Tài liệu tập huấn Sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị (Phần 1)
Tóm tắt Tài liệu tập huấn Sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị (Phần 1): ...hường do tụ cầu + Da, hở: Có thể có liên cầu tan máu bêta hoặc tụ cầu + Vết thương, nhiễm trùng bệnh viện: Vi khuẩn thuộc vi hệ trên da hoặc vi hệ đường ruột. Nếu trong sinh thiết hay gặp trực khuẩn đường ruột. Nên giữ sạch vết loét vì có thể vi khuẩn từ ổ loét vào máu. - Bệnh phẩm từ vết .... - Những phản ứng hydroxyl hoá và gắn oxy thực hiện do các cytochrom P450 cần một chu trình enzym phức tạp - Cứ một chu trình, các cytochrom P450 đòi hỏi một phân tử oxy và hai điện tử do các chuỗi chuyển vận điện tử khác nhau cung cấp. Các chất cảm ứng và các chất ức chế enzym tác dụng một... quả hơn thuốc B trong việc chữa cùng một loại bệnh nhân không? Liệu thuốc C có thật rẻ hơn thuốc A không? Kết quả cho điểm sẽ được kiểm tra cẩn thận và được so sánh với kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng và những nguồn thông tin khác. Cuộc thảo luận này sẽ kết thúc bằng sự nhất trí. 94 ...
đúng đắn, cần thiết về điều trị và sử dụng thuốc cho cán bộ y tế, đặc biệt là các thầy thuốc thực hành. DTQGVN bao gồm 16 chuyên luận chung, 3 phụ lục và 500 chuyên luận thuốc gốc trong số gần 900 dược chất có ở hơn 10.000 dược phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam. Danh mục thuốc trong DTQGVN gồm hầu hết các thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu Bộ Y tế ban hành lần thứ tư (1999) và một số thuốc chuyên khoa. Các thông tin trong Dược thư quốc gia Việt Nam là những thông tin chính thức, khoa học, khách quan được tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và các tài liệu có uy tín trên thế giới như: Goodman và Gilman’s, The Pharmacological Basis of Therapeutics; Martindale; British National Formulary (BNF); Drug information (AHFS); Drug information For The health Care Professional (USPDI); Physicians’ Desk Reference (PDR)...kết hợp với thực tế điều trị tại Việt Nam. 123 2. NỘI DUNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM Bao gồm 4 phần chính: - Phần chuyên luận chung - Phần chuyên luận thuốc - Phần phụ lục - Phần mục lục tra cứu 2.1. Phần chuyên luận chung Các chuyên luận chung cung cấp cho thầy thuốc một số kiến thức chung, cơ bản, cần thiết về thực hành sử dụng thuốc trong điều trị, bao gồm 16 chuyên mục như sau: Kê đơn thuốc - Thuốc dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú - Tương tác thuốc - Phòng ngừa và xử trí phản ứng thuốc có hại và tác dụng phụ (ADR) - Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em - Ngộ độc và thuốc giải độc - Dị ứng thuốc và cách xử trí - Điều trị hợp lý bệnh hen - ảnh hưởng của một số bệnh đối với liều dùng và nguyên tắc điều chỉnh liều của thuốc - Sử dụng hợp lý các thuốc kháng virus và điều trị nhiễm khuẩn cơ hội ở người bệnh bị HIV/ AIDS - Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh - Định hướng sử dụng các cephalosporin - Sử dụng hợp lý thuốc kháng động kinh - Thuốc chống loạn thần, xử trí các tác dụng không mong muốn - Giảm đau 2.2. Phần các chuyên luận thuốc Giới thiệu về 500 chuyên luận thuốc gốc. Mỗi chuyên luận được trình bày theo bố cục thống nhất với nội dung như sau: Tên chuyên luận: Thuốc được ghi tên Việt Nam, viết theo danh pháp trong Dược điển Việt Nam đã được Bộ Y tế cho phép áp dụng, dựa trên nguyên tắc chung là Việt hoá một cách hợp lý các thuật ngữ dược phẩm theo tên chung quốc tế tiếng Latin (DCI Latin), tránh làm thay đổi mặt chữ khác nhiều so với thuật ngữ quốc tế như: bỏ các âm cuối trong tên thuốc theo chữ Latin: um, ium, us; phụ âm nhắc lại 2 lần thì bỏ 1 nếu không gây nhầm lẫn, chữ "h" vẫn đọc được theo phát âm tiếng Việt thì để nguyên, nếu ngược lại thì bỏ. Ví dụ "Ampicillinum" (tên Latin) chuyển sang tên Việt Nam là "Ampicilin", "chloramphenicol" (tên Latin) chuyển sang tên Việt Nam là "cloramphenicol" 124 Nội dung một chuyên luận: Là những thông tin khá đầy đủ và toàn diện về thuốc và cách sử dụng thuốc, mỗi chuyên luận thường có 18 mục như sau: 1. Tên chung quốc tế: INN (International Nonproprietary Name) viết theo tên tiếng Anh. 2. Mã ATC (The Anatomical Therapeutic Chemical Code) 3. Dạng thuốc và hàm lượng: Dạng bào chế hiện có trên thị trường và hàm lượng. 4. Dược lý và cơ chế tác dụng: Cung cấp các thông tin cơ bản về cơ chế tác dụng; tác dụng dược lý, tính chất dược động học của thuốc như khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ, gắn kết protein, nửa đời của thuốc 5. Chỉ định: Cung cấp thông tin về tác dụng chữa bệnh của thuốc. 6. Chống chỉ định: Nêu các trường hợp cần tránh dùng thuốc. 7. Thận trọng: Các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc, ví dụ đối với trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh về gan, thận... 8. Thời kỳ mang thai: Hướng dẫn và những điểm chú ý về dùng thuốc cho người mang thai. 9. Thời kỳ cho con bú: Hướng dẫn và những điểm chú ý về dùng thuốc cho người đang thời kỳ cho con bú. 10. Tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reactions - ADR): Là những phản ứng độc hại, không mong muốn, xảy ra ở liều thường dùng cho người trong dự phòng, chuẩn đoán và điều trị. Trong DTQGVN, các tác dụng phụ của thuốc được chia làm ba loại: Loại thường gặp là ADR xảy ra trên 1% số người dùng thuốc, loại ít gặp là ADR xảy ra dưới 1% và lớn hơn 0,1% số người dùng thuốc, loại hiếm gặp là ADR xảy ra dưới 0,1% số người dùng thuốc. 11. Hướng dẫn cách xử trí ADR 12. Liều lượng và cách dùng: Liều lượng ghi trong Dược thư quốc gia nhằm hướng dẫn chung về liều lượng thường dùng cho người lớn và trẻ em. Các liều này là liều có tác dụng điều trị ở người lớn hoặc trẻ em sau khi uống, trừ trường hợp có ghi rõ đường dùng khác. Liều lượng ghi trong Dược thư quốc gia là liều thông thường có tính chất hướng dẫn, thầy thuốc có thể cho cao hơn hoặc thấp hơn liều thông thường để đạt được điều trị tối ưu trên từng trường hợp người bệnh cụ thể. 13. Tương tác thuốc: Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc (hiện tượng tác dụng đối kháng hoặc hiệp đồng). Một thuốc có thể làm giảm (hoặc mất) tác dụng của thuốc khác đó là tác dụng đối kháng; ngược lại là tác dụng hiệp đồng (có khi tác dụng tăng cường đến mức gây độc cho người bệnh), vì vậy cần thận trọng và khi thật cần thiết mới dùng chung các thuốc đó với nhau. 14. Độ ổn định và bảo quản 15. Tương kỵ: Thuốc không được trộn lẫn với thuốc khác vì xảy ra phản ứng của các thuốc với nhau, ngoài cơ thể. 16. Quá liều và xử trí: Các triệu chứng ngộ độc thuốc khi dùng quá liều và cách xử trí. 17. Thông tin quy chế: Những thông tin trong qui chế của Bộ Y tế đối với thuốc (thuốc độc bảng A, B; thuốc hướng thần, thuốc thiết yếu) 125 2.3. Phần phụ lục: Gồm 3 phụ lục - Phụ lục 1. Xác định diện tích bề mặt cơ thể từ chiều cao và cân nặng: Tra bảng có sẵn khi cần biết diện tích bề mặt cơ thể nhằm xác định liều lượng thuốc cho người bệnh. - Phụ lục 2. Pha thêm thuốc tiêm vào dịch truyền tĩnh mạch: Do nhu cầu điều trị, nhiều khi phải pha thêm thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền. Chuyên luận này gồm những nguyên tắc chung pha trộn các thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền để đưa thuốc vào đường truyền tĩnh mạch. - Phụ lục 3. Phân loại thuốc theo mã điều trị - giải phẫu - hoá học (Mã ATC: Anatomical - Therapeutic - Chemical Code). 2.4. Phần mục lục tra cứu Mục lục tra cứu bao gồm tên thuốc gốc và một số tên thương mại. Với những thuốc có quá nhiều tên thương mại chỉ giới thiệu một số tên phổ biến. Các tên thương mại của thuốc trong nước được giới thiệu ưu tiên cho những sản phẩm của các xí nghiệp dược phẩm đã đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). 3. HƯỚNG DẪN TRA CỨU 3.1. Hướng dẫn tra cứu chuyên luận chung và các phụ lục - Chuyên luận Hướng dẫn về Kê đơn thuốc (trang 34). Cần thiết để thực hành kê đơn tốt - Chuyên luận Phòng ngừa và xử trí phản ứng thuốc có hại và tác dụng phụ (trang 37): Hướng dẫn nguyên tắc phòng ngừa và hạn chế phản ứng có hại của thuốc khi cho bệnh nhân dùng thuốc. - Chuyên luận Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em (trang 39): Khi liều dùng thuốc cho trẻ chưa biết rõ, cần tính liều lượng thuốc cho trẻ em theo liều người lớn và cần biết lời khuyên khi dùng thuốc cho trẻ - Chuyên luận Ngộ độc và thuốc giải độc (trang 40): Hướng dẫn thuốc giải độc hoặc thuốc dùng trong điều trị ngộ độc và các tình trạng liên quan, hoặc muốn tham khảo về một số chất độc hoá học hoặc dược phẩm có khả năng liên quan tới các triệu chứng ngộ độc - Chuyên luận Dị ứng thuốc và cách xử trí (trang 44): Hướng dẫn cách xử trí cấp cứu sốc phản vệ, khi người bệnh bị một phản ứng dị ứng nặng và cách dùng một số thuốc cấp cứu trong sốc phản vệ. - Chuyên luận Điều trị hợp lý bệnh hen (trang 45): Hướng dẫn những kiến thức cơ bản và phương pháp cụ thể trong thực hành để xử trí và điều trị cơn hen cấp, hen cấp nặng và hen đe dọa tính mạng. - Chuyên luận ảnh hưởng của một số bệnh đối với liều dùng và nguyên tắc điều chỉnh liều của thuốc (trang 50 - 53): Hướng dẫn điều chỉnh liều thuốc cho người bệnh gan, bệnh thận (đa số người cao tuổi). - Chuyên luận "Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh" (trang 61): Hướng dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp. Ví dụ trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh viêm thận bể thận cấp, tra cứu trang 64 cho ta thông tin: Dùng ampicilin 2g tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần, kết hợp với gentamicin 5 mg/kg một lần/ngày, tới khi có kết quả kháng sinh đồ. 126 - Phụ lục 1: Xác định diện tích bề mặt thân thể người từ chiều cao và cân nặng (trang 997): Dùng để biết diện tính da từ chiều cao và cân nặng nhằm tính liều thuốc cho trẻ em từ liều thông thường của người lớn. - Phụ lục 2: (trang 998): Hướng dẫn về cách pha thêm thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền và cách truyền dịch. Ví dụ trường hợp viêm thận bể thận cấp ở trên, dùng ampicilin 2g tiêm tĩnh mạch và gentamicin, tra cứu Phụ lục 2. Pha thêm thuốc tiêm vào dịch truyền tĩnh mạch (trang 1004), hướng dẫn ampicilin natri, dung dịch pha và hoà loãng được truyền ngay, thể tích 100 ml, thời gian 30 - 60 phút, qua ống nhỏ giọt trong dung dịch glucose 5%, natri clorid 0,9%, ringer hay ringer lactat. Thường không truyền liên tục. - Phụ lục 3: Phân loại thuốc theo mã giải phẫu - điều trị - hóa học (The Antonical Therapeutic Chemical code - ATC). Danh mục thuốc sắp xếp theo vần chữ cái kèm mã ATC (trang 1045): Giúp tra nhanh mã ATC của thuốc. Danh mục thuốc phân loại theo mã ATC (trang 1008): Khi đã biết mã ATC của thuốc, tra cứu tại phụ lục này sẽ biết được phân loại thuốc, tác dụng điều trị và các thuốc khác có tác dụng tương tự trong nhóm có thể dùng thay thế. Ví dụ tìm tác dụng, thuốc có tác dụng tương tự và thuốc giải độc của Panadol. Tính liều Panadol cho trẻ em 9 tuổi cao 1m nặng 25 kg - Tra tại trang 1102 cho biết Panadol có tên gốc là paracetamol. Tìm tác dụng của thuốc paracetamol: + Bước 1: Tra từ Danh mục thuốc sắp xếp theo vần chữ cái kèm mã ATC vào trang 1051, hoặc xem từ chuyên luận thuốc (trang 769) cho ta biết paracetamol có mã ATC: N02BE01 + Bước 2: Từ mã ATC tra Danh mục thuốc phân loại theo mã ATC (trang 1008), vào vần N - Hệ thần kinh (trang 1033), paracetamol trong nhóm giảm đau và hạ sốt. - Thuốc trong nhóm có tác dụng tương tự paracetamol là acid acetylsalicylic và diflunisal - Tìm thông tin giải độc khi ngộ độc Panadol: Tra cứu chuyên luận chung “Ngộ độc và thuốc giải độc” (trang 40): Ngộ độc paracetamol, thuốc giải độc lựa chọn đầu tiên là acetylcystein và thuốc lựa chọn thứ 2 là methionin - Tính liều cho trẻ em dưới 9 tuổi cao 1m nặng 25 kg: Tra phần liều lượng và cách dùng của paracetamol tại trang 771 cho biết liều của người lớn là 325 mg/lần, cứ 4 - 6h một lần. Công thức tính liều cho trẻ em tại trang 40: Tính diện tích bề mặt cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng, tra cứu phụ lục 1 (trang 997): Trường hợp trẻ cao 1 mét, nặng 17,5 kg có diện tích bề mặt thân thể 0,68 m2 lắp vào công thức trên ta có: Liều dùng cho trẻ = 0,68 X 325 : 1,8 = 122,7 mg/lần (khoảng 120 mg/lần) 3.2. Mục lục tra cứu - Thuc c sắp xếp theo thứ tự ABC - Tên thuốc in đậm chỉ tên thuốc gốc. Liều ước lượng cho bệnh nhi = Diện tích cơ thể (m2) x liều người lớn 1,8 127 - Tên thuốc in thường chỉ tên biệt dược của thuốc. - Ta có thể tìm được số trang của một thuốc bất kỳ để đọc các thông tin về thuốc. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu hỏi đúng sai: Câu 1. Dextran 40 và 70 có thể chỉ định cho người bệnh suy tim mất bù: A. Đúng B. Sai Câu 2. Diclofenac pha với natri clorid 0,9% dùng tiêm truyền tĩnh mạch A. Đúng B. Sai Câu 3. Colchicin có chỉ định điều trị xơ gan A. Đúng B. Sai Chọn các câu trả lời đúng nhất trong số các câu A,B,C,D... Câu 4. Thông tin thuốc từ Dược thư quốc gia Việt Nam là thông tin: A. Thương mại B. Mang tính quảng cáo C. Đúng đắn, khoa học, khách quan D. Đảm bảo tiêu chuẩn thông tin chất lượng Đ. Cả C và D Câu 5. Dược thư quốc gia Việt Nam bao gồm: A. Toàn bộ các thuốc trong Danh mục Thuốc thiết yếu của Bộ Y tế ban hành năm 1999 B. Gồm 16 chuyên luận chung, 500 chuyên luận thuốc gốc và 3 phụ lục C. Chuyên luận của tất cả các thuốc hiện có trên thế giới D. Chuyên luận của tất cả các thuốc trên thị trường Việt nam Câu 6. Imipenem là thuốc thuộc nhóm: A. Bêta-lactam B. Cephalosporin C. Carbapenem Câu 7. Muốn tìm thông tin về tác dụng phụ và cách xử trí phản ứng có hại của thuốc cụ thể cần tra cứu tại: A. Chuyên luận riêng của thuốc trong Dược thư quốc gia B. Chuyên luận chung Phòng ngừa và xử trí phản ứng có hại của thuốc và tác dụng phụ C. Cả A và B 128 Câu 8. Lansoprazol được chỉ định điều trị: A. Loét dạ dày, tá tràng cấp cho mọi đối tượng (kể cả phụ nữ có thai, cho con bú) B. Loét dạ dày, tá tràng cấp cho mọi đối tượng (trừ phụ nữ có thai, cho con bú) C. Viêm thực quản có trợt, loét D. Cả A và C Đ. Cả B và C Câu 9. Sử dụng methionin để điều trị các triệu chứng/ bệnh sau: A. Các trường hợp suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy, nhiễm độc, đái tháo đường, xơ vữa động mạch. B. Trẻ em suy dinh dưỡng do thiếu đạm, chậm lớn C. Suy giảm chức năng gan. D. Điều trị quá liều paracetamol khi không có acetylcystein. Câu 10. Cefpirom là một thuốc thuộc nhóm: A. Cephalosporin thế hệ 2 B. Cephalosporin thế hệ 3 C. Cephalosporin thế hệ 4 THỰC HÀNH Học viên chia làm 4 nhóm, thực hành: 1. Tra cứu Dược thư quốc gia, tìm thông tin về 3 thuốc mà bản thân sử dụng nhiều nhất trong điều trị, tự đánh giá về cách dùng thuốc của mình. 2. Tra cứu Dược thư quốc gia, tìm các thông tin về: - Thận trọng khi sử dụng azithromycin - Cách tính khoảng cách giữa các lần dùng thuốc trong ngày của ceftriaxon, imipenem, ceftazidim, cefradin, cefaclor, cefotaxim - Những điều cần lưu ý khi dùng dolargan, tramadon - Tính liều của ciprofloxacin uống cho bệnh nhân có creatinin huyết 120 – 170 μmol/lít TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Martindal Secretarial Staff, (2003), Martindale 34ed, Pharrmaceutical Press 2. World Health Organisation, (2004), WHO Model formulary 129 BÀI 9 BÀI TẬP PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC, PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÁC CA LÂM SÀNG Thời gian: 6 tiết học MỤC TIÊU Sau khi tập huấn học viên trình bày được: 1. Phương pháp phân tích sử dụng thuốc 2. Phân tích cụ thể một số ca lâm sàng tài liệu và vận dụng phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện. NỘI DUNG 1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC - Xem xét những ghi chép cơ bản về người bệnh: Số vào viện, giới tính, tuổi, tiền sử bệnh, cơ địa người bệnh... có được ghi đầy đủ hay không? - Căn cứ các dấu hiệu lâm sàng: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, các kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán hình ảnhđể phân tích việc chẩn đoán bệnh có chính xác hay không? - Cùng một lúc chữa một hay nhiều bệnh? Những bệnh nào? - Thuốc chỉ định có phù hợp với chẩn đoán hay không? - Kiểm tra: Liều lượng, đường dùng thuốc, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc trong ngày, trong đợt điều trị có hợp lý hay không? Kiểm tra hướng dẫn sử dụng thuốc - Phát hiện tương tác thuốc. Với các bệnh án của bệnh nhân đang điều trị nếu có thể: khai thác những thuốc người bệnh đã tự điều trị, những thuốc đã điều trị từ tuyến dưới (với người bệnh chuyển viện) để tìm tương tác với các thuốc đang được điều trị 2. CÁCH TIẾN HÀNH - Học viên của lớp học chia 4 nhóm, từng nhóm thảo luận, phân tích đơn thuốc, ca lâm sàng. Sau khi thống nhất ý kiến mỗi nhóm cử một người phân tích trước toàn lớp, cả lớp bổ sung. - Giảng viên và trợ giảng hướng dẫn, gợi ý để học viên tự phân tích. - Giáo viên chữa bài tập trên nguyên tắc huy động học viên trả lời các gợi ý (không làm thay) - Phần trả lời bài tập gửi sau khi kết thúc lớp học để học viên tự học. 130 PHẦN I PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC ( Đơn thuốc thu thập tại một số phòng khám bệnh) ĐƠN THUỐC SỐ 1 Bệnh nhân nam, 43 tuổi Chẩn đoán: Viêm phế quản thể hen Điều trị: - Erythromycin 0,25g x 6 viên/ngày Uống chia 2 lần x 7 ngày. - Theophylin 0,1g x 4 viên/ngày Uống chia 2 lần x 7 ngày Câu hỏi: 1. Vi khuẩn nào thường gây viêm phế quản? Kháng sinh lựa chọn hợp lý chưa? Nếu chưa đề xuất chọn kháng sinh nào? 2. Có tương tác thuốc khi dùng đồng thời hai thuốc trên không? Hậu quả? Cách khắc phục? ĐƠN THUỐC SỐ 2 Bệnh nhân nữ, 64 tuổi Chẩn đoán: Viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn, xơ gan cổ chướng (có hội chứng hoàng đản) Điều trị: - Peflacin 400mg x 2 ống Truyền tĩnh mạch chậm, 2 lần/ngày (pha trong 250ml dung dịch glucose 5%) - Methionin 0,25g x 4 viên Uống 2 lần/ngày Câu hỏi: 1. Peflacin thận trọng khi dùng cho đối tượng nào? Dùng peflacin cho người bệnh này có hợp lý không? 2. Có thể chọn một thuốc nhóm cephalosporin điều trị cho người bệnh này được không? Lợi ích? 3. Methionin chỉ định trong trường hợp nào? ĐƠN THUỐC SỐ 3 Bệnh nhân nữ, 12 tuổi Chẩn đoán: Viêm đường tiết niệu Điều trị: - Peflacin 400mg x 1 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày Câu hỏi: 1. Thuốc nhóm fluoroquinolon chống chỉ định cho lứa tuổi nào? Tại sao? 131 2. Lựa chọn kháng sinh hợp lý hơn cho người bệnh này? ĐƠN THUỐC SỐ 4 Bệnh nhân nữ, 61 tuổi Chẩn đoán: Viêm thuỳ dưới phổi phải, trên bệnh nhân có hội chứng thận hư Điều trị: - Gentamicin 80mg x 2 ống/ngày chia 2 lần (tiêm bắp) x 7 ngày - Cefuroxim 1g x 2 lọ/ngày chia 2 lần (tiêm TM chậm) x 7 ngày Câu hỏi: 1. Bình về lựa chọn thuốc điều trị? 2. Liều thuốc có hợp lý không? Cần làm thêm xét nghiệm gì? ĐƠN THUỐC SỐ 5 Bệnh nhân nữ, 31 tuổi Chẩn đoán: Mụn mủ trên bệnh nhân có thiếu máu thiếu sắt Điều trị: - Tetracyclin 0,25g x 6 viên x 7 ngày Uống 2 lần/ngày - Vitamin C 0,1g x 5 viên x 20 ngày Uống 1 lần/ngày - Siderfol x 2 viên x 20 ngày Uống 2 lần/ngày Câu hỏi: 1. Thành phần của Siderfol? Chỉ định vitamin C hợp lý hay không? 2. Tác nhân nào trong đơn làm giảm hấp thu tetracyclin? 3. Tác nhân thường gây nhiễm trùng trên da là gì? Có thể chọn kháng sinh nào khác điều trị tốt hơn? ĐƠN THUỐC SỐ 6 Bệnh nhân nam, 17 tuổi Chẩn đoán: Viêm lợi răng Điều trị: - Vitamin C 0,1g x 5 viên x 10 ngày Uống 1 lần/ngày - Ampicilin 0,5g x 4 viên x 7 ngày Uống 2 lần/ngày Câu hỏi: 1. Vi khuẩn nào thường gây nhiễm khuẩn răng miệng? Ampicilin hấp thu qua đường tiêu hóa bao nhiêu %? Nên lựa chọn kháng sinh nào điều trị viêm lợi? 2. Chỉ định của vitamin C hợp lý hay không? Tại sao? 132 ĐƠN THUỐC SỐ 7 Bệnh nhân nam, 56 tuổi Chẩn đoán: Tăng huyết áp trên bệnh nhân có loét hành tá tràng Điều trị: - Adalat 10mg x 3 viên x 10 ngày Uống 3 lần/ngày - Cimetidin 200mg x 5 viên x 10 ngày Uống 3 lần/ngày - Actapulgite x 2 gói x 20 ngày Uống 2 lần/ngày (mỗi gói pha với 1 cốc nước) Câu hỏi: 1. Có tương tác nào xảy ra khi dùng đồng thời ba thuốc trên? Cách khắc phục? 2. Hướng dẫn người bệnh cách uống thuốc? ĐƠN THUỐC SỐ 8 Bệnh nhân nữ, 34 tuổi Chẩn đoán: Luput ban đỏ hệ thống có suy tim độ I Điều trị: - Digoxin 0,25mg x 2 viên Uống chia 2 lần/ngày - Prednisolon 5mg x 8 viên Uống chia 2 lần/ngày Câu hỏi: 1. Chú ý gì khi dùng hai thuốc trên? 2. Cần theo dõi gì khi người bệnh dùng hai thuốc trên? ĐƠN THUỐC SỐ 9 Bệnh nhân nam, 67 tuổi Chẩn đoán: Dị ứng ampicilin trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim trước vách ngày thứ 15 Điều trị: - Astemizol 10mg x 1 viên x 2 ngày - Prednisolon 5mg x 8 viên/ngày x 5 ngày (uống buổi sáng) - Fraxiparin 0,3ml x 1 lọ/ngày x 5 ngày (tiêm dưới da) - Maalox x 2 viên/ngày x 5 ngày chia làm 2 lần (nhai trước bữa ăn) Câu hỏi: 1. Có nguy cơ gì khi dùng đồng thời các thuốc trên? Cách khắc phục? 2. Sử dụng Maalox có hợp lý không? 3. Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc đúng cách? 133 ĐƠN THUỐC SỐ 10 Bà N., 34 tuổi Chẩn đoán: Viêm mũi dị ứng có bội nhiễm Điều trị: - Erythromycin 0,25 g 6 viên/ ngày x 7 ngày Uống 2 lần/ ngày - Astemizol 10 mg 1 viên/ngày x 4 ngày Uống Câu hỏi: 1. Nhận xét gì khi sử dụng hai thuốc trên để điều trị. 2. Liều và khoảng cách đưa thuốc hợp lý chưa?
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_su_dung_thuoc_hop_ly_trong_dieu_tri_phan_1.pdf