Tài liệu Răng hàm mặt - Nông Ngọc Thảo
Tóm tắt Tài liệu Răng hàm mặt - Nông Ngọc Thảo: ... (dưới cắm, dưới hàm...) 3.2.3. Tại chỗ Đau răng tự nhiên, liên tục kéo dài, chỉ có lúc dịu đau chứ không hết hẳn đau. Răng thường lung lay, chồi cao, gõ đọc rất đau, khi nhai chạm vào răng đối diện cũng đau. Thử tuỷ: Tủy mất cảm giác. Mô lỏng lẻo xung quanh răng phù nề, xung huyết. 3.2.... trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Sốt cao hoặc nhiệt độ 48 không tăng do tình trạng mạch nhiệt phân ly, mạch nhanh > 120 lần/phút, mạch nhỏ, khó bắt. Có albumin niệu, trụ niệu, thiểu niệu hoặc vô niệu. Mặt nhợt nhạt, vật vã, mê sảng, đau đớn. 4.3.3. Tiến triển và biến chứng Nếu khôn...mềm: Khe hở từ lưỡi gà tới bờ sau vòm miệng cứng - Khe hở vòm miệng cứng: Khe hở từ lưỡi gà qua toàn bộ vòm miệng mềm tới một phần hoặc toàn bộ vòm miệng cứng - Khe hở vòm miệng toàn bộ phối hợp: Khe hở thông suất từ ngoài vào trong bao gồm cả môi, vòm miệng cứng, vòm miệng mềm - Khe hở vò...
h răng miệng cho trẻ. - Phát hiện những bất thường về răng miệng. Hình thức giáo dục - Tổ chức những chiến dịch vận động cho sức khoẻ răng miệng. - Giáo dục tại các trường phổ thông cơ sở. - Giáo dục tại các phòng khám nha khoa cộng đồng. - Giáo dục tại phòng khám thai sản. - Giáo dục qua các kênh thông tin đại chúng. 2.2. Các biện pháp phòng bệnh tung miệng 2.2.1. Các biện pháp phòng bệnh sâu răng Dựa vào những hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh sâu răng (xem bài bệnh sâu răng) các nhà khoa học đề ra những biện pháp phòng bệnh sâu răng theo các hướng sau: Giảm mảng bám vi khuẩn: Có 3 phương pháp làm giảm mảng bám răng. Phương pháp cơ học: Làm sạch răng bằng bàn chải, dùng chỉ tơ nha khoa, tăm nha khoa. Phương pháp hoá học: Xúc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn: Listerin, Colgate Plax, Clohexidine l%; nước muối.... Phương pháp sinh học: Đề xuất việc dùng vacxin phòng sâu răng. 75 Tăng cường sức đề kháng của răng: Men răng được hình thành và phát triển trong điều kiện dinh dưỡng tốt, đủ sinh tố và muối khoáng, đặc biệt là các yếu tố vi lượng thì sẽ có sức đề kháng tốt, chống được sâu răng. Yếu tố vi lượng quan trọng nhất đối với men răng là Fluor. Tác dụng của Fluor: Tăng cường sức đề kháng của men răng. Kháng khuẩn tại chỗ, có tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao. Các biện pháp sử dụng Fluor: Bổ sung Fluor theo đường toàn thân: Có tác dụng tốt đối với cả răng đang hình thành và răng đã mọc. Có 4 cách sử dụng: + Fluor hoá nước máy công cộng: Nồng độ tối ưu trong nước là: 0,7 ± 0,1 ppm, tối đa là 1 ppm (l phần triệu). Biện pháp này có nhiều ưu điểm: Rẻ tiền, hữu hiệu và công bằng nhất cho mọi người trong một cộng đồng; An toàn, dễ kiểm soát; Không đòi hỏi sự hợp tác của người sử dụng; Lợi ích của thuốc có tác dụng kéo dài, liên tục. Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng từ năm 1991, sau 3 năm, tỉ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi giảm 30%. + Fluor hoá nước uống ở trường học: Dùng cho những nơi không có hệ thống cung cấp nước máy công cộng. Nhược điểm: Khó kiểm soát nồng độ thuốc. + Bổ xung Fluor cho chế độ ăn hàng ngày bằng viên Fluor. Dùng cho trẻ 0 đến 16 tuổi ở những nơi có nồng độ Fluor trong nước thấp (cần có sự hướng dẫn cụ thể của nhân viên y tế). Ngoài ra còn có thể bổ sung Fluor ở các dạng như giọt, Fluor vitamin. + Fluor hoá muối ăn: Có nhiều vùng ở Trung Quốc áp dụng biện pháp này. Biện pháp này chưa được nghiên cứu và sử dụng tại Việt Nam. - Các biện pháp sử dụng Fluor bổ xung tại chỗ: Dùng kem đánh răng có Fluor (hàm lượng # 1000 ppm). Hoặc sử dụng dung dịch có FNa 20/00 xúc miệng 1 lần/tuần. Hoặc bôi Fluor trực tiếp trên bề mặt răng. Ngoài ra, cần thay đổi hoặc kiểm soát các thói quen ăn uống: - Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. - Giảm ăn đường, tránh ăn vặt. Trám bít hố rãnh phòng sâu răng (Fisses seatant): Là biện pháp tốt nhất để phòng sâu răng ở các răng có núm. Phòng và ngăn chặn sâu răng ở các hố, rãnh các răng mới mọc. Đặc biệt đối với những trẻ có nguy cơ sâu răng cao. 2.2.2. Các biện pháp phòng bệnh vùng quanh răng Nguyên nhân gây bệnh vùng quanh răng: - Nguyên nhân chính: Do các yếu tố kích thích tại chỗ như các sản phẩm chuyển hoá trung gian, độc tố của vi khuẩn ở mảng bám răng và cao răng tác động trực tiếp 76 lên lợi và hệ thống miễn dịch tại chỗ vùng quanh răng. - Nguyên nhân phụ (yếu tố thuận lợi): Một số bệnh toàn thân, các yếu tố sang chấn tại chỗ... Các biện pháp phòng bệnh: - Giảm mảng bám vi khuẩn bằng cách: Lấy sạch cao răng. Chải răng và các biện pháp vệ sinh răng miệng cá nhân đúng phương pháp. - Giảm thiểu các bẫy mảng bám: Chất hàn thừa nơi kẽ răng, cầu chụp răng giả sai quy cách. - Sửa chữa và làm giảm các yếu tố sang chấn. - Nắn chỉnh các răng mọc lệch lạc. 2.2.3. Phòng các bệnh ung thư vùng miệng Đặc điểm của ung thư vùng miệng: Ung thư vùng miệng chiếm tỉ lệ cao trong các loại ung thư. Tổn thương ung thư thường khu trú ở những vùng dễ khám, dễ phát hiện nếu được chú ý. Phát hiện và điều trị sớm ung thư vùng miệng có thể khỏi với tỉ lệ cao. Ung thư vùng miệng di căn sớm vì hệ thống mạch máu và bạch huyết phong phú. Ung thư vùng miệng thường gặp ở người từ tuổi trung niên trở lên, có các kích thích tại chỗ như ăn trầu, nghiện thuốc lá nghiện rượu... Các biện pháp phòng bệnh: Tuyên truyền giáo dục qua thông tin đại chúng. Những hiểu biết thông thường về ung thư vùng miệng. Tác hại của những thói quen có nguy cơ gây ung thư cao như ăn trầu, nghiện thuốc lá, nghiện rượu... Biện pháp tự kiểm tra vùng miệng, phát hiện những thương tổn bất thường vùng miệng. Đào tạo, tập huấn kiến thức để phát hiện sớm các tổn thương, nghi ngờ ung thư và ung thư vùng miệng cho các nhân viên y tế làm công tác chuyên khoa răng hàm mặt ở các tuyến (từ tuyến cơ sở trở lên) về kinh nghiệm khám phát hiện tổn thương trên lâm sàng và phương pháp phát hiện bằng nhuộm tế bào. Phương pháp nhuộm tế bào chẩn đoán sớm ung thư (phương pháp xanhto luidin): Làm sạch tổn thương bằng dung dịch nước muối hoặc dung dịch axit acetic 1%. Bôi dung dịch xanh Toluidin 1% trong thời gian 10 - 60 giây lên bề mặt tổn thương. Sau đó xúc miệng kỹ bằng nước sạch hoặc rửa sạch bề mặt tổn thương bằng dung dịch axit acetic 1%. Quan sát: Nếu mô tổn thương bắt màu xanh sẫm là dương tính, màu xanh nhạt hoặc không bắt màu là âm tính. Tuy vậy vẫn chưa thể kết luận chắc chắn, cần tiếp tục gửi lên tuyến chuyên khoa để xét nghiệm tiếp. Ưu điểm của phương pháp xanhto luidin: là phương pháp vô hại, dễ thực hiện có kết quả nhanh có thể làm tại các phòng khám hoặc cộng đồng. 77 2.3. Hoạt động điều trị Cùng với các biện pháp giáo dục và phòng bệnh. Hoạt động điều trị cũng cần được chú ý: Khám định kỳ, lập sổ quản lý, theo dõi sức khoẻ răng miệng. Sơ cứu các tình trạng cấp cứu. Lấy cao răng định kỳ, nhổ răng lung lay. Phát hiện và điều trị sớm sâu răng bằng các phương pháp hàn răng không sang chấn. 3. Tổ chức hoạt động chăm sóc răng miệng ở các tuyến 3.1. Tổ chức nha học đường 3.1.1. Giáo dục nha khoa Được đưa vào chương trình giảng dạy chính khoá trong các trường mẫu giáo và phổ thông cơ sở. Trong các trường mẫu giáo: Hướng dẫn cách chải răng và tạo thói quen chải răng cho trẻ. Ở các trường phổ thông cơ sở: Hướng dẫn phòng bệnh răng miệng và giáo dục ý thức tự giác chăm sóc răng miệng. 3.1.2. Phòng bệnh Chải răng sau bữa ăn tại nhà trường. Xúc miệng 1 lần/tuần bằng dung dịch NaF 20/00. Trám bít hố rãnh . 3.1.3. Điều trị Lập hồ sơ sức khoẻ răng miệng, khám định kỳ, lập kế hoạch điều trị sớm các răng sâu. Nhổ răng sữa thay, nhổ chân răng sữa. Lấy cao răng. 3.2. Hoạt động tại tuyến xã, phường (trạm y tế) - Chăm sóc răng miệng cho trẻ em tại trường học. - Giáo dục nha khoa cho cộng đồng trong xã. - Sơ cứu kỳ đầu các tình trạng cấp cứu. - Phòng bệnh vùng quanh răng: Lấy cao răng, nhổ răng lung lay. 78 3.3. Hoạt động tại các tuyên trên Trung tâm y tế huyện, phòng khám đa khoa khu vực: Phối hợp và chỉ đạo tuyến xã, phường và nha học đường thực hiện công tác CSRMBĐ. Quản lý và theo dõi tình trạng bệnh răng miệng cho cộng đồng trong vùng. Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhân lực đối với các nhân viên y tế cơ sở làm công tác CSRMBĐ. Làm công tác khám bệnh, chữa bệnh, sơ cấp cứu các bệnh về răng miệng thông thường. Phát hiện sớm các tổn thương nghi ngờ ung thư hoặc ung thư. Tuyến tỉnh: Giám sát, chỉ đạo, đánh giá hiệu quả của các chương trình hoạt động CSRMBĐ ở tuyến cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Điều trị chuyên khoa những trường hợp tuyến dưới chưa điều trị được. Phần tham khảo: Mục tiêu của chương trình CSSKRM đến năm 2000 Mục tiêu của TCSKTG năm 2000: Tuổi Mục tiêu 5 - 6 50% không bị sâu răng 12 chỉ số SMT < 2 18 85% giữ được toàn bộ răng 35 - 44 giảm 50% số người không còn răng (75% người còn 20 răng) >65 50% số người còn 20 răng Mục tiêu của Việt Nam: - Thực hiện các mục tiêu của TCSKTG. - Năm 2000 có 50% trẻ em tiểu học và trung học cơ sỏ được CSRM (7 trong số 14 triệu) - Giảm tỉ lệ viêm lợi xuống 40%. - SMT Ở tuổi 1 2 < 3 79 Hình 40. sơ đồ tổ chức hoạt động CSSKRM ở Việt Nam 80 LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI SỨC KHOẺ TOÀN THÂN MỤC TIÊU 1. Trình bày được mối hến quan giữa Răng Hàm Mặt với Tai Mũi Họng, mắt và toàn thân. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề Cơ thể là một khối thống nhất. Giữa các cơ quan trong cơ thể khi hoạt động đều có sự phối hợp qua lại lẫn nhau. Một khi xuất hiện bệnh lý ở một cơ quan này thì có thể ít nhiều ảnh hưởng đến một hay nhiều cơ quan khác. Bệnh lý ở răng hàm mặt cũng như bệnh lý ở cơ quan khác cũng không tách rời quy luật trên. 2. Đối với bệnh nhiễm trùng Một số bệnh thường được nhắc đến là: 2.1. Bệnh sởi Sởi là bệnh lây có tính chất toàn thân. Tuy vậy một trong những dấu hiệu xuất hiện trước khi phát ban là nết Koplich - có màu trắng xanh nằm xung quanh lỗ tiết của tuyến mang tai (Stenon) tương ứng với vùng răng 6, 7 hàm trên. 2.2. Một số bệnh khác Sốt phát ban, thuỷ đậu, cúm làm cho niêm mạc môi khô, lưỡi nứt nẻ. Đôi khi sất cao làm tổn thương thành mạch gây chảy máu ở lợi. 2.3. Một số bệnh ở răng - miệng Viêm quanh răng mạn tính, biến chứng của viêm tuỷ răng, viêm niêm mạc miệng.v.v... có thể gây ra những bệnh ở đường tiêu hoá, (hội chứng suy giảm hấp thu), bệnh ở khớp, bệnh tim mạch. 3. Đối với những trường hợp bị nhiễm độc Khi tiếp xúc lâu với hoá chất, kim loại nặng.v.v... con người có thể bị nhiễm độc chẳng hạn: Người lái xe có thể bị nhiễm độc chì, những người thợ mỏ thiếc, thuỷ ngân.v.v... có thể bị nhiễm độc thuỷ ngân.v.v... Người ta thấy rằng, những người bị nhiễm độc này đều xuất hiện các triệu chứng ở lợi, ở răng, như lợi không còn săn chắc hồng nhạt nữa mà có màu đen, răng ngả màu.v.v... 4. Đối với người thiếu Vitamin 4.1. Thiếu Vitamm C Thiếu vitamin C bệnh nhân dễ bị chảy máu lợi, viêm lợi do sức đề kháng giảm. 81 4.2. Thiếu vitamin A Trên bệnh nhân thiếu vitamin A niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô. 4.3. Thiếu vitamin D Trên bệnh nhân bị thiếu vitamin D xương hàm có thể bị biến dạng, răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc. 4.4. Thiếu vitamin B1 Trên bệnh nhân bị thiếu vitamin B1 có hiện tượng rối loạn chuyển hoá albumin. từ đó làm mức độ vững chắc của răng kém đi. 5. Thiếu một số chất như can xi, fluor Cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng. Người thiếu những chất này dễ bị mắc bệnh sâu răng. 6. Đối với bệnh nội tiết 6.1. Người bị bệnh tuyến giáp Nếu thiểu năng tuyến giáp làm răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng yếu dễ bị gẫy xương. Nếu cường năng tuyến giáp thì răng dễ bị vỡ. 6.2. Rối loạn tuyến cận giáp Người bị rối loạn tuyến cận giáp có hiện tượng rối loạn chuyển hoá calci, từ đó ảnh hướng đến chất lượng của tổ chức cứng của răng. 6.3. Bệnh tuyến yên Khi cường tuyến yên thì có bệnh to đầu ngón bẩm sinh (acromegalie) môi dày, thêu xuống, mũi to, răng to và thưa. Lưỡi gà phì đại, trụ trước amidal và hàm ếch to hơn bình thường. Khi thiểu năng tuyến yên, người bệnh có mặt choắt miệng nhỏ như miệng chuột, răng và hàm ếch nhỏ 6.4. Tuyến sinh dục (ở nữ) Ở thời kỳ có kinh nguyệt: tăng tiết nước bọt dễ bị viêm tuyến nước bọt. Có thể bị chốc mép, viêm niêm mạc miệng. Có mụn Herpes ở mép, viêm lợi v v... Ở thời kỳ thai nghén: răng dễ bị vỡ do thiếu can xi, dễ bị viêm lợi, viêm quanh răng. Ở thời kỳ tắt kinh: Dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.v.v... 82 6.5. Bệnh đái tháo đường Trên bệnh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. 7. Đối với bệnh máu Các bệnh về máu như hemophilie, hemogenie, leucose... cũng đều có triệu chứng ban đầu xuất hiện ở lợi, như tự nhiên chảy máu lợi, răng lung lay, miệng hôi, môi khô, lưỡi nứt nẻ... 8. Liên quan với bệnh tai mũi họng Từ viêm xoang, viêm amidal có thể gây ra bệnh lý ở răng và những mô xung quanh. Ngược lại do quan hệ chặt chẽ về giải phẫu nên một khi xuất hiện bệnh lý ở răng như ở răng hàm nhỏ, răng hàm lớn hàm trên có thể gây ra bệnh viêm xoang hàm hay viêm đa xoang. Bênh viêm xoang hàm do răng: Bệnh căn: Nền xoang lõm điểm thấp nhất liên quan đến cuống răng 5,6,7 hàm trên, nếu xoang to có thể nằm từ răng 3 đến răng 8. Có khi xoang nằm giữa 2 chân răng vì thế nhiễm trùng răng hàm trên dễ ảnh hưởng đến xoang. Trường hợp giữa cuống răng và xoang có một lớp xương dầy thì các trường hợp bệnh lý về răng vẫn có thể ảnh hưởng đến xoang vì bản xương còn có những lỗ nhỏ cho mạch máu thần kinh vào xoang... Nguyên nhân: - Nhiễm trùng cuống răng hay viêm quanh răng cấp và mãn có mủ hoặc không có mủ, u hạt hay nang chân răng. - Nang răng nhiễm trùng có mủ có thể đẩy lùi niêm mạc xoang rồi mủ chảy vào xoang. - Răng số 3 mọc ngầm nhiễm trùng. - Xoang bị hở sau nhổ răng - Bọc máu hay máu tụ trong xoang gây nhiễm trùng gặp trong sang chấn gẫy xương hàm trên... - Viêm xương tuỷ hàm hàm trên. Giải phẫu bệnh lý: có các thể sau - Viêm xoang mủ: Đầu tiên niêm mạc bị nề, xung huyết trong niêm mạc có nhiều trung tâm xuất huyết và có một lớp mủ phủ lên. Niêm mạc quá sản thoái hoá dạng Polip. - Viêm xoang cấp: Niêm mạc xoang xung huyết, tiết dịch, niêm mạc bị phồng to, 83 lông mất, liên bào phủ long ra gây nên một lớp loét nông tiết dịch nhiều, nề, thâm nhiễm, viêm lớp đệm và dịch tiếp tục tiết trong xoang. Thương tổn có thể hồi phục, nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm cấp: Niêm mạc xưng phù hơn, có tổ chức hạt và mủ tụ trong xoang. - Viêm xoang mãn: Có thể khu trú một phần hay toàn bộ niêm mạc bị thương tổn dẫn đến phì đại, dầy, sùi, polip, có khi có dạng nang, tụ mủ rất thối, viêm xoang mãn có thể dẫn đến viêm xương hàm và phần mền xung quanh hàm. Triệu chứng: - Viêm mủ xoang: Mủ chảy từ xoang ra mũi, ngửi thối, nếu mủ được dẫn lưu và răng nguyên nhân được nhổ thì có thể khỏi. - Viêm xoang cấp: Toàn thân sốt, nhiễm trùng, đau đầu vật vã, ăn mất ngon. Tại chỗ đau từng cơn giống đau viêm tuỷ và viêm quanh răng. Ấn lỗ dưới ổ mắt đau, đau đầu, chảy mủ ra từ xoang bệnh. - Viêm xoang hàm mãn: Do viêm cấp điều trị không khỏi chuyển thành mãn tính, thường tái phát nhiều lần. Nhức đầu, chảy mủ vàng xanh, tắc mũi, thỉnh thoảng có cơn đột phát cấp tính. - Khám soi mũi trước thấy có mủ ở ngách mũi giữa. Niêm mạc ngách mũi giữa phì đai. Soi đèn trong miệng thấy bên xoang lành có hình sáng hình căn nguyên ảnh viêm mờ. Chụp Xquang ở tư thế Blondeau: có hình ảnh xoang mờ đều. Chọc xoang: thấy có mủ chảy ra, có thể lấy mủ để xét nghiệm tế bào. Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định: - Đau - Ngửi thối - Chảy mũi - Có thể dựa vào Xquang. Chẩn đoán phân biệt: Viêm xoang cấp với đau thần kinh dưới ổ mắt, Abces quanh hàm do răng, Viêm hạch cấp vùng má, Nang răng nhiễm trùng, Viêm xương tuỷ hàm, Viêm xoang mãn với khối u ác tầng giữa mặt. Điều trị: - Chống nhiễm trùng toàn thân. - Tại chỗ: Chườm nóng, chạy khí dung, sóng cực ngắn, chọc rửa xoang, mổ nạo niêm mạc xoang. - Nhổ răng hoặc chữa răng nguyên nhân. 84 9. Mối quan hệ với bệnh đường tiêu hoá Trên bệnh nhân có rối loạn tiêu hoá lưỡi thường có màng trắng xám (lưỡi bẩn). Bệnh nhân viêm dạ dày lưỡi có màng vàng nhạt, miệng khô. Bệnh nhân bị viêm ruột có những đợt viêm lợi, viêm niêm mạc miệng. Ngược lại người có bệnh lý ở răng và vùng quanh răng thì gây ra: tiêu hoá kém, hấp thụ giảm, viêm đường tiêu hoá. 10. Mối quan hệ với bệnh ở mắt Nhiễm khuẩn ở răng - miệng có thể gây ra nhiễm trùng ở mắt. Chấn thương xương ở mặt (Lefort II hoặc Lefort III) có thể gây biểu hiện rối loạn thị giác. Bệnh glocom cấp có biểu hiện đau nhức răng. Trên đây là một số bệnh có liên quan đến bệnh Răng - Hàm - Mặt. Không thể nói là đã đầy đủ và rõ ràng, nhưng một phần nào đó đã khẳng định rằng: khi thăm khám bệnh lý ở Răng - Hàm - Mặt cần phải quan tâm đến bệnh lý ở các cơ quan khác trong cơ thể và ngược lại. Có như vậy việc dự phòng và điều trị mới mang lại hiệu quả cao. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ môn RHM - Đại học Y Hà Nội. Bài giảng Răng Hàm Mặt: Nxb Y học; 2001. 2. Bộ môn RHM - Đại học Y Hà Nội. Răng Hàm Mặt, tập I: Nxb Y học; 1977. 3. Bộ môn RHM - Đại học Y Hà Nội. Răng Hàm Mặt, tập II: Nxb Y học; 1980. 4. Bộ môn RHM - Đại học Y Hà Nội. Răng Hàm Mặt, tập III: Nxb Y học; 1980. 5. Bộ môn RHM Đại học Y Hà Nội. Bài giảng RHM; NXB Y học, 1998 6. Bộ môn RHM Đại học Y Thái Nguyên. Bài giảng RHM - Lưu hành nội bộ; 2001 7. Lê Văn Lợi: Thanh học: Các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ. Hà Nội. Nhà xuất bản y học; 1999: 15 - 175. 8. Mai Đình Hưng, Nguyễn Khắc Giảng: Những dị tật khe hở vùng hàm mặt. Răng Hàm Mặt. Hà Nội. Nhà xuất bản y học; 1979.2: 186 - 210. 9. Mai Đình Hưng: Lịch sử phát triển phẫu thuật khe hở môi bẩm sinh. Tập san Răng Hàm Mặt. Tổng hội y học Việt Nam xuất bản; 1982: 28 - 36. 10. Nguyễn Dương Hồng. Bệnh sâu răng, Bách khoa thư bệnh học: Nxb Y học; 1991 11. Nguyễn Mạnh Hà, Lê Sơn: Một số kinh nghiệm trong việc áp dụng kỹ thuật tạo hình vòm miệng bằng 2 vạt chữ Z đảo chiều nhau. Tạp chí y học Việt Nam; 1999. (240 - 241): 147 - 152. 12. Trương Mạnh Dũng, Trần Văn Trường: Nhận xét kết quả điều trị gãy xương hàm mặt tại viện RHM Hà Nội từ 1988 - 1998. Tạp trí y học Việt Nam; 264 (10): 26 - 36. 13. Trương Văn Tập: Khảo sát gãy xương hàm dưới bằng phim toàn cảnh. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1994 - 2000. Viện RHM Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản; 2000: 161 - 172. 14. Trần Cao Bính, Trần Văn Trường: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị 108 bệnh nhân gãy xương hàm trên tại viện RHM Hà Nội. Tạp chí y học Việt Nam; 264 (10): 43 - 53. 15. Trần Văn Trường cùng cộng sự. Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc NXB Y học, 2002. 16. Trần Văn Trường. Viêm nhiễm miệng hàm mặt, NXB Y học, 1988 17. Võ Thế Quang. Phẫu thuật miệng và hàm mặt. Hà Nội. Nhà xuất bản y học; 86 1973.l: 174 - 315. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 1. Bô - Rôp - Ski - E - V. Nội khoa Răng Hàm Mặt, Maxkơva, "Y học" 1989. (Tiếng Nga) 2. Bô-rôp-ski-E-V. Nội khoa Răng Hàm Mặt Max- Kơva, “Y học” 1989 (Tiếng Nga). 3. Burt BA. Dentistry, Dental practice and the community. 5th ed: W.B Saunders Company; 1999. 4. Engebretson SP, Lalla E, Lamster IB. Periodontitis and systemic disease. NY State Dent J. 1999 Oct; 65(8): 30 - 2. 5. Furlow L.T: Flaps for cleft lip and palate surgery. Clinical plastic surgery. 1990; 17 (4): 633 - 644. 6. Randall P, La Rosa D: Cleft palate. In: Mc Carthy J.G, May J.W, Littler J.W, eds: Plastic surgery. Philadelphia W.B Saunder. 1990: 2723 – 7. Xôn - Sép - A. M, Ti - mô - phe - ép A - A. Bệnh viêm quanh răng Kiép "Sức khoẻ", 1990. ( Tiếng Nga) 87 MỤC LỤC STT Tên bài giảng Trang 1 Răng và bộ răng....................................................................................................4 2 Bệnh sâu răng .....................................................................................................15 3 Các biến chứng của sâ răng ................................................................................26 4 Bênh quanh răng.................................................................................................36 5 Viêm nhiễm răng miệng hàm mặt ......................................................................45 6 Chấn thương hàm mặt ........................................................................................51 7 Khe hở môi – vòm miệng bẩm sinh ...................................................................62 8 Khối u vùng hàm mặt .........................................................................................70 9 Chăm sóc răng miệng ban đầu............................................................................74 10 Liên quan giữa sức khoẻ răng miệng với sức khoẻ toàn thân ............................81 88
File đính kèm:
- tai_lieu_rang_ham_mat_nong_ngoc_thao_phan_1.pdf