Tài liệu Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược - Dương Văn Vượng (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược - Dương Văn Vượng (Phần 2): ... Tĩnh, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) có xây 1 cái lầu để trùm lên trên bát nhang, lầu hình vuông đều bằng đá, cao 1 trượng 5 thước, vuông phía dưới 1 trượng 1 thước. Võ miếu dựng lên ở địa phận phố Năng Tĩnh, vào năm Gia Long thứ 10 (1811) thờ Trần Hưng Đạo, cũng xây kiểu chữ môn. Chính miếu xây ki... to, Giáo gươm thánh tướng chém bừa cá tôm. Hiểu sao cho rõ nguồn cơn, Quả tôi mắt thấy bút biên việc này). Minh Không di tích : Sư Nguyễn Chí Thành quê ở Điềm Xá Gia Viễn thường câu cá tại núi Tai Mèo, rồi chèo thuyền ra cửa biển Thần Phù, để thẳng đến Tây Chân đi bán, thường gánh đá một bên ...) Chính Hoà ghi việc. Bài núi Bảo Đài của Lê triều Thánh Tông Giáp Thìn khoa Tiến sĩ Thanh Liêm An Cừ Dương Ban Bản: Lý đại Nhân Tông kiến thử đài, Nham yêu đinh tự giáp tuyền nhai, 143 Lưỡng hàng thuý liễu triều phong quán, Nhất cá băng hồ chiếu tịnh trai. Tứ pháp hộ dân phong nẫm tuế, Chư...

pdf79 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược - Dương Văn Vượng (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phố thì khéo hơn vì có nhiều người
ăn diện. Vụ Bản có Yên Duyên. ý Yên có Tu Cổ. Hải Hậu có ba xã Quần Phương
thượng, trung, hạ.
Dệt màn : Trực Ninh có Dịch Diệp.
Lồng bàn : Trực Ninh có Lương Hàn.
Thợ nhuộm : Mỹ Lộc có Báo Đáp. Giao Thủy có Kiên Lao. Hải Hậu có 3 xã
Quần Phương thượng, trung, hạ.
Thợ vẽ : Vụ Bản có Đồng Văn. Đại An có chợ Đồi.
Thợ cối : ý Yên có Bình Lương. Mỹ Lộc có Cao Đài.
Thợ làm mã : ở thành phố và một số nơi cũng có nhưng không khéo. Tục có
câu “Thứ nhất thì tội hàng hoa, thứ nhì hàng mã, thứ ba hàng vàng”. Khéo hơn thì
Đại An có chợ Đồi. Mỹ Lộc có Liễu Nha.
Làm lọng : ở thành phố có nhiều, các nơi khác gần như không có.
NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
Từ triều Lê sơ đã giao việc đốc cho xã trưởng các xã, gần đây có phần kém
hơn ngày trước.
Tại huyện Đại An : Đông Cao có 30 mẫu dâu. An Hạ có 10 mẫu dâu. Mậu Lực
có 20 mẫu. Lương Xá có 10 mẫu. Tử Vinh có 15 mẫu.
Tại huyện Nam Trực : Lác đác ở các xã Trí An, Bách Tính, Hưng Đễ, Đô
Quan có ước 34 mẫu dâu.
Tại huyện Giao Thủy : Lác Đác ở các xã Ngọc Cục, Nghĩa Xá, Thượng Phúc,
Tang Điền có ước 96 mẫu dâu.
Tại huyện Mỹ Lộc : Lác đác ở các xã An Thuần, Lã Điền, Phú Hào, Bách Lộc,
Trừng Uyên, Ngô Xá có ước 30 mẫu.
Tại huyện Trực Ninh : Tại các xã Phương Để, Lộ Xuyên, Lộng Khê, An Trung
có quãng 20 mẫu.
Tại huyện Hải Hậu : Lác đác khắp các xã quãng 250 mẫu.
Ở ý Yên, Phong Doanh, Vụ Bản cũng có nhưng không nhiều.
NGƯ NGHIỆP
Nước ta nơi nào là đồng chiêm thì đều có người sống bằng nghề đánh cá. Thời
Lý họ Trần tại Tức Mặc làm giàu từ nghề cá, vả lại ăn uống hàng ngày dùng mắm, do
vậy nghề cá không đâu là không chú ý.
Cá biển : Giao Thủy có Quất Lâm, Hải Huyệt, Sa Châu thường dùng vôi trát
vào thuyền để ra biển. Đại An có hai phường Thuận Hậu. Hải Hậu có Xuân Hà,
Thương Điền, Quần Phương hạ trại, hay làm thuyền đan lưới ra biển bắt cá.
159
Cá sông : Giao Thủy có Hoành Nha, An Phú, Kiên Lao thường ở trên thuyền
làm nghề đánh lưới. Đại An có Phù Đô, Giáo Phòng, Trạng Vĩnh, và phường An
Tĩnh. Trực Ninh có Tân Lác lý, Lác Môn, Trung Hoà, Cát Chử nội, đều có phường
Thủy Cơ. Vụ Bản ở phường thuỷ cơ Võng Cổ.
THỔ SẢN
Ngoài những thứ lúa tám, dự nếp, tẻ ngô đậu, kê khoai các thứ gia vị thì
có:
Dưa : Dưa hấu, dưa chuột, dưa bở mướp bí, còn một số loại dưa khác. Khoai
sọ, mài các loại. Hoa qủa: Mít mơ hồng mận đào vải nhãn cam chanh quất chấp, lựu
na, chuối các loại, dừa cau, muỗm bưởi, kỳ đà, phật thủ. Hoa: Sen cúc, tử vi, tường
vi, hải đường, ngọc lan, dạ hương, nhài huệ, lan hồng cúc thược dược, phù dung,
thủy tiên, ngọc trâm, mẫu đơn.
Rau ăn : Muống rau rút, cần, ngổ, răm vừa ăn làm gia vị lại làm thuốc, tía tô,
kinh giới, bạc hà, dấp cá, mùi, thì là, lá lốt, hành, tỏi, gừng, riềng, cải các loại, rau
khúc, ớt, tiêu.
Cây làm thuốc thông thường: ngoài các gia vị kể trên còn dùng cây sung, cây
duối, cây găng, mềm tên, bưởi bung, ổi, đu đủ, hương nhu, trầu cau, dây lá thiên lý, lá
bàng biển, cà độc dược, cây cải dại, rau diếp dại, bồ bồ, dành dành, địa liền, tóc tiên,
thầu dầu tía, cấy bấn, đinh lăng, cây đau xương, cây cơm nếp, cứt lợn, cây lức, cây
khế, cây thị, hoàng đằng, nhọ nồi, củ gai, bán hạ, thài lài tía, cây quan âm, cây cối
xay, cây gấc, cây lạc tiên, cây táo chua, cây vông nem, lá mơ, cỏ gà, cây chỉ thiên
Các loài thủy sản: Cá chép, trôi, trắm, chày diếc cá rô, cá quả, trê lươn,
chạchba ba, rùa, giải cá chim, thu tôm tép, cua cáy, rạm
Các loài chim: Gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, cuốc, cò, âu, mòng két, sáo, sẻ,
vàng anh, vẹt, khiếu
Các loài thú: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó, mèo, khỉ. Không riêng gì thực
phẩm còn kéo cày kéo xe như trâu bò ngựa với miền tây tỉnh.
MỘT SỐ ĐẶC SẮC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Giao Thủy : Xã Ngọc Cục có rau Quan Âm. Xã Ngọc Cục và xã Thọ Vực có
cam đường. Liêu Đông có hồng không hạt. Hà Cát và Lạc Thiện có rươi.
Vụ Bản : Bách Cốc và Trang Đồng Văn có vải ngọt. Trang Nghiêm và Yên
Thái có bách nhãn lê.
Trực Ninh : Cát trung, Cát hạ, Ninh Cường, Cát Chử, Lác Lý, Lác Môn đều có
rươi, sứa, cá chạch, tôm. Lộng Khê có trầu không, Cát Chử có loại cam ngon.
Đại An : Các xã ven biển của tổng Sỹ Lâm có cua biển, cá chạch, cá chim, sứa,
rươi.
ở Giao Thủy : Dũng Trí, Thuận An có nhiều ngô, ước 90 mẫu. Hành Thiện có
khoai nước 100 mẫu. Quất Lâm, Văn Trì, Liên Trì trồng dưa hấu ước 10 mẫu.
ở Mỹ Lộc : Ven sông có trồng ngô gồm 330 mẫu.
160
ở Trực Ninh : Tại hai tổng Phương Để, Ninh Cường có trồng nhiều kê, ngô và
rau diếp.
ở Hải Hậu : Trồng hành ước 60 mẫu, rau các loại ước 100 mẫu, dừa có hơn 10
mẫu, tại Ninh Nhất và Quần Phương.
ở Đại An : Ngô nếp ước 880 mẫu, khoai nước 3000 mẫu, Hải Lạng, Nhân Hậu,
Hưng Thịnh các vùng ven sông có nhiều.
ở Nam Trực : Khoai nước có 1250 mẫu. Đậu nành 26 mẫu, ngô 700 mẫu. Rau
các loại 100 mẫu. Dưa 100 mẫu, mía đỏ 50 mẫu, thuốc lào thuốc lá 50 mẫu. Cau 30
mẫu, cây cảnh các loại ước 160 mẫu, dừa 20 mẫu.
ở Vụ Bản : Ngô ước 1500 mẫu, khoai ước 1600 mẫu. Bông 20 mẫu.
ở ý Yên : Ngô ước 100 mẫu, bông 170 mẫu.
ở Phong Doanh : Khoai 100 mẫu, đậu nành 50 mẫu, bông 30 mẫu, cây cảnh
ước 20 mẫu, dừa 10 mẫu.
ở ngoài thành phố : Tại phố Định Trung có một số cây lim, ngoài ra rải rác có
tre, nứa, vầu và xoan giổi các loại.
ở Xuân Trường : Tại bãi sông vùng Hoành Nha, Trà Lũ, Bùi Chu có chồng cây
to để lấy gỗ.
ở Vụ Bản : Tại ven bờ sông Vĩnh Lại có một số cây xoan tre.
ở Nam Trực : Vùng bãi sông Tương Đông Quy Phú có tre luồng và cây lấy gỗ,
ngoài ra ven sông Đồng Côi Cổ Chử cũng có tre trúc.
ở Hải Hậu : Trồng tre luồng, xoan lim vùng ven sông chợ Đông Biên, chợ Cồn
Trung Kiên.
KHAI KHẨN
Thời Lê Hoàn có Ninh Hữu Hưng người ở Chi Phong Gia Viễn khẩn đất Thiết
Lâm mở ấp Ninh Xá (Phong Doanh).
Thời Lê Hoàn có bà Hoàng Thị Đậu người ở Đắc Lực Vụ Bản lập ấp ở Đồi
Thượng (Đại An).
Thời Trần có Trần Khánh Dư Thiên tử nghĩa nam mở ấp Đông Khê Vọng
Trung (thuộc Đại An).
Thời Trần có Chiêu Văn vương Nhật Duật mở ấp Lâm Thị (Đại An).
Thời Hồ có Ngô Miễn người Bắc Hà xuống mở ấp Nhật Hy (Giao Thủy).
Thời Trần có mạt con ông Ngô Miễn là Ngô Quý Duật mở ấp Tướng Loát
(Đại An).
Thời Lê sơ có Bùi Ngọc Oánh ở đất Thọ Tung mở thêm đất phía đông xã. Nay
thuộc Nam Trực.
Thời Lê Trịnh có các họ ở Vụ Bản xuống lập ấp Diêm Điền (Giao Thủy).
Thời Lê Trịnh có các họ Trần Hoàng mở thêm đất Quy Phú (Nam Trực), sau
hai ông lại về Nghi Tàm (Hà Nội).
Thời Lê Trịnh có Trịnh Thị Tâm Hảo mở lại làng Vị Khê (Mỹ Lộc).
Thời Lê Trịnh có họ Đàm, họ Nguyễn quê ở Trung Lập Vĩnh Bảo xuống mở
thêm đất Ninh Cường (Trực Ninh).
161
Thời Lê sơ có Lương Thị Minh Nguyệt mở thêm đất ruộng tro ở Ngọc Chuế
(ý Yên).
Thời Nguyễn có Nguyễn Công Trứ quan dinh điền sứ lập tổng Hoành Thu
(Giao Thủy), tổng Ninh Nhất (Trực Ninh).
Thời Nguyễn có ông Đặng Ngọc Toán quê ở Hành Thiện mộ dân lập tổng Lạc
Thiện (Giao Thủy).
Thời Nguyễn có ông Phạm Văn Nghị quê ở Tam Đăng lập tổng Sỹ Lâm (Đại
An).
Thời Nguyễn có ông Đỗ Tông Phát quê ở xã Quần Phương hạ lập tổng Tân
Khai, Quế Hải (huyện Hải Hậu).
Gần đây khẩn thêm : ở Đại An: Vùng ngoại đê ven biển thuộc tổng Sỹ Lâm,
đất trồng cói có khoảng 200 mẫu, chưa trồng được có khoảng 100 mẫu. ở Nam Trực:
Vùng bãi sông Nhị thuộc thôn Cửu An. ở Giao Thủy: Tại địa phận tổng Lạc Thiện 14
ấp đã thành điền khoảng 4500 mẫu, chưa thành điền khoảng 1900 mẫu. ở Hải Hậu: ở
ấp Xuân Thủy ước 3800 mẫu, Phú Lễ, Phú Văn nam ước 1000 mẫu, ấp Phúc Hải ước
350 mẫu, xã Xuân Hà ước 2000 mẫu đương khẩn.
Phụ chép các trưng chủ khẩn đất thời gần đây : Thời Đồng Khánh có người ở
Nghĩa Xá (Giao Thuỷ) lập trại Xuân Hoà ở bãi sông. Khu trại Lác Mô (Trực Ninh)
trước chỉ là vùng bờ biển, sau có mấy người ở vùng Tương Đông xuống khẩn đất,
sinh sôi dần ra, thành một ấp, rồi tiếp theo lại khẩn lại lập phường Lác Môn. Thời Tự
Đức người ở trại Đoàn Thái, Lâm Văn Khoát đem 50 đinh và một số phụ theo Dinh
điền sứ Nguyễn Công Trứ khẩn đất lập Tân Lác Lý. Thời Thành Thái người xã Đại
An (Vụ Bản) đăng ký khẩn đất ven sông lập thôn Cửu An. Vốn ở tổng Thượng Kỳ
(Đại An) có khu đất hoang, có người ở huyện Nam Trực tên là Bùi Văn Châu chiêu
dân khẩn đất lập xã Cốc Thành, dần dần đông người đến ở, nay số đinh đã tới 500,
ruộng có tới 750 mẫu. ở xã Quần Liêu tổng Hải Lạng (Đại An) có một vùng đất
hoang. Năm Thành Thái có người trong xã là Trần Ngọc Quế chiêu dân đã có ít đất
tư ở đó rồi, di hẳn đến ở khai thêm lập trại Liêu Ngạn. Thời quan Dinh điền Doãn
Khuê, có người đến lập trại Thư Điền gần thôn Tây Thành Nguyễn Vĩnh, xã Giao
Lạc Trần Hữu Công, xã Ân Phú Lại Trình, xã Văn Giáo Lại Thế Vĩnh, trại Sỹ Hội
Trần Văn Thiện, trại Văn Lâm Đinh Văn Thùy, trại Chỉ Thiện Vũ Đình Sỹ, trại Quần
Phương Đỗ Như Sơn, trại Thiên Bình Đào Văn Long, ấp Thành An Đoàn Văn Tuân,
xã Đồng Quỹ Trần Ngọc Quang, thôn An Lạc Tô Văn.
RUỘNG MUỐI
Huyện Giao Thủy : Có khu đất thuộc xã Quất Lâm ruộng có hơn 90 mẫu. Số
người làm muối kể cả nam nữ lão ấu hơn 400. Tại cồn Bạch Long ven biển tổng
Hoành Nha có khu khoảng hơn 100 mẫu làm muối được chưa có ai đến ở làm.
Huyện Hải Hậu : Tại 6 xã thuộc tổng Tân Khai và Cồn Tròn hạ trại tổng Ninh
Mỹ, các nơi này gần biển có ruộng muối khoảng 1200 mẫu. Số người làm nghề phơi
muối có 1850 người chính và 200 người phụ.
162
CÔNG SỞ
Việc xây dựng đều do bộ công tài quyết ở trung ương và cơ quan công chính
đảm trách ở tỉnh.
Công sở của quan Tây:
Toà chánh sứ.
Toà trị sự: Có phó công sứ, nam chính chưởng ấn, tham biện thành phố.
Toà án tây.
Sở Ngân khố.
Sở Trước bạ.
Sở Thương chính
Sở Điện báo.
Sở Lục lộ.
Sở Dục anh bảo sản.
Sở Liệu bệnh.
Trường Pháp Việt: Có trường con gái, trường con trai, trường kỹ nghệ.
Sở Hội học: Dành cho quan Tây học tiếng Việt và xem sách Tây phương.
Sở Binh quan: Như tam hoa quan, ngũ hoa quan.
Trại lính: Có lính khố xanh, khố đỏ và các hạ cơ binh.
Sở Đề lao.
Sở Sen đầm.
Sở Giám thành.
Các công sở ở phủ, ở huyện.
Toà đại lý Lạc Quần.
Sở điện báo Văn Lý (Hải Hậu).
Nhà tắm Quất Lâm (ở Giao Thủy).
Đồn Tam toà (ở huyện Đại An).
Trường Pháp Việt tại các phủ huyện.
Công sở của các quan Nam:
Dinh tổng đốc, khi cần có đặt thêm chức Hộ đốc.
Quan Bố chính.
Quan án sát.
Quan Đốc học.
Tại phủ huyện có các công sở của tỉnh thu nhỏ lại.
BƯU CHÍNH
Thời xưa cứ theo lệ chuyển đệ văn thư, trên các lộ đặt các trạm, ước nửa ngày
đường đi bộ đặt một trạm. Tại trạm có chức dịch mục một người, trạm to đặt hai
163
người và dịch phu từ 4 đến 6 người, thường trang bị ngựa từ 3 đến 5 con. Gần đây thì
gọi là ty hành nhân điều khiển các người ở nhà dây thép.
Cơ quan Điện báo tỉnh và thành phố.
Điện báo Giao Thủy, do toà Đại lý Lạc Quần điều khiển.
Điện báo Hải Hậu: Do Đại lý Lạc Quần và đồn trưởng đồn thương chính Văn
Lý giải quyết.
Nhà dây thép Giao Thủy 6 nơi: Nhà Ngọc Cục, nhà Bùi Chu, nhà Lạc Quần,
nhà Quất Lâm, nhà Nam Điền, nhà Ngô Đồng.
Nhà dây thép ý Yên một nhà ở Cát Đằng.
Nhà dây thép Trực Ninh 3 nhà: Nhà Cát Chử, nhà Thần Lộ, nhà Ninh Cường.
Nhà dây thép Mỹ Lộc: Nhà Đặng Xá, nhà Bảo Long.
Nhà dây thép Nam Trực có 2 nơi: Nhà Tuy Phú, nhà Kinh Lũng.
Nhà dây thép Vụ Bản có 3 nhà: Nhà Phố Phủ, nhà Hải Lạng, đồn Tam Toà.
Nhà dây thép Hải Hậu có 3 nhà: Nhà huyện lị (ở Quần Phương hạ), Nhà chợ
Cồn, nhà Hà Lạn.
ĐỒN PHÒNG
Trước đây không kể nơi quân phòng thành, ngoài thành có thủy binh đồn, ở
phủ huyện không kể quân ở tại chỗ tại bờ biển ngã ba tư sông đều lập đồn phòng xem
xét, ví như đồn Bình Hải, đồn Bô Cô, đồn Hữu Bị, đồn Ngô Đồng, đồn Hoàng Đan,
tất cả đều do quan Đề Đốc tài quyết, gần đây thì do quan Binh chính phân lập.
Tại Giao Thủy có đại lý Lạc Quần, nhà tắm Quất Lâm.
Tại ý Yên có đồn Trầm Phương.
Tại Đại An có đồn Tam Toà ở thôn Thụ ích có một quan Tây, nhất hoa quan
phòng giữ.
Ty rượu ty thuốc
Rượu và thuốc phiện từ xưa vua Lý Nhân Tông, rồi các đời sau vua Lê,
Nguyễn đều có chiếu chỉ ngăn cấm phạt giữ. Song gần đây do việc quan lưu buôn
bán với bên ngoài, các thương cảng thương nhân do lợi dụng nên trở thanh không
ngăn cấm được. Đó là một điều đáng tiếc mà chẳng còn phép giữ nữa.
Tại thành phố, rượu một ty lớn ở phố Đa Bô, ba ty trung ở phố Ca Rô, Nam
Long, Định Tả. Tại các phố nhỏ có 190 ty. Nha Phiến: 1 ty lớn ở sở thương chính.
Các ty nhỏ 35 nơi.
Tại huyện Đại An: Rượu có 3 ty lớn ở Phố Phủ, đồn Tam Toà, chợ Giáo
Phòng. Tại các tổng xã đều có 95 nơi. Nha Phiến đều là các ty nhỏ 15 nơi.
Tại huyện Vụ Bản: Rượu và nha phiến có 2 ty lớn ở Phố huyện và Hào Kiệt.
Các ty nhỏ có 105 nơi.
Tại huyện Nam Trực: Rượu và nha phiến có 2 ty lớn tại chợ Bách Tính và
Giáp Ba xã Trực Ninh. Các ty nhỏ tại các xã có 150 nơi.
Tại huyện ý Yên: Rượu và nha phiến: 1 ty lớn ở huyện lị. Các ty nhỏ tại các
tổng xã 20 nơi.
Tại huyện Phong Doanh: Rượu và nha phiến: 1 ty lớn ở Thượng Đồng. Các ty
nhỏ ở các tổng xã 25 nơi.
164
Tại huyện Mỹ Lộc: Rượu và nha phiến có 4 ty lớn, tại Mỹ Trọng, Đệ Tam,
Đặng Xá và Đồng Phù. Các ty nhỏ tại các tổng xã 75 nơi.
Tại huyện Trực Ninh: Rượu và nha phiến có 2 ty lớn: Tại Ninh Cường và Cát
Chử nội. Rượu các ty nhỏ ở các tổng xã 150 nơi. Nha phiến các ty nhỏ có 10 nơi.
Tại huyện Giao Thủy: Rượu và nha phiến: Ty lớn 5 nơi tại Ngọc Cục, Trà Lũ,
Kiên Lao, Ngô Đồng, Quất Lâm. Các ty nhỏ ở tổng xã 225 nơi.
Tại huyện Hải Hậu: Rượu và nha phiến có 3 ty lớn: Tại chợ Đông Cường, chợ
Cồn và Hạ trại. Ty rượu nhỏ tại các xã có 160 nơi, nha phiến các ty nhỏ tại huyện lị
và các xã có 29 nơi.
NHA THƯƠNG CHÍNH
Nước ta từ thời Lý sơ đã đặt ra lục thương thuế, còn thủy thương thuế thì từ
niên hiệu Gia Long(1). Việc thuế này song hành với việc vẽ bản đồ thống nhất của
quốc gia và hệ thống đơn vị hành chính, không khu biệt núi rừng xa xôi, biển khơi
mới có. Đó là việc nên làm để phòng ngừa sự biến cố của phép vua thua lệ làng mà
tiền triều từng giẫm lên nhau sai sót ví như việc đặt các vùng tự trị.
[Chú thích : (1) Lục thương thuế: Thuế trên bộ. Thủy thương thuế: Thuế ở
dưới thuyền hộ khi cập bến.]
Sở thương chính thành phố: 1 nơi.
Toà thương chính Giao Thủy: 4 nơi gồm: Lạc Quần, Ngô Đồng, Quất Lâm 2
nơi.
Toà thương chính Đại An: 2 nơi gồm: Hải Lạng và thương chính xưởng muối
(có 3 chi nhánh muối).
Toà thương chính Hải Hậu 25 nơi. Gồm: Xuân Hà 5 nơi, Kiên Chính, Quần
Phương, Hạ trại đều 4 nơi, Thương Điền 3 nơi, Văn Lý, Tam Điền, Hoà Định đều 2
nơi, Lục Phương, chợ Cồn, Doanh Châu đều 1 nơi.
ĐỊNH THUẾ CHÍNH NGẠCH
Thuế đinh điền là chính ngạch, thuế khai mỏ, muối, rượu, thuốc, lâm hải sản là
ngoại ngạch, buôn bán là thương ngạch đều do bộ công chỉ đạo.
Thuế chính ngạch thì đinh chia làm 2 hạng, điền chia làm 3 hạng, đất chia 4
hạng. Dưới đây là định thuế chính ngạch:
Huyện Đại An: 142.300 đồng.
Huyện ý Yên: 60.200 đồng.
Huyện Phong Doanh: 45.000 đồng.
Huyện Mỹ Lộc: 82.500 đồng.
Huyện Vụ Bản: 142.605 đồng.
Huyện Nam Trưc: 95.400 đồng.
Huyện Trực Ninh: 125.300 đồng.
Huyện Hải Hậu: 90.300 đồng.
Huyện Giao Thủy: 152.620 đồng.
165
HỆ THỐNG QUAN LẠI
Trước khi có sự bảo hộ của nhà nước Pháp:
Tỉnh đường: Có chức tổng đốc (hoặc đặt thêm chức hộ lý tổng đốc từ 1 đến 2
vị), Bố chính, án sát và quan Đốc học.
Phiên ty: Thông quan, Kinh lịch (bát phẩm 8 vị, cửu phẩm 7 vị) thư lại 35 vị.
Niết ty: Thông phán, Kinh Lịch (Bát phẩm 2 vị, cửu phẩm 4 vị) thư lại 25 vị.
Học nha: Tự thừa, hiệu sinh (2 vị).
Đề đốc: Cơ binh tránh phó lãnh binh 2 vị, tác chiến lãnh binh 1 vị, thủy vệ
chánh phó lãnh binh 2 vị. Cơ binh có 8 cơ: Cơ Hùng Tiền, cơ Hùng Hậu, cơ Hùng
Tả, cơ Hùng Trung, cơ Tiệp Tiền, cơ Tiệp Hậu, cơ Tiệp Tả, cơ Tiệp Trung. Mỗi cơ
10 đội, mỗi đội 50 người. Mỗi cơ có chức chánh quản cơ và phó quản cơ, mỗi đội có
1 suất đội, 5 đội trưởng, 10 ngũ trưởng, cơ có 1 điển bạ và 10 thư lại. Thủy binh có 3
vệ, mỗi vệ 3 đội, mỗi đội 50 người. Mỗi vệ có chánh phó quản vệ là 2 người, mỗi đội
có 1 suất đội, 5 đội trưởng, 10 ngũ trưởng, mỗi vệ có 1 điển bạ và 10 thư lại.
ở Nam Định có tả vệ gồm 500, chia làm 10 đội. Có chức chánh phó quản vệ (2
người), chức suất đội, chức đội trưởng (5 người), chức ngũ trưởng (10 người), chức
điển bạ, chức thư lại (10 người). Và ba đội tuần thành, 3 đội pháo thư đều do chức
Thành Thủ uý điều khiển, 6 đội này mỗi đội có 1 chức suất đội, 5 vị đội trưởng, 10 vị
ngũ trưởng, 1 vị thư lại. Cả 6 đội này có 1 chức điển bạ.
Tại phủ: Có chức Tri phủ (lúc cần thì đặt thêm chức thương tá (bang tá) từ 1
đến 2 vị), chức Giáo thụ, chức lại mục, chức thông lại 6 vị (lúc cần có thể đặt thêm 1
hay 2 vị nữa. Dưới thông lại thường đặt 4, 5 vị phụ ngạch), chức lệ mục, còn có lệ
binh 40 người, trú phòng đội có 1 đội trưởng và 10 người lính (có khi hơn hoặc kém,
ví như phủ Nghĩa Hưng có tới 20 người).
Tại huyện: Có chức Tri huyện, chức Huấn đạo, chức lại mục đều 1 người, chưc
thông lại 4, 5 người, chức lệ mục 1 lãnh đạo lệ binh 20 người. Trú phòng (nhiều ít do
phủ bố trí).
Sau khi có sự bảo hộ của nhà nước Pháp:
Tỉnh đường: Tổng đốc, án sát, Đốc học.
Phiên ty: Thông phán 1 viên bát phẩm 1 viên, cửu phẩm 2 viên, thư lại 6 viên.
Niết ty: Kinh lịch 1 viên, bát phẩm 1 viên, cửu phẩm 2 viên, thư lại 6 viên.
Học nha: Hiệu sinh 1 viên.
Phiên đường: Hậu binh 7 người. Lệ mục 1 người.
Niết đường: Hâụ binh 5 người. Lệ mục 1 người.
Học đường: Hậu binh 3 người.
Phòng thành: 1 viên.
Tại phủ: Tri phủ, Giáo thụ, lại mục (đốc các việc chỉ đạo lại lệ làm việc), thông
lại 3 viên (giữ việc binh lương, xét việc kiện tụng tội phạm, đê đường). Lệ mục 1
viên (đốc thúc lính lệ làm việc sai phái), lính lệ 7 người, lính phòng thủ 10 người.
Tại huyện: Tri huyện, Huấn đạo, lại mục, thông lại 3 vị, lệ mục, lính lệ 6
người, cơ binh phòng thủ 7 người.
166
BINH NGẠCH
Khi triều ta thống nhất đất nước, tuyển lính cứ 1 đinh thì lấy 1, Nam Định cũng
nằm trong điều lệ này, đều do binh bộ đặt ra. Gần đây thì tuyển mộ tuỳ theo, lâm thời
quyết định công việc. Dưới đây là hiện trạng lính tráng đang làm việc của từng huyện
:
Đại An: Các sắc binh gồm 442 người: Quân đội dự bị có 216 người. Pháo binh
7 người, lính khố đỏ 117 người, lính khố xanh 80 người, lính cơ 8 người, cảnh sát 8
người, lính sen đầm 2 người, lính thương chính 3 người, lính trạm 1 người.
Phong Doanh: Các sắc binh 214 người: Lính khố đỏ 39 người, lính khố xanh
24 người, dự bị 61 người, lính bạch lô 1 người, lính cơ 1 người, lính đầm sen 1
người, lính huyện lệ 6 người, lính tỉnh hậu 2 người.
ý Yên: Các sắc binh gồm 294 người: Khố đỏ 129 người, lính khố xanh 70
người, lính dự bị 84 người, lính lệ 7 người, lính trạm 4 người.
Vụ Bản: Các sắc binh gồm 286 người: Khố đỏ 177 người, lính khố xanh 64
người, lính cơ 9 người, lính bạch nô 4 người, cảnh sát 7 người, lính lệ 10 người, lính
trạm 10 người, lính tỉnh hậu 5 người.
Mỹ Lộc: Các sắc binh có 484 người: Khố xanh 194 người, khố đỏ 214 người,
cảnh sát 5 người, pháo binh 13 người, lính cơ 52 người, lính bạch nô 4 người, lính
thương chính 2 người.
Nam Trực : Các sắc binh có 412 người: Khố đỏ 183 người, khố xanh 67 người,
sen đầm 2 người, cảnh sát 6 người, lính dự bị 113 người, lính thương chính 5 người,
tỉnh lệ 2 người, huyện lệ 8 người, pháo thủ 2 người, lính trạm 5 người, lính cơ 19
người.
Trực Ninh : Các loại lính gồm 483 người: Khố xanh 101 người, khố đỏ 221
người, lính dự bị 153 người, lính cơ 8 người.
Giao Thủy : Các loại lính gồm 791 người: Khố đỏ 399 người, khố xanh 100
người, dự bị 261 người, cảnh sát 1 người, lính bạch nô 7 người, lính trạm 7 người,
lính lê 7 người, lính thương chính 6 người, lính cơ 3 người.
Hải Hậu : Các loại lính 385 người: Khố đỏ 108 người, khố xanh 107 người,
quân dự bị 131 người, pháo thủ 14 người, lính cơ 6 người, sen đầm 1 người, cảnh sát
2 người, lính bạch nô 8 người, thủy binh 2 người, lính lệ 6 người.
(Hết tập Hạ)
167
Mục lục
Tập Thượng
Tựa
Diên cách
Cương vựa
Điền thổ
Sông núi
Hương lộ, quan lộ
Cầu
Đường thuỷ
Đê bối
Danh thần, danh tướng
Đàn bà tiết nghĩa
Nghịch tặc
Tập Hạ
Phong tục
Tôn giáo
Cổ tích
Khí tiết
Ca dao tục ngữ
Số đinh
Thương mại
Nghề thủ công
Nghề trồng dâu nuôi tằm
Ngư nghiệp
Thổ sản
Khai khẩn
Ruộng muối
Công sở – Bưu chính
Đồn phòng
Ty rượu – Ty thuốc
Nha Thương Chính –
Định thuế chính ngạch
Hệ thống quan lại
Binh ngạch
168

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tan_bien_nam_dinh_tinh_dia_du_chi_luoc_duong_van_vu.pdf