Tài liệu tập huấn Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh (Phần 2)
Tóm tắt Tài liệu tập huấn Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh (Phần 2): ...cần duy trì nhiệt độ cao hơn và thời gian lâu hơn. 41 Luôn luôn phải kiểm tra chất lượng tiệt trùng bằng các chỉ điểm chuyên biệt, thường xuyên bằng chỉ điểm hoá học (mỗi lần sấy) và định kỳ bằng chỉ điểm sinh học (nha bào vi khuẩn). Khí nóng khô thường được áp dụng để tiệt trùng các vật... 4.3. Sự lan truyền vi khuẩn đề kháng Một vi khuẩn có gen đề kháng, gen đó sẽ được truyền dọc qua các thế hệ trong quá trình nhân lên (phân chia) của tế bào (ví dụ đời ông sang cha, cha sang đời con, con sang đời cháu...); ngoài ra, thông qua các hình thức vận chuyển di truyền, gen đề kháng...ấp thu thuốc Tương tác ảnh hưởng đến hấp thu thuốc ở đường tiêu hoá: Khi dùng hai hoặc nhiều thuốc cùng một lúc qua đường uống có thể xảy ra tương tác thuốc. Thể hiện ở sự thay đổi tốc độ hấp thu thuốc và lượng thuốc được hấp thu ở đường tiêu hoá. Như vậy đã có sự thay đổi một thông số dược ...
oá. Như vậy đã có sự thay đổi một thông số dược động học, tức là sinh khả dụng của thuốc. Các tương tác này gây ra sự giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc. Ta có thể tránh hiện tượng này bằng cách uống các thuốc có tương tác cách nhau một khoảng thời gian cần thiết (ít nhất là cách nhau 2 giờ). 56 Tương tác thuốc ảnh hưởng đến tái hấp thu thụ động qua ống thận: Những thuốc đã được lọc có thể tái hấp thu thụ động ở ống thận, đặc biệt ở những vùng xa của đơn vị thận. Những cơ chế sử dụng ở đây là những cơ chế điều khiển trao đổi qua các màng sinh học. Nước tiểu lọc qua cầu thận và bài tiết qua ống thận gần được cô đặc do tái hấp thu nước. Hiện tượng này đóng vai trò quan trọng đối với những hoạt chất có thể ion hoá, do pH của nước tiểu dễ bị thay đổi. Vì vậy, những loại thuốc làm thay đổi pH của nước tiểu có thể là nguồn gốc của các tương tác thuốc. Tương tác do cạnh tranh với thuốc về các điểm gắn kết với protein của huyết tương và của mô: Trong giai đoạn dược động học, có nguy cơ tương tác một khi thuốc đã được hấp thu vào máu. Nhưng có nhiều thuốc liên kết với protein huyết tương, đặc biệt với albumin. Sự gắn thuốc vào protein là một quá trình cân bằng thuận nghịch, tương tự một enzym với một cơ chất, trừ khi phức hợp không phân huỷ để tạo ra một chất mới. Chú ý Tuổi tác (trẻ mới sinh và người cao tuổi), sự thiếu dinh dưỡng, suy gan, thận đều làm thay đổi một cách đáng kể về tỷ lệ gắn với protein. Luôn chú ý theo rõi tác dụng này chỉ thấy rõ đối với những thuốc có phạm vi điều trị hẹp. Với các thuốc này, sự giải phóng một phần thuốc gắn với protein huyết tương có thể được phát hiện qua các hiện tượng độc hoặc quá liều ví dụ như: Nguy cơ xuất huyết với những thuốc chống đông máu. Nguy cơ hạ đường huyết với những sulfamid chống đái tháo đường dùng đường uống. Những hậu quả tức thì của sự giải phóng một phần thuốc hoạt động và sự gắn một thuốc khác vào protein có thể là: Tăng nồng độ trong huyết thanh phần hoạt động của thuốc bị đẩy ra. Tăng thải trừ thuốc bị đẩy ra do lọc qua cầu thận. Tăng tác dụng dược lý của thuốc tại các thụ thể nhạy cảm Tương tác do kích thích cảm ứng sự biến đổi trong chuyển hoá các thuốc: Khi một thuốc được hấp thu có thể được thải trừ nguyên vẹn không bị biến đổi, hoặc bị những biến đổi sinh học trước khi bị thải trừ (các chất chuyển hoá tạo thành có thể có hoạt tính hoặc không có hoạt tính), cuối cùng có thể liên hợp với chất khác mà không bị biến đổi trước khi bị thải trừ. Người ta chia những biến đổi sinh học thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn chuyển hoá, bao gồm những phản ứng oxy hoá, khử, thuỷ phân, khử carboxyl Giai đoạn thứ hai: giai đoạn liên hợp, thực chất là phản ứng giữa thuốc hoặc chất chuyển hoá của nó với một cơ chất nội sinh, thường là một dẫn chất của glucid, một hợp chất amin, hay là sulfate vô cơ. Giai đoạn thứ hai hầu như bao giờ cũng dẫn đến mất hoạt tính. Tương tác do cạnh tranh ở khâu thải trừ thuốc 57 Thải trừ qua thận và mật. Lượng thuốc thấy trong nước tiểu tuỳ thuộc vào cường độ của ba cơ chế thải trừ của thận: lọc qua cầu thận, bài tiết tích cực ở ống thận và tái hấp thu thụ động ở ống thận. Người ta phân biệt hai hệ vận chuyển qua màng: Một hệ chịu trách nhiệm thải trừ các thuốc acid, hệ thứ hai thải trừ các thuốc base. Khi có mặt hai thuốc cùng nhóm, chúng có thể cạnh tranh nhau ở vị trí vận chuyển, thể hiện là sự đào thải chúng bị chậm lại. Hiện tượng này có điều lợi là duy trì nồng độ thuốc cao trong huyết tương nhưng cũng có thể dẫn đến quá liều. 1.2.2. Tương tác dược lực học Dược lực học là tác dụng của thuốc lên cơ thể. Tương tác dược lực học có thể là tương tác trực tiếp ở các thụ thể, hoặc là các tương tác gián tiếp. Như hai thuốc tác dụng trên các thụ thể khác nhau sẽ gây ra những tác dụng sinh lý có tác dụng làm nhiễu loạn (với nguy cơ ức chế, tăng cường, hay đối kháng). Tương tác có thể xẩy ra ở cùng một thụ thể, “gây ra một cơ chế cạnh tranh” và ở các thụ thể khác trên cùng một cơ quan. Hậu quả của tương tác sẽ là một tác dụng hiệp đồng hay đối kháng Ví dụ: Tác dụng cộng hợp và tăng cường tác dụng Tác dụng của các thuốc ngủ được tăng cường do ethanol, các thuốc họ thuốc phiện, các thuốc an thần, một số thuốc kháng histamin. Tác dụng kháng cholinergic cộng hợp giữa các thuốc chống co thắt, một số thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm. Tác dụng của các thuốc chống tăng huyết áp đôi khi được tăng cường do các thuốc lợi tiểu, các thuốc tê, mê, thuốc an thần. Cộng tác dụng hay hiệp đồng giữa hai kháng sinh diệt khuẩn: penicilin, cephalosporin, aminosid, polymyxin. Tác dụng cộng hay hiệp đồng giữa hai chất kìm khuẩn: tetracyclin, cloramphenicol, erythromycin, sulfamid. Ví dụ: Đối kháng sinh lý Ức chế các sulfamid do acid p.aminobenzoic và một số dẫn chất (như các thuốc tê). Tương tác giữa vitamin K với các thuốc uống chống đông. Tương tác giữa các thuốc ức chế cholinesterase và các thuốc loại cura. Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, amitryptilin) với các thuốc hạ huyết áp dẫn chất của guanidin (guanethidin, debrisoquin). 1.3. Cho người bệnh dùng thuốc hợp lý Cần tận dụng tương tác có lợi để tăng hiệu quả hoặc giảm độc tính của thuốc. Cần trách tương tác bất lợi, đây là cả một nghệ thuật dùng thuốc. Khi cho người bệnh dùng thuốc, điều dưỡng cần tự đặt ra bốn câu hỏi sau: Câu 1. Có nguy cơ tương tác dược động học hay dược lực học hay không? 58 Trước tiên đây phải là câu hỏi đặt ra đối với bác sĩ kê đơn, sau đó điều dưỡng hiểu được mục đích kê đơn của bác sĩ để dùng thuốc cho người bệnh đúng ý định điều trị của bác sĩ. Câu 2. Có thêm các tác dụng không mong muốn không? Khi dùng một thuốc đồng thời với một thuốc khác có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc khác. Như vậy, khi dùng thuốc cho người bệnh luôn cảnh giác và phải biết các tác dụng không mong muốn chính của các thuốc hay sử dụng tại khoa phòng. Câu 3. Trạng thái sinh lý, bệnh lý của người bệnh ra sao? Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng cần nắm được trạng thái sinh lý, bệnh lý của người bệnh để đề phòng tương tác có thể xảy ra do đặc điểm của người bệnh. Cần tìm hiểu người bệnh: Có trạng thái thần kinh - tâm thần (động kinh, parkinson, trầm cảm...) không? Có phải là người cao tuổi không? Người cao tuổi, sự chuyển hoá sẽ chậm hơn bình thường. Người bệnh có phải là người nghiện thuốc lá không? Ở người nghiện thuốc lá, sự chuyển hoá một số thuốc tăng nhanh (như phenacetin, antipyrin, theophylin, imipramin, pentazocin....) Có tự uống thêm thuốc gì không? Thuốc gì? hoặc là người bệnh có chữa bệnh với nhiều thày thuốc cùng kê đơn (thày thuốc đa khoa, chuyên khoa) và người bệnh có tự ý dùng lẫn lộn nhiều thuốc của các đơn khác nhau hay không? Có những thuốc người bệnh tự dùng có thể còn lưu lại trong cơ thể và có thể có tương tác với thuốc do bác sĩ chỉ định Tình hình dinh dưỡng của người bệnh như thế nào? Có tình trạng rối loạn về nội tiết không? Ví dụ như người bệnh cường giáp, có nguy cơ chuyển hoá sinh học tăng nhanh. Người bệnh có mắc những bệnh về chuyển hoá, như đái tháo đường, thống phong, rối loạn chuyển hoá porphyrin? Có tình trạng suy thận, gan, hô hấp, tim mạch, tiêu hoá không? Có phải là phụ nữ mang thai? Có phải là người nghiện rượu không? Người ta cần phân biệt rõ những tác dụng do một lần uống rượu duy nhất hay do nghiện rượu. Đột xuất uống một lần nhiều rượu cùng với các thuốc có thể gây ức chế chuyển hóa thuốc. Sự hoạt hoá các enzym biến đổi sinh học do uống rượu lặp lại nhiều lần có hậu quả trước tiên là tăng nhanh chuyển hoá của rượu. Người nghiện rượu khi dùng thuốc nếu ở liều điều trị bình thường hiệu quả điều trị không cao vì với người nghiện rượu giảm nửa đời trong huyết tương (T1/2) của nhiều thứ thuốc. Thông thường điều dưỡng hay than phiền khi phải nhớ các tương tác thuốc: "Vấn đề phức tạp quá, tôi không sao nhớ nổi". Thực tế mỗi khoa thông thường hay dùng một số thuốc nhất định, không quá nhiều thuốc. Nếu ban đầu có phương pháp làm việc, 59 chỉ cần sau một thời gian tra cứu sẽ nhớ được tương tác của một số thuốc thường dùng ở khoa. Hãy sử dụng tài liệu và phần mềm để tra cứu tương tác thuốc, với một số kháng sinh hay sử dụng tại bệnh viện hãy tra cứu tương tác trong phần Tương tác của một số kháng sinh trong phần phụ lục 2. Câu 4. Thời gian dùng thuốc khi có tương tác thuốc? Không phải bất kỳ một tương tác thuốc nào cũng có hại, bác sĩ có thể lợi dụng tương tác thuốc để tăng hiệu quả điều trị như: Phối hợp thuốc nhằm cải thiện tác dụng dược lý - Cần tránh phối hợp thuốc làm tăng độc tính và tăng tác dụng phụ. Cải thiện dược động học của thuốc (tác động đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ của thuốc) - Tránh phối hợp làm giảm tác dụng dược lý và hiệu quả điều trị. Đôi khi trong điều trị, bác sĩ muốn phối hợp thuốc để giải độc tính của thuốc. Trong trường hợp này lại phải cho người bệnh dùng thuốc ngay. Phối hợp thuốc nhằm mục đích giải độc: ví dụ sử dụng acetylcystein để giải độc ngộ độc gan do dùng quá liều paracetamol. Khi sử dụng nhiều thuốc cùng lúc, có thể xảy ra tình huống cùng một thuốc ở liều điều trị khi phối hợp với thuốc này lại giảm hoặc mất tác dụng; ngược lại, dùng với thuốc kia thì lại xảy ra ngộ độc - Tương tác này gọi là tương tác bất lợi. Khi người bệnh mắc nhiều bệnh (đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi) bác sĩ buộc phải kê nhiều thuốc có tương tác bất lợi, vì không thể thay thế bằng thuốc khác được. Đơn kê càng nhiều thuốc thì nguy cơ xảy ra tương tác thuốc càng cao, vì tương tác thuốc tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc phối hợp, có nghĩa là nguy cơ rủi ro xảy ra phản ứng có hại của thuốc, nguy cơ điều trị thất bại cũng tăng theo. Những hiểu biết về thời gian dùng thuốc là cần thiết nhằm quản lý các tương tác thuốc tối ưu: tận dụng tương tác có lợi, tránh tương tác bất lợi. Đồng thời cần chú ý đến thời gian ngừng dùng thuốc. Việc xác định chính xác trình tự thời gian dùng thuốc cho người bệnh rất quan trọng. Nhưng cần chú ý, người bệnh vẫn có thể ở trạng thái cân bằng mặc dù có tương tác thuốc, vì vậy điều dưỡng là người cộng tác tích cực của bác sĩ nhằm tăng cường theo dõi lâm sàng của người bệnh. Nếu câu trả lời là có với một hay nhiều câu hỏi ở trên điều dưỡng cần: Thông báo cho bác sĩ để tránh kê đơn đồng thời hai thuốc đó. Nếu bác sĩ muốn lợi dụng tương tác thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị, điều dưỡng cho người bệnh dùng thuốc đồng thời một lúc. Nếu vì nhu cầu điều trị cần kê đồng thời nhiều thuốc, nhưng cần tránh tương tác giữa hai thuốc, cần cho người bệnh dùng hai thuốc cách nhau ít nhất 2h trừ các tương tác có cơ chế chuyển hóa, cần thông báo cho bác sĩ các dấu hiệu bất thường của người bệnh để thay một trong hai thuốc điều trị. Hỏi dược sĩ về việc dùng thuốc đúng cách. 60 Nếu có tương tác thuốc cần thiết phải theo dõi các biểu hiện lâm sàng của người bệnh để kịp thời thông báo cho bác sĩ giải quyết kịp thời khi có nguy hiểm. 1.4. Ứng dụng tương tác thuốc khi cho người bệnh dùng thuốc 1.4.1. Dự phòng các nguy cơ do tương tác thuốc Có hai trường hợp có thể xẩy ra: Tương tác không thể dự kiến trước: Sau khi cho người bệnh dùng thuốc nhất là những ngày đầu của điều trị, điều dưỡng cần theo dõi người bệnh để phát hiện kịp thời những bất thường Tương tác có thể dự kiến trước: Với tương tác có thể dự kiến trước được, điều dưỡng theo dõi người bệnh khi dùng thuốc. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng tác dụng phụ có thể không xảy ra. Tất cả là ở vấn đề liều lượng, thời gian dùng thuốc, trình tự thời gian dùng các thuốc, số lần dùng thuốc và tính nhạy cảm với thuốc của mỗi cá thể. Nếu sau một lần dùng thuốc mà có nguy cơ thì gần như trong toàn bộ các trường hợp ta có thể khống chế, quản lý được nguy cơ này. 1.4.2. Cho người bệnh dùng thuốc đúng cách Khi cho người bệnh dùng thuốc, trước hết người điều dưỡng cần hiểu mục đích phối hợp thuốc của bác sĩ. Cần hỏi bác sĩ kê đơn khi thấy chỉ định nhiều thuốc. Sau đó thực hiện 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1- Phát hiện: Có phương tiện tài liệu hay máy tính để tra cứu tương tác Giai đoạn 2- Phân tích: Cơ chế của các tương tác Giai đoạn 3 - Quản lý: Chọn một quyết định cho người bệnh dùng thuốc trước một nguy cơ đã biết. Ví dụ: Bà B. 43 tuổi, điều trị viêm phế quản thể hen bác sĩ chỉ định erythromycin 500 mg x 2viên / ngày, một viên mỗi lần, sáng và chiều, theophylin 100mg x 4 viên ngày Khi cho người bệnh dùng thuốc cần làm theo thứ tự sau: Giai đoạn 1 - Phát hiện: Có tương tác thuốc hay không? Có tương tác giữa erythromycin với theophylin làm tăng nồng độ theophylin trong máu có thể dẫn đến phản ứng có hại. Giai đoạn 2 - Phân tích - Bản chất là gì? Erythromycin ức chế chuyển hoá theophylin gây tăng nồng độ theophylin trong máu, có thể xuất hiện phản ứng có hại: nôn, buồn nôn, rối loạn nhĩ thất và nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Bản chất của tương tác tác động đến cơ chế chuyển hóa thuốc. Giai đoạn 3 - Quản lý - Phải xử trí thế nào? Thông báo với bác sĩ về nguy cơ để thay thuốc vì phải tránh tương tác này. 1.5. Tra cứu tương tác thuốc 1.5.1. Sử dụng sách để tra tương tác thuốc Phần interaction của Vidal Pháp Phần interaction của Vidal Việt Nam 61 Drug interactions 1.5.2. Sử dụng phần mềm tra cứu Nhanh, thuận lợi nhưng cần phải có máy vi tính. Có bốn phần mềm hay được sử dụng: Mims interactive (tiếng Anh) Incompatex (tiếng Pháp) Tương tác và các chú ý khi chỉ định thuốc (Tiếng Việt, đang trong giai đoạn thử nghiệm). Trong phần mềm tra cứu, tương tác thuốc được phân ra 4 mức độ: Mức độ 1: Cần theo dõi điều trị Mức độ 2: Cần theo dõi người bệnh Mức độ 3: Cần cân nhắc lợi, hại của sự phối hợp thuốc Mức độ 4: Phối hợp nguy hiểm Trong phần mềm tiếng Việt và Incompatex tiếng Pháp, mức độ 4 được cảnh báo là tương tác phải cấm (cấm ở đây cũng chỉ mang tính tương đối, thực sự nếu dùng phối hợp sẽ tăng độc tính của 1 thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh thì không dùng phối hợp thuốc này. Trong trường hợp người bệnh nặng không có thuốc điều trị khác thay thế thì vẫn có thể phối hợp). 2. Tương tác thuốc với thức ăn và đồ uống Có một vài thuốc khi dùng cùng lúc với một số đồ ăn, thức uống sẽ gây những tương tác bất lợi. Khi dùng thuốc qua đường tiêu hoá, thuốc được hấp thu tại miệng, tại dạ dày, tại ruột non, tại ruột già, mỗi thuốc sẽ bền vững ở môi trường pH khác nhau. Do đó cần hướng dẫn người bệnh ăn uống hợp lý khi dùng thuốc, đồng thời biết uống thuốc vào thời điểm hợp lý: trước, sau, gần, xa bữa ăn. 2.1. Tác động của thức ăn đến thuốc: Làm giảm hấp thu hoặc chậm hấp thu thuốc Ảnh hưởng đến chuyển hoá thuốc Thay đổi bài xuất thuốc Làm thay đổi độc tính của thuốc Thời điểm uống thuốc Với các thuốc dễ bị phá huỷ trong môi trường acid của dạ dày cần uống lúc đói. Vì lúc no, thời gian thức ăn lưu lại dạ dày là 1 - 4h, thuốc bị môi trường acid phá hủy. Uống lúc đói với các thuốc giải phóng chậm, để màng bao viên không bị môi trường acid phá huỷ ví dụ Aspirin pH8, Adalat LP 20 mg, Adalat LA 30 mg. Như vậy cần tra Dược thư quốc gia hoặc đọc đơn thuốc để biết được chính xác lúc nào cho người bệnh uống thuốc là hợp lý nhất. 2.2. Tương tác thuốc với đồ uống 62 Cho người bệnh uống thuốc với nước đun sôi để nguội là tốt nhất. Cần tránh uống thuốc với: Sữa: Các kháng sinh đều bị sữa làm giảm hấp thu. Nước chè: Gây kết tủa nhiều thuốc. Nước khoáng: Độ kiềm cao gây tăng hấp thu một số thuốc. Rượu: Rượu có thể gây nên tương tác với các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ. Rượu tăng tác dụng viêm loét chảy máu của thuốc chống viêm không steroid. Rượu uống cùng với thuốc hạ huyết áp gây tụt huyết áp đột ngột. Rượu uống cùng với isoniazid hoặc metronidazol gây phản ứng sợ rượu, người bệnh nghiện rượu sẽ không bỏ r ượu mà lại bỏ thuốc. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu hỏi đúng sai Tương tác thuốc vừa có hại, vừa có lợi A. Đúng B. Sai Cho người bệnh dùng erythromycin base xa bữa ăn A. Đúng B. Sai Uống Adalat LP 20mg, Aspirin PH8 lúc no là tốt nhất A. Đúng B. Sai Nên cho trẻ em uống thuốc với nước hoa quả để giảm sự khó chịu: A.Đúng B. Sai Có thể uống amoxicilin với nước chè: A. Đúng B. Sai Có thể trộn lẫn cephotaxim và gentamicin vào một bơm tiêm A. Đúng B. Sai Có thể trộn lẫn cimetidin và clindamycin vào trong cùng một bơm tiêm: A.Đúng B. Sai Có thể trộn lẫn Adrenalin và lidocain A. Đúng B. Sai 63 Không thể trộn lẫn cephazolin tiêm và Seduxen tiêm trong cùng một bơm tiêm A. Đúng B. Sai Khác với phản ứng có hại của thuốc, tất cả các loại tương tác đều có thể dự kiến được A. Đúng B. Sai Điền từ thích hợp vào chỗ trống Có 2 loại tương tác thuốc là tương tác ............và tương tác ............ Kết quả của tương tác dược động học là làm thay đổi quá trình .........., phân bố, chuyển hóa haỵ...........thuốc Các thuốc dễ bị phá huỷ trong môi trường acid dạ dày cần uống lúc ............ Tương tác thuốc được chia làm .......... mức độ, trong đó mức độ ....... là mức độ nguy hiểm nhất (theo Mims Interaction, Incompatex, tương tác tiếng Việt). Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu A, B, C, D... 15. Cho người bệnh dùng thuốc đúng cách, người điều dưỡng cần: A. Phát hiện có tương tác hay không và tìm bản chất của tương tác B. Xử trí khi thấy người bệnh có biểu hiện bất thường C. Cả A, B và C 16. Cho trẻ em uống Gardenan tốt nhất là với: A. Nước đun sôi để nguội B. Nước khoáng C. Sữa mẹ 17. Khi phát hiện 2 thuốc có tương tác, điều dưỡng cần: A. Cho bệnh nhân dùng 2 thuốc cách nhau 2h (trừ tương tác có bản chất chuyển hóa) B. Hỏi bác sĩ mục đích phối hợp 2 thuốc đó để dùng thuốc đúng cách. C. Không dùng thuốc vì thấy có tương tác 18. Có thể trộn cefuroxim trong dung dịch: A. Natri clorid (NaCl) 0,9% B. Ringer lactat C. Glucose 5% 19. Có thể tra cứu các thông tin chất lượng về tương tác thuốc ở tài liệu: A. Dược thư quốc gia B. Vidal Việt Nam 64 C. Cả A và B 20. Thức ăn có thể gây: A. Giảm hấp thu thuốc và thay đổi bài xuất thuốc B. Thay đổi chuyển hóa thuốc và thay đổi độc tính của thuốc C. Cả A và B THỰC HÀNH A Chuẩn bị dụng cụ và tài liệu Máy tính có cài các chương trình phần mềm tra cứu tương tác là MIMS INTERACTIVE, tương tác và chống chỉ định của thuốc bằng tiếng Việt, Incompatex của Pháp Dược thư quốc gia Việt Nam. Máy overhead, giấy chiếu overhead, bút viết kính (trong trường hợp không có máy chiếu có thể dùng giấy trắng khổ A0 thay thế) B. Tiến hành Phần 1: Học viên chia làm 4 nhóm. Trong thời gian 30 phút, các nhóm sử dụng các chương trình phần mềm tra cứu tương tác và Dược thư quốc gia để tìm mức độ tương tác, hậu quả và cách xử lý các tương tác bất lợi (nếu có) của các cặp phối hợp thuốc sau: Cefotaxim + gentamicin Ampicilin + gentamicin Ceftriaxon + warfarin Ciprofloxacin + theophylin Erythromycin + astemisol Gentamicin + vancomycin Metronidazol + cimetidin Negram + ciclosporin Rifampicin + prednisolon Ofloxacin + atapulgit Ceftazidim + furosemid Cloramphenicol + gardenal Clopheniramin + diazepam Digoxin + nifedipin Oxacilin + phenytoin Adrenalin + propanolol Erythromycin + valproic acid 65 Heparin + aspirin Lidocain + furosemid Phần 2: Các nhóm liệt kê các phối hợp thuốc mà bác sĩ hay sử dụng. Sau đó sử dụng Dược thư quốc gia và các phần mềm tra cứu để tìm tương tác của các cặp phối hợp đó. Mỗi nhóm đưa ra ý kiến nhận xét và cách xử lý các tương tác (nếu có). Sau thời gian 30 phút, các nhóm ghi kết quả thảo luận lên giấy chiếu overhead, đại diện mỗi nhóm lên trình bàỵ Giảng viên và học viên khác nhận xét và bổ xung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Drug Interaction (Ivan H Stockley, 2001) Phần mềm Incompatex Phần mềm Mims Interactive Phần mềm tương tác tiếng Việt. 66
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_su_dung_thuoc_hop_ly_trong_cham_soc_nguoi.pdf