Tài liệu Thăm dò tính cách người đời - Khúc Nguyên

Tóm tắt Tài liệu Thăm dò tính cách người đời - Khúc Nguyên: ...ua tư thế gọi điện, ta có thể quan sát và biết được đặc trưng tính cách hàm ý tâm lý của người gọi. - QUAN HỆ MẬT THIẾT: Khi gọi điện, vừa nói vừa vân vê dây điện thoại, có lẽ có quan hệ mật thiết với người bên kia đầu dây, thâm chí có quan hệ đặc biệt. Đồng thời, người như vậy thường hơi k... thông minh, bình tĩnh của người nói, là sự biểu hiện cảu sức mạnh trí tuệ và tinh thần. Có thể nói, người ăn nói hài hước là người trí tuệ, phản ảnh đặc trưng tính cách và có một số hàm ý như sau: - TỎ VẺ ƯU VIỆT: Đôi lúc là nhằm tỏ vẻ ưu việt hơn người: - TỎ VẺ TẤN CÔNG: Là một cách nói... dưới: Đây là một mưu lược quan trọng và then chốt nhất trong mưu lược sử dụng con người. Cách chinh phục cấp dưới của người cấp trên chính là chổ hiểu được suy nghĩa của họ, để họ cảm phục, chịu chung sức chung lòng người, tuyệt đối không thể dựa cậy vào quyền thế. - GIÚP CẤP DƯỚI GIẢI QUY...

pdf312 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Thăm dò tính cách người đời - Khúc Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể đề xuất theo kiểu nói đùa; nếu là người
nghiêm túc, phải đề xuất bằng văn bản; người lòng tự
trọng cao có thể đề xuất riêng; người thích được khen
nên đề xuất kèm với lời khen tặng 
- ĐỪNG BỐP CHÁT TRỰC DIỆN 
Khi phê bình cấp trên, phải chú ý giữ thể diện cho
họ, đừng khiến họ khó xử, tự ái. 
- THÔNG CẢM KHÓ KHĂN CỦA CẤP TRÊN 
Khi họ gặp vấn đề khó khăn, phải chủ động hiến kế,
ra sức giúp đỡ, giảm gánh nặng cho cấp trên. Đây là
sự giao tiếp bình thường. 
- CẨN THẬN XỬ SỰ VỚI SAI LẦM CỦA CẤP
TRÊN 
Lãnh đạo cũng là người, nên khó tránh khỏi mắc phải
sai lầm. Khi đứng phòng sai lầm của cấp trên, đừng
bao giờ tỏ ra vui mừng hoặc lãnh đạm. Biện pháp tích
cực nhất là gánh lấy phần trách nhiệm của mình. Khi
không thể gánh lấy, cũng phải giúp họ tìm hiểu nguyên
nhân, tìm cách làm yên lòng họ. 
- HIỂU Ý ĐỒ CỦA CẤP TRÊN CHÍNH XÁC 
Phải học cách hiểu ý đồ then chốt của cấp trên. Phải
chăm chú lắng nghe lời nói của họ, xóa đi mặc cảm,
nghe rõ sự sắp xếp và phân công. Điều gì chưa thông
suốt, phải tế nhị hỏi lại cho rõ. 
2. Gặp người cấp trên tầm thường: 
Nếu cấp trên của bạn là người tầm thường, thì bạn sẽ
rất khổ. Nhưng ngay lập tức bạn lại không thể tách
khỏi họ. Đành phải tìm các giải pháp. Chúng tôi xin
đưa ra một số gợi ý như sau: 
- KHÔNG NÊN YÊU CẦU NHIỀU 
Nếu bạn phát hiện sự tầm thường của họ là vấn đề tố
chất bản thân, thì đừng nên có nhiều yêu cầu, vì bạn
không có cách làm thay đổi được họ. 
- KHẲNG ĐỊNH VÀ KHEN NGỢI 
Dù là cấp trên tầm thường nhất, thì vẫn có sở trường
riêng. Bạn cần tìm ra ưu điểm của họ, để khẳng định
và khai thác. Chỉ cần cấp trên không ghét việc làm
của bạn, thì coi như bạn đã đạt mục đích. 
- ĐỪNG QUÁ MONG ƯỚC 
Chỉ cần cấp trên không can thiệp, không cản trở bạn,
bạn cứ làm những gì mình cần và mình muốn làm,
đừng ký thác tiền đồ và may rủi cho họ. Mong ước
hạ thấp một chút, bạn sẽ giữ được thăng bằng về tâm
lý, giảm bớt sự bất mãn, oán trách đối với họ. 
- CHUẨN BỊ MỌI VIỆC 
Phải dự trữ về tri thức và tài cán, đừng tự buông thả
hoặc tố khổ, vì một cấp trên tầm thường không thể
giữ mãi cương vị của họ lâu hơn. 
- TÌM ĐẾN NƠI KHÁC 
Nếu cấp trên tầm thường kia thật sự cản ngại sự phát
triển của bạn, nếu có cơ hội, bạn cứ tìm tới công việc
ở một nơi khác, một cấp trên vừa ý khác. 
3. Người cấp trên do dự thiếu quyết đoán: 
Có người cấp trên bản tính do dự, luôn phạm sai lầm,
nhát gan, thiếu quyết đoán, bạn nên có đối sách như: 
- SUY NGHĨ KỸ CÀNG 
Ưu điểm loại cấp trên này là cẩn thận, suy nghĩ kỹ
càng, không nông nỗi, nên khi bạn đề xuất ý kiến,
phải nghĩ kỹ phương án, tin chắc không có sơ hở, có
tính thực tiền mới nên đề xuất. Như vậy họ sẽ dễ tiếp
thu hơn. 
- TỰ NHIÊN 
Vì cấp trên cẩn thận, tỉ mỉ, nên đôi khi rất cố chấp,
không chịu chạy theo ý kiến đám đông, thậm chí có
tâm trạng chống đối kịch liệt. Nên khi ăn nói vi họ,
phải rất t nhiên, đừng nóng tính, chờ cho đôi bên
thông cảm, mới đạt được ý muốn. 
4. Người cấp trên thích ép buộc: 
Có cấp trên độc đoán, chủ quan, nói chuyện với cấp
dưới bằng mệnh lệnh, yêu cầu mọi người phục tùng
họ một cách vô điều kiện, không cho phép bạn có ý
kiến khác hoặc có hành động chống đối lại. Bạn sẽ
cảm thấy bị ép buộc, bị đè bẹp khi làm việc với cấp
trên như vậy. Đối sách của bạn nên là: 
- KHÔNG NÊN TỰ ĐỀ CAO HOẶC TỰ HẠ
THẤP MÌNH 
Khi chấp hành mệnh lệnh, không tự cao nhưng cũng
không tự hạ thấp, cần từ chối thì nên từ chối. Nếu
bạn một mực phục tùng và săn đón, còn làm tăng tâm
lý chuyên quyền độc đoán của cấp trên, tình hình
càng thêm khó xử. 
- GIẢM SỰ XUNG ĐỘT 
Nhằm tránh tạo nên thành kiến rằng bạn cố ý chống
lại họ. 
- TÌM CƠ HỘI 
Phải tích cực tìm cơ hội, để bộc lộ tài năng, học thức
của bạn một cách tự nhiên, tranh thủ sự coi trọng của
cấp trên. 
5. Người cấp trên thích moi móc: 
Có những lãnh đạo thích bắt bẻ và chỉ trích cấp dưới.
Họ thường là những người có năng lực cao, thích yêu
cầu cấp dưới cũng như mình, làm việc rất tốt. Đó là
kẻ thích ganh tị, họ không thừa nhận ưu điểm của
người khác, không xem trọng thành quả, không thông
cảm khó khăn của cấp dưới. Họ cho rằng nếu không
tìm ra thiếu sót của cấp dưới thì không nổi bật được
tài năng mình. Cho nên bạn cần phải: 
- SIÊNG BÁO CÁO 
Để cấp trên biết bạn đang làm gì. Khi cần nên khó
khăn, nên đặt nặng cách chọn biện pháp giải quyết. 
- XIN Ý KIẾN 
Khi tiến hành công việc, nên siêng xin ý kiến cấp trên
để họ cảm thấy thành tích bạn có góp sức cho họ. Từ
đó không phủ nhận bạn, mà còn tán thưởng biểu
dương bạn. 
6. Người cấp trên không tin cậy cấp dưới: 
Có những cấp trên khi phân công việc làm, thường
thích thêm vào những câu như: “Đừng làm hỏng việc
nha!”, “Coi chừng thất bại đó!”, “Tôi khó tin rằng anh
có khả năng hoàn thành việc đó” Họ tưởng rằng để
nhắc nhở cấp dưới chú tâm hơn. Nhưng sự thật lại
hoàn toàn ngược lại, cấp dưới thường không vui khi
nghe các câu như vậy và cho rằng: nếu không tin tôi,
thì cứ việc tự mình đi làm, kêu tôi làm chi. 
Nếu bạn gặp phải lãnh đạo như vậy, nên tìm cách
như sau: 
- BẮT ĐẦU TỪ VIỆC NHỎ 
Làm những việc nhỏ mà bạn nắm chắc phần thắng,
đừng chê việc đó nhỏ mọn, thiếu quan trọng, chỉ cần
bạn làm tốt chuyện nhỏ, chuyện lớn mới mong thành
công. Nhiều cấp trên thích dùng cách này để thử
thách cấp dưới. Nếu như bạn chê cấp trên”dùng tài
không đúng chỗ”, có lẽ cấp trên đang cho rằng bạn là
“người vô tài, làm gì cũng chẳng thành”, càng thêm
coi thường bạn. 
- KHÔNG OÁN TRÁCH 
Đừng trực tiếp oán trách cấp trên, có thể người cộng
sự tốt tìm hiểu thực hư, nên ý kiến một cách khéo
léo. 
- KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN 
Khi lòng tự trọng bị tổn thương, có thể khắc phục
bằng sự kiên cường và luôn tin rằng nghịch cảnh có
thể bồi dưỡng đào tạo nhân tài. Dùng tự tin thay cho
tự trọng, biến sự thiếu tin cậy của đối phương thành
động lực tiến lên cho mình. 
7. Người cấp trên sợ bị tranh đua: 
Gặp cấp trên sợ cấp dưới tài cán hơn mình, bạn phải
chọn đối sách như sau: 
- ĐỪNG QUÁ BỘC LỘ 
Phải cẩn thận hành sự, đừng bộc lộ quá thông minh,
khiến cấp trên nảy sinh mặc cảm. 
- KHIÊM TỐN XIN CHỈ GIÁO 
Họ thường vừa thừa nhận năng lực bạn, vừa sợ bị
bạn thay thế. Bạn phải thường xuyên xin ý kiến, để
thỏa mãn ước ao quyền lực và tự cho mình là đúng
của cấp trên. 
8. Người cấp trên giả dối: 
Họ thường rất giỏi giao tiếp ngoài xã hội. Bề ngoài họ
tỏ ra rất đề cao và tôn trọng bạn nhưng thực ra trong
lòng họ không hề có bạn. Cho nên, bạn phải: 
- TỰ BÀY TỎ 
Tìm cơ hội bày tỏ tâm sự với họ, để họ biết rằng bạn
là người có nghĩa tình, mong được làm việc dưới họ. 
- CƯ XỬ BẰNG SỰ CHÂN TÌNH 
Khéo léo cho họ biết bạn nắm được ý đồ hành vi của
họ, nhưng vẫn cư xử chân tình với họ. 
9. Người cấp trên thích nghi ngờ: 
Loại cấp trên như vậy thường coi trọng uy tín bản
thân, rất dễ tự ái, đa nghi, luôn sợ cấp dưới xem
thường chính mình, rất chú ý theo dõi hành vi cử chỉ
của cấp dưới. Bạn cần phải: 
- ĐỪNG XEM NHẸ ĐỐI PHƯƠNG 
Không xem nhẹ đối phương. Về tài cán, nhắc nhở
mình nhớ rằng họ có ưu điểm hơn mình. Vậy sẽ
không tỏ ra xem thường họ trên hành động. 
- CHÚ Ý ĐỐI PHƯƠNG 
Chú ý hoạt động tâm lý cấp trên, quan sát hành vi cử
chỉ, tạo cơ hội và điều kiện để họ phát huy tài năng. 
10. Người cấp trên ích kỷ: 
Họ chí biết lo cho bản thân, tranh danh lợi với cấp
dưới. Quyền lực của họ là tạo nguồn lợi riêng cho bản
thân, mặc kệ người khác. Cho nên, nguyên tắc của
bạn nên là: 
- TỰ GIỮ TRONG SẠCH 
Đừng chạy theo họ, vì người ích kỷ dám làm mọi
việc. Họ có thể sẽ chia phần cho bạn, nhưng khi “bể
mánh”, có lẽ họ sẽ đẩy bạn làm người thế tội. Đừng
làm ô danh vì người cấp trên như vậy. 
11. Người cấp trên thiếu kế hoạch: 
Có những người cấp trên làm việc thiếu kế hoạch,
bận bịu suốt ngày, khiến bạn cũng mệt mỏi không
kém, nhưng lại làm không xong việc gì cả: một là vì
họ có trình tự tư tưởng kém, nắm không được vấn đề
chủ yếu, hai là vì đạo đức kém, thiếu phong độ, thiếu
thói quen làm việc khoa học. Bạn nên: 
- BÌNH TĨNH CƯ XỬ 
Dùng tĩnh chế động: dùng ổn chế loạn. Vừa nghe sắp
xếp của cấp trên, vừa giữ đầu óc tỉnh táo. Khi việc
sắp xếp của họ có lầm lẫn, thì tìm cách đưa ra bin
pháp khắc phục vừa phải. 
- HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ 
Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, để giảm bớt sự căng
thẳng và lo lắng của đối phương. 
- THƯ GIÃN 
Nếu công việc quá bận bịu, không khí trở nên căng
thẳng, thì có thể nói vài câu pha trò hài hước để thư
giãn tinh thần cho cả đôi bên.
IV. LÀM NGƯỜI BẠN TỐT NHƯ THẾ
NÀO?
Nhiều người thành đạt trên thế giới, sở dĩ nên
nghiệp lớn đều không thể thiếu đi sự ủng hộ và giúp
đỡ của bè bạn. Thế giới không tình bạn là một thế giới
hoang vu lạnh lẽo. Nhưng kết bạn không phải là một
chuyện đơn giản. 
Cần phải nắm các nguyên tắc cơ bản như sau: 
- CHÂN TÌNH 
Trong khi kết bạn, phải khắc phục nhược đểm con
người. Bạn phải có tấm lòng chân tình vị tha, chắc
chắn sẽ nhận được sự phản hồi thiệt tình. 
- TỰ NHIÊN 
Quan trọng nhất là tự nhiên, tình bạn bè bắt nguồn từ
sự ăn ý. Sự săn đuổi quá cải tạo thường cho người
khác cảm giác vụng về. Tự nhiên được hàm chứa
trong sự mộc mạc, chấn chất và lanh trí. 
- MỈM CƯỜI 
Thay vì “miếng trầu bắt đầu câu chuyện”, bạn nên
mỉm cười. Mỉm cười nhẹ nhõm có thể làm giảm đi sự
mâu thuẫn: mỉm cười ngay thẳng có thể tan sự hiểu
lầm Muốn làm vui lòng bạn bè, để bạn bè thích
mình, thì cứ cười chân tình với họ là đủ. 
- LỜI NÓI 
Dù là bạn bè thân với nhau, ăn nói cũng phải văn
minh, lịch sự, mới tạo được không khí nhẹ nhõm, tự
nhiên, hoạt bát và văn minh – khiến giao tiếp giữa bạn
bè, đồng nghiệp thêm hài hòa và thân mật. 
- KHÔNG SO ĐO 
Giữa bạn bè với nhau, quan trọng là độ lượng, nên hy
sinh, cống hiến cho bạn, luôn giữ trách nhiệm và nghĩa
vụ đối với bạn bè. Đừng so đo phân bì, dễ gây
khoảng cách, thậm chí trở mặt thành thù. 
- TRÁNH TRANH LUẬN 
Thông thường, chúng ta rất cần được bạn bè ủng hộ,
tán đồng về hành vi lời nói của mình. Sự tranh luận
nảy lửa sẽ làm tổn thương tình bạn. Đó là vì tình cảm
tâm trạng đôi bên khi tranh luận đều rất xúc động,
khó giữ mức độ vừa phải. Cho nên khi có ý kiến trái
ngược nhau, nên thông qua cách uyển chuyển, hàm
súc, khéo léo để đi tới thống nhất. Chớ nên tranh luận
trực tiếp. Đây không phải là sự né tránh vô nguyên
tắc. 
- THÔNG CẢM ĐỐI PHƯƠNG 
Bạn bè đôi khi do sơ ý cũng làm tổn thương nhau một
cách vụng về. Lúc đó rất cần thông cảm lẫn nhau. Sự
thông cảm cho thấy bạn có khả năng cảm hóa được
đối phương, từ đó càng có thêm nhiều bạn. 
- CHỦ ĐỘNG CHÀO HỎI 
Dù là bạn bè quen sơ, quen thân, tâm giao hoặc chỉ
gặp nhau vài lần, đều có thể bị cảm hóa bởi sự chủ
động chào hỏi của bạn. Câu hàn huyên tuy không có
nội dung mấy, nhưng lại tỏ ra thân thiện với người
khác. 
- TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA BẠN 
Xin ý kiến trước của bạn để tỏ ra sự kính trọng đối
với họ. Khi xử lý một việc gì đó, nên nhường quyền
chủ động cho bạn, điều đó là bày tỏ sự tôn trọng, tin
cậy, coi trọng bạn bè. Xin ý kiến bạn bè, làm theo
nhu cầu tâm lý của bạn, sẽ khiến bạn bè cảm thấy
được thừa nhận, từ đó tỏ ra vui mừng. 
- QUAN TÂM BẠN BÈ 
Quan tâm đến bạn bè, chắc chắn sẽ nhận được thiện
cảm do bạn bè đáp lại. Đây không chỉ là lễ phép, mà
còn thỏa mãn lòng tự trọng của bạn bè, để họ cảm
nhận được sự chân thành và tình ý của bạn. Sở thích,
sự nghệp, cuộc sống, đều là những điều quan trọng
của đời người. Chỉ cần bạn tỏ ra quan tâm về những
cái đó đối với họ, họ sẽ cảm nhận thiện chí, tình bằng
hữu sẽ thắt chặt. 
- CHỦ ĐỘNG NHẬN LỖI 
Giữa bạn bè một khi xảy ra hiểu lầm, nếu thông qua
cách tranh luận thì khó mà đi tới thông cảm. Nên
chọn cách nhường bước, thẳng thắn thừa nhận sự sai
lầm của bản thân, trái lại dễ được tha thứ. Bạn bè giả
dối chỉ biết tìm cớ chạy tội, thậm chí không giữ lý lẽ.
Tình bạn chân chính thường biết nhận lỗi. Bạn bè sẽ
thích bạn hơn khi thấy bạn biết nhận lỗi và sữa chữa. 
- TÌM RA TIẾNG NÓI CHUNG 
Con người đều có một đặc trưng tâm lý, đó là nhìn
nhận lẫn nhau. Ví dụ: người cùng quê hoặc cùng
trường thường kết chặt với nhau bởi ý thức thân
quen. Qua đó hội đồng hương và hội bạn học được
hình thành nhau về nhóm máu, sở thích như nhau. Khi
đối phương cảm thấy bạn có nhiều điểm giống họ, thì
sẽ nảy sinh cảm giác thân mật. 
- TIẾP NHẬN GIÚP ĐỠ 
Khi bạn cần sự giúp đỡ, chớ nên từ chối bàn tay bè
bạn. Điều này cũng ấm áp như bạn có dịp giúp đỡ
bạn bè. Cho nên không cần lo lắng sự tiếp nhận giúp
đỡ ấy sẽ gây phiền hà cho họ. 
- GIỮ LỜI HỨA 
Giữa bạn bè với nhau, điều đặc biệt quan trọng là giữ
chữ tín. Chỉ cần ta giữ tín, chân thành, sẽ trở thành
người bạn tốt. Đừng bao giờ thất hứa. Nên thực hiện
tốt lời hứa của mình, nếu không sẽ khiến bạn bè thất
vọng và chán nản, nếu như thực sự không làm được,
thì nên giải thích, nói rõ cho sớm. Nếu chỉ vì muốn
đạt mục đích mới hứa hẹn, sau đó lại chạy trốn, thì là
hạng người xấu bụng. Không ai chịu kết bạn với loại
người như vậy. 
- TÔN TRỌNG CÁ TÍNH 
Do mỡi người có tính cách, học thức, đạo đức khác
nhau, nên cách xử thế nào cũng không giống như
nhau. Bất cứ ai cũng đều có ưu khuyết điểm, vì vậy
không nên quá yêu cầu khắt khe với bạn bè, cũng
không nên áp đặt quan điểm của mình lên người
khác. Dĩ nhiên, ở đây chỉ nhắc đến bạn tốt mà thôi. 
- GIỮ GÌN BẢN SẮC 
Bạn bè quen nhau, tức nhiên phải nghiên cứu tâm lý
đối phương, từ đó thích ứng và nghĩ tới yêu cầu hy
vọng của bè bạn. nhưng không thể chỉ biết làm vừa
lòng đối phương một cách vô ngyuên tắc. Mỗi người
đều có tính bẩm sinh và bản sắc cá nhân, đừng vì
chiều bạn mà đánh mất cá tính bản thân. Một con
người có chủ kiến, có bản sắc, mới có thể có được
nhiều bè bạn.
V. LÀM NGƯỜI NHÀ TỐT NHƯ THẾ
NÀO?
Gia đình là đơn vị xã hội, lấy quan hệ hôn nhân
và huyết thớng làm nền tảng, bao gồm cha mẹ, con
cái và bà con sống chung. Trong gia đình, bạn có thể
là người cha, người chồng, người con, người rể, cũng
có thể là người mẹ, người vợ, người dâu. Làm người
nhà như thế nào là một vấn đề quan trọng. Sự biểu
hiện của một người trong cuộc sống gia đình, thường
thống nhất với sự biểu hiện ở ngoài xã hội. Một người
không tốt trong gia đình, cũng sẽ không tốt ở ngoài xã
hội. 
Nhưng sự giao tiếp trong gia đình chưa hẳn giống
như sự giao tiếp ngoài xã hội. Sự giao tiếp đó từ nội
dung và hình thức đều có đặc điểm riêng. Qua đó,
hình thành nguyên tắc và kỹ xảo trong giao tiếp gia
đình. 
1. Cha mẹ: 
Trong một gia đình, cha mẹ ngoài xử lý tốt quan hệ
vợ chồng ra, còn phải xử lý tốt quan hệ giữa hai thế
hệ chính, tức là quan hệ giữa cha mẹ, con, rể và dâu.
Xem ra nó như một mớ bòng bong, nhưng chỉ cần
bạn tuân thủ theo một số yêu cầu thì sẽ không xảy ra
khó khăn. 
- TÔN TRỌNG LẪN NHAU 
Giữa cha và mẹ phải tôn trọng lẫn nhau, chỉ như vậy
mới giữ được thân phận bậc sinh thành. Nếu gây gổ
trước mặt con cái, nàng dâu sẽ mất thể thống. Quan
hệ cha con cũng vậy, nàng dâu phải chú ý sự thay đổi
về thân phận. Nói năng phải hòa nhã, nhường nhịn,
tôn trọng lẫn nhau, đồng thời phải là tấm gương để
mọi người noi theo. 
- ĐỪNG CAN THIỆP CHUYỆN NHÀ CỦA
CON VÀ DÂU 
Cha mẹ đừng can thiệp chuyện nhà của con và dâu
đó là biện pháp cơ bản giữ mối quan hệ cha mẹ, con
và dâu. 
- PHÙ HỢP THỰC TẾ 
Trong hiện thực cuộc sống, cha mẹ đừng thoát ly
thực tế, cha mẹ chồng không phải cha mẹ ruột, con
dâu cũng khác với con gái, cho nên khó có tình cảm
ruột thịt. Chỉ khi nhìn nhận sự thật này, mới không lý
tưởng hóa quan hệ, từ đó đi tới cư xử hòa nhã. 
- TRÁNH TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC 
Nhiều vụ tranh chấp nội bộ gia đình đều bắt nguồn từ
“tranh giành quyền thế”, cha mẹ không nên quá can
thiệp vào mà nên giao lại quyền “giữ của” và “quyết
sách” gia đình cho lớp trẻ. 
- TRÁNH NGHI NGỜ LẪN NHAU 
Sự bất hòa đa số xảy ra giữa mẹ chồng nàng dâu,
cho nên đôi bên nên hết sức tránh nghi kỵ lẫn nhau. 
- TRÁNH MOI MÓC 
Điều đáng quí là sự thông cảm, hiểu nhau giữa mẹ
chồng nàng dâu. Vì trong gia đình, ai nấy đều có thói
quen sống ít nhiều khác nhau; thậm chí có những
điểm đối chọi. Bậc làm cha mẹ chớ nên quá soi mói
với lớp trẻ. 
2. Con cái: 
Con cái ở đây chỉ con trai, con gái, gồm cả nàng dâu,
chàng rể. Xử lý tốt mối quan hệ không dễ, nhưng
cũng có cách giúp bạn làm tốt: 
- PHẢI TẬN HIẾU 
Người đến tuổi cao, tâm trạng thường cảm thấy trống
rỗng và cô đơn, phận làm con là phải cho họ thêm
nhiều an ủi. Tận hiếu với cha mẹ là yêu cầu cơ bản
giúp cha mẹ, con cái cư xử tốt đẹp. 
- KHÔNG CAN THIỆP VIỆC RIÊNG CỦA CHA
MẸ 
Cha mẹ có cách sống riêng của mình, có nguyên tắc
xử thế riêng, cũng có yêu cầu lợi ích riêng. Tốt nhất
đừng nên can thiệp vào chuyện đời của cha mẹ ví dụ
như cha hoặc mẹ muốn kết hôn lần nữa chẳng hạn. 
- MIỆNG NGỌT TAY SIÊNG 
Miệng ngọt rất hữu hiệu, không những thỏa mãn lòng
tự trọng của mẹ cha, còn làm vui lòng cha mẹ, siêng
năng nghĩa là sốt sắng trong công việc nhà. 
- THÔNG CẢM 
Cha mẹ càng cao tuổi thường hay lải nhải, đó là sự
thay đổi bình thường về tâm sinh lý. Phận làm con cái
nên xin ý kiến cha mẹ, dành thì giờ bên cạnh cha mẹ,
thỏa mãn yêu cầu cho họ. 
- TỰ NHIÊN ĐỘ LƯỢNG 
Khi cư xử không keo kiệt, đôi khi sự độ lượng có thể
tạo ra tình huống: “Cho ít nhưng nhận thì lại nhiều.” 
3. Vợ chồng: 
Quan hệ gia đình phức tạp nhất là quan hệ vợ chồng.
Vì hạnh phúc của gia đình, giữa vợ và chồng phải học
cách cư xử lễ độ, tương thân tương ái. 
- ĐỪNG MANG TƯ TƯỞNG GIA TRƯỞNG 
Trong cuộc sống gia đình, người chồng thường thích
bày ra bộ mặt gia trưởng, mặc kệ lòng tự trọng của
người vợ, thích sai khiến vợ làm công việc này nọ một
cách ỷ lại, vì thế làm hại tới tình cảm vợ chồng, và
hạnh phúc gia đình. Người chồng nhất thiết phải xóa
đi tư tưởng gia trưởng, mới có thể đảm bảo cuộc
sống hạnh phúc. 
- ĐỪNG XEM MÌNH LÀ TRÊN HẾT 
Có những phụ nữ lớn lên trong sự nuông chiều của
cha mẹ, xem mình là trên hết, trong mắt họ không có
ai khác ngoài bản thân. Họ thường muốn thống trị
người chồng, mọi việc trong gia đình đều phải nghe
theo họ. Chỉ cần ông chồng làm lệch ý mình thì gây
sự làm to chuyện. 
- PHẢI THƯƠNG LƯỢNG VỚI NHAU 
Sự ổn định và hạnh phúc của gia đình, chủ yếu nhờ
vào hợp tác bình đẳng của vợ chồng với nhau. Phải
thương lượng với nhau, chứ không phải bên nào dựa
hơi bên nào, hoặc bên nào thống trị bên nào. chỉ khi
chịu nhường nhịn lễ độ, mới có hạnh phúc gia đình. 
- CƯ XỬ LỄ ĐỘ 
Vợ chồng phải tôn trọng, thông cảm lẫn nhau: một
câu hỏi thăm đầm ấm, một nụ cười ngọt ngào đều
có thể khiến đối phương ấm lòng, làm tăng tình cảm
vợ chồng. 
- CUỘC SỐNG TÌNH DỤC HÀI HÒA 
Quan hệ vợ chồng là một đời sống tinh thần cao đẹp.
Được hạnh phúc hài hòa hay không, tùy ở tình cảm
vợ chồng có khăng khít hay không. Có thể nói, vợ
chồng có tình cảm càng sâu, cuộc sống tình dục càng
hạnh phúc. Nếu không, sẽ thiếu đi cảm gáic thân mật.
- ĐỪNG LẢI NHẢI 
Trong cuộc sống gia đình, người chồng ghét nhất là
sự lải nhải của người vợ. Vấn đề này phải nhìn nhận
một cách biện chứng: đàn ông im lặng ít nói, đàn bà
thích lải nhải, điều này liên quan tới truyền thống giáo
dục, kể cả tâm sinh lý. Vì người nhà với nhau nên
chân thành, không nên chỉ moi móc khuyết điểm đối
phương. Làm chồng phải biết nhường nhịn, người vợ
thì phải biết tự kềm chế, đó là mấu chốt cư xử hòa
nhã của vợ chồng. 
- TRÁNH GÂY GỔ 
Gây gỗ giữa vợ chồng với nhau là điều khó tránh.
Nhưng khi xảy ra gây gổ, tránh nói những câu tục tĩu,
lời nói phải cẩn thận, đừng nói quá lời. Ngoài ra, sự
nhận lỗi chủ động không phải đánh mất lòng tự trọng.
Càng quan trọng hơn là đừng nên đánh lộn, càng
không nên đập vỡ đồ đạc để trút giận. 
- CHÚ Ý CHI TIẾT CUỘC SỐNG 
Khúc nhạc gia đình được tổng hợp bởi những nốt
nhạc của chi tiết cuộc sống. Cho nên cả vợ lẫn chồng
cũng phải chú ý chi tiết trong cuộc sống như sinh
nhật, thăm viếng (hoặc phụng dưỡng) song thân, cư
xử lịch sự với bạn riêng của đối phương Chớ lầm
tưởng đó là những chuyện vụn vặt, phiền toái. Vì tích
thiểu thành đa, góp những viên gạch tình cảm xây
dựng lâu đài tình ái. Còn không, cứ để cho những
cơn gió ấm ức chất chứa, sẽ dễ biến thành bão táp
của tình yêu cũng chưa biết chừng.
Hết

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tham_do_tinh_cach_nguoi_doi_khuc_nguyen.pdf