Tài liệu Truyền sóng và anten - Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tóm tắt Tài liệu Truyền sóng và anten - Nguyễn Phạm Anh Dũng: ...Do hiệu ứng Doppler phổ của tín hiệu được phát trong qua trình truyền dẫn sẽ bị mở rộng. Hiệu ứng này gọi là tán tần. Giá trị của tán tần chủ yếu phụ thuộc vào tần số Doppler cực đại và các biên độ của các sóng mang thành phần thu được. Trong miền thời gian, hiệu ứng Doppler dẫn đến đáp ứng xu...dB. Lúc đó các công thức (4.8), (4.9), (4.13) có dạng 69 Chương 4: Lý thuyết chung về anten D(dBi) = 10lgD = 10lgS – 10lgS0 (4.14a) Hay D(dBi) = 20lgE – 20lgE0 (4.14b) G(dBi) = 10lgG = 10lgηAS – 10lgS0 (4.15) 4.3.5 Trở kháng vào của anten Khi mắc anten vào máy phát hoặc máy thu trực...5.60) Nếu coi hiệu suất bức xạ của các chấn tử là 100% thì công suất của máy phát cung cấp cho chấn tử 1 và bức xạ bởi chấn tử bằng: ( ) ( ) * 1 1 1 11 12 12 * 2 2 2 22 12 12 os sin 2 1 os sin 2 a a bx a a bx I IP R a R c X I IP R R c X a = + −⎡ ⎤⎣ ⎦ ⎡ ⎤= + −⎢ ⎥⎣ ⎦ ψ ψ ψ ...

pdf147 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Truyền sóng và anten - Nguyễn Phạm Anh Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược loa hình tháp. 
Nếu ống dẫn sóng là hình tròn ta có loa hình nón. 
a) b) c)
Hình 6.19. Các anten loa: a) Nón vách nhẵn. b) Nón vách gấp nếp. c) loa hình tháp. d) loa E 
và e) loa H 
Để khảo sát nguyên lý làm việc của anten loa ta khảo sát mặt cắt dọc của anten loa (hình 
6.20 ) 
Năng lượng cao tần được truyền theo ống dẫn sóng đến cổ loa dưới dạng sóng phẳng. ở 
đây một phần năng lượng sẽ phản xạ trở lại còn đại bộ phận tiếp tục truyền theo thân loa dưới 
dạng sóng phân kỳ tới miệng loa. Tại miệng loa phần lớn năng lượng được bức xạ ra ngoài, một 
phần phản xạ trở lại. Sự phản xạ sóng ở cổ loa càng lớn khi góc mở của loa càng lớn còn sự phản 
b1
b
a
e)
z
Miệng loa
2φ0
L
b1
R
Cổ loa
O 
Hình 6.20 
a1
b 
a 
 d)
 130 
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
xạ sóng tại miệng loa càng nhỏ khi kích thước miệng loa càng lớn. Sóng truyền đi trong loa có thể 
coi là sóng cầu có tâm pha tại O, do đó tại mặt phẳng miệng loa không phải là mặt đồng pha. Nếu 
loa có chiều dài R cố định, muốn diện tích miệng loa lớn để tạo được bức xạ mạnh thì góc mở của 
loa phải lớn. Nhưng điều này làm cho sóng phản xạ tại miêng loa càng lớn và sự sai pha giữa các 
phần tử bức xạ trên miêng loa càng lớn, gây méo pha theo hướng trục z, làm xấu tính hướng của 
anten. Bởi vậy khi tính toán anten loa có thể chọn góc mở và độ dài R của loa thích hợp, để anten 
loa có tính hướng tốt nhất. 
 a, Xét trường hợp loa E 
 Chiều dài từ tâm pha O đến mép loa L được xác định theo công thức: 
( )212 b50RL ,+= 
 Hiệu đường đi của tia sóng từ tâm pha đến mép miệng loa với tâm loa : 
( )
R8
b
Rb50RRLL
2
12
1
2 =−+=−=Δ , 
sẽ gây ra lệch pha của các phần tử nằm ở mép loa so với tâm loa một góc là k ΔL. Trong mặt 
phẳng E để có tính hướng tốt thì góc lệch pha cho phép trong mặt phẳng E là k ΔL ≤ π/2. 
Ta có: 
2 2
12
8 2 2
b R
R
π π 1b
λ λ≤ ⇒ ≥ (6.34) 
 b, Xét trường hợp loa H 
 Cũng chứng minh tương tự như trong trường hợp loa E, nhưng trong mặt phẳng H điện 
trường E ở mép loa bằng 0, có nghĩa là các phần tử nguyên tố bức xạ mặt càng ở xa tâm loa bức 
xạ càng yếu đi, do thành phần điện trường tiếp tuyến trên bề mặt mỗi nguyên tố giảm dần cho tới 
0 tại mép loa. Bởi vậy cho phép góc lệch pha của phần tử bức xạ ở tâm loa so với các phần tử bức 
xạ ở mép loa lón hơn trường hợp cho trong mặt phẳng E, nghĩa là k.ΔL ≤ 0,75π từ đó ta có: 
2
1
3
aR λ≥ (6.35) 
 c, Xét trường hợp loa hình nón 
( )202 0,15
2,4
R
R λλ≥ − (6.36) 
 Với R0 là bán kính của miệng loa 
Loa có chiều dài loa R thỏa mãn điều kiện bằng trong các biểu thức (6.34), (6.35), (6.36) được 
gọi là loa tối ưu, ta có 
θ =00
Hình 6.21. Đồ thị phương hướng của 
anten loa 
2
1
2opt
bR λ= Loa E: 
2
1
3opt
aR λ= Loa H: 
 131
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
( )202 0,15
2,4
R
R λλ= − Loa nón : 
6.6.2 Tính hướng của anten loa 
 Đối với anten loa E , độ rộng búp sóng được xác định 
0
1
2 1
0
0
1
2 51
2 115
E
E
b
b
λθ
λθ
=
=
 (6.37) 
 Đối với anten loa H , độ rộng búp sóng được xác định 
0
1
2 1
0
0
1
2 51
2 172
H
H
a
a
λθ
λθ
=
=
 (6.38) 
 Để độ rộng búp sóng chính trong hai mặt phẳng E và H bằng nhau thì các cạnh của loa 
phải thỏa mãn điều kiện a1 = 1,5 b1. 
 Hệ số hướng tính của anten loa được tính theo biểu thức 
2
4 SD = π υλ (6.39) 
 Ở đây S là diện tích của miệng loa, υ là hệ số sử dụng bề mặt miệng loa. Hệ số sử dụng bề 
mặt của miệng loa luôn nhỏ hơn 1 do biên độ và pha của trường trên miệng loa khác nhau so với 
tâm loa. 
 Để tăng hệ số hướng tính của anten loa cần phải tăng kích thước miệng loa. Ví dụ để đạt 
được D = 4500 (36,6 dBi) với bước sóng công tác 5 cm, thì miệng loa phải có kích thước a1 = 1,5 
m và b = 1m, chiều dài loa phải lớn hơn 10 m. 1
 Anten loa thường được sử dụng làm anten bức xạ sơ cấp (bộ chiếu xạ) cho các loại anten 
có mặt bức xạ thứ cấp như anten parabol, anten cassegrain....Nó cũng được sử dụng làm các anten 
độc lập trong các hệ thống thông tin vệ tinh. Khi đó kích thước của loa rất lớn. 
6.7 ANTEN GƯƠNG 
6.7.1 Nguyên lý chung 
 Nguyên lý làm việc của anten gương tương tự như nguyên lý làm việc của gương quang 
học. Để thuận tiện chúng ta sẽ khảo sát hoạt động của anten gương ở chế độ phát sóng. Sóng sơ 
cấp với dạng mặt sóng và hướng truyền lan nhất định, sau khi phản xạ từ mặt gương sẽ trở thành 
sóng thứ cấp với dạng mặt sóng và hướng truyền lan biến đổi theo yêu cầu. Việc biến đổi này là 
nhờ hình dạng và kết cấu đặc biệt của mặt phản xạ (gọi là gương). Trong phần lớn các trường hợp, 
 132 
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
gương có nhiệm vụ biến đổi sóng cầu hoặc sóng trụ bức xạ từ nguồn sơ cấp với tính hướng kém 
thành sóng phẳng (hoặc gần phẳng) với năng lượng tập trung trong một không gian hẹp có tính 
hướng mong muốn. Nguồn bức xạ sơ cấp được gọi là bộ chiếu xạ. Gương phản xạ thứ cấp được 
dùng phổ biến nhất là gương parabol, một số sử dụng gương hyperbol. 
6.7.2 Anten gương parabol 
 Anten gương parabol được sử dụng phổ biến trong thông tin vi ba và thông tin vệ tinh. 
Cấu tạo của anten bao gồm hai bộ phận chủ yếu: một mặt phản xạ (gương) tròn xoay có mặt cong 
theo đường cong theo đường cong parabol, mặt phản xạ đảm bảo cơ chế hội tụ để tập trung năng 
lượng vào một phương cho trước; một bộ chiếu xạ đặt tại tiêu điểm F của gương, thực chất bộ 
chiếu xạ là một anten sơ cấp: bức xạ sóng cầu (với gương parabol tròn xoay) hay một nguồn bức 
xạ thẳng dọc theo trục tiêu (gương parabol trụ), hình 6.22. 
Tiªu ®iÓm
 Hình 6.22. Anten gương parabol 
Hình 6.23. Mặt cắt dọc của anten gương parabol 
Để hiểu được tính chất hình học của mặt phản xạ parabol tròn xoay ta xét parabol là 
đường cong được tạo ra từ mặt phản xạ trong một mặt phẳng bất kỳ vuông góc với mặt phẳng 
chứa mặt mở và đi qua tiêu điểm (hình 6.23a). Tiêu điểm được ký hiệu là F và đỉnh là O, trục là 
đường thẳng đi qua F và O, FO là tiêu cự được ký hiệu là f. Xét quãng đường đi của hai tia sóng 
xuất phát từ bộ chiếu xạ đặt tại tiêu điểm của gương: một tia trùng với quang trục của gương và 
phản xạ tại đỉnh gương, đến miệng gương tại O’; một tia phản xạ tại điểm A bất kỳ trên mặt 
gương và đến miệng gương tại B. Ta sẽ có FO + OO’= FA + AB = k (với k là hằng số).Quãng 
đường đi dài như nhau có nghĩa rằng sóng phát từ tiêu điểm có phân bố pha đồng đều trên mặt mở. 
Thuộc tính này cùng với thuộc tính các tia song song có nghĩa là mặt sóng là mặt phẳng. Như vậy 
 133
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
phát xạ từ mặt phản xạ parabol tròn xoay giống như phát xạ một sóng phẳng từ một mặt phẳng 
vuông góc với trục và chứa đường chuẩn (đường vuông góc với FO và đi qua điểm đối xứng với 
F qua đỉnh O trên trục, độ dài của đường chuẩn là đường kính của miệng gương parabol còn gọi là 
đường kính của anten parabol). Cần lưu ý rằng theo nguyên lý đảo lẫn, các tính chất này cũng áp 
dụng cho cả anten ở chế độ thu. 
 Tỷ số giữa đường kính của miệng gương và tiêu điểm là một tỷ số quan trọng, nên ta đi 
xét tỷ số này. Ký hiệu đường kính của miệng gương là d, ta được: 
00,25cot
2
f ang
d
ψ= (6.40) 
 Vị trí của tiêu điểm so với mặt phản xạ đối với các giá trị f/d khác nhau được cho ở hình 
6.24. Đối với f/d<0,25, anten sơ cấp (tiếp sóng) nằm trong không gian giữa mặt phản xạ và miệng 
gương và chiếu xạ giảm mạnh ở biên của mặt phản xạ. Đối với f/d>0,25, anten sơ cấp nằm ngoài 
miệng gương vì thế chiếu xạ trở nên đồng đều hơn, nhưng một phần bị tràn ra ngoài bộ phản xạ. 
Ở chế độ phát sự tràn này là sự phát xạ của anten sơ cấp hướng đến bộ phản xạ nhưng vượt ra 
ngoài góc 2Ψ . 0
F F F
(f/d) = 0,25 (f/d) > 0,25(f/d) < 0,25
 Hình 6.24. Vị trí tiêu điểm đối với các giá trị f/d khác nhau 
Đồ thị phương hướng của anten parabol 
 Năng lượng của sóng điện từ được phản xạ từ gương và tập trung xung quanh quang trục 
của gương, được gọi là búp sóng chính. Tuy nhiên, do có sự ảnh hưởng bởi sự che chắn của các 
thanh đỡ bộ chiếu xạ cũng như của chính bộ chiếu xạ nên gây ra miền tối ở phía sau bộ chiếu xạ; 
bộ chiếu xạ bức xạ sóng sơ cấp một phần sóng truyền ra ngoài mặt gương; mặt phản xạ không 
phẳng tuyệt đối nên khi phản xạ một phần năng lượng bị tán xạ. Do đó đồ thị phương hướng của 
anten gương parabol ngoài búp sóng chính còn có các búp sóng phụ. 
Độ rộng búp sóng chính θ3dB hay góc nửa công suất của đồ thị phương hướng được xác 
định theo công thức: 
3 1
2
212dB fd
θ θ= = (độ) (6.41) 
3 1
2
702dB d
λθ θ= =Hay (6.42) 
 134 
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
Trong đó: f là tần số công tác (GHz), d là đường kính miệng gương (m), λ bước sóng công 
tác (m). 
0 dB 
3 dB
Búp chính
Các búp phụ 
Búp 
ngược 
G 
1800- 1800 0
2θ 1/2
Hình 6.25. Đồ thị phương hướng của anten parabol trong tọa độ vuông góc 
Hiệu suất làm việc của anten parabol 
Ở anten parabol không phải tất cả năng lượng sóng bức xạ từ nguồn sơ cấp (bộ chiếu xạ) 
đều được phản xạ từ gương parabol. Một phần năng lượng sóng được hấp thụ từ gương và một 
phần khác bị tán xạ ra xung quang mép gương do mặt gương không phẳng tuyệt đối. Thêm vào đó, 
bộ chiếu xạ đặt ở giữa gương cộng với giá đỡ sẽ che chắn mất một phần miệng gương (tạo nên 
một vùng tối đối diện với gương). Chính vì thế mà trong thực tế hiệu suất của anten parabol chỉ 
đạt được khoảng 55- 70 % công suất bức xạ từ bộ chiếu xạ. 
Hệ số hướng tính và hệ số khuếch đạicủa anten gương parabol tròn xoay: 
2
2
4 S dD ⎛ ⎞= = ⎜ ⎟⎝ ⎠
π η π
λ λ (6.42) 
2
2
4 S dG ⎛ ⎞= = ⎜ ⎟⎝ ⎠
π η π ηλ λ (6.43) 
trong đó: d đường kính miệng gương (m) 
 λ bước sóng công tác (m) 
η hiệu suất làm việc của anten 
2/4) S là diện tích thực của miệng anten (S = πd
 Nếu biểu thị theo đơn vị decibel ta có: 
( ) ( )( ) 20lg 20lg 10lg 20,4m GHzG dBi d f η= + + + (6.44) 
 135
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
Chú ý: Hệ số hướng tính D và hệ số khuếch đại G trong các công thức trên được tính ở 
hướng bức xạ cực đại. 
Ví dụ 
 Một anten parabol có đường kính miệng parabol là 2m, công suất bức xạ là 5 W, tần số 
công tác là 6 GHz, hiệu suất làm việc 55% . Hãy xác định: 
 a, Độ rộng búp sóng chính 
 b, Hệ số khuếch đại 
 c, Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương. 
 Giải 
 a, Áp dụng công thức (6.41) ta có độ rộng búp sóng nửa công suất là 
 0
3
21 21 1,75
6.2dB fd
= = =θ 
 b, Hệ số khuếch đại được tính theo công thức (6.44) 
( ) ( )( ) 20lg 20lg 10lg 20,4
20lg 2 20lg 6 10lg 0,55 20,4 39,4( )
m GHzG dBi d f
dBi
= + + +
= + + + =
η
 c, Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương 
5EIRP ( ) ( ) 39,4 10lg 39,4 37 76,4
0,001T T
G dBi P dBm= + = + = + = (dBm) 
6.7.3 Anten hai gương: anten Cassegrain 
 Anten Cassegrain gồm một gương phản xạ parabol tròn xoay còn gọi là gương chính, một 
gương phản xạ hyperbol còn gọi là gương phụ và bộ chiếu xạ dùng anten loa. Bộ chiếu xạ được 
bố trí sao cho tâm loa nằm ở giữa đỉnh parabol. Gương phụ có hai tiêu điểm: một trùng với tiêu 
điểm của gương chính và một trùng với tâm pha của bộ chiếu xạ (hình: Mặt cắt dọc theo quang 
trục của anten Cassegrain ). 
 Anten biến đổi sóng cầu từ bộ chiếu xạ thành sóng phẳng đồng pha ở miệng gương chính 
sau hai lần phản xạ liên tiếp tại gương phụ và gương chính. 
Ưu điểm của anten Cassegrain là độ rộng búp sóng chính của đồ thị phương hướng nhỏ 
hơn so với anten parabol đơn, bộ chiếu xạ đặt ở ngay đỉnh gương chính nên rất thuận lợi cho viếc 
cấp điện. Gương phản xạ phụ được lắp phía trước gương phản xạ chính nói chung có kích cỡ nhỏ 
hơn loa tiếp sóng và gây ra che tối ít hơn. Như vậy, anten Cassegrain cũng có nhược điểm là 
gương phụ chắn mất một phần không gian ở trước gương chính gây ra miền tối, làm cho phân bố 
biên độ của trường không đồng đều, giảm tính định hướng của anten. 
Hệ thống Cassegrain được sử dụng rộng rãi cho các trạm mặt đất. 
 136 
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
Hình 6.26. Mặt cắt dọc theo quang trục của anten Cassegrain và các tia truyền đối 
với anten. 
Hình 6.27. Anten Cassegrain 
6.7.4. Anten Gregorian 
 Một dạng khác của anten hai gương là anten Gregorian. Anten gồm một gương phản xạ 
parabol tròn xoay chính và một gương phản xạ phụ elip tròn xoay. Cũng như ở trường hợp trên, 
gương phản xạ phụ có hai tiêu điểm, một trùng với tiêu điểm của gương phản xạ chính và điểm 
kia trùng với tâm pha của loa tiếp sóng. Hoạt động của hệ thống Gregorian có nhiều điểm giống 
như Cassegrain. Anten Gregorian đươc minh hoạ ở hình 6.28. 
 137
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
Hình 6.28. Anten Cassegrain lệch trục 
6.8 TỔNG KẾT 
 Anten là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống thông tin vô tuyến. Tùy vào tính chất 
của mỗi hệ thống thông tin vô tuyến người ta sử dụng các loại anten thích hợp. Có rất nhiều loại 
anten khác nhau hiện đang được sử dụng. Trong chương đã đề cập đến một số loại anten được 
dùng phổ biến nhất. Các anten nhiều chấn tử được ứng dụng rộng rãi trong vô tuyến truyền hình. 
Các anten này thường đơn giản về cấu trúc, chịu được áp lực gió khi đặt trên cao và hoạt động của 
chúng có nhiều ưu điểm về thông số điện. Các anten bức xạ mặt được sử dụng ở các tần số cao 
hơn. Ưu điểm của chúng là đạt được tính hướng rất cao. Anten loa là một dạng anten được sử 
dụng phổ biến trong thông tin vệ tinh. Loa có thể sử dụng như một anten độc lập hay thường 
xuyên hơn nó được sử dụng làm các bộ tiếp sóng cho các anten gương. Các anten gương parabol 
được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin chuyển tiếp mặt đất cũng như hệ thống thông 
tin vệ tinh. Tiếp sóng cho các anten này có thể là các loa được đặt tại chính tâm hoặc lệch tâm. 
Trường hợp thứ hai cho phép tránh được hiện tượng che tối nhưng đòi hỏi phải có các biện pháp 
để tạo phân bố trường chiếu xạ đều hơn trên mặt mở của parabol và giá đỡ bộ phản xạ cũng phức 
tạp hơn. Các anten phản xạ kép cũng được sử dụng trong thông tin vệ tinh, cho phép đặt tiếp sóng 
ngay tại tâm của chảo phản xạ chính vì thế bảo dưỡng và quay anten tiện hơn. Anten Cassegrain 
bao gồm hai bộ phản xạ: bộ phản xạ phụ có hình hyperbol tròn xoay và bộ phản xạ chính là 
parabol tròn xoay. Anten Gregorian cũng có bộ phản xạ chính là parabol tròn xoay nhưng bộ phản 
xạ phụ là elip tròn xoay. 
6.9 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten yagi. 
 138 
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
2. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten loga - chu kỳ. 
3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten loa. Điều kiện để loa tối ưu. 
4. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten gương parabol. 
5. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten gương kép Cassegrain. 
6. Một anten parabol đường kính 5m có hiệu suất làm việc 0,65 làm việc tại tần số 6GHz. 
Tìm diện tích mặt mở hiệu dụng của anten 
 (a) 12,76 m2; (b) 13,76m2; (c) 14,76m2; (d) 15,75m2
7. Số liệu như bài 6, tìm hệ số khuếch đại của anten. 
 a ) 45,1dBi; (b) 46,1dBi; (c) 47,1dBi; (d) 48,1dBi 
8. Số liệu như bài 6, xác định độ rông búp sóng chính. 
a ) 0,50 0 0; (b) 0,7 ; (c) 1,5 ; (d) 1,7 0
9. Một anten parabol đường kính 3m có hiệu suất làm việc 0,55 làm việc tại tần số 2GHz. 
Tìm diện tích mặt mở hiệu dụng của anten. 
a ) 2,9 m2; (b) 3,5 m2; (c) 3,9 m2; (d) 4,5 m2
10. Số liệu như bài 9, tìm hệ số khuếch đạicủa anten. 
a ) 33,4dBi; (b) 35,4dBi; (c) 37,4dBi; (d) 39,4dBi 
11. Số liệu như bài 9, xác định độ rông búp sóng chính. 
a ) 2,50 0 0; (b) 3,0 ; (c) 3,5 ; (d) 3,7 0
12. Một anten gương parabol có hệ số khuếch đại là 50 dBi, hiệu suất làm việc 60%. Tính góc 
nửa công suất. 
a ) 0,440; (b) 0,540 0; (c) 0,64 ; (d) 0,740
013. Một anten có góc nửa công suất bằng 2 . Xác định hệ số khuếch đại khi biết hiệu suất làm 
việc của anten là 55%. 
a ) 30,2dBi; (b) 35,2dBi; (c) 38,2dBi; (d) 40,2dBi 
14. Một anten phát có hệ số khuếch đạilà 40 dBi, anten có công suất phát là bao nhiêu để 
anten thu gương parabol có đường kính miệng gương 0,9 m; hiệu suất làm việc 0,55 đặt cách 
anten phát 50 km nhận được công suất – 70 dBW. Giả thiết sóng truyền trong không gian tự 
do. 
a ) 0,5 mW; (b) 0,5 W; (c) 0,9 mW; (d) 0,9W 
15. Anten gương parabol có hệ số khuếch đạilà 40 dBi, hiệu suất làm việc 60%, làm việc tại 
tần số 4GHz.Tính đường kính miệng gương. 
a ) 3,08 m; (b) 3,28 m; (c) 3,58 m; (d) 3,78 m 
16. Số kiệu như bài 15, tính độ rộng búp sóng θ3dB. B
a ) 1,50 0 0; (b) 1,7 ; (c) 2,5 ; (d) 2,70
17. Một anten phát có hệ số khuếch đạilà 30 dBi, công suất phát của anten là 5W. Ở cự ly 50 
km đặt một anten thu gương parabol có đường kính miệng gương 1,5m. Tính công suất anten 
thu nhận được. 
a ) 1,13 pW; (b) 1,13μW; (c) 1,13 mW ; (d) 1,13 W 
18. Số liệu như bài 17, tính tổn hao truyền sóng trong không gian tự do khi truyền từ anten 
phát đến anten thu. 
 139
Chương 6: Anten dùng trong thông tin viba 
a ) 60,45dB; (b) 63,45dB; (c) 65,45dB; (d) 66,45dB 
19. Một anten gương parabol có hệ số khuếch đại là 30 dBi, hiệu suất làm việc 60%. Tính góc 
nửa công suất. 
a ) 4,380; (b) 5,380 0; (c) 6,38 ; (d) 7,380
20. Một anten có góc nửa công suất bằng 1,20. Xác định hệ số khuếch đại khi biết hiệu suất 
làm việc của anten là 55%. 
a ) 35,7dBi; (b) 40,7dBi; (c) 42,7dBi; (d) 45,7dBi 
 140 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phan Anh, Trường điện từ và truyền sóng, NXB đại học quốc gia Hà nội. 
[2]. Phan Anh, Lý thuyết và kỹ thuật anten, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004 
[3]. Nathan Blaunstein, Radio propagation in cellular network, Artech House, Boston, 2000 
 145
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN SÓNG 1 
1.1. Giới thiệu chung 1 
1.2. Nhắc lại một số tính chất cơ bản của sóng điện từ 1 
1.3. Sự phân cực của sóng vô tuyến điện 3 
1.4. Nguyên tắc phân chia sóng vô tuyến điện theo tần số và bước sóng 6 
1.5. Các phương pháp truyền lan sóng trong môi trường thực 7 
1.6. Công thức truyền sóng trong không gian tự do 10 
1.7. Nguyên lý Huyghen và miền Fresnel 13 
1.8. Tổng kết 18 
1.9. Câu hỏi và bài tập 18 
CHƯƠNG 2. TRUYỀN LAN SÓNG CỰC NGẮN 20 
2.1. Giới thiệu chung 20 
2.2. Các phương pháp truyền lan sóng cực ngắn 20 
2.3. Truyền lan sóng trong giới hạn nhìn thấy trực tiếp với các điều kiện lý tưởng 22 
2.4. Truyền lan sóng trong giới hạn nhìn thấy trực tiếp khi kể đến ảnh hưởng của địa hình 29 
2.5. Ảnh hưởng của tầng đối lưu không đồng nhất 32 
2.6. Các dạng pha đinh và biện pháp chống 40 
2.7. Tổng kết 41 
2.8. Câu hỏi và bài tập 41 
CHƯƠNG 3. KÊNH TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG 43 
3.1. Giới thiệu chung 43 
3.2. Mở đầu 43 
3.3. Kênh truyền sóng trong miền không gian 48 
3.4. Kênh truyền sóng trong miền tần số 49 
3.5. Kênh truyền sóng trong miền thời gian 50 
3.6. Quan hệ giữa các thông số trong các miền khác nhau 51 
3.7. Các loại pha đinh phạm vi hẹp 52 
3.8. Các phân bố Rayleigh và Rice 53 
3.9. Các mô hình kênh trong miền thời gian và miền tần số 54 
3.10. Ảnh hưởng của thừa số K kênh Rice và trải trễ lên các thuộc tính kênh trong 
 miền tần số 57 
3.11. Tổng kết 60 
3.8. Câu hỏi và bài tập 61 
CHƯƠNG 4. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ANTEN 62 
4.1. Giới thiệu chung 62 
4.2. Mở đầu 62 
4.3. Các tham số cơ bản của anten 65 
4.4. Các nguồn bức xạ nguyên tố 73 
4.5. Tổng kết 79 
4.6. Câu hỏi và kiểm tra 79 
CHƯƠNG 5. CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG 81 
5.1. Giới thiệu chung 81 
5.2. Phân bố dòng điện trên chấn tử đối xứng 81 
 iii
5.3. Trường bức xạ của chấn tử đối xứng trong không gian tự do 83 
5.4. Các tham số của chấn tử đối xứng 85 
5.5. Ảnh hưởng của mặt đất đến đặc tính bức xạ của anten 92 
5.6. Hệ hai chấn tử đặt gần nhau 96 
5.7. Các phương pháp cấp điện cho chấn tử đối xứng 103 
5.8. Tổng kết 109 
5.9. Câu hỏi và bài tập 109 
CHƯƠNG 6. ANTEN DÙNG TRONG THÔNG TIN VI BA 111 
6.1. Giới thiệu chung 111 
6.2. Đặc điểm và yêu cầu của anten dùng trong thông tin vi ba 111 
6.3. Anten nhiều chấn tử 113 
6.4. Anten khe 120 
6.5. Nguyên lý bức xạ mặt 124 
6.6. Anten loa 129 
6.7. Anten gương 132 
6.8. Tổng kết 138 
6.9. Câu hỏi và bài tập 138 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 
 iv 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_truyen_song_va_anten_nguyen_pham_anh_dung.pdf
Ebook liên quan