Tài liệu Tâm lý học - Cao Văn Đạt

Tóm tắt Tài liệu Tâm lý học - Cao Văn Đạt: ... Vấn đề siêu hình: vật ta tri giác có thực không ? Vấn đề tâm lý: có thực thì nhận ra bằng cách nào ? * Vấn đề siêu hình Duy tâm trả lời: Vật được tri giác tự chúng không có thực mà chỉ là biểu thị do trí khôn. Duy thực: Vật được tri giác có thực, tự lập ở ngoài trí khôn. Nghĩ sao ? Duy thực...cience objet). 2. Ý thức chủ thể Nhờ nội quan, con người biết mình vui, buồn, đau khỏe... Ý thức soi tới và thấy rõ. Đây là ý thức chủ thể hay chủ động, chính là khả năng hay tác động tinh thần nhận thức hiện tượng nội tâm. Ý thức tự phát còn lu mờ. Ý thức tư duy (đã suy nghĩ) thì rõ ràng, mi...ố chấp Méthodiques : hành động theo phương pháp, có tổ chức Passionnés : Hành động không lý trí với đam mê Agités : Hành động thiếu hợp nhất, chỉ náo động, hành động phí sức b. Theo Huymans và Cronigne Theo Huymans và Cronique có 8 hạng tính tình, dựa trên sự tổ hợp, sự hiện diện hay khuyết ...

pdf263 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tâm lý học - Cao Văn Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta chỉ suy nghĩ thuần túy.
SỰ TIẾP THU NGÔN NGỮ NƠI TRẺ EM: THỜI KỲ TIỀN NGÔN NGỮ
Khóc oa oa (to Đail - đaihing i vagissement ): lúc
sinh ra đến hai tháng.
Đầu tiên chỉ giới hạn vào những tiếng nhỏ ở cổ họng,
khó tả, rồ phát ra thành các nguyên âm đơn (như a, á...) giai
đoạn này còn rất thô sơ: Nó kêu, người ta tới ru hay đưa nôi,
đưa võng là yên. Sau một ít kinh nghiệm, nó giấu ngay hiệu
quả của tiếng kêu và có khi nó cũng lợi dụng để được những
cảm giác dễ chịu (ru, đưa hay được bình sữa.)
Nói thỏ thẻ (Warbling - gazonillis) hoặc tự nhiên
hay để đáp lại tiếng nói của người lớn. Trẻ bắt đầu dùng những
tiếng phụ âm có nguyên âm đi tước (ro, mo, lo...) và nó có thể
làm cho người ta hiểu khi nào nó sợ, đau, giận (ví dụ âm mo,
“me") và ước ao (eu, a) vào lúc nó được 4 tháng. Lúc được ba
tháng, nó cũng bắt đầu cười, đầu yên là êm dịu, rồi chậm hơn
và rồi cười phá lên.
Nói thỏ thẻ xem ra như theo bản năng, nghĩa là
không có liên quan gì đến tiếng mẹ đẻ của nó. Trẻ con trên thế
giới đều thỏ thẻ một cách giống nhau...Bắt đầu nó giao tiếp xã
hội trong thời kỳ này.
Nói bập bẹ (babillage - babil - babbling): Khoảng
tháng thứ 6 và 8 trẻ bắt đầu cố gắng lắp các tiếng, trẻ bắt
chước những tiếng (âm) nó nghe được và lập lại cái gì người ta
nói cho nó. Nó nói tràng giang (nhiều) mà có khi người ta
không phân biệt được nó nói gì; nhưng vẫn có một âm điệu rõ
ràng, những vần điệu riêng biệt đã nghe rõ (da,ba,ca...) Và có
khi người ta nghe rõ: ba, pa, ma lúc nó được 8 tháng.
THỜI KỲ NGÔN NGỮ
Thời kỳ “nói” (khoảng được 9 tháng)
- Trẻ em lập lại những tiếng đã nghe nhưng không
hiểu ý nghĩa.
- Lúc này trí nhớ cũng phát triển: có thể hiểu một ít
tiếng: công, tên nó...
Tháng thứ 10: Bắt đầu biết những tiếng đầu tiên ví
dụ như: ba, má...Nó bắt đầu hiểu rằng kêu ba, kêu má là hy
vọng ba má xuất hiện. Nó bắt đầu hiểu: chào tạm biệt (cúi đầu)
hay lúc người ta khen nó giỏi...
Lên một tuổi: Sự tiến triển từ từ và nó còn thêm
những cử chỉ biểu lộ ý muốn của nó. Tỷ dụ: khi nó kêu ba, má
thì hiểu rằng nó muốn ba má đến với nó...
Câu nói (vào khoảng tháng 20): từ tháng 15 trở đi,
trẻ em được gia tăng ngữ vựng, nó có thể giữ, nói hiểu được 10
tiếng lúc được 18 tháng, và chừng 50 tiếng lúc được 2 tuổi.
Lúc được 18 tháng, nó có thể có sự liên lạc giữa tiếng và hình
ảnh. Thường trẻ con vào tuổi này chỉ ngôi thứ ba “nó”.
Có những câu nói thuộc ngôn ngữ (khoảng hai tuổi)
Trẻ bắt đầu dùng đại danh từ “tôi, anh...”. Khoảng
chừng hai tuổi rưỡi nó có thể cho tên nó (Nguyễn văn...) và trả
lời những câu hỏi đơn sơ.
Phát âm tiến dần tới sự hoàn toàn, dù còn có thể nói
lắp (bégaiement). Ngữ vựng phát triển mau lẹ...Chữa nói lắp:
1) Bắt lặp lại...2) Nói chậm.
BẢN TÍNH NGÔN NGỮ NƠI TRẺ EM
Piaget đã canh tân từ năm 1923 vấn đề ngôn ngữ
bằng cách phân biệt hai nhiệm vụ chính của ngôn ngữ:
1. Ngôn ngữ tự kỷ (égocentrique)
Trẻ con không quan tâm tới việc nó nói với ai ? và có
ai nghe không ? Nó nói hoặc cho nó hay với mục đích thoả
mãn...Nó chỉ nói về mình, có lợi cho mình...
Có ba loại ngôn ngữ tự kỷ
- Lặp lại những vần hay tiếng không nghĩa
- Độc thoại, nói một mình
- Độc thoại với hai người hay nhiều người nhưng
không cần quan tâm đến người khác.
2. Ngôn ngữ xã hội hóa (Socialisé)
- Trẻ con trao đổi thực sự với người khác
- Phê phán việc làm, cử chỉ người khác.
- Ra lệnh, cầu xin, dọa...
- Hỏi người khác...
PHÁT TRIỂN THEO TUỔI
Đến khi được 5 tuổi, ngôn ngữ tự kỷ thắng thế đối
với ngôn ngữ thuộc xã hội. Từ 7 hay 8 tuổi trở đi thì xã hội
hóa ngôn ngữ thấy rõ ràng. Luôn đặt tại sao để tìm hiểu, học
hỏi.
THAY ĐỔI TÙY THEO CÁ NHÂN
Sự tiếp thu ngôn ngữ tùy thuộc nhiều yếu tố: theo
từng người, theo từng giống...người khác lại cho yếu tố xã hội
chi phối hơn như: vấn đề xã hội kinh tế thuộc gia đình, gia đình
có học thức, cho đi học sớm.
NHỮNG MỨC ĐỘ KHÁC NHAU THUỘC NGÔN NGỮ
Piaget, theo ông Bleuler, đã chia làm ba:
1. Mức độ vô thức (inconscient) không truyền đạt
được: mơ, tượng trưng.
2. Mức độ tự kỷ: khó thông truyền.
3. Mức độ hiểu được, thông truyền được dựa trên
tư tưởng hợp lý.
Thực sự ba loại mức độ này không thể tách rời hay
đối nghịch nhau. Thực sự đã pha trộn tùy lúc, và tùy trường
hợp chiếm ưu thế hơn.
NHÂN CÁCH CỦA TRẺ EM
Tiếng nhân cách (personnalité - personality)
Tiếng nhân cách (personnalité - personality)
Theo Henri Wallon chẳng hạn, được hiểu theo nghĩa là sự
TOÀN VẸN (totalité) của một cá thể.
Tuy chúng ta đã phân tách những khía cạnh nơi đứa
trẻ để học hỏi như phát triển thể xác, trí khôn, trí nhớ...Nhưng
chúng ta đừng quên rằng trẻ em là một toàn vẹn không thể
phân tách ra được, sự phát triển phải hòa hợp trong các
hướng. Sự trưởng thành tiệm tiến về nhân cách qua nhiều giai
đoạn.
* Giai đoạn miệng (oral)
* Giai đoạn giang môn (anal) lỗ đít
hậu môn
* Giai đoạn dương vật (phallique)
* Giai đoạn tiềm phục (de latence) âm
kỷ
* Giai đoạn sinh thực (ghénital) cánh
chung
1. Giai đoạn miệng (oral)
Đó là giai đoạn thứ nhất (ít sau khi được một tuổi),
đặc biệt về miệng và bú, mút (succion)...Chính nhờ miệng mà
trẻ em tiếp nhận đồ ăn, tiếp xúc với thế giới...Đây là sự tập
dượt đầu tiên về tính dục (theo như Ưreud).
Tuổi thôi bú thay đổi theo xã hội.
Tùy theo từng môi trường xã hội mà trẻ em tiếp tục
bú mẹ lâu mau. Có khi trẻ em bú cho tới 2,3 tuổi. Có nơi lại
cho trẻ em thôi bú sớm và thay thế bằng những đồ ăn khác. Có
những lý do về phía trẻ em và lý do về phía người mẹ.
Giai đoạn miệng không hoàn toàn chấm dứt khi trẻ
em được một tuổi: Trẻ thích uống, nhai kẹo cao su, mút ngón
tay.
2. Giai đoạn giang môn (anal)
Trong giai đoạn này có sự phát triển và làm chủ gần
ở giang môn và nơi đi tiểu và bắt đầu tập giữ sạch sẽ: khoảng
tháng 12 đến 30 trẻ cũng bắt đầu tập đi, phát triển ngôn ngữ.
- Việc tập giữ sạch sẽ tùy thuộc liên lạc giữa người
mẹ và trẻ.
Nhu cầu giải quyết việc đói khát được thực hiện
trong giai đoạn miệng và nhu cầu đòi giữ sạch sẽ là nhu cầu
mới có tính cách xã hội.
- Giai đoạn này có thể xảy ra sự xung đột giữa đứa
trẻ và những người xung quanh.
Giai đoạn miệng thì tự nhiên vì nhu cầu sinh lý đòi
hỏi, còn giai đoạn giang môn thì những đòi hỏi củ cha mẹ, anh
em có tính cách bắt buộc: buộc giữ sạch sẽ, phải giữ luật.
3. Giai đoạn dương vật (Phallique)
Giai đoạn này cần nhiều tới khu vực bộ sinh dục, và
tình cảm bị hoạn (thiến) cũng như mặc cảm được lưu tâm: kéo
dài từ hai năm sáu thánh tới sáu năm. Đây phải hiểu tiếng
“dương vật” (phallique) có 1 ý nghĩa tượng trưng của sức
mạnh về dục tính chứ không có ý nói đến bộ phận sinh dục
của người đàn ông.
Tình cảm sợ bị hoạn vừa có tại con trai cũng như
con gái.
Trẻ nam cũng như nữ dần dần tìm cách khám phá về
thân xác của mình và để ý tới khu vực có bộ phận sinh dục.
Trẻ nam hấy có “cái” dùng để đi tiểu và nó cho chỉ có vậy thôi
và lắm khi dùng để chơi giỡn...Nếu người lớn cấm thì nó tìm
cách tránh người khác nhưng vẫn tìm cách làm thỏa mãn trò
chơi...Ngày nào đó trẻ trai nhận ra rằng nơi trẻ nữ không có
giống như nó và cho rằng đó là may rủi mà thiếu thôi. Còn trẻ
nữ thì cũng tò mò nhận xét tương tự và hy vọng rằng bộ phận
của mình chỉ là chậm phát triển thôi.
MẶC CẢM oedipe
Đối với Freud mặc cảm oedipe là một nguồn bệnh
thần kinh hay là sự khó thích ứng với xã hội. Mặc cảm oedipe
là một sự quyến luyến “tình ái” (nhục dục) của một đứa trẻ
đối với cha hay mẹ vì có sự xung đột với người cùng pháo (với
cha nếu là con trai, với mẹ nếu là con gái). Mặc cảm oedipe gọi
là tiêu cực khi sự xung đột với người cùng phái được thay thế
bằng sự luyến ái đối với người cùng phái - đồng tình ái.
4. Giai đoạn tiềm phục (latence)
Thời kỳ này kéo dài từ thời 7 tuổi tới thời dậy thì
(puberté)
Có thể nói rằng “nhân cách” đã thực tế tạo dựng
(thiết lập) từ sau thời mặc cảm oedipe. Có dụng cụ để thiết lập
nhân cách.
- Rất cần quân bình tình cảm để có thể học được. Có
quân bình thì mới có thể chăm chú, thâu lượm điều thầy dạy.
Vào khoảng 8 tuổi, trẻ chỉ “cầm trí” thâu lượm được 20 phút
thôi. Vai trò, tư cách của người thầy dạy cần lắm, phải tỏ ra dễ
thương, dễ mến. Chúng nó ghét những người dọa nạt, cau có.
5. Giai đoạn sinh thực (génital)
Tạo lập tòa nhà, thâu nhận dục tính của người lớn,
vào tuổi dậy thì (puberte). Phân biệt chủ thể, đối tượng. Qua
cơn bão tố dậy thì mới có thể xác định là con người tới giai
đoạn sinh thực (stade génital)
TUỔI THANH XUÂN (l'ADOLESCENCE)
TUỔI THANH XUÂN (l'ADOLESCENCE)
Dưới đầu đề tuổi thanh xuân, chúng ta đề cập đến
thời kỳ phân tách ấu thời (Enuance) và trưởng thành (Adulte).
Chúng ta lưu tâm tới hiện tượng sinh lý: Tuổi dậy thì. Tuổi
này xác định ba giai đoạn chính:
- Trước dậy thì
- Dậy thì thực sự
- Sau dậy thì
Có những thay đổi quan trọng tùy theo thời gian
(từng thời và môi trường xã hội) và giai đoạn kéo dài thế nào.
BỊ ẢO TƯỞNG - LO LẮNG - BĂN KHOĂN (ƯU TƯ) trước
ngưỡng cửa cuộc đời.
Nơi cả năm lẫn nữ, tuổi dậy thì được ghi dấu trước
hết do hoạt động bỗng sưng căng thẳng của hệ thống nội tiết
tuyến và có sự xáo trộn sinh lý. Sự phát triển thể xác (sinh lý)
không phải là không có những tiếng dội tâm lý.
Bên ngoài thay đổi trông thấy nơi cả nam lẫn nữ (nơi
mặt, nơi bộ phận...tiếng nói...) và muốn giống người lớn,
nhưng vẫn có ưu tư thầm kín ví vừa qua tuổi thơ ấu, còn
luyến tiếccái quá khứ đã biết rõ để lao mình vào cái chưa biết.
Những băn khoăn này có khi trở thành cái ưu tư lo lắng thực
sự.
TRƯỚC DẬY THÌ (Prépuberté)
nữ vào khỏang 12 tuổi; nam vào khoảng 12 đến 14
tuổi. Cho nên ngay từ khi chưa biết những nguyên nhân chắc
chắn bắt đầu giai đoạn này. Tầm vóc bắt đầu “gần” với tầm
vóc người lớn và coi bộ không còn thích chơi với những đứa
nhỏ.
Đối với những người không thấy “trẻ con” lớn: cha
mẹ, thầy dạy hay những người sống bên cạnh trẻ mà không
thấy trẻ con lớn, không biết chúng nó đến lúc thay đổi, đến
tuổi “khác khác” và rồi hay chửi mắng, rầy la...Trẻ rất có thể
sẽ bướng bỉnh, ngang tàng...Để phản đối trẻ làm cái nó nghĩ là
hay, cái nó muốn. Lúc này rất cần có sự hiểu biết, thông cảm
và nhẫn nại hướng dẫn.
Những người có nhiệm vụ giáo dục không nản chí
khi gặp những trẻ tới tuổi này và nhất là không bao giờ buông
xuôi để trẻ muốn làm gì thì làm.
THỜI DẬY THÌ
Tuổi dậy thì là một xung đột, va chạm, đụng độ. Nơi
thiếu nữ có sự xuất hiện kinh nguyệt làm cho cô có ấn tượng
mình bị thương, còn nơi con trai thì mặt có mụn, tiếng nói
thay đổi và sự thay đổi nơi bộ phận sinh dục làm cho hắn khó
chịu, đòi phải được thoả mãn...
Ý thức về mình (xác và tư cách) sẽ đưa đến lòng tự
ái quá mức (narcissime). Thanh nam, nữ đến tuổi này thì khép
kín không phải để ngắm nhìn mình nhưng để biết mình hơn.
Thanh nam, nữ muốn tạo cho mình một tư cách
(nhân cách) thoát khỏi tất cả ảnh hửơng bên ngoài. Loại bỏ
những gì đã chơi hay là hấp dẫn lúc còn nhỏ. Hình ảnh của
người khác cũng bị lãng quên và muốn tạo cho mình hình ảnh
lý tưởng, mình là lý tưởng cho mình,
Không hiểu thanh nam, thanh nữ nữa đó là biết họ
“khác” (khó biết họ).
Những người sống chung quanh thanh nam, thanh
nữ thì khó hiểu họ. Chính thanh nam, thanh nữ không thể cắt
nghiã những gì xảy ra nơi mình. Họ ưu tư lo lắng, ương, bướng
bỉnh, muốn ngắm nhìn mình, muốn có bầu không khí hiểu biết
mình, thiện cảm thực sự, không chiếm đoạt và vô vị lợi. Họ là
quan trọng và cho rằng chỉ có họ mới giải quyết được những
vấn đề của họ, họ đòi phải tôn trọng nhân cách của họ.
Ưu tư về thân xác mình, có thể bị bệnh ảo tưởng, lo
lắng cho tương lai. Đây là tuổi chọn bạn mà cũng là tuổi gây
thù oán, chia rẽ nhiều.
không có sự tự lập thực sự nếu không có tiền riêng.
Thanh nam, thanh nữ muốn có tiền xài riêng, có tự
do trong việc tiêu tiền. Họ tìm cách làm ra tiền, có những
trường hợp bỏ học sớm để đi làm kiếm tiền riêng.
SAU DẬY THÌ
Sau thời dậy thì chính thức chấm dứt thì không còn
vấn đề gì khác ngoài vấn đề tính dục (sexualité). Hướng đến
người khác phái và muốn dẫn tới hành động. Dục tính khác
phái đích danh đi trước thủ dâm (onanisme) hay đồng tình
luyến ái được người ta coi là hết sức thường tình.
KẾT LUẬN
Có sự đảo lộn thâm sâu trong xã hội ta
mà không mấy ai chối cãi đó là có sự thay đổi tận
gốc lối nửa thế kỷ nay về những tươngquan giữa
người lớn và trẻ con. Trẻ con đã là đối tượng học
hỏi đặc biệt (tâm lý sư phạm...). Có những cuộc
khủng hoảng không phải là không đáng lưu tâm,
nhưng nói một cách tổng quát mỗi cuộc khủng
hoảng đều có mang lại một tiến bộ mới.
Công việc tìm hiểu và giáo dục giới trẻ
thật khó khăn và bao a, chúng ta đều muốn dấn
thân cho trẻ và với trẻ, thì hãy vì trẻ mà đừng ngại
hy sinh học hỏi thêm nữa, thêm mãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Georges Cruchon. Psychologie pédagogique I
(Les transformations de l'Enuance) Salvotor 1996.
2. Michel et Francoise Caugnelin. 
La psychologie moderne. CAL. 1971.
NỘI DUNG
Đi vào Tâm lý học...................................................................
1
Một lối diễn tả
khác...................................................... 6
Phần I: CUỘC SINH HOẠT TÂM LÝ NÓI
CHUNG........ 8
Chương I: Đối tượng Tâm lý
học........................................ 8
I. Những đặc tính của sự kiện tâm linh.............................
8
II. Phân loại các sự kiện tâm linh......................................
15
Chương II: Phương pháp Tâm lý học................................
19
I. Phương pháp tâm lý học ngôi thứ nhất: Nội
quan......... 19
II. Phương pháp khách quan trong 
Tâm lý học ngôi thứ ba................................................. 23
III. Phương pháp chủ quan trong 
Tâm lý học ngôi thứ hai............................................... 29
Chương III: Những điều kiện sinh hoạt 
tâm lý con
người........................................... 33
I. Điều kiện vật
lý.............................................................. 33
II. Điều kiện sinh học........................................................
34
III. Điều kiện sinh
lý.......................................................... 35
IV. Điều kiện xã hội..........................................................
36
Chương IV: Định luật và triết thuyết 
trong Tâm lý
học........................................... 40
I. Liệt kê và giải thích các loại định luật..........................
40
II. Giá trị định luật tâm lý.................................................
43
III. Những triết thuyết trong Tâm lý
học.......................... 43
Phần II: SINH HOẠT TRI
THỨC.............................. 46
Chương V: Cảm giác: chuẩn bị nhận thức ngoại
giới...... 47
I. Cảm giác là một hiện tượng tâm sinh lý.......................
47
II. Cảm giác là một tác động tâm lý..................................
48
III. Phân loại cảm giác.......................................................
49
IV. Giá trị của cảm giác....................................................
50
Chương VI: Tri giác.............................................................
52
I. Định nghĩa - Phân loại...................................................
52
II. Đặc tính của tri giác......................................................
53
III. Tri giác: giải thích sự vật............................................
55
IV. Tri giác và những hiện tượng nội giới........................
57
Chương VII: Hình ảnh và ảnh tượng.................................
59
I. Định
nghĩa...................................................................... 59
II. Giá trị của hình ảnh......................................................
61
Chương VIII: Hoài niệm và tưởng tượng phục hồi..........
63
I. Định
nghĩa...................................................................... 63
II. Phân loại ký ức.............................................................
65
III. Những tác động của ký
ức........................................... 67
Chương IX: Tưởng tượng sáng tạo....................................
72
I. Định
nghĩa...................................................................... 72
II. Phân loại.......................................................................
72
Chương X: Những chuỗi hình ảnh và liên
tưởng.............. 77
I. Định nghĩa liên tưởng....................................................
77
II. Phân loại.......................................................................
78
III. Định luật liên tưởng....................................................
79
IV. Vai trò của liên tưởng.................................................
80
Chương XI: Ý tưởng - Khái niệm - Trừu tượng...............
82
I. Ý tưởng và khái niệm....................................................
82
II. Trừu tượng và tổng quát
hóa........................................ 84
Chương XII: Chú y..............................................................
86
I. Định
nghĩa...................................................................... 86
II. Phân loại.......................................................................
86
III. Vai trò của chú
ý.......................................................... 87
IV. Hệ
quả.......................................................................... 88
Chương XIII: Ký hiệu và ngôn ngữ...................................
89
I. Ký
hiệu........................................................................... 89
II. Ngôn
ngữ....................................................................... 91
Chương XIV: Ý thức - Tiềm thức - Vô thức......................
94
I. Danh từ và định
nghĩa.................................................... 94
II. Vài quan niệm về việc phân bản ngã 
thành nhiều khu vực..................................................... 95
III. Tiềm thức, vô thức và siêu ý
thức............................... 97
Phần III: ĐỜI SỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÌNH
CẢM 100
Chương XV: Những động lực tâm lý nói
chung................ 101
I. Khuynh hướng là
gi?...................................................... 101
II. Tạm liệt kê các khuynh hướng.....................................
105
Chương XVI: Động lực vô thức: Bản năng.......................
108
I. Định
nghĩa...................................................................... 108
II. Nguồn gốc bản năng.....................................................
109
III. Bản năng tính nơi sinh hoạt tâm lý.............................
110
Chương XVII: Động lực có ý thức: Tập quán...................
112
I. Đặc tính của ý chí..........................................................
112
II. Hành vi ý
chí................................................................. 113
III. Ý chí tự
do................................................................... 114
Chương XVIII: Động lực do ý chí tạo ra: Tập quán........
116
I. Định nghĩa và phân loại tập quán..................................
116
II. Tạo thành tập quán và mất
đi....................................... 117
III. Hiệu quả và giá trị tập quán........................................
118
Chương XIX: S inh hoạt tình cảm.......................................
120
I. Định nghĩa và phân loại tình cảm..................................
120
II. Đam
mê......................................................................... 126
III. Cảm
xúc....................................................................... 127
Chương XX: Bản ngã tâm lý...............................................
130
I. Diễn tiến nhận ra bản ngã tâm lý...................................
130
II. Nội dung bản ngã tâm lý...............................................
130
III. Cá tính tâm
lý.............................................................. 131
TỔNG
KẾT.................................................................... 139
PHỤ CHƯƠNG I,
......................................................... 140
PHỤ CHƯƠNG
II......................................................... 159
PHỤC CHƯƠNG
III..................................................... 163
NỘI
DUNG..................................................................... 183
+
+ 
[1]
xem công thức trang 25

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_hoc_cao_van_dat.pdf