Tài liệu Tâm lý học phát triển - Vũ Thị Nho

Tóm tắt Tài liệu Tâm lý học phát triển - Vũ Thị Nho: ...ách mình ra khỏi người lớn. Đây là một mâu thuẫn tích cực, chứng tỏ sự trưởng thành của trẻ em mà sự giải quyết nó đưa mức phát triển của trẻ em lên cao hơn. rõ ràng đứa trẻ lên 3 do đã tích lũy được một số kinh nghiệm về phương thức hành động, do sự phát triển mạnh về ngôn ngữ, nó đã có thể h...hiệm đối với học tập dẫn đến thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. - Về phát triển chung có những học sinh phát triển ở mức độ cao và có sự am hiểu nhiều mặt vượt hẳn lứa tuổi trong nhiều lĩnh vực, trái lại có một số em có hiểu biết rất hạn chế. - Về phương thức lĩnh hội tài liệu phân hóa từ mức có k...chức và giúp thanh niên trả lời đúng đắn các câu hỏi mà thanh niên thường xuyên nêu ra như: Tôi là ai? Tôi là người như thế nào? Tôi có khả năng nào? Tôi muốn trở thành người thế nào? Làm gì để tôi trở nên tốt đẹp hơn?... c. Song song với sự phát triển của tự ý thức, tự đánh giá, tính tự trọng...

pdf272 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tâm lý học phát triển - Vũ Thị Nho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, dấu ấn riêng của chính mình là
mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi của họ. Các trường
phái riêng trong khoa học, nghệ thuật, phong cách
riêng trong hoạt động sáng tạo v.v... được biết đến ở
tầm quốc gia, quốc tế, với không biết bao nhiêu tên
tuổi của những con người trong giai đoạn này được
loài người ghi nhận và trở thành bất hủ.
Bên cạnh thành công trong sự nghiệp, trong
giai đoạn này cũng tiềm tàng một mâu thuẫn có thể
khủng hoảng tâm lý. Đó là sự trì trệ bi quan bởi cảm
giác rằng mình chẳng đi đến đâu cả chẳng làm được
cái gì quan trọng cả. Cảm giác này theo đuổi một cách
nặng nề đối với những ai phải chịu nhiều thất bại trong
quãng đời này.
Cùng với sự nghiệp, điều có ý nghĩa không
kém phần quan trọng ở độ tuổi này là việc dạy bảo cho
thế hệ tiếp theo, giúp họ trở thành người hữu ích. Sự
thành đạt hay thất bại, đối với việc dạy bảo con cái
chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm lý của
những người trung niên, bởi họ ý thức được ràng,
chính thế hệ con cháu sẽ là người tiếp nối cuộc đời
của họ. Mặt khác, những người có hiểu biết đều hiểu
rằng nuôi dạy con cái không chỉ để bảo tồn dòng họ,
gia đình mà còn là để xây dựng đất nước, xã hội.
Chính ở đây cũng diễn ra mâu thuẫn giữa một bên là
sự nghiệp của bố mẹ và bên kia là sự chăm sóc, vun
trồng cho sự nghiệp của con cái. Mâu thuẫn này không
dễ giải quyết và thực tiễn cuộc sống đã cho thấy nhiều
khi "được đằng nọ, mất đằng kia". Không ít bậc cha
mẹ, nhất là người mẹ, nhiều khi phải đấu tranh, thậm
chí phải hy sinh phần nào sự nghiệp của mình vì sự
nghiệp của chồng, con. Xã hội càng văn minh, phát
triển thì mâu thuẫn này càng đỡ gay gắt và điều kiện
để phụ nữ phát triển và cống hiến tài năng của mình
càng được rộng mở.
Điều đáng quan tâm là việc giáo dục con cái
của những người ở tuổi trung niên có những nét đặc
trưng mới. ở giai đoạn này, những đứa con của họ
thường nằm trong độ tuổi vị thành niên - một lứa tuổi
có tính chất bước ngoặt, có nhiều sự phức tạp, khó
khăn trong quá trình giáo dục.
Không ít các bậc bố mẹ cảm thấy bất lực
trước con cái, cảm thấy mâu thuẫn thế hệ diễn ra gay
gắt khi đối mặt với những cô cậu thanh niên thời kỳ
hiện đại. Thực tế xã hội cũng cho thấy con cái những
người ở tuổi trung niên thường có nhiều vấn đề, dễ bị
sa vào hư hỏng, vào các tệ nạn xã hội. Tỉ lệ khá cao trẻ
em vị thành niên phạm tội, nghiện ma túy hiện nay là
một bằng chứng.
Để có những đứa con khoẻ mạnh về thể chất
lẫn tâm hồn, các bậc cha mẹ đã tiêu hao không ít của
cải vật chất và tâm lực của mình. Và để thành công
trong việc giáo dục con cái nói chung, đặc biệt là con
cái ở độ tuổi vị thành niên, các bậc cha mẹ phải biết
kết hợp hài hòa giữa lòng yêu thương vô bờ với tinh
thần trách nhiệm cao và những hiểu biết cần thiết về
tâm lý lứa tuổi, vê khoa học giáo dục đối với con cái.
Sự thành bại đối với giáo dục con cái ở
những người trung niên có ảnh hưởng lớn đến đời
sống tâm lý của họ. Những người thành công thường
tự hào, hãnh diện về con cái của họ. Ngược lại, bi kịch
gia đình thường dễ xảy ra và các bậc cha mẹ cảm thấy
đau khổ, bi quan, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng.
Để hoàn thành trách nhiệm nuôi dạy con cái,
các bậc cha mẹ cần không ngừng học hỏi, tìm hiểu
những đặc điểm tâm lý ở độ tuổi này trên sách, báo,
các phương tiện thông tin để tìm ra các phương pháp.
biện pháp giáo dục hữu hiệu. Làm được như vậy,
không những các bậc cha mẹ đã cung cấp cho xã hội
những công dân tốt, những nhân cách có đức, có tài
mà còn mang lại niềm hạnh phúc vô giá cho mình và
gia đình.
Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học
cho thấy: ở độ tuổi này, con người thích thú với các
cuộc hội họp: những cuộc họp của các cựu chiến binh,
thanh niên xung phong v.v... giúp họ tìm thấy mình
trong quá khứ, giải tỏa những ưu phiền thường nhật
trong cuộc sống, động viên họ vui tươi, khoẻ manh
hơn.
Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 7: NHỮNG NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA
NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ NGUỜI GIÀ
Khái niệm tuổi già, tuổi thọ cũng là một khái
niệm động, mang tính phát triển và tính xã hội lịch sử
cụ thể. Theo kết quả của các nhà khảo cổ học, tuổi thọ
trung bình của con người thay đổi theo lịch sử phát
triển của loài người, phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều
kiện sống, trình độ văn hóa, văn minh của con người.
Ví dụ: vào khoảng 501 - 400 ngàn năm trước đây, tuổi
thọ bình quân của người Bắc Kinh là 15 năm. Trước
công lịch, tuổi thọ bình quân của người châu âu là 20
năm. Đến giữa thế kỷ thứ XIX, khoảng năm 1850, tuổi
thọ bình quân của người châu âu tăng lên 40 tuổi.
Theo các nhà nghiên cứu cho biết cứ khoảng 100 năm
thì tuổi thọ bình quân của con người kéo dài thêm 1
năm. Nhưng từ đầu thế kỷ thứ XX đến nay, tuổi thọ bình
quân đã tăng lên rất nhanh. Lấy Trung Quốc làm dẫn
chứng, trước năm 1950, tuổi thọ bình quân là 50 đến
năm 1980 đã tăng lên 68,2 tuổi. Hiện nay, tuổi thọ cao
nhất đang thuộc về người Nhật Bản.
III. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở TUỔI
GIÀ (TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN)
Nghiên cứu để tìm các biện pháp nhằm làm
tăng tuổi thọ của con người đang là vấn đề thời sự hấp
dẫn đối với nhiều chuyên gia sinh học, hóa - sinh học,
dinh dưỡng học, tâm lý học, xã hội học v.v... Từ những
nghiên cứu khác nhau, người ta cũng đi đến những
kết luận khác nhau về nguyên nhân lão hóa của con
người.
Dù sao thì khi ở vào tuổi 60 trở lên, con người
vẫn vấp phải những khó khăn, thách thức, do chính sự
phát triển đem lại. Điều này là qui luật phát triển của
muôn loài. Từ 60 tuổi trở đi, các cơ quan nội tạng cũng
như hệ thần kinh trung ương đang đi vào giai đoạn
thoái hóa rõ rệt. Hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô
hấp, hệ tiêu hóa. hệ bài tiết v.v... đều giảm sút và trì trệ.
Đây là nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh của
tuổi già.
Ở tuổi này có nhiều bệnh, tật khác nhau. Ngày
nay, y học đã nghiên cứu và đã thấy một số bệnh điển
hình từ tuổi 60 trở lên. Đó là những căn bệnh: huyết áp
cao, xơ vữa động mạch, lai biến mạch máu não, bệnh
đau đầu, giảm thị lực, thoái hóa cột sống, bệnh loãng
xương, bệnh ung thư v.v... Một số bệnh điển hình liên
quan đến hệ thần kinh như: Parkixơn, Alzheimer.
Chẳng hạn, bệnh Parkinxơn mà biểu hiện của nó là
sự rối loạn của hệ vận động ở não bộ. Triệu chứng
của bệnh này là chân tay run rẩy, bệnh nhân không
điều khiển được chính xác động tác, hành động của
mình. Bệnh này chiếm tỉ lệ không nhỏ ở những người
già, gây nhiều khó khăn cho sự tự phục vụ trong sinh
hoạt.
Bệnh Alzheimer cũng là một căn bệnh điển
hình của người già. Các nhà khoa học ước tính đến
năm 2000, trên thế giới có khoảng 500 triệu người già.
Trong số này có khoảng 15 triệu người mắc bệnh
Alzheimer. Đó là căn bệnh phổ biến nhất của sự sa
sút trí tuệ, được phát hiện từ năm 1907 bởi Alois
Alzheimer, chuyên gia thần kinh học người Đức. Triệu
chứng sớm nhất của bệnh này là giảm trí nhớ, giảm
khả năng suy nghĩ có tính lý luận, lôgic. Sau đó có
những biểu hiện trong nói năng, diễn đạt bằng ngôn
ngữ. Kèm theo có sự rối loạn về hành vi, hay gây gổ, đi
lang thang v.v... dần dần bệnh nhân không làm gì
được cho bản thân, không tự phục vụ được và cuối
cùng là chết. Tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer trên thế giới
khá cao, chữa trị rất tốn kém, ít hiệu quả và đang có xu
hướng ngày càng tăng.
Con người có thể hạn chế và làm giảm thiểu
các bệnh phổ biến của người già bằng nhiều cách
khác nhau. Các nhà khoa học ngày nay đang nghiên
cứu để tìm cách chữa chạy bệnh tật cho con người nói
chung, cho người già nói riêng để mang niềm vui
sống, hạnh phúc cho mỗi năm tháng tồn tại của con
người.
Từ 55 (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam) là
giai đoạn con người kết thúc thời kỳ lao động của mình
để nghỉ ngơi, thư giãn. Đây là tuổi hưu của con người.
Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích cực, khẩn trương
hằng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lý con người
có những biến động đáng kể. Nhiều người cảm thấy
khó thích nghi với cuộc sống mới. Người ta cho rằng
đây là những năm tháng dễ gây ra các "hội chứng về
hưu" ở người già.
Biểu hiện của hội chứng này là buồn chán,
trống trải, thiếu tập trung, dễ cáu gắt, dễ nổi giận. Một
số người cảm thấy không được tôn trọng như trước,
thiếu tự tin, nghi ngờ người khác v.v... Cá biệt có người
sa sút rõ rệt và sinh ra bệnh tật. Hội chứng này thường
xảy ra trong năm thứ nhất của thời kỳ nghỉ hưu và mức
độ biểu hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào những yếu tố
và những điều kiện cụ thể khác nhau của từng người.
Nó có thể kéo dài một năm, thậm chí hai, ba năm.
Người ta quan sát thấy: những người có tính cách
nóng nảy, cố chấp, thời gian thích nghi thường kéo dài;
những người từ tốn, bình tĩnh dễ thích ứng hơn. Đa số
sau một năm có thể hồi phục trạng thái bình thường.
Nữ giới thường thích ứng nhanh hơn nam giới.
Nguyên nhân của "hội chứng về hưu" có
nhiều, trong đó những nguyên nhân có tính tâm lý - xã
hội là đáng quan tâm hơn cả. Khi về hưu, con người xa
rời những công việc quen thuộc mà mình yêu thích, đã
gắn bó hàng chục năm, nếp sống bị đảo lộn, các mối
quan hệ xã hội thân thiết bị thu hẹp, sự giao tiếp hằng
ngày bị thay đổi. Những người về hưu cảm thấy mình
đã đến cái tuổi không còn làm được gì, thu nhập cũng
bị hạn chế, cống hiến cho xã hội bị giảm sút v.v... Tất
cả những điều đó là những nhân tố làm rối loạn tâm
lý, thể chất của những người về hưu, gây ra những
Stress không phải ai cũng dễ vượt qua.
"Hội chứng về hưu" có thể khắc phục được
nếu chúng ta có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý. Kinh
nghiệm của những người về hưu cho thấy:
- Cần nhận thức được việc nghỉ hưu là quy
luật tất yếu đối với tất cả mọi người khi tuổi cao sức
giảm.
- Sống và làm việc tốt suốt trong thời kỳ
đương chức. Nghĩa là trong thời gian dài làm việc, dù
ở bất cứ cương vị công tác nào, con người cũng sống
có đạo đức, có lương tâm, làm.việc với tinh thần trách
nhiệm đầy đủ, thì lúc về hưu sẽ cảm thấy thanh thản,
không có gì hối tiếc.
Chuẩn bị cơ sở vật chất trong điều kiện cho
phép. Ví dụ: chuẩn bị nhà ở, sổ tiết kiệm để sinh sống,
chi tiêu lúc cần thiết trong giai đoạn nghỉ hưu (ở Nhật
Bản và Singapore nhiều thanh niên đã chú ý gửi tiết
kiệm cho lúc nghỉ hưu).
- Nuôi dạy con cái tốt và góp phần chuẩn bị
nghề nghiệp, việc làm cho con cái khi còn đương
chức. Chuẩn bị tâm thế sống hòa hợp với con cháu lúc
nghỉ hưu.
- Gia nhập các tổ chức xã hội phù hợp để tiếp
tục hoạt động trong điều kiện mới như các hội đồng
hương, hội khoa học kỹ thuật, hội cựu chiến binh, hội
làm vườn, chăn nuôi v.v... Kinh nghiệm của những
người trường thọ đã chỉ rõ: người về hưu vẫn cần tiếp
tục làm việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và hoàn
cảnh gia đình; sau khi nghỉ không nên cắt đứt mọi
quan hệ với công việc mà cần duy từ hoạt động theo
một nhịp độ, nề nếp sinh hoạt hợp lý như đọc sách,
báo, xem tivi, viết kinh nghiệm, viết hồi ký, tham gia
những công việc ở thôn xóm, phường xã, giúp đỡ con
cháu những việc nhẹ nhàng v.v...
Những việc làm này giúp người cao tuổi
chuyển sang một vai trò mới, thích ứng dần với vai trò
tuổi già và tiếp tục khẳng định niềm tin vào bản thân,
sống vui vẻ vì họ thấy mình vẫn có ích, vẫn đóng góp
được cho xã hội và thế hệ mai sau theo sức lực của
mình.
- Những người cao tuổi cần tiếp tục duy trì
một chế độ sinh hoạt: ăn, ngủ, làm việc, tập thể dục,
thư giãn hợp lý, giữ được các mối giao lưu rộng rãi với
bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu trong
gia đình để đảm bảo cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Nếu có tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ hưu và
thực thi một kế hoạch sống và làm việc như trên,
những người về hưu sẽ không cảm thấy bị hẫng hụt, bị
khủng hoảng. Họ sẽ tiếp tục sống thoải mái, thanh
thản và hạnh phúc trong quãng đời còn lại.
Khi đã cao tuổi, con người thường gắn bó
hơn với đời sống tâm linh, với dòng họ, gia đình và con
cháu. Nhiều cụ ông, cụ bà thường đi thăm viếng lễ bái
ở các đền, chùa, di tích nổi tiếng của đất nước, tham
gia các lễ hội của làng, xã. Những hoạt động này vừa
mang tính thư giãn, giải trí cao, vừa thỏa mãn tâm lý
trở về cội nguồn của người cao tuổi. Các cụ ông
thường quan tâm đến lịch sử, gia phả của dòng họ,
của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn
thiện những vấn đề mà trước đây vì bận công việc họ
chưa làm được. Điều này đem lại niềm vui, niềm tự
hào cho chính họ, vừa có ý nghĩa răn dạy con cháu rất
tốt.
Bên cạnh tâm lý hướng về cội nguồn, tổ tiên,
những người cao tuổi còn có mối quan tâm đặc biệt
đối với con cháu - những người sẽ tiếp nối họ trong
tương lai. Điều hạnh phúc nhất đối với người già là
thấy con cháu mình trưởng thành, tiến bộ, hữu ích cho
xã hội. Họ coi đây vừa là tài sản quí báu nhất mà họ để
lại cho gia đình, xã hội, vừa là phần thưởng tạo hóa
giành cho họ. Chính vì vậy, nhiều bậc ông bà đã góp
phần đắc lực vào việc nuôi dạy con cháu mình trưởng
thành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn.
Trong giai đoạn này, con người thường hồi
tưởng, thường tự xem xét, đánh giá về quãng đời đã
qua của mình. E.Erikxơn cho rằng: nhiệm vụ ưu thế
của giai đoạn chót này là hình thành sự toàn vẹn của
cái tôi. Nó cho phép con người thấy được ý nghĩa trong
cuộc sống của mình. Do sự nhìn nhận, xem xét lại
cuộc đời nên ở giai đoạn này các chính trị gia, các nhà
quân sự, ngoại giao, xã hội v.v... thường thích viết hồi
ký, hệ thống lại quãng đời đã đi của mình, nhằm để lại
cho con cháu và hậu thế những trải nghiệm của cuộc
đời mình.
Khi những người già làm cái việc "tự kiểm
điểm, tự đánh giá" này thường xảy ra hai trạng thái tâm
lý khác nhau. Nếu những người già tự thấy rằng họ đã
sống và làm được những điều tốt đẹp trong hoàn cảnh
của mình, họ sẽ tự tin, yên tâm vui sống với con cháu.
Những người này chấp nhận cái chết như là sự kết
thúc của cả quãng đời đầy ý nghĩa. Trái lại, cũng có
người cảm thấy hối tiếc vì những cơ hội đã bỏ qua
cũng như sự lựa chọn thiếu khôn ngoan của mình.
Những người này thường dễ bi quan. tuyệt vọng, ít vui
sướng và dễ bị những bệnh tật của tuổi già. Họ chấp
nhận cái chết thường khó khăn và vẫn mong muốn:
giá có cơ hội làm lại. Phải chăng vì như vậy mà người
ta hay nói: "sống sao, chết vậy" hoặc "sống tốt để có
được một cái chết thanh thản".
Sức khoẻ và những trạng thái tâm lý của
người già không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân họ
mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã hội, vào
thái độ cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ.
Sự kính trọng, biết ơn của xã hội, của các thế hệ con
cháu là niềm động viên khích lệ rất lớn đối với người
già. Tiếc rằng trong lĩnh vực này hiện nay đang có
những vấn đề chưa tốt. Cuộc sống công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường đang đặt ra những
vấn đề không chỉ có tính chất quốc gia mà còn ở phạm
vi toàn cầu trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người
già. Đây là một vấn đề lớn, là trách nhiệm của toàn xã
hội và của từng dòng họ, gia đình, từng người cụ thể.
Trình độ văn minh và tính nhân bản của chế độ xã hội
được biểu hiện sinh động và cụ thể khi người ta nhìn
vào niềm vui niềm hạnh phúc của người già.
 Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 7: NHỮNG NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA
NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ NGUỜI GIÀ
1 Những mâu thuẫn có thể nảy sinh trong đời
sống tâm lý của người trưởng thành trẻ tuổi là gì?
Nguyên nhân của những mâu thuẫn này?
2. Phân tích các đặc điểm tâm lý cơ bản của
người trưởng thành trẻ tuổi?
3. Tại sao có thể nói từ 40 - 60 tuổi là tuổi của
sáng tạo và tuổi của bản sắc cá nhân?
4. Tại sao từ 60 tuổi trở lên, con người dễ có
những biểu hiện của khủng hoảng tâm lý? Có thể
giảm thiểu sự khủng hoảng này bằng những biện
pháp nào?
Created by AM Word2CHM
CÂU HỎI
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
(Dùng cho sinh viên)
1. Phát triển và giáo dục. Đại học Sư phạm
Hà Nội I. Nxb Giáo dục, 1971.
2. A.V.Pêtrôvxki. Tâm 1ý học sư phạm và 1ứa
tuổi. Tập II (Đặng Xuân Hoài dịch), Nxb Giáo dục,
1982.
3. A.N Lêonchiev. Những vấn đề phát triển
tâm 1ý. Nxb Đại học Tổng hợp Matxcơva. 1972.
4. J.Piaget. Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1 996.
5. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học Vưgôtxki. Tập
I. Nxb Giáo dục, 1997.
6. Nguyễn ánh Tuyết (chủ biên). Tâm lý học
trẻ em trước tuổi học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1988.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Created by AM Word2CHM
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I - Những vấn đề chung của tâm lý học phát
triển
I. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học phát
triển 1. Khái niệm phát triển tâm lý
2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý
học phát triển II. Các nhân tố và động
lực của sự phát triển 1. Quan điểm
của thuyết nguồn gốc sinh vật về
phát triển 2. Quan điểm của thuyết
nguồn gốc xã hội về phát triển 3.
Thuyết hội tụ hai yếu tố
4. Quan điểm của phái Nhi đồng học
về trẻ em 5. Lý luận về phát triển của
L.X.Vưgôtxki và tâm lý học hiện đại III.
Những điều kiện phát triển tâm lý IV.
Giáo dục và phát triển tâm lý 1. Khái
niệm giáo dục 2. Những con đường
MỤC LỤC
cơ bản của sự phát triển tâm lý trẻ
em trong dạy học và giáo dục V. Sự
phân chia các giai đoạn phát triển 1.
Khái niệm giai đoạn 2. Các giai đoạn
phát triển của trẻ em CHƯƠNG II -
Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 0
đến 6 tuổi
I. Trong 02 tháng đầu tiên của cuộc đời II.
Thời kỳ tuổi hài nhi III. Thời kỳ tuổi vườn trẻ
1. Về mặt sinh lý và hình thái 2. Về
phát triển tâm lý IV. Sự phát triển của
trẻ tuổi mẫu giáo 1. Những thay đổi
về cơ thể và hoạt động 2. Sự phát
triển tâm lý tuổi mẫu giáo CHUƠNG
III - Sự phát triển tâm lý ở tuổi học
sinh nhỏ (từ 7 đến 11, 12 tuổi)
I. Những thay đổi về cơ thể và hoạt động 1.
Đặc điểm cơ thể
2. Những thay đổi về hoạt động II.
Đặc điểm phát triển tâm lý của học
sinh nhỏ
1. Sự phát triển của các quá trình
nhận thức 2. Sự phát triển của xúc cảm, ý chí
3. Sự phát triển nhân cách của học sinh nhỏ
CHƯƠNG IV - Những đặc điểm phát triển tâm lý tuổi
thiếu niên
I. Vị thế xã hội và những khó khăn của lứa tuổi
thiếu niên II. Hoạt động học tập và sự phát
triển trí tuệ của thiếu niên 1. Những đặc điểm
của hoạt động học tập ở thiếu niên 2. Sự phát
triển nhận thức, trí tuệ của thiếu niên III. Lĩnh
vực xúc cảm - ý chí và đặc điểm nhân cách
của tuổi thiếu niên 1. Những đặc điểm tình
cảm - ý chí của tuổi thiếu niên 2. Sự phát triển
nhân cách của tuổi thiếu niên CHƯƠNG V -
Những đặc điểm phát triển tâm lý tuổi học
sinh đầu tuổi thanh niên
I. Thuật ngữ và giới hạn độ tuổi 1. Thuật ngữ
2. Giới hạn độ tuổi II. Những quan
niệm về lứa tuổi thanh niên III. Điều
kiện, hoàn cảnh phát triển ở độ tuổi
đầu thanh niên 1. Sự phát triển thể
chất 2. Hoàn cảnh xã hội của sự phát
triển 3. Hoạt động của học sinh đầu
tuổi thanh niên IV. Những đặc điểm
phát triển tâm lý cơ bản ở học sinh
đầu tuổi thanh niên 1. Những đặc
điểm về nhận thức, trí tuệ
2. Đặc điểm phát triển nhân cách
của học sinh đầu tuổi thanh niên
CHƯƠNG VI - Những đặc điểm phát
triển tâm lý cơ bản của thanh niên
sinh viên (từ 19 đến 25 tuổi)
I. Những điều kiện phát triển của thanh niên
sinh viên 1. Sự phát triển về thể chất 2. Vai trò
xã hội của sinh viên 3. Các hoạt động cơ bản
của thanh niên sinh viên II. Những đặc điểm
phát triển tâm lý cơ bản của thanh niên sinh
viên 1. Sự thích nghi của sinh viên với cuộc
sống và hoạt động mới 2. Sự phát triển về
nhận thức, trí tuệ của sinh viên 3. Sự phát
triển của động cơ học tập ở sinh viên 4. Đời
sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên 5. Sự
phát triển một số phẩm chất nhân cách ở
sinh viên CHƯƠNG VII - Những nét tâm lý
đặc trưng của người trưởng thành và
người già
I. Một số đặc điểm của người trưởng thành trẻ
tuổi (từ 20 đến 40) II. Một vài đặc điểm tâm lý
ở độ tuổi từ 40 đến 60
III. Một vài đặc điểm tâm lý ở tuổi già (từ 60
tuổi trở lên) Tài liệu tham khảo --//--
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
Tác giả: 
VŨ THỊ NHO
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chịu
trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc: PHÙNG QUỐC BẢO
Tổng biên tập: NGUYỄN BÁ THÀNH
Người nhận xét: PGS.TS. NGUYỄN QUANG UẨN
Biên tập và sửa bản in: NGUYỄN THÚY HẰNG
Trình bày bìa: NGỌC ANH
Mã số: 2K-08 DDH2008. 
Số xuất bản: 106-2008/CXB/256 – 14/ĐHQGHN, ngày
23/1/2008. 
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2008.
 Created by AM Word2CHM

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_hoc_phat_trien_vu_thi_nho.pdf