Tài liệu Tiếng Viêt - Văn học và phương pháp giảng dạy (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Tiếng Viêt - Văn học và phương pháp giảng dạy (Phần 1): ... ở chiến khu. Âm thanh quen thuộc, khó quên được miêu tả êm đềm, va vắng, cảm xúc trở nên sâu lắng trong lòng người ra đi. 2.Nỗi nhớ được miêu tả qua đoạn thơ rất đa dạng: nhớ nhứng nghĩa tình, nhớ từng con người, nhớ những sinh hoat trong kháng chiến, nhớ cảnh vât, âm thanh quen thuộcnhớ ... hòa bình muôn thuở của người dân Việt Nam. Tóm lại, ca ngợi, tự hào về đất nước, tác giả muốn thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với dân tộc trong quá khứ và khẳng dịnh ý chí hòa bình bền vững cho đất nước Việt Nam. Bài 13: Mùa thu câu cá Ao thu, lạnh lẽo nước trong veo. Một chiếc th...y là nguyên âm. b)Số lượng 16 nguyên âm tiếng Việt có khả năng là âm chính trong âm tiết. c)Sự thể hiện của các âm vị nguyên âm trên chữ viết: Đa số các nguyên âm là âm chính trong âm tiết có một hình thức chữ viết. Ví dụ: /e, e, e, u/ Một số nguyên âm có nhiều hình thức chữ viết. ...

pdf32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tiếng Viêt - Văn học và phương pháp giảng dạy (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy phát âm (gọi là tiêu điểm cấu âm). 
VD: /m/ bị cản ở hai môi 
/t/ bị cản ở đầu lưỡi và răng. 
Khi phát phụ âm, luồng hơi ra mạnh. 
Khi phát phụ âm, dât thanh rung ít hoặc không rung khiến phụ âm có nhiều tiếng 
động. 
Khi phát, bộ máy phát âm không điều hòa mà tập trung vào một điểm cấu âm 
II KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM TIẾNG VIỆT: 
1. Nguyên âm: 
Tiếng việt có 16 nguyên âm: 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên ân đôi: 
13 nguyên âm đơn: /i, e, e, e, w, ﻻ, a, ă, u, o, / 
Trong đó có 9 nguyên âm dài: /i, e, e, w, ﻻ, a, u, o, / 
 4 nguyên âm ngắn : /ă/ 
 3 nguyên âm đôi: /ic/, /uo/, /wﻻ/ 
Khi sử dụng các nguyên âm cần chú ý: 
9 nguyên âm dài có khả năng độc lập tạo vần trong âm tiết 
Ví dụ: tỉ tê, ta 
4 nguyên âm ngắn không có khả năng độc lập tạo vần mà phải kết hợp với một 
âm nào đó ở phía sau mới tạo vần được. 
Ví dụ: lấy, văn, anh, ong 
Các nguyên âm đôi: 
Khi đọc: đọc liền hơi và không nên nhấn mạnh vào âm trước hoặc âm sau. 
Khi viết: Nếu âm tiết có âm cuối thì nguyên âm đôi viết bình thường: /ie/, /uo/, 
/wg/. 
Nếu âm tiết có âm cuối thì phải biến đổi như sau: 
/ie/à ia (ya) àtia, khuya 
/uo/ àua àchua 
/wﻻ/ à ưa à chưa 
2.Phụ âm: 
Hệ thống phụ âm tiếng việt gồm 23 phụ âm: /p, b, t, t, d, tc, c, k, q, m, n, η, f, v, 
s, z, , zc, x, h, l./ 
23 phụ âm điều có thể đứng làm phụ âm đầu của âm tiết tiếng Việt. 
• Ngoài ra hai loại âm vị trên, tiếng Việt còn có một loại âm vị trung gian giữa 
nguyên âm và phụ âm: đó là bán âm (ký hiệu bán âm /Ç/ ). 
• Tiếng Việt chỉ có hai bán âm là / và . 
• Bán âm là những âm vị có đặc điểm cấu tạo giống nguyên âm song khi tham 
gia cấu tạo âm tiết chúng không đứng ơt vị trí trọng âm (âm chính) mà đứng ở vị 
trí âm đệm hay âm cuối. 
Ví dụ: “Tuy” có bán âm / ở vị trí âm đệm. 
“Túi “ có âm ở vị trí âm cuối. 
Thanh điệu gọi là âm vị siêu âm đoạn. Thanh điêu luôn gắn với toàn bộ âm tiết. 
Tiếng Việt có sáu thanh, thể hiện trên chữ viết bằng năm dấu thanh. Đó là: 
thanh ngang (1), thanh huyền (2), thanh ngã (3), thanh hỏi (4), thanh sắc (5), 
thanh nặng (6). 
Bài 2: Âm tiết tiếng Việt 
I KHÁI NIỆM ÂM TIẾT: 
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất được phân định trong chuỗi lời nói, bao gồm 
một số yếu tố ngữ âm cấu thành,. 
Mỗi âm tiết phát ra thành một tiếng. Khi viết, các âm tiết tiếng việt được viết rời 
nhau. 
Ví dụ: Trường đại học An Giang à 5 âm tiết. 
II ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT: 
1. Âm tiết tiếng Việt là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất. Khi giao tiếp, âm tiết 
đơn vị nhỏ nhất được sử dụng một cách tự nhiên. Mỗi phát ngôn bao giờ cũng 
được thực hiện bằng sự nối tiếp của các âm tiết. 
Ví dụ: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người à có 7 âm tiết nối tiếp nhau. 
2. Âm tiét tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ổn định về hình thức. 
Khi âm tiết đặt trong từ và từ đó đặt trong câu với chức năng ngữ pháp khác 
nhau, hình thức âm tiết không bị biến đổi. 
Ví dụ: Hoa nở. 
Tôi rất thich hoa. 
3. Âm tiết tiếng Việt không thuần túy là đơn vị ngữ âm. Phần lớn âm tiết tiếng 
Việt điều mang ý nghĩa: có âm tiết tương đương với từ (từ đơn tiét) có âm tiết là 
thành phần của từ (từ đa tiết). 
III.CẤU TẠO CỦA MỘT ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT: 
1. Sơ đồ ân tiết tiếng Việt 
2. Cấu tạo âm đoạn của âm tiết tiếng Việt: 
Các âm vị đoạn tính có thể phát âm một cách biệt lập trong chuỗi lời nói, chúng 
kế tiếp nhau theo một thứ tự trước sau. Chúng không thể đồng thời xuất hiện ở 
cùng một vị trí. 
Âm tiết có hai bộ phận: phụ âm đầu và vần. 
Bộ phận không bắt buộc: vần: gồm âm đệm, âm chính, âm cuối (trong phần 
vần, âm chính bắt buộc phải có). 
3. Cấu tạo siêu âm đoạn của âm tiết tiếng Việt: 
Các âm vị siêu tính không thẻ tồn tại độc lập được. Chúng không thể chiếm chổ 
trên chuỗi tuyến tính của các yếu tố ngôn ngữ. Chúng chỉ được thể hiện đồng 
thời với các âm vị đoạn tính. Đối với tiếng Việt đó là các thanh điệu. 
IV CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN ÂM TIẾT: 
1.Phụ âm đầu: Chức năng mở đầu âm tiết, khu biệt âm tiết: 
 a)Vị trí: 
 Phụ âm đầu đứng ở vị trí thứ nhất của âm tiết. Tuy nhiên phụ âm đầu có 
thể vắng mặt trong một số âm tiết. 
b)Số lượng: 
 23 phụ âm đầu tiếng Việt điề có khả năng đứng đầu của âm tiết. 
c)Sự thể hiện của phụ âm đầu: 
 Đa số các phụ âm đầu tiếng Việt có một hình thức chữ viết: /p, b, t/, t, d, tc, c, 
k, q, m, n, η, f, v, s, z, £, zc, x, ﻻ, h, l/. 
 4 phụ âm đầu /k, η, ﻻ, z/ có hai hình thức chữ viết 
 /k/ có hai cách ghi: 
• Ghi là “k” khi sau nó là các nguyên âm /i, e, e, ie/ (kì, kê) 
• Ghi là “c” khi sau nó là các nguyên âm còn lại(ca, co, cô). 
 /n/ có hai cách ghi: 
• Ghi là “ngh” khi sau nó là các nguyên âm /i, e, e, ie/ (ghi, nghê) 
• Ghi là “ng” khi sau nó là các nguyên âm còn lại (nga, ngô) 
 /ﻻ/ có hai cách ghi: 
• Ghi là “gh” khi sau nó là nguyên âm /i, e, e, ie/ (ghi, nghê) 
• Ghi là “g” khi sau nó là các nguyên âm còn lại (ga, gô) 
 /z/ có hai hình thức chữ viết: d, gi àkhông có một căn cứ ngữ âm nào cho sự 
khác biệt về chữ viết này. Cần phải gghi nhớ từng trường hợp, không theo qui 
tắc chính tả mà theo qui tắc từ vựng- ngữ nghĩa. 
 Ví dụ: da (gà), gia (đình) 
• Cần lưu ý khi viết âm “gi” 
• Ghi là “g” khi sau nó là/i, ie/ (ta được phép bỏ bơtứ một âm i) 
 Ví dụ: giêng à gi+iêng à giêng 
• Ghi là “gi” trong các trường hợp còn lại (gia, gió, giường) 
2. Âm đệm: 
Âm đầu vần có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết, trầm hóa âm tiết. 
Ví dụ: “Toàn” trầm hơn “Tàn” vì “Toàn” có âm đệm / / 
a) Vị trí: 
Âm đệm / / đứng ở vị trí thứ hai của âm tiết, vị trí thứ nhất của vần. 
b) Số lượng: 
Tiếng Việt chỉ có một bán âm / / là âm vị âm đệm. 
c) Sự thể hiện của âm đệm trên chữ viết 
Ví dụ: hoe, hoan, hoặc 
Viết là “” khi đứng trước /e, a, ă/ 
 /h e/ /h an/ /h ăk/ 
 Viết là “u” khi đứng trước /i, e, ie/ và sau /q/ 
 Ví dụ: huy, huê, huơ, huân, qui 
 /h i1/ /h ê1/ /h ﻻ1/ /h ﻻn1/ /q a1/ 
3.Âm chính: 
Chức năng của ân chính là âm hạt nhân của vần, âm tiết nào cũng có âm chính. 
Âm chính là đỉnh cao của âm tiết trong quá trình phát âm. 
a)Vị trí 
 Âm chính thường đứng ở vị trí thứ ba của âm tiết. Vị trí thứ hai của phần vần. 
Âm vị đứng ở vị trí này là nguyên âm. 
b)Số lượng 
 16 nguyên âm tiếng Việt có khả năng là âm chính trong âm tiết. 
c)Sự thể hiện của các âm vị nguyên âm trên chữ viết: 
 Đa số các nguyên âm là âm chính trong âm tiết có một hình thức chữ viết. 
 Ví dụ: /e, e, e, u/ 
 Một số nguyên âm có nhiều hình thức chữ viết. 
 /ă/ có hai hình thức chữ viết. 
 Ghi là “a” trong các âm tiếc có vần “ay”, “au” 
 Ví dụ: Văn/ văn1/ 
 /ie/ àia 
 /uo/ àua Xem bài “Hệ tjhống âm vị tiếng Việt” mục II 
 /wﻻ/ àưa 
4.Âm cuối: Âm kết thúc âm tiết, có chức năng khu biệt âm tiết (tàu ≠ tài) 
a) Vị trí: 
Âm cuối đứng ở vị trí cuối vần, cuối âm tiết. 
Đảm nhiệm vị trí này bán âm cuối hoặc phụ âm cuối. VD: kêu, tâm 
Có âm tiết không có âm cuối: ta, to.. 
b) Số lượng: 
2 bán âm : /- /, /- / 
8 phụ âm: /p, m, t, n, c, n, k, η/ 
c) Sự thể hiện của âm vị - âm cuối trên chữ viết: 
 /-u/ có hai hình thức chữ viết: 
 Ghi là “o” khi đứng sau các nguyên âm /a, e/ 
 Ví dụ: leo /le /, cao /ka / 
 Ghi là “u” khi đứng sau các nguyên âm còn lại. 
 Ví dụ: kêu /ke /, hầu /kﻻ / 
 /-i/ có hai hình thức chữ viết: 
 Ghi là “y” khi đứng sau các nguyên âm /a,ﻻ/ 
 Ví dụ: mây /mﻻ 1/, bay /bă 1/ 
Ghi là “i” khi đứng sau các nguyên âm còn lại. 
 Ví dụ: voi /vc 1/ vai /vai1/ 
5.Thanh điệu: 
 Chức năng của thanh điệu: quyết định độ cao và khu biêt âm tiết này vói 
âm tiết khác: ban, bàn, bản. 
a) Vị trí, số lượng 
Tất cả các âm tiết điều có thanh điệu 
Thanh điêu gắn chặt với âm tiết. 
Có 6 thanh: ngang, sắc, hỏi, ngã, huyên, nặng. 
b) Sự thể hiện của thanh điệu trên chữ viết: 
• 6 thanh điệu được ghi trên 5 dấu thanh, thanh ngang không có dấu ghi 
thanh. 
• Thứ tự các thanh như sau: 
Thanh ngang (1) Thanh hỏi (4) 
Thanh huyền (2) Thanh sắc (5) 
Thanh ngã (3) Thanh nặng (6) 
• Cách ghi dấu thanh trong âm tiết: 
• Dấu thanh ghi trên thanh chính. 
• Nếu âm chính là nguyên âm đôi: 
 Sau nguyên âm đôi không có âm cuối vần dấu thanh ghi ở thanh đứng trước: 
mía 
 Sau nguyên âm đôi có âm cuối vần, dấu thanh ghi ở âm đứng sau: tuyền. 
Bài 3: Cấu tạo từ tiếng Việt 
I. TỪ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ TIẾNG VIỆT: 
Định nghĩa từ: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có hình thức ngữ âm cố định, 
bất biến và có ý nghĩa, có đặc điểm về cấu tạo ngữ pháp, có chức năng tạo câu. 
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 
a) Đặc điểm ngữ âm 
• Hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt cơ định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ 
và chức năng trong câu (hay nói cách khác: hình thức của từ không thay đổi khi 
từ ở trong từ điển và khi từ ở trong câu nói). 
Ví dụ: Tôi mua hai quyển sách. 
Quyển sách rất hay. 
• Hình thức ngữ âm của một số từ tiếng Việt có khả năng gợi tả, có giá trị biểu 
hiện rất cao. 
Ví dụ: Từ tượng thanh: rì rào, róc rách. 
Lom khom, co ro. 
b) Đặc điểm ngữ pháp: biểu hiẹn ở hai phương tiện: 
• Ở khả năng kết hợp: Từ tiếng Việt có khả năng kết hợp với các từ khác để tạo 
cụm từ. 
Ví dụ: bông hoa (1 từ) 
Những bông hoa (cụm danh từ) 
• Ở khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu: chủ ngữ, bổ ngữ, 
định ngữ. 
Ví dụ: Mặt trời xuống biển như lò lửa. (Mặt trời:chủ ngữ). 
Ngó anh như ngó mặt trời (mặt trời:bổ ngữ). 
III. CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT 
1. Từ đơn: 
a) Khái niệm: Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên (ăn, uống, ngủ, sông, 
núi) 
b) Đặc điểm: 
• Đa số từ đơn tiếng Việt là từ đơn âm: sông, núi, đi, chạy 
• Một số từ đơn đa âm có thể là từ thuần việt (bồ kết, tắc kè, chèo bẻo) cũng 
có thể là từ vay mượn (cà phê, xà phòng, căn tin) 
• Phần lớn từ đơn tiếng Việt là những từ nhiều nghĩa 
• Ví dụ: Đầu àđầu làng, đầu sóng, đầu song 
• Từ đơn dùng để cấu tạo hàng loạt từ phức. 
• Ví du: đất, nước à đất nước. 
2. Từ láy: 
a) Khái niệm: Từ láy là từ có hai hình vị trở lên, được cấu tao theo phương thức 
láy, là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị 
gốc (hình vị gốc là hình vị mang nghĩa từ vựng) 
Ví dụ: xanh Jxanh xanh 
 May may mắn 
b) Phân loại: Căn cứ vào mức độ lấy ta có: 
• Láy toàn bộ: toàn bộ âm tiết của hình vị gốc được giữ nguyên: xinh xinh, 
xanh xanh, xa xa 
J láy toàn bộ có hai dạng biến thể: 
Láy đôi toàn bộ có biến đổi thanh 
 tim tím, đo đỏ, nhè nhẹ 
Láy dôi toàn bộ có biến đổi vần, thanh: 
 đèm đẹp, khang khác 
• Láy bộ phận: được chia thành hai bộ loại: 
 Láy âm (cái được giữ lai và phụ âm đầu) 
 Ví dụ: nhanh nhẹn, mập mạp (hình vị gốc đứng trước) 
 thập thò, lấp ló(hình vị gốc đứng sau) 
Láy vần (cái được giữ lai là vần)Nghĩa của từ láy: 
 Nghĩa của từ láy là được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc theo Ví dụ: 
luẩn quẩn, lờ mờ(hình vị gốc đứng sau) 
 Co ro, thiêng liêng(hình vị gốc đứng trước) 
c)Nghiã của từ láy: 
• Nghĩa của từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc theo hướng 
mở rộng hoặc thu hẹp, tăng cương hoặc giảm nhẹ. 
Ví dụ: Khờ à khờ khạo, lạnh à lạnh lẽo (tăng nghĩa) 
Tím à tim tím, nhỏ ànho nhỏ (giảm nghĩa) 
• Nghĩa của từ láy khá phong phú, đa dạng, có giá trị biểu hiện, biểu cảm 
rất cao. Đay là loại từ đặc sắc có vị trí quan trọng trong ngôn ngữ văn 
chương. 
3. Từ ghép: 
a) Khái niệm: Từ ghép là những từ gồm hai hình vị trở lên được cấu tạo theo 
phương thức ghép là phương thức cấu tạo từ mới bằng cách ghép hai hoặc 
hơn hai hình vị lại với nhau. 
Ví dụ: hoa + hồng à hoa hồng 
Đất + nước J đất nước 
b) Phân loại: có hai loại: từ ghép thực và từ ghép hư. 
Phân loại từ ghép thực như sau: 
• Từ ghép phân nghĩa: (ghép chính phụ) 
Là loại từ ghép trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính 
chất) đứng trước là hình vị chính. Còn hình vị phụ đứng sau có tác dụng phân 
hoá nghĩa cho hình vị đứng trước. 
Ví dụ: máy ảnh, máy bơm, vui tính, vui lòng 
Chú ý: 
• Từ ghép được cấu tạo từ những hình vị tạo từ gốc Hán theo mô hình X 
+viên, x + trưởng 
 Ví dụ: x + viên: đoàn viên, mậu dịch viên, chiêu đãi viên 
 x + trưởng: bộ trưởng, hiệu trưởng, lớp trưởng 
• Từ ghép được cấu tạo từ những hình vịtạo từ thuần Việt theo mô hình 
nhà + x, vui + x 
 Ví dụ: nhà +x: nhà văn, nhà báo, nhà kho, nhà sư 
 vui + x: vui tính, vui lòng, vui mắt, vui miệng 
• Từ ghép hợp nghĩa: (ghép đẳng lập, ghép song song) 
Đó là những từ ghép do hai hình vị tạo nên, trong đó không có hình vị nào là 
chính, cũng không có hình vị nào là phụ, hai hình vị này có quan hệ ngang 
hàng. Nghĩa là từ ghép hợp nghĩa có tính chất tổng hợp khái quát. 
Ví dụ: vui buồn, xóm làng, mua bán, đi lại 
Về từ loại: hai hình vị trong từ ghép hợp nghĩa phải cùng từ loại(danh danh, 
động động, tính tính) cùng phạm trù ngữ nghĩa (cùng chỉ sự vật, hoạt động, 
tính chất). Phải đồng nghĩa (đợi chờ, trông nom, giảng day) gần nghĩa(tươi 
sáng, ganh thép, lắp ghép) hoặc trái nghĩa (đêm ngày, trên dưới, buồn vui) 
Về trật tự từ: Trật tự của hai hình vị có tính cố định nhưng cũng có một số 
trường hợp các hình vị có thể hoán vị cho nhau (nhà cửa à cửa nhà, đưa đón à 
đón đưa, xây dựng à dựng xay, áo quần àquần áo) 
c) Nghĩa của từ ghép: 
• Từ ghép phân nghĩa có tác dụng sắc thái hoá, cụ thể hoá nghĩa của hình 
vị chỉ loại lớn. Mỗi từ biểu thị một loại nhỏ sự vật, hiện tượng trong thực tế 
khách quan. 
• Từ ghép hợp nghĩa biểu thị những sự vật, hiện tượng mang tính tổng loại, 
tính khái quát. 
Bài 4: Nghĩa của từ tiếng Việt 
I. NGHĨA CỦA TỪ: 
 Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan 
được phản ánh vào trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ hoá. 
II. CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA TỪ: 
1. Nghĩa biểu vật: Nghĩa biểu vật là thành phần ý nghĩa của từ giúp ta hình dung 
được sự vật, hiện tượng, tính chấtmà từ chỉ ra. 
 Ví dụ: 
+ Mùa xuân đến (xuân: mùa xuân) 
+ Cô ấy đang tuổi xuân (xuân: trẻ) 
+ Xuân này kháng chiến đã năm xuân (xuân: 1 năm) 
(Hồ Chủ Tịch) 
2. Nghĩa biểu hiện: 
 Nghĩa biểu hiện là thành phần ý nghĩa chứa đựng những biểu hiện của con 
người về những tính chất căn bản của sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính 
chấtcủa hiện thực khách quan mà gợi ra. 
 Ví dụ: 
• Mùa xuân: mùa đầu tiên trong năm, từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch, khí 
trời ấm áp, dễ chịu, vạn vật tốt tươi, đầy sức sống. 
• Tuổi xuân: chỉ sự trẻ trung, đầy tính thanh nien. 
• Năm xuân: chỉ một năm (12 tháng) từ tháng 1 đến 12. 
3. Nghĩa biểu cảm (biểu thái): 
Nghĩa biểu cảm là thành nghĩa của từ, biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói 
(hoặc người viết) đối với đều được nói hoặc đối với người nghe. 
Ví dụ: Cho: sắc thái biểu cảm trung bình 
Biếu: thái độ kính trọng đối với người trên. 
Tặng: thái độ thân mật 
III. TỪ ĐA NGHĨA, TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ DỒNG ÂM: 
1. Từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa): 
 a) Khái niệm: Một từ (một hình thức ngữ âm) nhưng có thể gọi tên nhiều sự 
vật, hiện tượng biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) trong thực tế 
khách quan và được gọi là từ đa nghĩa. 
 Ví dụ: “đầu” 
Đầu người (bộ phận trên cùng của cơ thể) 
Đầu cầu, đầu làng đầu sông (vị trí) 
Đầu bảng, đầu đàn, dẫn đầu (danh dự) 
 b) Phân loại các nghĩa trong từ đa nghĩa: 
 Phân loai theo quan điểm hiện đại: chia hai loại: 
• Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ hiển thị. 
 Ví du: Từ “xuân” mùa đầu của một năm, từ tháng giêng đến thánh ba âm 
lịch. 
• Nghĩa phát sinh: Là nghía xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên 
cơ sở nghĩa gốc. 
 Ví dụ: Từ “xuân” 
+ Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ (tuổi xuân, sức xuân) 
+ Chỉ một năm (xuân này kháng chiến đã năm xuân) 
 Phân loại theo quan điểm đồng đại: chia thành ba loại 
• Nghĩa chính: là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sụ phát triển nghĩa của 
từ, là nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc 
vào văn cảnh, là nghũa được dùng nhiều nhất (sách TV 5 gọi là nghĩa 
đen). 
 Ví dụ: “vàng” kim loại quí, bền vững. 
 “chân” 
· Bàn chân, chân ghế bộ phận dưới của đồ vật 
 · Chân đồi, chân trờiJ vị trí dưới cùng của vật. 
• Nghĩa tu từ: là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó 
mang tính sáng tạo, tính cá nhân được hình thành trên cơ sở nghĩa chính, 
nghĩa phụ. 
Ví dụ: “Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm 
Mà cuộc sống tưng bừng ngày hội.” 
(Tố Hữu) 
Từ “xuân” chỉ cuộc sống mới, chế độ xã hội mới XHCN. 
c) Tác dụng của từ đa nghĩa: 
• Thể hiện qui luật tiết kiệm vô cùng kỳ diệu trong ngôn ngữ, góp phần giải 
quyết mâu thuẫn giữa cái vô hạn của sự vật, hiện tượng trong thực tế 
khách quan cần được ngôn ngữ biểu thị với cái hữu hạn của những 
phương tiện ngôn ngữ. 
• Từ đa nghĩa được sử dụng nhiều trong đời sống. 
2. Từ đồng nghĩa: 
a) Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh nhưng có 
chung ít nhất một nét nghĩa. 
b) Phân loại: 
• Từ đồng nghĩa tuyệt đối: nghĩa hoàn toàn giống nhau (về nghĩa biểu vật, 
biểu niệm, biểu thái) có thể thay thế cho nhau trong mọi văn cảnh. 
 Ví dụ: + Hộp quẹt, bao diêm 
 + Xe lửa, tàu hoả, tàu lửa 
• Từ đồng nghĩa tương đối: gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, 
đồng thời có một số nét nghĩa khác. Có hai loại nhỏ: 
 + Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm: 
 Ví dụ: xơi, mời, ăn, đóp, tọng, nốc. 
 + Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghiã, về phạm vi sử dụng. 
 Ví dụ: rộng, rộng rãi, thêng thang, mênh mông, bao la 
 chấp, nối, can, hàn, vá 
c) Tác dụng của từ đồng nghĩa: 
• Giúp ho người sử dụng ngôn ngữ những phương tiện ngôn ngữ để biểu thị sự 
vật, hiện tượng sinh động, phong phú đa dạng. 
• Sự phong phú của từ đồng nghĩa giúp văn thơ giàu sức diễn tả và gợi cảm. 
3. Từ trái nghĩa: 
a) Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, độc lập về ngữ 
nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về logic xét theo một phạm trù nhất định. 
 Ví dụ: dài - ngắn, tốt - xấu, nhanh - chậm. 
b) Phân loại: 
• Từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau: nhưng từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, tính 
chất không thể cùng tồn tại. 
 Ví dụ: chính nghĩa - phi nghĩa 
 tự do - nô lệ 
 mua - bán 
• Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đối lập nhau nưng có điểm trung gian 
ở giữa. 
Ví dụ: no - lưng lửng - đói 
Chín - ương ương - xanh 
Già - đứng tuổi - trẻ 
c) Tác dụng của từ trái nghĩa: 
• Quan hệ trái nghĩa giúp ta hiểu sâu thêm nghĩa của từ, nghĩa của từ hiện 
rõ nét hơn. 
• Người ta sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh tập giải 
nghĩa của từ. 
• Trong tác phẩm văn chương, người ta sử dụng khá nhiều các cập từ trái 
nghĩa vì chúng có khả năng biểu hiện, biểu cảm rất lớn. 
4) Từ đồng âm 
a) Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng 
khác nhau về ngữ nghĩa (nghĩa của chúng không cùng trong một hệ thống ngữ 
nghĩa). 
Ví dụ: Lũ trẻ tranh nhau bức tranh. 
b) Phân loại: 
• Từ đồng âm ngẩu nhiên: Các từ có hình thức ngữ âm ngẩu nhien giống 
nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Chúng vốn là những 
từ hoàn toàn khác nhau. 
Ví dụ: bàn (danh từ) à cái bàn 
Bàn (động từ) à bàn công việc 
J Dựa vào các ngữ cảnh để nhận biết các từ đồng âm. 
• Từ âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở : 
Đó là những từ đồng âm tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa ra. 
Ví dụ: ăn (đưa thức ăn vào miệng - ăn cơm) 
Ăn (trùng khít nhau - ăn mộng) 
Quà (ăn quà) quà (quà tặng) 
Đó là trường hợp “đông âm khác loại” nghĩa là một từ thuộc nhiều từ loại. 
Ví dụ: cuốc (danh từ): cái cuốc 
 cuốc (động từ): cuốc đất 
c). Giá trị của từ đồng âm: Từ đồng âm trong tiếng Việt có giá trị tu từ học rất 
lớn. Nó là cơ sở, là chổ dựa cho nghệ thuật chơi chữ trong các tác phẩm văn 
chương. 
Bài 5: Từ loại tiếng Việt 
I. TỪ LOẠI LÀ GÌ? 
Từ loại là các lớp từ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau gọi là các từ loại. 
II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠi TỪ TIẾNG VIỆT 
1. Ý nghĩa ngữ pháp khái quát: là ý nghĩa khái quát chung cho nhiều từ cùng 
loại. 
Ví dụ: - Các từ: nhà, bàn, bút, cây, học sinh, niềm tin, cuộc sốngcó ý nghĩa 
chung chỉ sự vật. 
Các từ: đi, ăn, ngủ, học tập, làm việccó ý nghĩa chung là chỉ hoạt động, trạng 
thái. 
• Các từ: đẹp, xấu, trắng, đen, to, nhỏcó ý nghĩa chung là chỉ đặc điểm 
tính chất. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tieng_viet_van_hoc_va_phuong_phap_giang_day_phan_1.pdf
Ebook liên quan