Tài liệu Sức mạnh của tĩnh lặng

Tóm tắt Tài liệu Sức mạnh của tĩnh lặng: ... bạn. § Bạn có đang mang một mặc cảm tội lỗi về một chuyện gì mà bạn đã làm, hay không làm, trong quá khứ? Điều chắc chắn là bạn đã hành động từ một mức độ ý thức, hoặc thiếu ý thức, vào lúc đó. Nếu bạn đã có hiểu biết hơn, hay có ý thức hơn như bây giờ thì bạn đã không làm như vậy. Cảm ...ống đối hay phản kháng ở trong bạn chỉ làm cho tự ngã của bạn mạnh hơn(2). Thái độ chấp nhận sẽ làm cho tự ngã của bạn suy yếu đi. Bản ngã, sự đồng hóa một cách sai lầm của bạn với hình tướng(3), không thể sống sót khi bạn có thái độ chấp nhận mọi việc. § “Tôi bận lắm!”. Vâng, nhưng những ...hức đồng nhất trong đó bạn tiếp xúc với người kia mà không bị phân cách bởi những hàng rào của khái niệm, của suy tư ở trong bạn. Và người kia không còn là một cái gì “khác với bạn”. Vì trong chiều không gian đó, bạn nối kết với nhau thành một trường ý thức, một tâm thức đồng nhất(2). § ...

pdf48 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Sức mạnh của tĩnh lặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể 
cả chính bạn, là vô thường, lúc đó liệu bạn có cách nào để nhận thức được tính vô thường 
này? Có phải nhờ chính bạn nhận thức được và chứng kiến tính mau tàn họai của vạn vật, kể 
cả hình hài của chính bạn, mà bạn nhận ra rằng có một cái gì ở trong bạn không bị chi phối 
bởi quy luật vô thường? 
Khi bạn đang ở độ tuổi hai mươi, bạn nhận thức rằng cơ thể của bạn rất khỏe mạnh và 
tràn đầy sức sống; sáu mươi năm sau, bạn sẽ nhận ra rằng cơ thể của mình bây giờ đã suy yếu 
và già nua. Ngay cả những suy nghĩ của bạn trong tuổi già cũng thay đổi so với năm bạn hai 
mươi tuổi, nhưng riêng phần nhận thức ở trong bạn – cái phần nhận biết rằng cơ thể bạn 
đang trẻ, hoặc đã già nua không hề bị biến dạng. Phần nhận biết đó chính là sự trường cửu ở 
trong bạn – chính là Tâm. Đó chính là Sự Sống Duy Nhất vô hình tướng. Bạn có thể đánh mất 
sự sống này? Không, không bao giờ, vì bạn chính là Sự Sống Duy Nhất đó. 
§ 
Có nhiều người đã trở nên an tịnh một cách sâu sắc và hầu như trở nên sáng suốt trước 
khi đi vào Cõi Chết, như thể có một cái gì đó chiếu qua hình hài đang tàn họai của họ. 
Nhiều khi những người già hay người bệnh nặng bỗng trở nên thanh thoáttrong những 
năm tháng ngắn ngủi cuối cùng của đời họ. Khi họ nhìn bạn, bạn có thể nhận ra như thể có 
một luồng ánh sáng chiếu xuyên qua đôi mắt họ. Hầu như không còn khổ đau tâm lý nào còn 
sót lại ở trong họ. Họ đã buông bỏ hết, do đó con người, “cái Tôi” được tạo dựng nên bởi trí 
năng, đã không còn nữa. Họ đã “biết chết trước khi thực sự đối diện với cái Chết” và tìm ra 
được niềm an bình sâu lắng ở bên trong; đó là nhận thức về một cái gì bất tử ở trong họ. 
§ 
Mỗi một tai họa luôn ẩn giấu một khả năng của một sự cứu rỗi lớn lao mà chúng ta 
thường không biết được. 
Trước một cú sốc bất ngờ, hay đối diện với thần Chết không thể tránh được, có thể buộc 
bạn phải hoàn toàn thoátra khỏi sự đồng hóa mình với hình tướng. Trong những giây phút 
cuối cùng trước khi bạn đi vào cái Chết, và ngay cả lúc bạn lâm chung, bạn sẽ kinh nghiệm 
rằng bạn là Tâm thoátly với những gì thuộc về hình tướng. Và bỗng nhiên bạn không còn sợ 
sệt, tất cả chỉ còn là nỗi an bình với hiểu biết rằng “mọi chuyện đều suôn sẻ cả” và cái Chết 
chỉ là sự tàn họai của những hình tướng ở bên ngoài. Cái Chết lúc đó trở thành một ảo tưởng 
rất sai lầm – cũng sai lầm như chuyện bạn đã từng nhận lầm mình chỉ là cơ thể của mình(3). 
§ 
 42
Cái Chết không còn là một cái gì bất thường hay là một điều đáng làm cho bạn chán 
ghét nhất như nền văn minh hiện đại cứ muốn bạn tin, mà cái Chết là một cái gì rất tự nhiên 
trong đời, không thể tách rời khỏi sự Sống – đối cực rất tự nhiên của nó. Hãy luôn tự nhắc 
nhở mình mỗi khi bạn ngồi bên giường của một người đang hấp hối. 
Quả là một vinh dự và cũng là một điều rất thiêng liêng khi bạn được ngồi bên cạnh một 
người đang hấp hối như là một chứng nhân và đồng thời cũng như một người bạn đồng hành 
của người đó. 
Khi bạn ngồi với một người đang hấp hối, đừng cố chối bỏ bất kỳ một khía cạnh nào 
của kinh nghiệm đó cả. Đừng chối bỏ những cảm xúc bạn đang có hay những gì đang xảy ra. 
Cảm nhận rằng bạn không thể làm gì khác để thay đổi tình trạng đó có thể làm cho bạn cảm 
thấy bất lực, buồn chán hay trở nên giận dữ. Nhưng bạn hãy thực tập chấp nhận những gì bạn 
đang cảm thấy ở trong lòng. Rồi đi sâu thêm một bước nữa: chấp nhận rằng bạn không thể 
làm gì được với tình trạng người kia đang hấp hối, và chấp nhận điều ấy hoàn toàn. Bạn 
không có sự chủ động về những gì sẽ xảy đến cho người ấy đâu. Hãy chấp nhận một cách sâu 
sắc tất cả mọi khía cạnh của kinh nghiệm mà bạn không có sự chủ động này, cảm xúc của bạn 
cũng như cảm giác đau đớn, khó chịu mà người hấp hối đang trải qua. Trạng thái chấp nhận 
hoàn toàn trong tâm thức bạn và sự yên lắng đi kèm sẽ giúp rất nhiều cho người đang hấp hối 
và giúp cho người ấy đi qua giai đoạn chuyển tiếp(4). Nếu cần phải nói một điều gì, thì lời nói 
sẽ tự nhiên đến từ sự tĩnh lặng ở trong bạn. Nhưng ngôn ngữ lúc đó chỉ là thứ yếu. 
Khi có sự tĩnh lặng thì sẽ có điều tất yếu: sự an bình. 
---------- 
(1) Những câu chuyện mà bạn tự thêu dệt nên: Khi có một biến cố xảy ra, chúng ta 
thường không nhìn sự việc một cách chính xác, đúng đắn, khách quan. Trái lại, chúng ta có 
khuynh hướng nhìn sự việc rất lệch lạc và có khuynh hướng xem mình là nạn nhân của biến 
cố đó. Khi làm một nạn nhân như thế, chúng ta sẽ không phải chịu trách nhiệm phần của mình 
trong biến cố và do đó đánh mất cơ hội để hiểu mình hơn, đánh mất cơ hội nhìn ra và chữa 
lành những khiếm khuyết cũng như những vết thương lòng được bộc lộ ra trong biến cố đó. 
Chúng ta thích làm nạn nhân của cuộc đời và thường có rất nhiều mẩu chuyện với tâm thức 
nạn nhân được chúng ta đem ra chứng minh, kể đi kể lại nhiều lần. 
(2) Niềm an bình toát ra từ chỗ trống vắng ấy: Có thể nói rằng chỗ trống vắng ở trong 
tâm hồn mình là nơi phát ra tiếng gọi, gọi ta trở về với nguồn cội. Do đó, khi trở về với 
khoảng trống ấy ở trong ta, bạn sẽ cảm nhận được một niềm an bình như một người đã trở về 
nhà. 
(3) Nhận lầm mình chỉ là cơ thể của mình: Theo duy thức học Phật giáo, Thân Kiến là 
một nhận thức sai lầm khi bạn cho rằng “Tôi chính là cơ thể này của tôi” hay “Cơ thể này là 
của tôi”. Từ sai lầm khi tự đồng hóa mình với cơ thể như thế, chúng ta sẽ có nhu yếu xem 
trọng thân thể của mình một cách quá đáng hoặc lo cung phụng, đi tìm lạc thú cho cơ thể qua 
chuyện dục tình, truy hoan. Hoặc lo sợ, bất an đến khủng hoảng tinh thần khi nghĩ đến bệnh 
tật, già nua, một chuyện gì đó có thể xảy ra làm tổn thương đến cơ thể của mình. Mặt khác, ta 
cũng sai lầm khi cho rằng mình chỉ là những cảm xúc vẩn vơ, hay những lo sợ miên man 
thường phát sinh ở trong đầu. 
(4) Giai đoạn chuyển tiếp (của người hấp hối): Theo Tử Thư Tây Tạng, một cuốn sách 
dạy về những giai đoạn trong 49 ngày mà linh hồn người chết sẽ trải qua khi đi qua cái Chết, 
thì cái Chết thực ra là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải điểm kết thúc của một đời 
người. Tình trạng tâm lý của người hấp hối và nghiệp lực của người ấy đã tạo ra lúc sinh tiền 
có ảnh hưởng rất lớn đến những gì sẽ xảy ra cho người đó khi họ đi qua sự chuyển tiếp này. 
Nếu người hấp hối lúc sống thường ở trong tâm trạng sợ hãi, buồn phiền, giận dữ, thì phút 
lâm chung họ sẽ rất khó chọn một kinh nghiệm tốt đẹp để đi đầu thai sang một kiếp khác. 
 43
Điều mà người thân có thể làm là giữ cho lòng mình đừng quá bi thương khi người thân hấp 
hối hay vừa mất, vì khi mình khổ thì người ấy sẽ cảm nhận nỗi khổ của mình với cường độ 
gấp trăm lần nỗi khổ của mình. Do đó, người hấp hối sẽ rất bất an, bối rối, vì không làm được 
gì để giúp cho nỗi khổ của người thân; nên họ sẽ không dễ dàng siêu thoát, hoặc sẽ thiếu sáng 
suốt để chọn con đường lành khi đi đầu thai. Đó là lý do người ta thường nhờ các thầy đến 
tụng kinh, cầu siêu hay nhờ các vị linh mục ban phép giúp cho linh hồn người chết cảm thấy 
nhẹ nhàng, yên ổn. 
-------------------- 
 44
Chương X 
KHỔ ĐAU VÀ GIẢI THOÁT 
Quan hệ hỗ tương sâu sắc giữa mọi sự, mọi vật là một điều mà người học Phật luôn 
biết, và ngày nay đã được khoa học công nhận. Không có một chuyện gì có thể xảy ra mà 
không gây ra hoặc liên đới với những chuyện khác; dù trên bề mặt chuyện ấy có vẻ như là đã 
xảy ra một cách độc lập. Khi nào chúng ta còn phê phán và hay đặt tên một sự kiện, khi đó 
chúng ta còn khuynh hướng tách rời sự kiện ấy khỏi toàn thể đời sống. Sự nguyên vẹn của đời 
sống sẽ bị phân mảnh bởi thói quen suy tư ở trong ta. Tuy nhiên, toàn thể đời sống đã giúp 
làm cho biến cố này xảy ra. Và đó là một phần mạng lưới của sự tương quan, tương duyên 
mật thiết của vũ trụ. 
Điều này có nghĩa là: Những gì đang xảy ra là một điều không thể nào khác đi được. 
Trong nhiều trường hợp, chúng ta không thể nào hiểu được vai trò của một biến cố trên 
bề mặt có vẻ như là vô nghĩa trong tổng thể vũ trụ, nhưng khi nhận thức được tính bất khả, 
không thể nào tránh được của biến cố đó, trong cái bao la của đại thể - đó có thể là chỗ khởi 
hành của thái độ chấp nhận ở trong lòng bạn với những gì đang hiện hữu – bạn sẽ chọn để 
sánh vai với toàn thể đời sống bao la. 
§ 
Tự do chân thực và giải thoátchính là cách sống như thể chính bạn đã chọn lựa một cách 
hoàn toàn những gì bạn đang cảm nhận hay kinh nghiệm trong giây phút này. 
Khi bạn đứng chung, sát vai với Phút Giây Hiện Tại; đó chính là lúc bạn chấm dứt hết 
khổ đau ở trong bạn. 
§ 
Khổ đau có cần thiết không? Cần và có thể cũng không cần. 
Nếu bạn chưa đủ khổ với tất cả những gì bạn đã trải qua, thì bạn sẽ không có đủ chiều 
sâu của một con người, không có đủ sự khiêm cung, và không có lòng xót thương. Cho nên 
bạn sẽ không có cơ duyên đọc được những dòng chữ này. Khổ đau giúp bạn đập vỡ chiếc vỏ 
cứng của bản ngã(1), vì đã đến lúc bản ngã của bạn không còn cần thiết nữa. Khổ đau chỉ cần 
thiết cho đến khi bạn nhận thức rằng bạn không cần phải khổ thêm nữa. 
§ 
Sự bất hạnh luôn cần một “cái Tôi”, được tạo ra bởi trí năng với một câu chuyện lâm ly 
tình tiết, một nhân vật chỉ có ở trong đầu bạn. Mỗi bất hạnh cũng “cần” có một quá khứ và 
tương lai. Cho nên khi bạn tách quá khứ và tương lai ra khỏi nỗi khổ, thì liệu bạn sẽ còn lại 
cái gì? Bạn chỉ còn lại thể tính chân thật(2) của giây phút này. 
Có thể đó là một cảm giác nặng nề, khó chịu, căng thẳng, giận dữ hay có khi là buồn 
nôn. Nhưng đó không phải là nỗi bất hạnh và cũng không phải là vấn đề gì của riêng bạn. Vì 
quả thực chẳng có gì có tính chất cá nhân trong nỗi khổ của con người. Đó chỉ là áp suất của 
một sự căng thẳng quá mức hoặc của một năng lượng mạnh mẽ mà bạn cảm thấy ở đâu đó 
trong cơ thể bạn. Bằng sự chú tâm của mình, cảm giác ấy sẽ không trở thành một ý nghĩ và 
làm phát sinh “cái Tôi” bất hạnh ở trong bạn. 
Hãy thử xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cho phép một cảm giác được phát sinh một 
cách tự nhiên. 
§ 
Nhiều khổ sở và bất hạnh phát sinh khi bạn xem mỗi ý tưởng xảy đến trong đầu mình 
như một điều gì có thật. Hoàn cảnh sống không thể làm cho bạn mất đi niềm vui sống. Bệnh 
tật có thể làm cho bạn có những đớn đau trong cơ thể, nhưng chúng không có khả năng làm 
 45
cho bạn mất đi niềm vui sống. Chỉ có ý tưởng của bạn mới thực làm cho bạn mất vui. Những 
suy diễn, những mẩu chuyện mà bạn tự thêu dệt cho chính mình mới thực làm cho bạn mất 
vui. 
“Thôi chết, những ý tưởng mà tôi đang có ở trong đầu bây giờ, chúng mới là nguyên 
nhân làm cho tôi đau khổ!”. Nhận thức này sẽ giúp cho bạn thôi đồng hóa mình một cách vô 
thức với những suy nghĩ đó. 
§ 
“Trời đất hôm nay sao lại giông gió như thế này!” 
“Hắn chẳng còn mặt mũi nào để nhấc phôn lên gọi cho em!” 
“Cô ấy đã cho tôi leo cây!” 
Đây là những mẩu chuyện mà chúng ta dựng lên, kể lể cho chính mình và người khác 
qua những lời trách móc, thở than. Đó là những câu chuyện được tạo nên nhằm mục đích làm 
tăng cảm nhận về một cái Tôi khi cho rằng mình “đúng” và nhất định người kia là “sai”. 
Giành lấy phần “đúng” thường đặt chúng ta vào một vị thế tưởng là ưu thế hơn người kia, và 
điều này làm cho bản ngã, cái Tôi giả tạo trong chúng ta được củng cố. Nhưng điều này cũng 
tạo ra ở trong ta một đối thủ, một kẻ thù của ta: Vâng, bản ngã ở trong bạn luôn cần có một kẻ 
thù để bạn xác minh ranh giới của mình, ngay đến cả thời tiết cũng có thể thành kẻ thù của 
bạn. 
Qua thói quen phê phán của lý trí và sự co rúm của tình cảm, bạn cảm thấy mình có một 
quan hệ phản kháng có tính chất cá nhân với người khác và với những biến cố, tình huống 
trong đời bạn. Đây là những khổ đau do chính mình tạo ra, nhưng bạn không hề nhận biết vì 
đối với tự ngã của bạn, đây là một điều rất thỏa mãn. Bản ngã của bạn luôn cảm thấy được 
củng cố hơn khi có sự phản kháng hoặc bất đồng với người khác. 
Đời sống bạn sẽ đơn giản biết bao khi bạn thôi không còn tạo ra những mẩu chuyện lâm 
ly cho chính mình. 
“Ồ, trời đang mưa.” 
“Hôm nay anh ấy không gọi cho em.” 
“Tôi có đến chỗ hẹn. Nhưng cô ấy thì không.” 
§ 
Khi bạn đang khổ, hoặc đang cảm thấy bất hạnh, hãy thực tập có mặt với những gì đang 
xảy ra trong Phút Giây Hiện Tại. Bất hạnh hay một vấn đề gì khác của bạn không thể tồn tại 
trong Phút Giây Này. 
§ 
Khổ đau chỉ bắt đầu khi nào bạn bắt đầu đặt tên, hay dán nhãn hiệu lên một tình huống 
như thể đó là một điều gì xấu hoặc không hay đã xảy ra. Bạn thích chống đối một tình huống 
nào đó và sự bực tức này làm cho tình huống ấy trở thành một vấn đề riêng tư của bạn, điều 
này làm nảy sinh một cái Tôi phản kháng. 
Đặt tên hay dán nhãn hiệu lên một người hay một việc gì đấy chỉ là một thói quen, 
nhưng thói quen đó là điều bạn có thể bỏ được. Hãy thực tập không dán nhãn hiệu, bắt đầu từ 
những chuyện nhỏ. Nếu bạn bị trễ tàu, làm vỡ một cái tách, trượt chân té, bạn có cố gắng thực 
tập để không chê bai kinh nghiệm này là một cái gì xấu xa hay khổ sở? Bạn có khả năng chấp 
nhận tính “đang như thế” của sự việc, của giây phút đó không? 
Cho rằng một việc gì là xấu tạo ra một sự co rúm trên mặt tình cảm ở trong bạn. Khi bạn 
cho phép sự việc ấy được như nó đang là, mà không cần phải chê bai, một sức mạnh to lớn 
bỗng nhiên nằm ở trong tầm tay của bạn. 
 46
Phản ứng co rúm trong tình cảm đó sẽ cắt bạn ra khỏi năng lực ấy, năng lực của chính 
đời sống. 
§ 
Adam và Eva đã ăn phải trái cấm từ cái cây biết phân biệt Thiện, Ác(3). 
Hãy vượt lên trên thiện và ác, tốt và xấu bằng cách giữ cho mình không bị rơi vào thói 
quen phê phán, khi cho cái này là tốt, cái kia là xấu(4). Khi bạn vượt lên trên thói quen phê 
phán, năng lực của cả vũ trụ sẽ luân lưu qua bạn. Khi bạn có một quan hệ hài hòa, không-
phản-ứng đối với những kinh nghiệm mà bạn gặp phải, những gì mà bạn thường cho là xấu 
trước đây, bây giờ sẽ nhanh chóng, có khi ngay tức thì, được xoay chuyển theo một chiều 
hướng tốt đẹp hơn, qua năng lực của chính đời sống. 
Hãy để ý những gì sẽ xảy ra khi bạn thôi không phê phán một kinh nghiệm nào đó mà 
bạn cho là “xấu”, thay vào đó bạn sẽ chấp nhận ở trong lòng, thầm nhủ rằng “Vâng, không 
sao cả” với sự việc đó và cho phép sự việc ấy được như thế. 
§ 
Bất kể hoàn cảnh sống ra sao, bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn hoàn toàn chấp 
nhận những tình huống ấy, rằng chúng đang như thế – ngay trong Phút Giây Này? 
§ 
Có nhiều nỗi khổ, dù trên hình thức rất mơ hồ hay rõ ràng, nhưng có vẻ như quá “bình 
thường” đến độ bạn thường không nhận ra đó là một nỗi khổ, có khi nỗi khổ ấy còn cảm thấy 
rất thỏa mãn cho bản ngã ở trong bạn – bứt rứt, nóng nảy, giận dữ, bực tức, than phiền, hay 
đang có vấn đề gì với ai đó. 
Bạn có khả năng nhận ra được tất cả những biểu hiện của những nỗi khổ đó khi chúng 
đang xảy ra và hiểu rõ rằng: ngay trong phút giây này, tôi đang tạo ra khổ đau cho chính 
mình. 
Nếu bạn có thói quen tạo ra khổ đau cho chính mình, có lẽ bạn cũng đang tạo ra khổ đau 
cho những người chung quanh. Những thói quen hành xử vô thức này của trí năng có khuynh 
hướng chấm dứt khi bạn có ý thức về chúng, bằng cách nhận ra ngay khi chúng đang hoành 
hành. 
Bạn không thể nào vừa có ý thức sáng tỏ với những gì đang xảy ra mà lại vừa tạo thêm 
khổ đau cho chính mình. 
§ 
Phép lạ chính là: đằng sau mỗi điều kiện, mỗi con người, mỗi hoàn cảnh, trên bề mặt ta 
có thể cho là “bất hạnh” luôn ẩn chứa một sự thánh thiện sâu xa. Sự thánh thiện ấy chỉ hiển lộ 
ra cho bạn – bên trong và bên ngoài – khi nào bạn chấp nhận hoàn toàn những gì đang hiện 
hữu. 
“Thôi kình chống lại với những gì mà bạn cho là xấu(5)” chính là một trong những chân 
lý cao tột của loài người. 
§ 
Một mẩu đối thọai: 
“Hãy chấp nhận những gì đang xảy ra.” 
“Không, không bao giờ. Tôi đang rất khó chịu và bất mãn về chuyện này.” 
Vậy thì bạn lại càng nên chấp nhận những gì đang có mặt. 
“Chấp nhận rằng tôi đang rất khó chịu và bất mãn? Chấp nhận rằng tôi đang phẫn uất?” 
 47
Vâng. Hãy mang thái độ chấp nhận vào trong những-gì-bạn-đang-không-chấp-nhận. 
Hãy mang thái độ khuất phục vào trong những-gì-bạn-đang-không-khuất-phục. Rồi thử xem 
chuyện gì sẽ xảy ra. 
§ 
Nỗi đau đớn kinh niên trong thân thể bạn có thể là một người thầy rất khó tính. Bài học 
mà người thầy ấy (tức là bệnh tật) muốn dạy cho bạn là: “Có muốn chống cự cũng vô ích”. 
Không có gì bình thường hơn chuyện bạn muốn trốn tránh khổ đau. Tuy nhiên, nếu bạn 
có thể buông bỏ ước muốn tránh né đó và cho phép niềm đau trong bạn được có mặt, bạn sẽ 
nhận ra rằng nỗi đau ở trong bạn vừa được giảm đi vì đang có nhiều không gian hơn giữa bạn 
và nỗi đau. Điều này có nghĩa là bạn cảm nhận nỗi đau của mình với ý thức sáng tỏ, nỗi đau 
ấy sẽ giúp ban đốt đi bản ngã của bạn, vì bản ngã, đa phần chỉ là thái độ chống đối một cách 
vô ích với những gì đang có mặt ở trong bạn. Cho nên, dù bạn có mắc phải chứng bại liệt toàn 
thân thì bạn vẫn có thể thực tập tương tự như thế: Có mặt và an nhiên chấp nhận tình trạng 
đang bất lực trong cơ thể mình. 
Nói một cách khác: Bạn “dâng tặng tất cả khổ đau của bạn cho trời đất”. 
§ 
Bạn không cần phải là một người Công giáo mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu sắc của 
biểu tượng Thập Tự Giá. 
Thời Trung Cổ, Thập Tự Giá là một công cụ dùng để khảo tra. Nó là biểu tượng cho nỗi 
khổ đau tột bậc, sự giới hạn và bất lực mà một con người có thể gặp phải. Rồi bỗng nhiên con 
người ấy đã chọn sự khuất phục, chịu đựng nỗi khổ một cách tự nguyện, một cách đầy ý thức 
khi Ngài nói: “Ý Cha được nên”(6). Trong giây phút đó, Thập Tự Giá, vật tra tấn dã man bỗng 
phơi bày bí mật: Đó là một biểu tượng thiêng liêng, một biểu tượng của thần thánh. 
Thập Tự Giá là vật đã chối bỏ sự hiện hữu của một chiều không gian vượt thoát trong 
đời sống, nhưng nhờ thái độ chấp nhận tuyệt đối, Thập Tự Giá bỗng nhiên đã trở thành một 
cánh cửa đưa bạn đi vào chiều không gian vượt thoát đó. 
§ 
Hãy sống với bản chất chân thật của mình! 
---------- 
(1) Đập vỡ chiếc vỏ cứng của bản ngã: Những gì bạn làm, nói và nghĩ lâu ngày đã trở 
thành thói quen; những thói quen tiêu cực này thường rất khó bỏ. Nhưng tệ hơn nữa là chúng 
ta không ý thức rằng mình đang cho rằng những thói quen tiêu cực ấy chính là mình. Chúng ta 
còn đồng hóa mình với những khổ đau mà chúng ta đã cưu mang. Lúc đó, những thứ ấy trở 
thành chiếc vỏ cứng của bản ngã, rất khó để bị đập vỡ. Nhưng khi nhận ra rằng bạn không 
phải là những thói quen, những khổ đau ấy, thì nhận thức này sẽ giúp bạn đập vỡ được chiếc 
vỏ cứng của bản ngã. 
(2) Thể tính chân thật: Tức là chân như, thể tính bất động, thường hằng của mọi sự, mọi 
vật, nằm ngoài mọi lý luận, hiểu biết của con người. 
(3) Adam và Eva đã ăn phải trái cấm từ cái cây biết phân biệt Thiện, Ác: Ngụ ý rằng từ 
khi con người bắt đầu có óc phân biệt nhị nguyên: Tốt/Xấu, Thiện/Ác, Đúng/Sai, thì đã tạo 
nên sự đấu tranh không ngừng ở bên trong về những cặp đối nghịch này. Chúng ta cần ý thức 
và vượt qua thói quen nguy hại này. 
(4) Cho cái này là tốt, cái kia là xấu: Đây là một thói quen lâu đời ở bên trong của 
chúng ta đã tạo nên rất nhiều khổ đau và tranh chấp. 
 48
(5) Thói quen kình chống lại với những điều gì mà bạn cho là xấu: Thái độ phân biệt, 
ghét bỏ trong tình cảm khi cho một điều gì là xấu lâu đời ở trong ta, tạo nên rất nhiều 
khổ đau và tranh chấp ở trong lòng. Khi gặp một điều gì xấu thì ta tránh, ta không làm, nhưng 
không cần phải quá đầu tư nhiều cảm xúc, cảm thấy ghét bỏ, chống đối trong phản ứng của 
mình về điều mình cho là xấu. Điều này không có nghĩa là ta sẽ không biết bảo vệ cho người 
thân của mình khi có nguy biến hay sẽ không biết bảo vệ đất nước mình khi có ngoại xâm. 
Vua Trần Nhân Tông vừa làm vua, vừa biết thực tập Thiền. Ngài đã hai lần đánh bại giặc 
Nguyên Mông (1285 và 1287), bảo vệ cho nước nhà. 
(6) “Ý Cha được nên”, hay “Ý của Cha sẽ được tuân theo”: Tương truyền rằng đây là 
câu nói cuối cùng của Chúa Jesus, hàm ý Ngài sẽ chấp nhận những gì Thượng Đế (qua danh 
xưng “Cha”) đã an bày cho số phận của Ngài – tức là chịu bị đóng đinh trên cây Thập Giá. 
-------------------- 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_suc_manh_cua_tinh_lang.pdf