Tài liệu Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành

Tóm tắt Tài liệu Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành: ...ng hoặc cùng theo đuổi một số mục đích giống nhau”. Hoặc “Nhóm là một tập hợp của hai hoặc nhiều người, giữa các thành viên có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi. Nhóm là một đơn vị tồn tại một cách có tổ chức, các thành viên nhóm có cùng chung những lợi ích và các mục đích” John.C....âu thuẫn với ý kiến trước đây, cá nhân đó sẽ dứt khoát dịch chuyển về phái đối lập (tức là cũng phân cực). 6. Lý thuyết về sự phát triển nhóm Có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển của nhóm nhỏ. Ý tưởng về sự phát triển nhóm đã được đưa ra trong lý thuyết Phân tâm học, trong công trình...o xung đột, người ta có thể chia xung đột thành các loại hình sau: - Xung đột trong mỗi cá nhân (còn gọi là xung đột nội tâm): Loại xung đột này xuất hiện khi cá nhân tham gia vào những nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau. Họ lúng túng không biết chọn theo lợi ích nào. Lợi ích của mỗi nhóm ...

pdf354 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của quan hệ xã hội được biểu hiện ở chỗ, trong
các mối quan hệ này không chỉ đơn giản là cá nhân
“gặp gỡ” với cá nhân hay cá nhân “quan hệ” với cá
nhân khác mà những cá nhân này với tư cách là
những người đại diện cho các nhóm xã hội nhất định
(đại diện cho giai cấp nghề nghiệp, các tổ chức chính
trị, đảng phái...). Do vậy, có thể hiểu: quan hệ xã hội là
quan hệ giữa các cá nhân với tư cách đại diện cho một
nhóm xã hội, do xã hội quy định một cách khách quan
vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm. Ví dụ: thầy - trò;
người mua - người bán; thủ trưởng - nhân viên.
Đặc trưng cơ bản của quan hệ xã hội là các
mối quan hệ này được thiết lập không phải dựa trên
nền tảng có thiện cảm hay không thiện cảm của các cá
nhân mà dựa trên cơ sở về vị trí nhất định của mỗi cá
nhân trong xã hội, trên cơ sở những chức năng, hành
vi mà cá nhân phải thực hiện khi đứng ở vị trí đó (gọi là
vai xã hội). Bởi vậy, các mối quan hệ này được xã hội
quy định một cách khách quan. Đây là mối quan hệ
giữa các nhóm xã hội hay giữa các cá nhân với tư cách
là những đại diện các nhóm xã hội đó. Điều này nói
lên rằng quan hệ xã hội không có tính bản sắc. Bản
chất của các mối quan hệ này không nằm trong sự tác
động qua lại giữa các nhân cách mà nằm trong sự tác
động qua lại giữa các vai trò xã hội.
Trong thực tế, mỗi cá nhân đảm nhiệm không
chỉ một vai trò mà là nhiều vai xã hội: Họ có thể là một
giáo viên, một người bố, là một thành viên một câu lạc
bộ, là một trưởng họ... Có những vai xã hội được quy
định trước cho con người từ khi mới sinh ra (ví dụ là
nam hay nữ), những vai xã hội khác được hình thành
trong cuộc sống. Mặc dù vậy, bản thân vai xã hội không
quyết định hoạt động và hành vi của mỗi người mà tất
cả những điều đó phụ thuộc vào nhận thức của cá
nhân và sự nhập vai của cá nhân đó. Sự nhập vai
mang màu sắc cá nhân rõ rệt vì được xác định bằng
hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân của người
mang vai đó. Bởi vậy các quan hệ xã hội, mặc dù thực
chất là các quan hệ theo vai, không phải là quan hệ
nhân cách, nhưng trong thực tế, trong mỗi sự biểu
hiện cụ thể vẫn có “sắc thái nhân cách”. Trở thành
nhân cách trong hệ thống các quan hệ xã hội, con
người nhất định phải tham gia vào quá trình tác động
qua lại, vào quá trình giao tiếp vì thông qua các quá
trình đó những đặc tính cá nhân nhất định được biểu
hiện. Bởi vậy mỗi vai trò xã hội không có nghĩa là sự
định trước tuyệt đối của hành vi, mà nó thường xuyên
giữ lại một vài “phạm vi cơ hội” cho người thực hiện.
Ta có thể ước lệ gọi đó là “phong cách nhập vai”.
Chính phạm vi này trở thành nền tảng để xây dựng các
quan hệ khác bên trong của hệ thống quan hệ xã hội -
quan hệ liên nhân cách.
b) Khái niệm, vai trò và bản chất của quan
hệ liên nhân cách
Khi tham gia vào các quan hệ với người khác,
cá nhân, một mặt có thể thực hiện vai xã hội do mối
quan hệ đó quy định. Khi đó cá nhân đang tiến hành
mối quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân có thể quan hệ
với người khác không phải trên cơ sở của vai xã hội
mà chủ yếu dựa trên cơ sở của tình cảm, xúc cảm của
quan hệ mang tính tâm lý. Khi đó cá nhân đang thực
hiện quan hệ liên nhân cách.
Quan hệ liên nhân cách là quan hệ cá nhân
với cá nhân trên cơ sở tâm lý, tình cảm và sự đồng
nhất với nhau ở mức độ nhất định.
Như vậy, nói đến quan hệ liên nhân cách là
nói đến quan hệ mang tính người - người, nói đến nội
dung tâm lý của quan hệ đó chứ không nói đến nội
dung “công việc” của quan hệ đó.
c) Quan hệ giữa quan hệ xã hội và quan hệ
liên nhân cách
Quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách
gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Trong Tâm lý học xã hội
có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề xác định
vị trí của quan hệ liên nhân cách với hệ thống quan hệ
xã hội. Đôi khi quan hệ liên nhân cách được coi như
ngang hàng với quan hệ xã hội, một thành phần tạo
nên các quan hệ xã hội, hoặc ngược lại quan hệ liên
nhân cách ở mức độ cao hơn quan hệ xã hội, hay
quan hệ liên nhân cách là sự phản ánh trong ý thức
của quan hệ xã hội...Theo quan điểm khác, bản chất
của quan hệ liên nhân cách có thể được hiểu đúng
nếu như chúng không đặt ngang hàng với quan hệ xã
hội mà được nhìn nhận như một hàng quan hệ đặc
biệt xuất hiện bên trong mỗi loại quan hệ xã hội và nó
không thể nằm ngoài các quan hệ này (ví dụ như “thấp
hơn”, “cao hơn” hay “bên cạnh”).
Có thể có sơ đồ biểu diễn hai loại quan hệ
này như sau:
Quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ
xã hội, chúng đan xen vào nhau. Bất kì một quan hệ xã
hội nào cũng bao hàm quan hệ liên nhân cách ở một
mức độ nhất định. Ngược lại bất kì một quan hệ liên
nhân cách nào cũng bao hàm một quan hệ xã hội nhất
định. Ví dụ, trong quan hệ tình yêu, thoạt nhìn đây là
quan hệ có vẻ như là quan hệ liên nhân cách đơn
thuần nhưng thực tế nó cũng không thể thoát khỏi một
kiểu quan hệ xã hội (một vai trò xã hội là nam giới và
vai kia là nữ giới). Sự tồn tại quan hệ liên nhân cách
bên trong các hình thức khác nhau của quan hệ xã hội
như là sự thực hiện các quan hệ trong hoạt động của
các nhân cách cụ thể, trong các hoạt động giao tiếp và
sự tác động qua lại. Trong quá trình thực hiện đó, mối
quan hệ giữa con người với con người (trong đó có
môi quan hệ xã hội) một lần nữa được tái tạo lại. Hay
nói một cách khác, trong toàn bộ tiến trình vận hành hệ
thống khách quan các quan hệ xã hội có sự hiện diện
của các yếu tố thuộc về các cá nhân. Chính vì vậy ở đây
có sự giao thoa giữa quan hệ xã hội và quan hệ liên
nhân cách.
Bản chất quan hệ liên nhân cách khác với
bản chất quan hệ xã hội được thể hiện ở nét đặc trưng
quan trọng: quan hệ liên nhân cách được thiết lập trên
nền tảng xúc cảm, tình cảm. Điều đó có nghĩa là
những quan hệ liên cách đó xuất hiện và hình thành
trên nền tảng những tình cảm nhất định nảy sinh ở con
người trong mối quan hệ giữa con người với con
người. Chính vì vậy quan hệ liên nhân cách được xem
như là nhân tố của bầu “không khí tâm lý” trong nhóm.
2. Các yếu tố chi phối quan hệ liên nhân
cách
a) Giao tiếp trong hệ thống quan hệ liên
nhân cách
Không thể có quan hệ người - người (bao
hàm cả quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách) nói
chung nếu thiếu giao tiếp. Giao tiếp là phương tiện là
công cụ để thực hiện các quan hệ đó. Do vậy, giao tiếp
có một vị trí trung tâm trong hệ thống phức tạp các
quan hệ của con người. Hiểu chung nhất, giao tiếp
như là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều người
để trao đổi thông tin, nhận thức hay tình cảm. Trong
cấu trúc của giao tiếp có những phương diện sau: 1)
Sự gắn kết, thành lập cộng đồng; 2) Sự trao đổi thông
tin; 3) Sự hiểu biết lẫn nhau. Cả ba phương diện này
của giao tiếp đều tác động mạnh mẽ đến quan hệ liên
nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Nó vừa là phương thức
phát triển cá nhân vừa là phương thức để thống nhất
các cá nhân. Cần đặc biệt nhấn mạnh ý tưởng rằng,
trong giao tiếp, cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các
giá trị xã hội, đồng thời biểu hiện sự gắn bó tình cảm,
sự ghét bỏ, chối từ hay đơn giản là thờ ơ, lãnh đạm
đối với các cá nhân khác. Cũng trong giao tiếp, các
định hướng giá trị của cá nhân có thể xích gần lại với
định hướng giá trị của cá nhân khác hay theo chiều
ngược lại là phân hóa rõ ràng hơn. Chính điều này tác
động đến quan hệ liên nhân cách.
Hai hàng quan hệ của con người - quan hệ xã
hội và quan hệ liên nhân cách được bộc lộ và thực
hiện chính trong giao tiếp. Vì vậy có thể nói, nguồn gốc
khởi thủy của giao tiếp được bắt nguồn từ hoạt động
trong cuộc sống của cá nhận. Giao tiếp là thực hiện
toàn bộ hệ thống các quan hệ của con người. Các mối
quan hệ đa dạng của con người chỉ có thế thực hiện
trong giao tiếp. Xã hội loài người không thể tồn tại nếu
không có giao tiếp. Nó vừa như một phương thức
thống nhất các cá nhân vừa như là một phương thức
phát triển các cá nhân đó. Chính vì vậy giao tiếp cùng
một lúc thực hiện hai nhiệm vụ: vừa thực hiện quan hệ
xã hội và vừa thực hiện quan hệ liên nhân cách.
Mỗi loại quan hệ vận hành trong các hình thức
đặc trưng của giao tiếp. Giao tiếp với tư cách thực hiện
quan hệ liên nhân cách được nghiên cứu rất nhiều
trong Tâm lý học xã hội. Giao tiếp liên nhân cách được
nảy sinh từ hoạt động cùng nhau của con người. Vì
vậy, nó được thực hiện trong các quan hệ liên nhân
cách đa dạng, có nghĩa là nó được hình thành trong
trường hợp khi quan hệ giữa con người với con người
mang tính tích cực và ngay cả khi quan hệ đó mang
tính tiêu cực.
Giao tiếp khi thực hiện các quan hệ xã hội là
giao tiếp giữa các nhóm hay các cá nhân như là đại
diện của các nhóm xã hội. Trong trường hợp này hoạt
động giao tiếp cần thiết phải được diễn ra thậm chí
ngay cả khi có sự đối kháng giữa các nhóm. Trong tác
phẩm của mình, Mác đã viết rằng: giao tiếp là người
bạn đồng hành tuyệt đối của lịch sử nhân loại. Theo
Lêônchiev, giao tiếp cũng là người bạn đồng hành
tuyệt đối trong hoạt động hàng ngày, trong sự tiếp xúc
hàng ngày của con người. Như vậy, chúng ta có thể
nghiên cứu lịch sử thay đổi các hình thức của giao tiếp
trong phạm vi phát triển xã hội cùng với sự phát triển
các quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị và các quan hệ
xã hội khác. Với tư cách là người đại diện cho một số
nhóm xã hội, con người giao tiếp với đại diện của
nhóm xã hội khác và cùng một lúc đã thực hiện được
hai loại quan hệ: quan hệ xã hội và quan hệ nhân
cách. Ví dụ, người nông dân khi bán sản phẩm của
mình ngoài chợ và nhận được một số tiền, số tiền này
như một công cụ cần thiết của giao tiếp trong hệ thống
quan hệ xã hội. Mặt khác, người nông dân này khi bán
hàng đã bộc lộ những đặc điểm tâm lý riêng của mình,
tác động qua lại với khách hàng hay nói cách khác là
chính bằng nhân cách của mình để giao tiếp với khách
hàng.
b) Những yếu tố tâm lý xã hội
Với tư cách là quan hệ tâm lý giữa các cá
nhân, quan hệ liên nhân cách chịu sự tác động của
một loạt các yếu tố tâm lý xã hội. Đó là sự gần gũi giữa
các cá nhân, sự tương tác và hình ảnh “cái tôi” của các
cá nhân.
Sự gần gũi giữa các cá nhân bao hàm sự
gần gũi về địa lý và về tâm lý. Sự gần gũi về địa lý
thường tạo cơ hội cho sự giao tiếp thường xuyên giữa
các cá nhân, từ đó làm nảy sinh sự hiểu biết lẫn nhau,
sự gắn bó và đồng nhất lẫn nhau ở mức độ nhất định,
đặc biệt trong các trường hợp các cá nhân đó cùng ở
trong môi trường lạ, không quen thuộc. Sự gần gũi về
địa lý càng gần thì càng tạo điều kiện cho việc hình
thành nhiều quan hệ liên nhân cách. Sự gần gũi về địa
lý còn tạo ra những sự tương đồng nhất định về tâm lý
giữa các cá nhân trong cùng một cộng đồng.
Sự gần gũi giữa các cá nhân về tâm lý trong
Tâm lý học xã hội thường được gọi là sự tương hợp
tâm lý. Sự tương hợp tâm lý có thể hiểu là sự giống
nhau của các đặc điểm tâm lý của các cá nhân và sự
thích ứng lẫn nhau dễ dàng giữa các cá nhân. Sự
tương hợp tâm lý về thái độ, sở thích, về quan điểm, về
cách thức ứng xử... là điều kiện thuận lợi cho sự hình
thành các quan hệ liên nhân cách. Các yếu tố đó có
thể giúp quan hệ liên nhân cách trở nên gắn bó chặt
chẽ hơn. Sự tương hợp tâm lý tạo ra sự hài hòa trong
quan hệ mà các cá nhân không cần phải điều chỉnh
nhiều để thích ứng với cá nhân khác. Đây được coi là
tiền đề tốt cho một quan hệ liên nhân cách bền chặt.
Các cá nhân có xu hướng tìm kiếm và thiết lập quan
hệ với các cá nhân khác giống mình. Điều này lại được
giải thích bằng cơ chế đồng nhất hóa và nhu cầu được
khẳng định bản thân của cá nhân trong đời sống xã
hội. Sự giống nhau giữa một số cá nhân tạo điều kiện
cho cá nhân cảm thấy sự tự tin, tôn trọng vào bản thân,
thúc đẩy cá nhân quan hệ tích cực hơn với các cá nhân
giống mình. Tuy nhiên, trong Tâm lý học xã hội cũng
có những ý kiến ngược lại cho rằng không chỉ sự
tương hợp tâm lý giúp quan hệ liên nhân cách có thể
tạo ra và làm tăng cường quan hệ liên nhân cách mà
ngay cả sự khác biệt cũng có vai trò nhất định trong
việc tạo ra quan hệ liên nhân cách. Không ít khi, sự
khác biệt lại tạo ra sự cuốn hút các đối tượng khác
trong quan hệ liên nhân cách.
Quan hệ liên nhân cách diễn ra trên cơ sở sự
tương tác giữa các cá nhân. Tương tác được hiểu là
sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân nhằm thực
hiện những mục đích nhất định nào đó. Trong quá
trình tương tác, các cá nhân nằm trong sự tác động
qua lại trực tiếp, trao đổi thông tin, điều chỉnh, phối
hợp hành động với nhau, nhận thức lẫn nhau. Chính
trong quá trình này, các đặc điểm tâm lý của cá nhân
được bộc lộ, biểu hiện ra bên ngoài và được các cá
nhân khác nhận biết. Tính chất của sự tương tác có
thể ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân cách. Có hai
loại tương tác chính: hợp tác và cạnh tranh. Mỗi loại có
tính chất riêng. Hợp tác là sự tương tác theo chiều
hướng phối hợp hành động, giúp đỡ lẫn nhau trong
hoạt động. Hợp tác có thể tạo quan hệ liên nhân cách
tốt khi các cá nhân tham gia vào quan hệ đó tích cực
và thiện chí. Ngược lại, nếu các cá nhân ỷ lại, bị động,
sự tương tác sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn.
Cạnh tranh là loại tương tác giúp cá nhân phát huy tốt
nhất tiềm năng của mình, bộc lộ rõ rệt bản thân. Tuy
nhiên cạnh tranh với mục đích tiêu cực có thể làm hủy
hoại quan hệ liên nhân cách.
Hình ảnh “cái tôi” của mỗi cá nhân là một cấu
trúc tâm lý, là biểu tượng của cá nhân về chính bản
thân, hình thành nhờ quá trình tự nhận thức, tự đánh
giá bản thân. Cái tôi là hạt nhân của hệ thống điều
khiển của nhân cách. Nó chi phối thái độ, hành vi của
con người trong các quan hệ xã hội. Trong quá trình
hoạt động với người khác cái tôi được thể hiện ở 5
phương diện: tính đồng nhất, tính ổn định, quá trình tự
ý thức, tự đánh giá về bản thân và ý thức xã hội (theo
Shibutani). Tính đồng nhất thể hiện ở hành vi, ứng xử
của một cá nhân. Trong cùng một tình huống, một thời
điểm, một cá nhân không có những cách ứng xử trái
ngược nhau. Cá nhân lựa chọn và hành động theo
một lập trường nhất định. Bên cạnh đó, cái tôi tương
đối ổn định, nó không dễ dàng thay đổi khi cá nhân
thay đổi vai xã hội của mình. Do vậy, xác định được vị trí
của bản thân trong các quan hệ với người khác đóng
vai trò to lớn đối với việc điều chỉnh quan hệ liên nhân
cách. Bên cạnh đó, chính nhờ các quan hệ với người
khác, cá nhân có thể hình thành cái tôi ngày càng
chính xác hơn.
HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ
GIÁO DỤC:
Các tri thức tâm lý học xã hội về nhân cách
giúp nhận biết các yếu tố chi phối sự phát triển nhân
cách, từ đó tác động nhằm phát triển nhân cách của
sinh viên trong hoạt động giáo dục. Đồng thời, dựa
trên các kiểu nhân cách để có những cách thức ứng xử
phù hợp trong quan hệ với sinh viên. Trong hoạt động
dạy học và giáo dục cần chú ý:
- Tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách
lành mạnh ở sinh viên, giúp sinh viên có được sự
thích ứng tốt nhất với hoạt động học tập hình thành
nghề nghiệp thông qua việc tổ chức nhóm, tổ chức
môi trường hoạt động tích cực, phát huy những điểm
mạnh, tính chủ động của sinh viên.
- Phân loại và nhận biết các kiểu nhân cách
khác nhau ở sinh viên. Việc đó giúp giảng viên có thể
dự đoán được các chiều hướng hành vi ở sinh viên,
đồng thời có khả năng dự kiến các tác động hay cách
thức ứng xử phù hợp với các kiểu nhân cách. Bên
cạnh đó, việc chỉ ra các hình mẫu của các kiểu loại
nhân cách xã hội giúp dự đoán và tác động đến sự
thích ứng của sinh viên với các tình huống xã hội.
- Chú ý đến sự tác động và các yếu tố chi phối
sự hình thành quan hệ liên nhân cách trong quá trình
tiến hành các quan hệ xã hội với sinh viên. Một mặt có
thể xây dựng quan hệ liên nhân cách tích cực, mặt
khác có ý thức thoát khỏi sự chi phối của các quan hệ
liên nhân cách trong quá trình vận hành các quan hệ
xã hôi.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI
1. Nhân cách là gì? Có những yếu tố nào ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách? Vai
trò của các yếu tố đó?
2. Có các thành phần nào tạo nên cấu trúc
của nhân cách?
3. Thế nào là kiểu nhân cách xã hội? Ý nghĩa
của việc nghiên cứu kiểu nhân cách xã hội? Anh/Chị
cho biết có những kiểu nhân cách xã hội nào? Mô tả
kiểu nhân cách đó.
4. Phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ liên
nhân cách. Làm cách nào để điều chỉnh các yếu tố
ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân cách?
 Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Tiếng Việt
1. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển Tâm lý học,
NXB Khoa học Xã hội, 2000.
2. Fisher, Những khái niệm cơ bản của Tâm
lý học xã hội, NXB Thế giới, Hà Nội.
3. Freud.S, Nguồn gốc của văn hóa và tôn
giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
4. Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội -
một số vấn đề luận. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1996.
5. Hipxơ.H và M.Phorvec, Nhập môn Tâm lý
học xã hội mácxít, NXB Khoa học Xã hội, 1984.
6. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học xã hội trong
quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
7. Lêônchiev.A.N, Hoạt động - Ý thức - Nhân
cách, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1989.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
8. Lômôv.B.Pa, Những vấn đề lý luận và
phương pháp luận Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1998.
9. J.Surowiecki, Trí tuệ đám đông NXB Tri
thức, 2007.
10. Toeffler.A, Làn sóng thứ ba, NXB Khoa
học Xã hội 2007.
11. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Tâm lý
học đại cương, NXB Giáo dục, 2005.
Tiếng Anh
12. Allport, F.H, Socialpsychology,
Routledge/Thoemes press, 1994.
13. Burger, J.M, Personality, Wadworth
Publishing, Califomia, 1990.
14. Keley.H, The two functions of reference
group / reading in social psychology, New York, 1952.
15. Lott.A.J, Lot.B.E, Group cohesivness as
interpersonal atrraction: A review of relationships with
antecedent and consequent variable. Psychological
bulettin, 64, 259, 309, 1976.
16. Lewin.K, Field theory in social science,
New York, 1964.
17. Myer.D.G (1996), Social psychology
Intemational edition, McGrawhill 18. Shaw.E, Group
dynamic. The psychology of small group behavior, Mc
Grawhill book, 1976.
19. Zaden, J.V, Social psychology, New York,
Mc Grawhill, 1994.
Tiếng Nga
Created by AM Word2CHM
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC
I. Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội.
II. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của
Tâm lý học xã hội.
III. Lịch sử hình thành Tâm lý học xã hội.
IV. Tâm lý học xã hội trong các hệ thống các
khoa học.
V. Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý
xã hội học.
Câu hỏi ôn tập chương I.
Chương II. CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ
HỘI
I. Các quy luật tâm lý xã hội.
II. Cơ chế tâm lý xã hội.
MỤC LỤC
Câu hỏi ôn tập chương II
Chương III. NHÓM XÃ HỘI
I. Khái niệm nhóm xã hội và phân loại nhóm.
II. Cấu trúc của nhóm xã hội.
III. Một số đặc điểm tâm lý của nhóm lớn.
IV. Khái niệm chung về nhóm nhỏ.
Câu hỏi ôn tập chương III.
Chương IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA
TẬP THỂ
I. Tập thể và cấu trúc quan hệ cá nhân trong
tập thể.
II. Sự cố kết trong tập thể.
III. Một số hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản
trong đời sống tập thể.
Câu hỏi ôn tập chương IV.
Chương V. ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI, ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI
VÀ SỰ XÂM KÍCH
I. Ảnh hưởng xã hội
II. Định kiến xã hội
III. Sự xâm kích
Câu hỏi ôn tập chương V
Chương VI. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ XÃ HỘI.
I. Khái niệm nhân cách trong Tâm lý học xã
hội.
II. Cấu trúc nhân cách.
III. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát
triển nhân cách.
IV. Sự suy thoái và nhân cách.
V. Kiểu nhân cách xã hội.
VI. Quan hệ liên nhân cách.
Câu hỏi ôn tập chương VI
---//---
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Tác giả:
TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 
Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37547735 - Fax: 04 - 3754791 
Email: hanhchinh@nxbdhsp.edu.vn
Website: www.nxbdhsp.edu.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc: ĐINH NGỌC BẢO 
Tổng biên tập: ĐINH VĂN VANG
Người nhận xét:
GS.TS. VŨ DŨNG - PGS.TS. MẠC VĂN TRANG 
GVCC.TS. ĐỖ MỘNG TUẤN
Biên tập nội dung: LÊ THỊ BÍCH
Bià và trình bày: TIÊU VĂN ANH
Mã số: 01.01.54/159. ĐH2011.294
In 1.000 cuốn, khổ 17 x 24 cm, tại Công ty cổ phần in
Phúc Yên. Đăng kí KHXB số: 267-2011/CXB/54-
13/ĐHSP ngày 14/3/2011. In xong và nộp lưu chiểu
tháng 12 năm 2011.
Created by AM Word2CHM

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_hoc_xa_hoi_tran_quoc_thanh.pdf