bãi xây dựng 
45
29
Trung tâm cấp nhiệt 
46
30
Bãi đỗ các loại xe chuyên dụng 
47
31
Trung tâm cấp điện thường xuyên 
48
32
Trung tâm cấp điện dự phòng 
49
33
Kho nhiên liệu dự trữ 
50
34
Kho nhiên liệu tiêu hao
51
35
Kho vật tư hàng không dự trữ 
52
36
Kho vật tư hàng không tiêu hao
53
37
Kho thiết bị hàng không khác 
C
Các công trình phục vụ khác: 
54
1
Nhà điều hành Cảng Hàng không 
55
2
Trung tâm thông tin và tính toán 
56
3
Nhà nghỉ của đoàn bay 
57
4
Nhà ăn 
58
5
Nhà văn hoá, thể thao
59
6
Sân vận động 
60
7
Bệnh xá 
61
8
Khu gia đình cán bộ CNV.
D
Mạng lưới đường giao thông 
62
1
Đường từ thành phố vào Cảng Hàng không 
63
2
Đường bộ nội bộ 
64
3
Đường sắt nội bộ 
 E
Công trình bảo vệ, môi trường
65
1
Cây xanh 
66
2
Rào chắn, tường rào
67
3
Hệ thống mương thoát nước 
68
4
Hồ điều hoà nước.
Phụ lục 5
Mã hiệu sân bay
Thành phần 1
Thành phần 2
Mã số
Chiều dài dải bay chuẩn cho máy bay 
Mã chữ
Sải cánh máy bay 
Khoảng cách bánh ngoài của càng chính(a)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Nhỏ hơn 800 m
A
Dưới 15 m
Dưới 4,5 m
2
Từ 800 m đến
dưới 1200 m
B
Từ 15 m đến
dưới 24 m
Từ 4,5 m đến
dưới 6 m
3
Từ 1200 m đến
dưới 1800 m
C
Từ 24 m đến
dưới 36 m
Từ 6 m đến
dưới 9 m
4
Bằng và lớn 
hơn 1800 m
D
Từ 36 m đến
dưới 52 m
Từ 9 m đến
dưới 14 m
E
Từ 52 m đến
dưới 65 m
Từ 9 m đến
dưới 14 m
F
Từ 65 m đến 
dưới 80 m
Từ 14 m đến
dưới 16 m
Khoảng cách giữa mép ngoài của các bánh ngoài của 2 càng chính.
Phụ lục 6
Sơ đồ nhà ga sân bay Nội Bài
Phụlục7 
Phụ lục 8 
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế CHK.
1- Theo quy định của ICAO : Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của CHK được ICAO công bố rộng rói trong cỏc tài liệu cũng như bản tin lưu hành trên toàn thế giới bao gồm các chỉ tiêu sau :
- Nhúm 1 : Chi phớ .
	+ Tổng chi phí cho mỗi đơn vị tải (WLU). 
Trong đó WLU (Work Load Unit) là một đơn vị có tính chất quy đổi dùng để đo sản lượng phục vụ vận chuyển chung cho cả hành khách, hành lý, hàng hoỏ và bưu kiện. Một WLU tương đương với một hành khách tại nhà ga hay 100 kg hàng hoá hay bưu kiện được xử lý.
- Nhóm 2 : Năng suất lao động.
	+ Tổng thu nhập trờn mỗi nhõn viờn.
	+ Lợi nhuận trờn mỗi nhõn viờn.
	+ Số đơn vị tải trên mỗi nhân viên.
- Nhóm 3 : Hiệu quả vốn đầu tư.
	+ Tổng thu nhập trờn tổng giỏ trị tài sản.
	+ Số đơn vị tải trên tổng giá trị tài sản.
- Nhóm 4 : Năng lực tạo thu nhập.
	+ Tổng thu nhập cho mỗi đơn vị tải.
	+ Thu nhập hàng không (hoặc phi hàng không) cho mỗi đơn vị tải.
- Nhóm 5 : Khả năng sinh lời.
	+ Lợi nhuận trên mỗi đơn vị tải.
	+ Tỷ số thu/chi.
2- Theo chế độ tài chính, kế toán Việt Nam : Việt Nam không quy định hệ thống chỉ tiêu đánh giá riêng cho từng lĩnh vực hay ngành nghề hoạt động, vỡ vậy khụng cú hệ thống chỉ tiờu đánh giá riêng cho các CHK. Một số chỉ tiêu được áp dụng thống nhất trong chế độ báo cáo tài chính của Việt Nam là :
- Nhóm 1 : Khả năng thanh toán.
	+ Khả năng thanh toán hiện hành.
	+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
	+ Khả năng thanh toán nhanh.
	+ Khả năng thanh toán nợ dài hạn.
- Nhúm 2 : Tỷ suất sinh lời.
	+ Tỷ suất lợi nhuận trờn doanh thu.
	+ Tỷ suất lợi nhuận trờn tổng tài sản.
	+ Tỷ suất lợi nhuận trờn nguồn vốn chủ sở hữu.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_quan_ly_khai_thac_cang_hang_khong_san_bay.doc