Tài liệu Sức khoẻ sinh sản

Tóm tắt Tài liệu Sức khoẻ sinh sản: ...ệ VTN có thể kể tên ít nhất một BPTT tương đối cao. Tuy nhiên hiểu biết về cách sử dụng các BPTT ở VTN còn rất hạn chế. Kiến thức về nơi/nguồn cung cấp BPTT cũng rất hạn chế ở VTN. VTN ở nông thôn thường ít hiểu biết về nơi cung cấp BPTT hơn là VTN thành thị. Một số BPTT được sử dụng tương đối p...ết kiệm được thời gian và nguồn lực cho cả người phụ nữ và ngành y tế. WHO khuyến nghị rằng các nước đang phát triển nên áp dụng mô hình này, kết hợp với những can thiệp cụ thể như phòng sốt rét hoặc lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con. 5. CHĂM SÓC KHI ĐẺ VÀ SAU ĐẺ 5.1. Chăm sóc khi đẻ Có rất n... việc điều trị sớm các biến chứng của phá thai. Tư vấn cho trước và sau khi phá thai cũng rất quan trọng. Trước khi quyết định phá thai, người phụ nữ cần được tư vấn kỹ về lý do phá thai, thủ thuật, các tai biến có thể có, cách phát hiện các dấu hiệu bất thường. Cần đặc biệt quan tâm và nhấn mạn...

pdf162 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Sức khoẻ sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nhiều tổ chức trong
và ngoài nước khác, với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Việt nam.
1.1.1. Tuyến Trung ương
Bộ Y tế là cơ quan trung ương quản lý và chỉ đạo các hoạt động của hệ thống
chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đơn vị chức năng được phân công làm tham mưu cho
Tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản
138
Bộ trưởng Bộ Y tế là Vụ Sức khoẻ sinh sản. Trước năm 2003, Vụ Sức khoẻ sinh sản
có tên là Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình. Do vậy, trong
tài liệu này, khi trích dẫn các văn bản có từ trước năm 2003, thuật ngữ “Vụ Bảo vệ
sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình” được hiểu là “Vụ Sức khoẻ sinh
sản”.
Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế bao gồm các bệnh viện liên quan
đến lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa tuyến trung ương chịu trách nhiệm cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, bao gồm:
-Bệnh viện Phụ sản trung ương;
-Bệnh viện Nhi Trung ương
-Viện Dinh dưỡng quốc gia.
1.1.2. Tuyến tỉnh
Cơ quan quản lý nhà nước về CSSKSS của tuyến tỉnh là Sở Y tế. Các đơn vị
chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý chung hệ thống chăm sóc
sức khoẻ sinh sản của tỉnh, tham mưu cho Sở Y tế về các hoạt động này là Trung
tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình.
Bên cạnh cơ quan chuyên khoa chịu trách nhiệm quản lí chung hệ thống còn
có các bệnh viện, cơ sở chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ CSSKSS; chăm sóc
sức khoẻ trẻ em và đào tạo cán bộ chuyên môn cho địa phương như:
-Các bệnh viện chuyên khoa phụ sản và chuyên khoa nhi tuyến tỉnh;
-Các khoa phụ sản, khoa nhi của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh;
-Trường Trung học Y tế tỉnh/thành phố: đào tạo hộ sinh và y sĩ sản nhi cung
cấp nhân lực cho hệ thống.
1.1.3. Tuyến huyện
Cơ quan quản lý các hoạt động CSSKSS tuyến huyện là bệnh viện huyện mà
đơn vị chức năng trực tiếp quản lý công tác này là Đội Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ
em và Kế hoạch hoá gia đình thuộc trung thâm y tế dự phòng huyện. Ngoài ra, khoa
sản và khoa nhi của bệnh viện huyện cũng tham gia cung cấp dịch vụ CSSKSS và
CSSKTE.
1.1.4 Tuyến xã
Trạm Y tế là cơ quan y tế tuyến xã. Trạm chịu trách nhiệm quản lý và cung
cấp dịch vụ CSSKSS và CSSKTE trên địa bàn của xã. Tổ chức bộ máy trạm y tế
thường có cán bộ được đào tạo về chuyên môn có thể cung cấp các dịch vụ
CSSKSS và CSSKTE, đó là nữ hộ sinh và y sĩ sản nhi.
Sức khoẻ sinh sản
139
1.1.5 Y tế thôn bản
Là các nhân viên y tế hoạt động trong cộng đồng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Sức khoẻ sinh sản
1.2.1 Vị trí, chức năng
Vụ Sức khoẻ sinh sản là một Vụ chuyên ngành, có chức năng tham mưu cho
Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực sức khoẻ sinh sản trong toàn quốc.
1.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng chiến lược chính sách và chế độ về sức khoẻ sinh sản bao gồm các
nội dung sau nhằm từng bước cải thiện tình trạng sức khoẻ BMTE và dịch vụ
KHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân:
Thực hiện làm mẹ an toàn bao gồm nuôi con bằng sữa mẹ và phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em.
Dịch vụ KHHGĐ
Giảm nạo phá thai và phá thai an toàn
Thông tin giáo dục truyền thông chú trọng tham vấn về sức khoẻ bà mẹ trẻ em
và kế hoạch hoá gia đình
Phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản
Ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục
Sức khoẻ vị thành niên
Phòng và điều trị vô sinh
Giáo dục học tình dục.
Phòng chống ung thư bộ máy sinh sản và ung thư vú
Phối hợp với các Vụ, Viện chức năng để xây dựng, bổ sung, sửa đổi các
chuẩn mực và quy định chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Phối hợp với Vụ điều trị và Vụ Y tế dự phòng chỉ đạo thực hiện, kiểm tra,
giám sát và đánh giá các vấn đề liên quan đến kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ sinh sản
trong hệ thống chữa bệnh và phòng bệnh.
Tổng hợp đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện tình
trạng sức khoẻ sinh sản bao gồm sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và trẻ em.
Tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản
140
Xây dựng kế hoạch lồng ghép và phối hợp với các cơ quan có liên quan đến
công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và KHHGĐ như Uỷ ban Quốc gia Dân số
và KHHGĐ, Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, các tổ chức xã hội, các
chương trình y tế quốc gia, các tổ chức quốc tế để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ sức
khoẻ bà mẹ và trẻ em, KHHGĐ.
Phối hợp với Vụ Pháp chế và các cơ quan có liên quan trong chỉ đạo và thực
hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông sức khoẻ sinh sản bao gồm sức khoẻ
phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ trẻ em và KHHGĐ.
Phối hợp với các vụ chức năng xây dựng củng cố mạng lưới Bảo vệ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản trong cả nước bao gồm nhân lực, trang thiết bị đào tạo và đào tạo
lại, tăng cường lĩnh vực hợp tác quốc tế về sức khoẻ sinh sản.
Phối hợp với các vụ có liên quan để xét duyệt, tổ chức thực hiện các công
trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá dịch tễ học về sức khoẻ sinh sản. Tổ chức việc
nghiên cứu, thử nghiệm, kết luận trình Bộ trưởng cho phép để áp dụng các kỹ thuật,
các phương tiện mới và phương pháp y học cổ truyền trong việc bảo vệ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản.
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định
về chuyên môn kỹ thuật, công tác thi đua trong hoạt động sức khoẻ sinh sản, bảo vệ
sức khoẻ BMTE và KHHGĐ.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm bảo vệ Sức
khoẻ Bà mẹ trẻ em và KHHGĐ thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương
1.3.1. Chức năng:
Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình (viết tắt là
BVSKBMTE-KHHGĐ) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
tỉnh) là đơn vị sự nghiệp Sở Y tế, có chức năng tham mưu, chỉ đạo, quản lý và thực
hiện công tác BVSKBMTE-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm BVSKBMTE-KHHGĐ là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở,
có con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
1.3.2. Nhiệm vụ:
1. Xây dựng kế hoạch công tác BVSKBMTE-KHHGĐ của tỉnh và tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chỉ đạo và giám sát các mặt hoạt động thuộc lĩnh vực BVSKBMTE-KHHGĐ
trên địa bàn tỉnh.
Sức khoẻ sinh sản
141
3. Đánh giá thực trạng tình hình sức khoẻ BMTE và dịch vụ KHHGĐ, tổng hợp
các báo cáo định kỳ và đột xuất lên cấp trên theo qui định.
4. Tham mưu cho Sở Y tế và các cơ quan chức năng của tỉnh về thực hiện các
chính sách liên quan đến BVSKBMTE-KHHGĐ.
5. Là đơn vị Y tế tuyến tỉnh về công tác BVSKBMTE-KHHGĐ, thực hiện mẫu
mực các qui định và chuẩn mực về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
6. Quản lý và chỉ đạo về chuyên môn về kỹ thuật đối với Mục tiêu phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh.
7. Đào tạo lại về chuyên môn kỹ thuật và quản lý về công tác BVSKBMTE-
KHHGĐ cho cán bộ chuyên khoa và cán bộ khác trên địa bàn.
8. Tham gia và thực hiện nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực BVSKBMTE-
KHHGĐ.
9. Phối hợp thực hiện công tác thông tin giáo dục, truyền thông và tư vấn về
BVSKBMTE-KHHGĐ. Hướng dẫn, bồi dưỡng và giám sát về công tác giáo dục,
truyền thông và tư vấn trên địa bàn tỉnh.
10.Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính theo đúng các qui định của
pháp luật đồng thời huy động các nguồn lực khác để phục vụ cho công tác
BVSKBMTE-KHHGĐ. Thực hiện thanh quyết toán theo qui định.
11. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh để thực hiện các công
tác thuộc lĩnh vực BVSKBMTE-KHHGĐ.
12.Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về BVSKBMTE-KHHGĐ với các tổ
chức và cá nhân nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước.
1.3.3. Tổ chức bộ máy:
Tổ chức
Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và 1-2 Phó giám đốc giúp việc có trình
độ chuyên khoa sơ bộ về sản nhi, y học cộng đồng, phấn đấu đến năm 2005 trở đi
phải từ chuyên khoa 1 trở lên
Các phòng chức năng:
Phòng Kế hoạch - Tài chính - Kế toán
Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
Phòng Bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ - Kế hoạch hoá gia đình
Tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản
142
Phòng Bảo vệ sức khoẻ Trẻ em - Phòng chống suy dinh dưỡng
Các phòng có thể có các tổ công tác như: truyền thông, tư vấn, chuyên môn kĩ
thuật, xét nghiệm, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến
Biên chế:
Theo qui định hiện hành của Nhà nước
Kinh phí hoạt động:
Kinh phí sự nghiệp y tế
Kinh phí thuộc các chương trình y tế quốc gia có mục tiêu.
Kinh phí từ nguồn viện trợ, vốn vay
Các nguồn kinh phí khác.
Mối quan hệ công tác:
Trung tâm BVSKBMTE-KHHGĐ tỉnh chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp
của Sở Y tế.
Trung tâm BVSKBMTE-KHHGĐ tỉnh chịu sự quản lý và chỉ đạo về chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Y tế (Các Vụ chuyên ngành và các Viện đầu ngành).
Trung tâm BVSKBMTE-KHHGĐ có mối quan hệ phối hợp với các đơn vị
trực thuộc Sở Y tế và các cơ quan có liên quan trong tỉnh, để thực hiện tốt công tác
thuộc lĩnh vực BVSKBMTE-KHHGĐ.
Trung tâm BVSKBMTE-KHHGĐ tỉnh thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo và
hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực BVSKBMTE-KHHGĐ đối với các
cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
1.4. Đội BVSKBMTE-KHHGĐ thuộc trung tâm y tế huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh
1.4.1. Vị trí chức năng:
Đội BVSKBMTE-KHHGĐ thuộc Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) là Tổ chức cấu thành của TTYT huyện,
có chức năng tham mưu, chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác BVSKBMTE-
KHHGĐ và cung cấp dịch vụ BVSKBMTE-KHHGĐ trên địa bàn huyện.
1.4.2. Nhiệm vụ:
Sức khoẻ sinh sản
143
Xây dựng kế hoạch về công tác BVSKBMTE-KHHGĐ và triển khai thực
hiện kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cung cấp dịch vụ BVSKBMTE-KHHGĐ trên địa bàn huyện.
Giám sát và hỗ trợ tuyến xã về chuyên môn kỹ thuật BVSKBMTE-KHHGĐ
Bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật BVSKBMTE-KHHGĐ cho cán bộ y tế và
các cán bộ khác trên địa bàn huyện.
Phối hợp thực hiện công tác thông tin giáo dục tuyên truyền và tư vấn về lĩnh
vực BVSKBMTE-KHHGĐ.
Triển khai các hoạt động thuộc mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
trên địa bàn huyện.
Điều tra, khảo sát và tham gia công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực
BVSKBMTE-KHHGĐ.
Thống kê, báo cáo công tác BVSKBMTE-KHHGĐ theo quy định.
1.4.3. Tổ chức:
Tổ chức:
Lãnh đạo đội gồm: Đội trưởng và 1 phó đội trưởng giúp việc.
Tuỳ số lượng cán bộ, công chức có nhu cầu công tác có thể bố trí thành các tổ
công tác.
Biên chế:
Theo các qui định hiện hành của Nhà nước.
Kinh phí:
Trong kinh phí của TTYT huyện.
Mối quan hệ công tác:
Đội BVSKBMTE-KHHGĐ huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của
Trung tâm Y tế huyện.
Đội BVSKBMTE-KHHGĐ huyện chịu sự quản lý và chỉ đạo về chuyên môn,
nghiệp vụ của Trung tâm BVSKBMTE-KHHGĐ tỉnh.
Đội BVSKBMTE-KHHGĐ huyện quan hệ phối hợp với các khoa lâm sàng,
cận lâm sàng, các đội dự phòng, các phòng chức năng của TTYT huyện và các Ban,
Tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản
144
Ngành, Đoàn thể trong huyện để triển khai, thực hiện các chính sách về lĩnh
vựcBVSKBMTE-KHHGĐ.
Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong huyện để thực hiện tốt
công tác thuộc lĩnh vực BVSKBMTE-KHHGĐ. Đội BVSKBMTE-KHHGĐ huyện
chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và hỗ trợ kĩ thuật đối với tuyến xã về lĩnh vực
BVSKBMTE-KHHGĐ trên địa bàn huyện.
2. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ SINH SẢN 2001-2010
2.1. Quan điểm
Đầu tư cho sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản cũng là đầu tư cho phát
triển.
Đảm bảo sự công bằng, làm cho mọi người đều được tiếp cận với các thông
tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hoá gia đình có chất lượng, phù
hợp với điều kiện kinh tế của xã hội, đặc biệt chú ý các đối tượng bị thiệt thòi,
người nghèo, người có công với nước, miền núi, các vùng sâu, vùng xa và vùng có
nguy cơ cao về môi trường.
Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sứckhoẻ sinh sản, tăng cường vai trò của
phụ nữ trong quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, đề cao vai trò và trách nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ với phụ nữ
thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Dự phòng tích cực và chủ động trong mọi khâu của chăm sóc sức khoẻ sinh
sản.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong chăm sóc sức khoẻ
sinh sản.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là sự nghiệp chung của toàn xã hội, là trách
nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền cũng như của các nghành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp.
2.2. Mục tiêu
2.2.1 Mục tiêu chung
Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khoẻ sinh sản được cải thiện rõ rệt và
giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn
những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ứng với các giai đoạn của
cuộc sống và phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt
chú ý đến các vùng và đối tượng có khó khăn.
Sức khoẻ sinh sản
145
Chỉ tiêu:
Tổng tỉ suất sinh đạt: 2 con
Tỷ suất chết mẹ: 70/100.000
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: 25%
Tỷ lệ tử vong chu sinh: 18%
Tỷ lệ sơ sinh nặng dưới 2500 gam: 6%
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi: 20%
2.2.2. Các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1
Tạo được sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam kết
thực hiện các mục tiêu và các nội dung của chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong mọi
tầng lớp nhân dân, trước hết trong cán bộ lãnh đạo các cấp.
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % cơ sở chăm sóc sức khoẻ sinh sản: 90%
Tỷ lệ người đến cơ sở chăm sóc sức khoẻ sinh sản được thông tin –giáo dục-
tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản: 90%
Tỷ lệ nhân dân từ tuổi vị thành niên trở lên có hiểu biết cơ bản về sức khoẻ
sinh sản: 60%
Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền các cấp hiểu về sức khoẻ sinh sản:
90%.
Mục tiêu 2
Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọn các
biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có thai
ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai.
Chỉ tiêu:
Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai: 78%
Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại: 70%
Tỷ lệ nạo hút thai trên 100 trẻ đẻ sống: 25%
Tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản
146
Tỷ lệ % phụ nữ nạo hút thai được tư vấn về tác hại của nạo hút thai và cách đề
phòng: 90%
Mục tiêu 3
Nâng cao tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỉ lệ bệnh tật, tử
vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng
và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng kó khăn và các đối tượng chính sách.
Chỉ tiêu
Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai trước khi sinh: 90%
Tỷ lệ được khám thai trước khi sinh 3 lần: 60%
Tỷ lệ sản phụ được chăm sóc sau khi sinh ít nhất 1 lần: 60%
Tỷ lệ sản phụ đẻ do nhân viên được đào tạo đỡ: 97%
Tỷ lệ các bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế: 80%
Tỷ lệ tai biến sản khoa trên tổng số ca sinh giảm: 50%
Mục tiêu 4
Dự phòng có hiệu qủa để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS và tình
trạng vô sinh.
Chỉ tiêu:
Tỷ lệ mắc mới các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản giảm: 50%
Tỷ lệ mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục giảm: 30%
Mục tiêu 5
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao
tuổi, phát hiện và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của
đường sinh sản nam và nữ.
Chỉ tiêu:
Tỷ lệ % cơ sở y tế thực hiện dịch vụ phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ
tử cung ở phụ nữ: 50%
Mục tiêu 6
Sức khoẻ sinh sản
147
Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục (SKTD) của vị thành
niên (VTN), thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ sinh sản phù hợp với lứa tuổi.
Chỉ tiêu:
Tỷ lệ % cơ sở chăm sóc sức khoẻ sinh sản thực hiện thông tin giáo dục- tư vấn
về sức khoẻ sinh sản cho VTN: 80%
Tỷ lệ % VTN được thông tin- giáo dục- tư vấn và có hiểu biết về chăm sóc
sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục: 70%
Mục tiêu 7
Nâng cao sự hiểu biết của người phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục
để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an
toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khoẻ sinh
sản và chất lượng cuộc sống.
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % nam giới và phụ nữ được thông tin- giáo dục- tư vấn về giới tính và
tình dục: 70%
3. CÁC CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH TRONG CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ SINH SẢN
Cùng với việc kiện toàn, xây dựng bộ máy tổ chức, hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật đã được xây dựng, ban hành để củng cố, tăng cường và tạo cơ sở
pháp lý cho các hoạt động thuộc lĩnh vực CSSKBMTE/KHHGĐ. Trong quá trình
thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật đã không ngừng được hoàn thiện và bổ
sung. Cho đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
CSSKBMTE/KHHGĐ đã cơ bản hoàn thiện. Các văn bản hiện hành có ý nghĩa
quan trọng hiện nay phải kể đến:
1.Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế số 2792/1999/QĐ-BYT ngày 16/9 về việc ban
hành ‘Quy định chức năn nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trung tâm
BVSKBMTE/KHHGĐ thuộc Sở y tế tỉnh/thành phố và đội BVSKBMTE/KHHGĐ
thuộc trung tâm y tế quận, huyện”.
2.Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế số 385/2001/QĐ-BYT ngày 13/2/2001 về
việc “Quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các
cơ sở y tế”
3.Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế số 3159/2000/QĐ-BYT ngày 11/10/2000 về
việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cấp cứu 5 tai biến sản khoa”
Tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản
148
4.Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế số 3367/QĐ-BYT ngày 12/9/2002 về việc
ban hành “Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản”
5.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 về
việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-
2010”.
6.Nghị định của Chính phủ số 74/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 về việc “ Kinh
doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc
nuôi con bằng sữa mẹ”
7.Quyết định của Thủ tướng CHính phủ số 21/2001/QĐ-TTg về sinh con theo
phương pháp khoa học.
8.Chỉ thị 08/1998/CT-BYT ngày 6/11/1998 tăng cường dự phòng và cấp cứu các
tai biến sản khoa
9.Chỉ thị 04/2003/CT-BYT ngày 10/10/2003 về tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh
nhằm giảm tử vong sơ sinh
Các văn bản quan trọng như Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh
sản giai định 2001-2010, quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe sinh sản và các cơ sở y tế đều được phổ biến rộng rãi bằng các hình thức tài
liệu, hội thảo phổ biến. Hiện nay, những quy chuẩn này đều được ứng dụng rộng rãi
và là cơ sở pháp lý cho việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong
cả nước.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
1. Mô tả cấu trúc của hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt nam trên sơ
đồ đã cho.
2. Phân tích sự thay đổi của hệ thống chăm sóc SKSS ở Việt Nam từ sau hội
nghị dân số và phát triển ở Cairo 1994.
3. Liệt kê các mục tiêu chính của chiến lược quốc gia chăm sóc SKSS từ 2001-
2010.
4. Phân tích chức năng nhiệm vụ của các tuyến dựa vào chiến lược chăm sóc
SKSS từ 2001 – 2010.
5. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Theo bạn, năm nào là năm mà vụ CSBMTE chuyển thành vụ
SKSS?
Sức khoẻ sinh sản
149
a. 2001
b. 2002
c. 2003
d. 2004
2. Các chương trình mục tiêu sau, mục tiêu nào không phải là mục
tiêu chiến lược quốc gia về chăm sóc sinh sản 2001 – 2010?
a. Đầu tư cho SKKS là đầu tư phát triển.
b. Đảm bảo sự công bằng.
c. Đảm bảo mỗi gia đình có số con theo mong muốn.
d. Dự phòng tích cực và chủ động trong mọi khâu của CSKSSS.
Tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. 2002. Báo cáo tống kết hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ
em năm 2002.
2. Bộ Y tế. 2002. Niên giám thống kê y tế.
3. Bộ Y tế. 2003. Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
4. Bộ Y tế. 2004. Mười năm xây dựng và trưởng thành của hệ bảo vệ sức khỏe
bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
5. Bộ Y tế.1996. Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân đến năm 2000 va 2020. Nhà xuất bản Y học. 1996

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_suc_khoe_sinh_san.pdf