Tài liệu Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năng động - Nguyễn Ngọc Kính

Tóm tắt Tài liệu Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năng động - Nguyễn Ngọc Kính: ...g trai 25 tuổi không thể giải thích tại sao anh không thể quan hệ tính dục với cô bạn gái trọn vẹn được: Khi vừa "thâm nhập” thì không còn cương cứng được nữa. Anh ta cũng gặp rắc rối như thế khi quan hệ với những cô gái khác, mặc dù anh vẫn thèm khát quan hệ tính dục với người khác phái và kh... bàn đến những khía cạnh sẽ được tìm hiểu một cách cặn kẽ hơn trong các chương khác. a. Cơ Chế Tự Vệ Vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong chương 4 khi bàn về cơ chế tự vệ. Ở đây, chúng ta chỉ ghi nhận rằng cách chúng ta nhận biết thực tại nội giới và ngoại giới chịu ảnh hưởng của những cơ chế tự ...ững biểu tượng cá nhân, qua đó mỗi người gán cho thực tại một ý nghĩa riêng. Nên lưu ý là sự nối kết giữa ý nghĩa và biểu tượng không do sự tương đồng khách quan, nhưng do sự tương đồng cảm xúc của một hình ảnh. Đó là sự khác biệt giữa khái niệm và biểu tượng. Khái niệm biểu thị sự đồng nhất v...

pdf616 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năng động - Nguyễn Ngọc Kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trên đây còn để lại những nghi ngại nhất định.
Khẳng định về ký ức (điểm b) thì mơ hồ.
Trong lô-gic phân tâm học, hồi tưởng hay nhớ lại
mang một ý nghĩa khác: Đó là sống lại cảm giác mà
mình đang nhớ hơn là sống lại sự kiện thật sự đã xảy
ra. Thật vậy, một trong những khám phá chính của
Freud là tầm quan trọng của tưởng tượng. Trong
những buổi tâm lý trị liệu đầu tiên, ông kinh ngạc vì
nhiều bệnh nhân nữ đã kể lại "những ký ức" về lạm
dụng tính dục mà họ đã chịu trong thời thơ ấu. Sau khi
điều tra, ông mới biết đó là những chuyện bịa đặt. Họ
nói thế không phải vì dối trá; những chấn thương của
họ không do việc lạm dụng tính dục, nhưng phát xuất
do một tình huống trong đó họ có những tưởng tượng
ấu trĩ về lạm dụng tính dục. Chính vì sức mạnh của trí
tưởng tượng, người ta không xem sự kiện là quan
trọng, nhưng cách sống sự kiện đó mới quan trọng, dù
có thực hay chỉ tưởng tượng. Như thế, trong tương
quan hiện tại-quá khứ, điều quan trọng không phải là
sự kiện: Cũng có thể là sự kiện đã không xảy ra. Điều
quan trọng là tình trạng tâm linh hiện nay của chủ thể,
bởi chủ thể là người giải thích quá khứ. Bởi vậy, điều
khiến chủ thể thay đổi không phải là đưa sự kiện quá
khứ về lại vùng ý thức, nhưng là ý thức của chủ thể về
việc mình đang sống quá khứ như thế nào. Chúng ta
không thể can thiệp vào quá khứ để thay đổi nó được,
nhưng chúng ta có thể thay đổi cách thức chúng ta
sống cái quá khứ ấy.
Khẳng định về việc ức chế cũng là vấn đề còn
phải bàn luận (điểm c). Chúng ta đặt câu hỏi như
Macintyre đã từng nêu ra: "Khi có sự ức chế, chúng ta
có thể quan sát được không? ". Nếu chúng ta nói: "Tôi
có một cảm xúc quan trọng bị ức chế", bấy giờ đâu còn
sự ức chế nữa. Sự ức chế không thể quan sát được:
Chúng ta chỉ có thể biết một kinh nghiệm đã bị ức chế
nhờ hành vi và cảm xúc đến sau kinh nghiệm đó. Vì
thế, khi chúng ta khẳng định là mình đã bị ức chế, thì
khẳng định đó còn tùy thuộc kinh nghiệm quá khứ của
chúng ta. Tuy nhiên, khi nói rằng tôi đã có một kinh
nghiệm, thì điều đó đâu ám chỉ kinh nghiệm đó là
nguyên nhân của kinh nghiệm hiện nay. Người ta có
thể rất xao xuyến khi nhớ lại một sự kiện quá khứ,
nhưng nỗi xao xuyến đó có thể cũng tan biến. Họ đã ức
chế ký ức đó. Trong trường hợp đó có thể có một quan
hệ giữa ký ức và sự xao xuyến, nhưng không đương
nhiên là quan hệ nhân quả. Nhờ vô thức, chúng ta chỉ
có thể lý giải sự liên tục giữa thời thơ ấu và đời sống
trưởng thành, chứ không giải thích được sự nhân quả
tất yếu.
Cuối cùng, chính khung quy chiếu cũng mơ
hồ. Quả thực, có một sự thay đổi từ thời thơ ấu đến
tuổi trưởng thành, ngay cả khi không xảy ra điều gì
khác thường. Toàn thể số phận con người không thể
bị giới hạn trong những năm đầu tiên của cuộc đời.
Để làm sáng tỏ mối quan hệ hiện tại-quá
khứ, chúng ta phải nghiên cứu theo chiều dọc, tức là
quan sát một nhóm người từ đầu cho đến cuối thời
gian chúng ta muốn nghiên cứu. Rất ít công trình
nghiên cứu theo chiều dọc về lứa tuổi vị thành niên và
trưởng thành, bởi vì người ta gặp không ít khó khăn khi
nghiên cứu theo phương pháp này: Người ta phải mất
một thời gian dài để thu thập dữ liệu; sau khi đánh giá
lần đầu, nhiều đối tượng biến mất, từ chối cộng tác
hay đã chết... Những khó khăn đó đã khiến các nhà
khoa học thích nghiên cứu theo chiều ngang, tức là
nghiên cứu các đối tượng khác nhau theo từng nhóm,
mỗi nhóm tiêu biểu cho một độ tuổi nhất định. Họ chỉ
nghiên cứu một lần mà thôi và xem sự khác biệt tuổi
tác là nguyên nhân đưa tới những khác biệt giữa các
nhóm. Để có thể so sánh, các nhóm phải có những
đặc tính chung: Cùng một môi trường, đặc điểm cá
nhân, và vân vân. Những yếu tố này khó có thể kiểm tra
được. Tuy vậy, bất chấp mọi trở ngại, các nhà nghiên
cứu cũng đã thực hiện được những nghiên cứu theo
chiều dọc đáng tin cậy. Maddi đã liệt kê và mô tả
những công trình này trong bộ sách của ông. Độc giả
có thể tham khảo nếu muốn.
Thêm vào đó, chúng ta còn có một công trình
nghiên cứu khổng lồ của Vaillant về sức khỏe tâm
thần. Ông cũng nghiên cứu theo chiều dọc, bởi vì các
đối tượng mà ông nghiên cứu trong vòng 30 năm cùng
thuộc phái nam. Từ những nghiên cứu đó, kết luận
sau đây của Maddi được xem là chính xác: "Qua các
nghiên cứu theo chiều dọc về tuổi trưởng thành và vị
thành niên, chúng ta thấy rõ bằng chứng của sự thay
đổi. Chúng ta có lý khi kết luận họ đã có một vài thay
đổi triệt để trong nhân cách. Đôi khi chúng ta không
thể dựa vào nhân cách có trước để dự đoán nhân cách
sau này; sự tiến hóa theo hình xoắn ốc đôi khi làm đảo
lộn chiều hướng. Tôi nhất trí với quan điểm của nhiều
nhà chuyên môn về sự phát triển con người".
Neugarten cũng đưa ra kết luận tương tự: Giữa hiện
tại và quá khứ có nhiều liên tục cũng như thay đổi.
2. Ý Nghĩa Của Việc Lý Giải Theo Tâm Lý
Dựa trên lô-gic nhân quả tự nhiên, Bochenski
đã liệt kê những điều kiện nhằm làm sáng tỏ một hiện
tượng nhất định:
- Điều kiện đủ: A là điều kiện đủ cho B, khi
chúng ta nói "nếu có A thì cũng có B". Nếu có A, ắt
cũng có B.
- Điếu kiện tất yếu: Nếu có B, thì cũng có A.
Nếu không có A, ắt sẽ không có B. A là nguyên nhân
đặc biệt.
- Điều kiện đủ và tất yếu: "A chính là B.”
Theo lược đồ nhân quả đó, một sự kiện được
lý giải khi nó bắt nguồn trực tiếp từ một sự kiện khác
hay khi nó được xác định bởi sự kiện đi trước.
Trong lãnh vực tâm linh, chúng ta không thể
giải thích những gì đang xảy ra theo định luật nhân quả
như các khoa học thuần thuỷ hay y học, mà chỉ có thể
giải thích trong một giới hạn rất hẹp của hành động-
phản ứng. Không thể quy kết triệu chứng gọi là nhiễu
loạn thần kinh cho một sự thất đoạt mà thôi: Nhiều sự
thất đoạt (như phức cảm Oedipus) cũng gặp thấy nơi
người trưởng thành và không đương nhiên gây ra triệu
chứng nhiễu loạn thần kinh. Chúng ta không thể
chứng minh được rằng một hậu quả nhất định là lối
thoát của một quá khứ. Kết quả tối đa mà chúng ta có
thể tìm thấy trong quá khứ là những xu hướng tổng
quát, chúng chi phối sự phát triển sau này của con
người. Ví dụ: Khi một người liên kết việc sợ bề trên và
sự xung đột với cha mình thời thơ ấu, điều đó chỉ
muốn nói đó là mối liên lạc có thể chấp nhận được
trong trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta không thể
dựa vào đó mà thiết lập một quy tắc tổng quát như thế
này: Những người cha khắt khe luôn luôn làm cho con
cái mình sợ bề trên.
Ngoài ra, chúng ta có nhiều cách giải thích
một triệu chứng và đôi khi những cách giải thích ấy
mâu thuẫn nhau (những cách giải thích khác nhau về
đồng tính luyến ái, trầm cảm, sự ái kỷ). Mỗi cách giải
thích đều được hậu thuẫn bởi những yếu tố khách
quan được suy diễn từ việc nghiên cứu những đối
tượng trong hoàn cảnh cụ thể, nhưng các lý lẽ nguỵ
biện cũng cung cấp dữ liệu hậu thuẫn cho các quan
điểm khác.
Bởi vậy, khi nhà tâm lý nói đến nguyên nhân,
thì từ này không được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là
những điều kiện thường đi trước một hành động mà
người ta khảo sát kỹ lưỡng, mà phải hiểu theo nghĩa
rộng, tức là "những lý do": Toàn bộ những lý do khiến
cho một hành động khả dĩ hiểu được. Lối lý giải thứ
nhất thì theo định luật nhân quả, lối lý giải thứ hai thì
theo tâm lý: Nhà tâm lý có thể phân lập những sự liên
hệ thỏa đáng, nhưng không vượt ngoài giới hạn của
việc quan sát những nhân tố khả dĩ đã xảy ra (nhưng
không tất yếu). Vì thế, những kết luận của họ không
phải là quy luật cho mọi trường hợp và cũng không thể
sử dụng như một định luật nhân quả để giải thích
những điểm đặc thù trong tình trạng hiện nay. Cho dù
những nhân tố đó có thể là những yếu tố quyết định,
nhưng chúng thay đổi nhiều từ người này sang người
khác. Mọi nhà tâm lý chiều sâu nhất thiết phải noi
gương trực giác của Freud, nhưng không buộc phải
đưa ra những kết luận giống như Freud.
Theo cách lý giải của khoa tâm lý về những
yếu tố quyết định, mối quan hệ hiện tại-tương lai được
giải quyết theo cách này:
Qua lý luận theo định luật nhân quả, người ta
có thể giữ lại cái trực giác cơ bản: Những thái độ và
cách phản ứng hiện nay có thể chịu ảnh hưởng của
những phản ứng và kinh nghiệm quá khứ. Vì thế, dưới
ánh sáng của những kinh nghiệm quá khứ, người ta
có thể giải thích được tác phong khó hiểu hiện nay, bởi
vì những kinh nghiệm đó có thể chi phối chủ thể qua
những cơ chế vô thức. Tuy nhiên, vẫn có khác biệt giữa
sự chi phối và sự khống chế mà chủ thể không thể
tránh được.
Quá khứ đóng vai trò như một nhân tố định
hướng: Vì những kinh nghiệm dồi dào và đầy cảm xúc
trong quá khứ, chủ thể có một loại phản ứng đặc biệt.
Sự độc đáo trong phản ứng của chủ thể tạo nên một
kiểu cảm ứng nhất định, và cuối cùng sẽ đưa tới một
kết quả nhất định.
- Cùng với nhân tố định hướng của quá khứ,
chủ thể còn có những nhân tố khác kết hợp chặt chẽ
với nhân tố định hướng. Đó là những nhân tố thúc đẩy
(precipitating factors) trong hiện tại: Đó là những biến
cố đặc thù (gọi là biến cố đau thương), chúng có vẻ thả
lỏng cho một số phản ứng nào đó. Có nhiều loại nhân
tố thúc đẩy khác nhau: Một thất bại, những trở ngại, ảo
tưởng, một cuộc đấu tranh, v.v... Chúng ta không bao
giờ có thể khẳng định cách tuyệt đối rằng những biến
cố đau thương là nguyên nhân duy nhất đưa tới hành
vi hiện nay. Tất cả chúng ta đều đau đớn vì ảo tưởng,
nhưng không phải mọi người đều phản ứng cách ấu
trĩ.
- Ngoài ra, cách giải thích của chủ thể về biến
cố đau thương đó cũng quan trọng. Đó là ý nghĩa biểu
tượng và cảm xúc mà chủ thể gán cho biến cố đó dựa
trên nhu cầu, sự lo sợ và kỳ vọng của mình. Chính vì
thế mà biến cố đó mang tính chất đau thương. Đây là
điểm mà chúng ta có thể can thiệp.
- Ảnh hưởng của quá khứ càng lớn, khi quá
khứ bị ức chế. Về phương diện này, những dữ liệu mà
các nhà khoa học thu lượm được có thể tóm tắt như
sau:
a) Những biến cố xảy ra sớm trong thời thơ
ấu thì có nhiều ảnh hưởng hơn những biến cố xảy ra
muộn thời. Đây không chỉ là lý do thời gian, mà còn
bởi lý do khác: Những biến cố xảy ra sớm trong thời
thơ ấu nối liền với những biến tố trong quá trình phát
triển. Những biến tố này chưa được kết cấu và chưa có
trật tự, nên chúng dễ bị ảnh hưởng. Những biến cố
thời thơ ấu tự chúng thì không quan trọng, nhưng chỉ
quan trọng khi chúng liên kết với một loại cơ cấu đặc
thù, cơ cấu này còn dễ uốn nắn và rất dễ bị ảnh
hưởng.
b) Người ta chưa thể chứng minh được điều
này: Để phát triển bình thường về mặt xã hội (nhất là
trong lãnh vực luân lý và tâm lý tính dục) chủ thể cần
phải tương quan tốt với cha mẹ. Kohlberg đưa ra kết
luận đó sau khi điểm qua những tác phẩm liên quan.
Rulla cũng đi tới kết luận tương tự trong nghiên cứu về
sự trưởng thành tôn giáo: Những người tương quan
tốt với cha mẹ không đương nhiên trưởng thành hơn
về nhân cách và ơn gọi.
c) Dầu sao đi nữa, nếu chủ thể không tương
quan tốt với cha mẹ, sự trưởng thành của người đó bị
chậm lại cho dầu mối tương quan đó không đương
nhiên đưa tới sự thiếu trưởng thành. Nếu gom hai dữ
liệu b và c lại với nhau, chúng ta có thể nói rằng: Mối
quan hệ tiêu cực với cha mẹ gây thiệt hại cho chủ thể,
nhưng mối quan hệ tích cực không phải lúc nào cũng
làm lợi cho người đó.
d) Mối tương quan tồi tệ với cha mẹ cản trở
sự trưởng thành của chủ thể, nhất là khi tương quan
đó bị ức chế và được lý tưởng hóa mà chủ thể không ý
thức. Nếu chủ thể phủ nhận mối quan hệ tồi tệ với cha
mẹ và sống trong sự lạc quan lý tưởng hóa, sự phát
triển của họ sẽ bị tác hại nhiều hơn; nhưng nếu chủ
thể thẳng thắn chấp nhận thực tại tiêu cực đó, sự phát
triển chắc chắn sẽ ít bị tác hại hơn.
e) Những người kém trưởng thành thường ức
chế và liên tục bóp méo quá khứ. Vì thế, họ tạo nên
một vòng tròn giữa hiện tại và quá khứ.
Tóm lại, con người là một đứa trẻ của quá
khứ, nhưng không bị quá khứ không chế hoàn toàn.
Chúng ta không xem xét mối tương quan đó dưới
nhãn quan của định luật nhân quả, nhưng dưới những
yếu tố quyết định thỏa đáng. Yếu tố chính không phải
là yếu tố xã hội, nhưng là yếu tố nhận thức-cảm xúc:
Những ảnh hưởng xã hội được sắp xếp và sàng lọc
bởi cấu trúc bản ngã, vốn trổi vượt hơn yếu tố xã hội.
Trưởng thành nhận thức-cảm xúc là nhân tố định đoạt
sự phát triển. Để có sự trưởng thành đó chúng ta phải
liên tục tái tổ chức thực tại và xây dựng một hình ảnh
bản thân ổn định và thiết thực.
3. Tự Do Và Tất Định
Với cách lý giải tâm lý về mối quan hệ giữa
hiện tại và quá khứ, con người được giải thoát khỏi sự
tất định tuyệt đối. Theo thuyết này, đời sống tâm linh
con-người bị định đoạt bởi những nguyên nhân đi
trước hơn là bởi ý muốn lý tính. Ví dụ: Trước khi Paul
quyết định trở thành luật sư và John quyết định trở
thành kỹ sư, quyết định của họ đã được định đoạt rất
sớm rồi. Qua việc giáo dục họ đã tiếp thu, qua việc
đồng hóa với những nhân vật quan trọng, v.v... cả Paul
lẫn John đều không thể quyết định cách nào khác.
Những chọn lựa của họ phản ánh hoạt động của
những thế lực đi trước. Trái lại, khi chúng ta tin con
người có tự do, chúng ta đặt niềm tin vào tầm quan
trọng của ý chí. Nếu Paul và John tự do chọn lựa theo
cách khác thì tình hình có thể khác. Tuy nhiên, chúng ta
không thể khảo sát tự do và tất định một cách thực
nghiệm được. Khả thể tương lai (họ có thể hành động
theo cách khác không thì không thể chứng minh được.
Chúng ta chỉ có thể đưa ra một vài giải thích đáng tin
cậy mà thôi: Chúng ta không bao giờ bác bỏ khả năng
có thể (possibility) của sự tất định, nhưng chỉ bác bỏ
khả năng chắc chắn (probability) của sự tất định. Vì
thế, đối với tâm lý học thì vấn đề tất định-tự do vẫn còn
bỏ ngỏ, thậm chí ít được quan tâm. Sau khi khảo sát
các học thuyết và những công trình nghiên cứu trong
thế kỷ này, Furlong kết luận: "Không học thuyết nào đã
thành công trong việc bác bỏ nhu cầu phải có một yếu
tố tương đối độc lập, nẩy sinh một cách nào đó từ sự
tất định sinh học. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể
giải thích thấu triệt làm sao tự do có mặt trong vũ trụ tất
định." Chọn lựa giữa hai cực đó hẳn là một hành động
đức tin mà chúng ta không bao giờ có thể chứng minh
cho đủ được.
Bởi vậy, vấn đề không phải là chọn lựa giữa
sự tất định và tự do, nhưng là mức độ của hai yếu tố
đó. Tin vào thuyết tất định hoàn toàn hay tin vào sự tự
do trọn vẹn đều là ảo tưởng.
Chúng ta cũng không thể ứng dụng định luật
nhân quả cho tương quan giữa di truyền và hành vi.
Một đặc điểm tâm lý mà chúng ta thừa hưởng không
đương nhiên sẽ biểu hiện nơi hành vi. Ví dụ: Năng
khiếu nghệ thuật có tính di truyền không đương nhiên
biến thành hoạt động nghệ thuật. Giữa tiềm năng bẩm
sinh và hành vi có một biến tố tâm lý, biến tố đó đóng
một vai trò quan trọng đối với hành vi của con người.
Điều đó muốn nói rằng chính chủ thể là tác giả biên
soạn lại toàn bộ thông tin mà mình đã tiếp nhận. Xu
hướng di truyền chỉ là một trong những thông tin đó.
Việc chim xây tổ liên quan trực tiếp đến cơ cấu di
truyền của loài chim hơn hành vi con người đối với tính
di truyền. Vì con người được cấu tạo trên ba cấp bậc
của đời sống tâm linh, nên hành vi con người ngày
càng ít bao gồm những cơ chế có sẵn, vốn áp đặt lên
con người những điều phải làm: "Di truyền chỉ ra một
vài điểm trong sinh hoạt của chủ thể, nhưng chủ thể
vẫn có nhiều chọn lựa khi xây dựng sinh hoạt của
mình, bằng cách nối kết những sinh hoạt của mình
chung quanh những điểm mấu chốt nhất định”.
Đối với tự do cũng vậy, chúng ta không bao
giờ tự do hoàn toàn. Quả là ảo tưởng nếu có ai nghĩ
mình hoàn toàn tự do. Chúng ta có thể là nhà hoạt
động cho tự do mà chính mình thì không có tự do. Sự
tất định và tự do đều tương đối; mức độ tất định hay tự
do tùy thuộc sự trưởng thành cảm xúc, các nhân tố xã
hội, điều kiện môi sinh và nhất là tình trạng ý thức hay
tình trạng vô thức của các thái độ. Ý thức càng chiếm
ưu thế, thì phạm vi lựa chọn và tự do càng lớn. Phạm vi
vô thức càng rộng, thì phạm vi của ý muốn lý tính càng
hẹp. Qua bảng V, chúng ta có thể nói rằng nếu con
người được cấu trúc trên cấp bậc tâm-thể lý, ước
muốn cảm tính, các nhu cầu và cái tôi hiện thực, thì sự
tất định càng lớn. Kẻ cảm thấy mình có nhiều khuynh
hướng thì tự do hơn người chỉ có một khuynh hướng.
Cũng thế, ai chỉ biết một cách chọn lựa thì chỉ có một
cấp bậc tự do, ai có nhiều kiến thức và biết nhiều
hướng hành động thì có một cấp bậc tự do cao hơn.
Con người không bao giờ đạt tới sự tự do
hoàn toàn. Ngay cả sự tự do bất toàn cũng không bao
giờ là một điều có sẵn, nhưng là đối tượng con người
phải chinh phục. Con người không sinh ra như một
người tự do, nhưng trở nên người tự do. Tự do từ lúc
mới sinh là một khái niệm chỉ có trong văn chương
chứ không có trong tâm lý. Trước tiên, con người ở
trong tình trạng tất định, nhưng trong mức độ con
người thoát khỏi tình trạng đó, con người sẽ tạo dựng
chính mình. Phạm vi của tự do thủ đắc vẫn luôn luôn
tương đối. Tuy nhiên, dù phạm vi đó nhỏ bé đến đâu đi
nữa, thì nó vẫn là biểu tượng của cuộc sống con
người, hay ít nữa là biểu tượng cho lãnh vực quan
trọng của cuộc sống, bởi vì chính con người đã tạo ra
phạm vi đó. Con người tự do nhiều hay ít là ở trong
phạm vi này. Đó được gọi là "chiều kích thứ hai," một
phạm vi thích hợp nhất cho việc huấn luyện.
Created by AM Word2CHM
Lời Giới Thiệu (Bản dịch Việt ngữ) Lời giới
thiệu Nhập đề
Phần I. 
CON NGƯỜI NỘI TÂM
Chương 1. BA CẤP BẬC ĐỜI SỐNG TÂM LINH
A. Mô Tả Các Cấp Bậc B. Cấp Bậc của Tiến
Trình Toàn Nhập Chương 2. BA CẤP BẬC CỦA Ý
THỨC
A. Định Nghĩa B. Nội Dung của Vô Thức C.
Quy Luật Của Vô Thức D. Vô Thức Được Hình Thành
Như Thế Nào E. Toàn Nhập Ba Cấp Bậc Ý Thức
Chương 3. TIẾN TRÌNH QUYẾT ĐỊNH: ƯỚC MUỐN CẢM
TÍNH VÀ ƯỚC MUỐN LÝ TÍNH
A. Ước Muốn Cảm Tính B. Ước Muốn Lý Tính
C. Các Biến Tố (Variable) Trung Gian D. Xung Khắc
Giữa Các Khuynh Hướng Đáng Ao ước Chương 4.
NỘI DUNG CỦA BẢN NGÃ (EGO)
MỤC LỤC
A. Các Nhu cầu
B. Thái Độ
C. Chức Năng Của Thái Độ
D. Sự Hình Thành Các Thái Độ
E. Các Giá Trị
F. Đi Tìm Các Giá Trị
Chương 5. CƠ CẤU BẢN NGÃ
A. Mô Tả Bản ngã
B. Cái Tôi Hiện Thực và Cái Tôi Lý Tưởng C.
Căn Tính Của Bản Ngã
D. Nhất Quán và Bất Nhất
E. Sự Đóng Góp của Các Học Thuyết Kết
luận. LÒNG TỰ TRỌNG
A. Biết Mình Một Cách Khách Quan B. Khả
Năng Đánh Giá Mình Là Ai.
C. Sự Căng Thẳng Lành Mạnh Hướng Tới Sự
Thiện D. Toàn Nhập Những Điều Tiêu Cực Trong Đời
Sống Phần II. 
CÁCH VẬN HÀNH CỦA CHỨC NĂNG
Chương 1. NHẬN THỨC TRI GIÁC
A. Bản Chất Của Nhận Thức Tri Giác B. Nhân
Tố Cá Nhân và Nhân tố Xã Hội Chi Phối C. Nhận Thức
Tri Giác Của Chúng Ta.
D. Kết Luận
Chương 2. HÀNH ĐỘNG Ý THỨC, HÀNH ĐỘNG CỐ Ý
TÌNH TRẠNG VÔ THỨC
A. Vùng Mờ Tối
B. Định Nghĩa
C. Mọi hành Động Đều Do Cái Tôi Điều khiển
D. Ý Hướng Ý Thức và Ý Hướng Vô Thức E. Ý Nghĩa
của Ý Hướng
F. Ý Thức Không Cố Ý
G. Ý Hướng Ý Thức Không Biểu Thị Toàn Thể
Kinh Nghiệm H. Phản Ứng Hành Vi Đối Với Vấn Đề Vô
Thức Chương 3. CHIẾN LƯỢC CỦA VÔ THỨC
A. Vô Thức Và Các Lý Tưởng Dễ Tổn Thương
B. Vô Thức và Những Lý Tưởng Phi Thực Tế
C. Vô Thức và Những Giá Trị Giả Tạo.
D. Vòng Luẩn Quẩn Của Các Kỳ Vọng Sai Lạc
E. Vô Thức và Những Cơ Chế Chủ Bại.
F. Đối Phó Với Sự Bất Nhất
G. Vô Thức và Biểu Tượng
H. Biểu Tượng và Tính Dục
Chương 4. CƠ CHẾ TỰ VỆ
A. Lòng Tự Trọng
B. Bản Chất và Đặc Điểm Của Cơ Chế Tự Vệ
C. Cấp Độ Tự Vệ
D. Những Định Nghĩa Về Cơ Chế Tự Vệ
Chương 5. TÌM HIỂU ĐỘNG LỰC
A. Khái Niệm Động Lực
B. Tuân thủ
C. Đồng Hóa
D. Nội Tâm Hóa
E. Cách Thức Nội Tâm Hóa
Kết luận. HIỆN TẠI VÀ QUÁ KHỨ.
1. Lý Luận Theo Định Luật Nhân quả.
2. Ý Nghĩa Của Việc Lý Giải Theo Tâm Lý 3.
Tự Do Và Tất Định
---//---
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN
CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
Tác giả: A. CENCINI và MANENTI
Chuyển ngữ: Lm. NGUYỄN NGỌC KÍNH, ofm Chịu
trách nhiệm xuất bản: Quang Thắng Biên tập nội dung:
XUÂN LƯU
Sửa bản in: Quỳnh Anh Bìa: Nguyễn Hà In 1.000 bản,
khổ 14,5 x 20.5cm tại Cty TNHH MTV in Nguyễn Việt
Hưng, 110 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q.1, Tp. Hồ Chi
Minh. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 369-
2011/CXB/31-24/PĐ. Cục xuất bản ký ngày 15 tháng
04 năm 2011. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm
2011.
Created by AM Word2CHM

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_va_huan_luyen_co_cau_va_nang_dong_nguyen_ngo.pdf