Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 2): ... giơ cao trái tim cháy rực, soi đường cho mọi người. Họ chạy xông lên theo anh, sung sướng, mê cuồng. Cảnh tượng kỳ diệu của trái tim lôi cuốn họ. Giông bão và rừng rậm bị bỏ lại phía sau. Trước mặt là thảo nguyên bừng sáng vì những giọt mưa chói lọi. Chàng Đankô kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo ...yết liệt để trở thành người anh hùng có ý chí sắt thép, gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Ở Paven, trước hết là quá trình trưởng thành ý thức giai cấp, ý thức đồng đội và rũ bỏ những thói quen xấu là tính tự do vô kỷ luật và hành động theo bản năng. Không có sự d... con trai là sĩ quan Nga hoàng thường vắng nhà. Acxinhia làm hầu phòng, Grigory làm xà ích (đánh xe ngựa). Ở quê, Natalia buồn khổ, viết thư cho chồng mong anh trở về nhưng vô hiệu. Chiến tranh nổ ra, Grigory nhận được lệnh nhập ngũ, ông già Panchelay đếùn thăm con, chuẩn bị cho anh lên đườn...

pdf52 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh để phục hồi 
cuộc sống thanh bình trên đống hoang tàn của chiến tranh khốc liệt hay không?”. 
Hình tượng Socolop đã trả lời vấn đề này một cách tích cực và khẳng định với 
âm hưởng lạc quan đầy sức mạnh. 
 “Số phận con người” với tư cách là một truyện ngắn dài hơn 30 trang 
sách, nhưng tác giả không chú ý xây dựng một chi tiết hạt nhân nào như lẽ 
thường mà sáng tạo hàng loạt tình tiết xâu chuỗi với nhau làm thành một cốt 
truyện phong phú - dài hơi, có dáng dấp tiểu thuyết. Từ đó, giới phê bình gọi đấy 
là một “truyện ngắn sử thi”. 
 Trên cơ sở thi pháp hoàn chỉnh và độc đáo mở ra từ Sông Đông êm đềm, 
xuyên qua Đất Vỡ Hoang, Solokhop tiếp tục tư tưởng nghệ thuật của mình và 
tạo ra một đỉnh cao mới với truyện ngắn” Số phận con người”. 
 Vẫn duy trì kết cấu tiểu thuyết - sử thi, nhà văn đặt toàn bộ nội dung vào 
trong một kết cấu “nhạc giao hưởng cổ điển” (cũng gọi là bản giao hưởng anh 
hùng) khá lý thú. Một bản giao hưởng có thể gồm 3 chương và 2 phần: phần 
giáo đầu và phần kết thúc. Truyện “Số phận con người” cũng có các phần tương 
đương như vậy. Nôi dung 3 chương miêu tả cuộc đời gian nan của nhân vật 
chính Xocolop, đồng thời, mỗi chương vẫn là một câu chuyện trọn vẹn. 
 Có hai chủ đề xuyên suốt các chương đó là: chủ đề bi thương và chủ đề 
anh hùng. Hai chủ đề này đan xen, đối chiếu và xung đột với nhau. 
 Trong chương I, Xocolop vượt qua những thử thách gian nan để chiến 
đấu thời kỳ nội chiến và lao động trong những năm phục hồi kinh tế. Cha mẹ và 
anh chị em Xocolop đều bị chết đói, chỉ có một mình anh đứng vững được. Dần 
dần anh xây dựng nên một gia đình mới, hạnh phúc, có nhà cửa, có vợ hiền và 
ba đứa con ngoan ngoãn, thông minh. 
 Sang chương II, chiến tranh vệ quốc bùng nổ, Xocolop từ giã vợ con ra 
tiền tuyến. Trong chiến trận, không may anh và nhiều đồng đội bị quân phát xít 
bắt làm tù binh. Anh đã phải chịu đựng biết bao sự tra tấn, chà đạp tàn bạo 
khủng khiếp của kẻ thù. Nhưng anh khôn khéo chiến thắng, chạy trốn khỏi trại 
tù binh trở về đơn vị hồng quân lại còn lập thêm chiến công: bắt sống một tên 
thiếu tá phát xít đem về đơn vị. 
 Về tới đơn vị, Xocolop lại nhận được tin đau đớn nhất - trái bom của máy 
bay phát xít đã chôn vùi ngôi nhà cùng người vợ và hai đứa con của anh  
 Qua chương III, một niềm vui lớn lại sưởi ấm cuộc đời giá lạnh của anh: 
nhận được tin và thư của cậu con trai lớn nay đã trở thành một đại úy pháo binh 
thông minh, có tài năng, đẹp trai và đầy triển vọng. Hai cha con hồi hợp chờ đợi 
ngày gặp gỡ. Đúng vào cái ngày kết thúc chiến tranh và chiến thắng phát xít 
Đức, Xolôcop tìm đến gặp con trai nhưng cũng để đưa tiễn người con trai anh 
dũng ấy tới nơi an nghỉ cuối cùng. 
 Sau đó anh phải đi tìm việc làm để kiếm sống trong nỗi cô đơn buồøn khổ. 
Anh làm tài xế xe tải, chở lúa mì cho một huyện lỵ. Rồi anh gặp đứa bé mồ côi 
Vania (cha mẹ em đều chết trong chiến tranh). Cậu bé Vania không nhớ mặt cha 
và tin rằng cha còn sống. Nhân đó Xocolop bảo cậu bé: anh chính là cha ruột 
Vania, nay đã trở về đoàn tụ với con. Sự xuất hiện em bé Vania ở chương này 
thêm một câu chuyện đau thương, là một tiếng thét phẫn nộ (bằng giọng nói non 
nớt trẻ em) đối với chiến tranh, là một bản án đối với chủ nghĩa phát xít. 
Nhưng đây không phải là một kết thúc tốt đẹp mĩ mãn. Cuộc sống của “hai cha 
con” vẫn còn nhức nhối chưa nguôi. Chủ đề bi thương vẫn thỉnh thoảng khe khẽ 
trỗi lên. Đó là lúc cậu bé chợt nhớ chiếc áo bành tô da của cha đẻ ngày xưa mà 
Xocolop không ngờ tới; đó là lúc Xocolop không thể chạy trốn khỏi những giấc 
mơ khi đêm về thấp thoáng hình ảnh vợ và con, “Mỗi khi anh thức giấc thì gối 
đẫm nước mắt”. 
 Phần kết thúc, bản giao hưởng văn xuôi tiếng Nga vang lên tiếng nói của 
nhà văn - lúc này trở lại giọng người kể chuyện , đó là tiếng nói chính luận hòa 
quyện cảm xúc trữ tình cất lên bi tráng trong suy tư man mác: “Hai kẻ côi cút, hai 
hạt cát bị cơn bão chiến tranh với sức mạnh ghê gớm thổi bạt tới những miền xa 
lạ. Cái gì đang chờ đợi họ phía trước? Tôi nghĩ rằng họ sẽ khắc phục được mọi 
điều, vượt qua tất cả trên đường đi tới”. Tuy thế âm hưởng lạc quan vẫn cố 
gắng vươn lên, lấn át cảm xúc bi thương. Hình ảnh đứa bé chạy trước, người 
lính cựu binh chậm rãi theo sau  chính là đἢr />SERGEJ EXENHIN 
Nhà thơ của nỗi buồn Nga và tình yêu làng quê Nga (3.10.1895 - 28.12.1925) 
 Nhà thơ sinh ở làng Konstantinova, tỉnh Riazan, trong gia đình nông dân. 
Năm 1913, anh theo cha lên Moskva, làm việc trong xưởng in và học dự thính 
Trường Đại học Nhân dân Sanhiapski, Năm 1915 đi Peterburg làm quen với nhà 
thơ A. Blok va 2một số nhà thơ khác. Văn nghệ sĩ thủ đô đón tiếp anh nồng nhiệt 
như vị sứ giả của làng thôn ruộng đồng Nga. Nhật kí của Exenin viết: " Sáng nay 
một chàng trai Riazan mang thơ đến cho tôi đọc  Những bài thơ tươi tắn, 
thanh khiết, ngôn ngữ nhiều lớp nhiều tầng ". Nhờ Blok giới thiệu, thơ anh được 
đăng ở báo chí thủ đô. 
 Năm 1916 thơ Exenin được xuất bản thành tập nhan đề " Lễ Cầu Hồn ". 
Tập thơ hấp dẫn bởi những xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên Nga, về không khí 
lễ hội Cơ đốc giáo ở nước Nga - những nhân tố quan trọng tạo nên tâm hồn dân 
tộc Nga. Đây là thời gian trưởng thành và hoàn thiện tinh thần và tài năng của 
nhà thơ. Cuối Chiến tranh Thế Giới thứ I, nhà thơ đi lính Nga Hoàng, Exenin đã 
cộng tác với các cơ quan xuất bản của Phái Xã Hội- Cách Mạng (SR:socialist -
revolusioner), in ở đó các tập thơ Lễ Biến Hình, Sách Thánh Ca, Nữ tu sĩ. Nhà 
thơ nồng nhiệt chào đón cuộc Cách Mạng Tháng Mườì với hi vọng một " thiên 
đường nông dân " sẽ được xây dựng trên đất nước Nga (các tập thơ Người 
đánh trống trời, Ionhiya...). 
 Trong những năm 1919 đến 1923, sau khi trở lại Moskva, Exenin tham gia 
sáng lập nhóm nhà thơ theo chủ nghĩa hình tượng (imaginism). Thực tiễn đất 
nước Xôviet sau nội chiến đã không giống như thiên dường ảo tưởng của nông 
dân gây cho nhà thơ nỗi thất vọng chán chường. Ông cùng vợ là vũ nữ Duncan 
người Mỹ đi nhiều nơi trong nước và ra nước ngoài (Đức Pháp bỉ Italia Canada 
và Mĩ). Kết quả những chuyến đi là các tập thơ thero motif m" thành phố sắt 
thép, nỗi sầu đồng ruộng " như tập thơ Moskva quán rượu 1921-1924, Nước 
Nga Xô Viết 1925, Những âm điệu Ba Tư 1925,Ana Xeghina...là những xung đột 
bi kịch giữa niềm hân hoan về sự đổi thay Xô Viết đang công nghiệp hóa với tiếc 
nuối, hoài vọng những phong tục tập quán nét đẹp cổ nước Nga nông thôn đang 
mai mộ. Exenin đạt tới đỉnh cao sáng tác. 
 Sống trong thời kì phức tạp về chính trị -xã hội nước Liên Xô những năm 
Hai mươi, Exenin một con người nhạy cảm, ngất ngưởng sa vào khủng hoảng 
tinh thần trầm trọng. Ông tự sát tại Leningrad (Saint Peterburg ngày nay) ngày 
27.12. 1925 khi 30 tuổi. 
 Toàn bộ sáng tác của ông là một tài sản tinh thần quý giá của văn học 
Nga, tinh thần Nga. Từ một ca sĩ say mê hát " nỗi sầu đồng ruộng nước Nga 
vàng ", đến cuối chặng đường thơ, Exenin đã trở thành thi sĩ của Nước Nga Xô 
Viết. Thơ ông thời kì đầu mang nhiều ảnh hưởng dân gian Nga thanh thoát trong 
trẻo, sau đó trở nên nặng nề trừu tượng khi chịu ảnh hưởng cvhủ nghĩa tượng 
trưng, đến hai năm cuối ông đã tìm lại được sự trong sáng giản dị hàm súc trong 
phong cách, hài hòa hình tượng... Âm điệu thơ rất uyển chuyển, đầy sức ngân 
rung, tinh tế khi diễn tả nội tâm và thiên nhiên. 
Tôi có lỗi... 
Tôi có lỗi bởi tôi là thi sĩ của khổ đau nặng 
nề và số phận đắng cay Tôi miễn cưỡng bắt 
mình trở lại như vốn sinh trên cõi đời này Tôi 
có lỗi bởi cuộc đời không đẹp Tôi vừa yêu 
vừa căm ghét mọi người Điều tôi biết về tôi 
và những gì chưa thấy đều do thơ ban tặng 
cho tôi Tôi biết rằng cuộc đời đầy bất hạnh 
Hạnh phúc chỉ là mơ trong bệnh hoạn tâm 
hồn Tôi nhớ mọi điều với âm điệu u buồn Tôi 
có lỗi bởi tôi là thi sĩ. 
(1912)
Tôi giã từ ngôi nhà yêu dấu 
Giã từ nước Nga xanh Ba ngôi sao trên ao 
nhỏ lung linh bàng bạc chiếu nỗi buồn xưa 
của mẹ Trăng như con ếch vàng lặng lẽ nằm 
xoài trong nước lặng êm như một chùm hoa 
táo trắng dịu hiền chiếu vào chòm râu cha 
ánh bạc Bão tuyết gào và từ lâu đã hát Tôi 
không về, không trở lại quê hương Cây 
phong già lặng lẽ đứng bên đường giữ cho 
nước Nga xanh tươi mãi Và tôi biết có niềm 
vui trở lại khi những hạt mưa hôn lá thắm 
bồi hồi Và khi đó cây phong già bừng sáng 
như cái đầu của tôi 
(Sergej Esenin - Thơ trữ tình Bản dịch: 
Đoàn Minh Tuấn Nxb Văn Học 1995).
VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC NGA XÔ VIẾT TỪ SAU THẾ CHIẾN THỨ II 
ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XX 
 Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít xâm lược 
đã hoàn toàn thắng lợi, không chỉ đất nước Xô viết mà nhiều nước Châu âu, 
châu Á cũng được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của bọn phát xít Đức, Nhật, 
Ý. Cái giá phải trả cho cuộc chiến thắng của loài người thật nặng nề. Riêng Liên 
Xô có khoảng hai chục triệu người chết và hơn chừng ấy người bị thương và 
mất tích. Hàng nghìn thị xã, nong trang, nhà máy, trường học  hoàn toàn bị đổ 
nát vị bơm đạn. Ngay sau chiến tranh, nhân dân Liên xô lại bắt tay vào hàn gắn 
vết thương chiến tranh, giải quyết những hậu quả nặng nề về mặt xã hội và 
quyết tâm xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên mọi lĩnh vực. 
 Văn học Xô viết cũng đã tham gia tích cực vào công cuộc phục hồi vĩ đại 
của đất nước, theo chức năng và phương thức riêng của mình. 
 Về văn xuôi, nhiều nhà văn đã tiếp tục hoàn thành nhiều tác phẩm đã ấp ủ 
hoặc viết dở dang trong thời kỳ còn chiến tranh như: 
 Illia Erenburg với tiểu thuyết “Cơn bão táp” (1947) 
 B.Polevoi sáng tác “Một người chân chính” (1948) 
 Briukov sáng tác “ Hải âu” (1948) 
 Fedorov sáng tác “Tỉnh ủy bí mật” (1947) 
 Kazakevich sáng tác “Ngôi sao” (1947) 
 Kataev sáng tác “Danh dự của tuổi thơ’ (1940) 
 Đề tài chiến tranh còn được tiếp tục khai thác với cái nhìn lùi xa sau chiến 
tranh như: 
 “Số phận con người” của M.Solôkhov 
 “Những người sống và những người chết” 
 “Người ta sinh ra chưa phải là lính” 
 và “Mùa hạ cuối cùng” của K.Ximonov 
 “Những loạt đạn cuối cùng’ và “Tuyết bỏng” của I.Bondavev. 
 “Gắng sống tới bình minh” của Bưkov (1972) 
 Đề tài lao động sáng tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội: 
 “Muối của đất” của Markov 
 “Chuyện thường ngày ở huyện” của Oveskin (1952) 
 “Mùa gặt” của Nicolaieva (1950) 
 Sau đại hội nhà văn lần II (1954), đề tài tiểu thuyết mở rộng ra: 
 Truyện “Một vinh quang vô ích” của Voronin 
 “Lời chào cuối cùng” 
 “Chàng trai và cô gái chăn cừu” của Xtaphiev 
 “Đừng bắn vào những con thiên nga trắng” của Alixiev 
 “Bến bờ” hoặc “Bờ xa” của Bondarev 
 “Một ngày dài hơn thế kỷ” của T.Aimatov (1963) 
 “Quy luật của muôn đời” của Nodar Dumbatze 
 Trường ca: “Tiếp cõi xa lại xa” (1960) của Tvardovski 
 “Giữa thế kỷ” của Vưgodski 
 Tập thơ: “Tuyết ngày thứ ba” và « Đại lộ những người nhiệt tình » 
 “Chùm thơ về Việt Nam và Mỹ” của Evtusenko 
 Kịch nói “Chúc lên đường may mắn”, “Những người bất tử” của Rozov. 
 “Câu chuyện Iekut” của Arbuzov 
 “Cô gái đánh trống trận” của Xalưnski (**) 
 “Chuyển sang giờ mùa hè” - Xalưnski 
 Đặc biệt, Pôgodin với vở kịch “Khúc thứ ba bi tráng” là vở cuối trong bộ ba 
viết về Lênin: “Người cầm súng” (1937), “Chuông đồng hồ điện Kremlin” 
(1940). 
 Nhà viết kịch trẻ Satơrov có cách tân táo bạo với các vở: “Thời tiết của 
ngày mai” (1940), “Những con ngựa xanh trên thảm cỏ đỏ” (1979). 
 Vampilov với các vở “Người con trưởng”, “Con vit mồi” (Đoàn kịch Trẻ 
Tp.HCM đã dựng) 
 A.Ghenman có các vở “Biên bản một cuộc họp”(1975), Chúng tôi kí tên 
dưới đây”(1979). 
 Phần lớn các vở kịch đó đã được dàn dựng trên sân khấu Việt Nam, có 
ảnh hưởng lớn đến sân khấu kịch nói nước ta và khá quen thuộc đối với công 
chúng Việt Nam. 
 Trong đời sống văn học Xô Viết từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay 
có nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nó. 
 Qua các đại hội nhà văn (4 năm 1 lần) nhiều vấn đề về sáng tác, lí luận tổ 
chức hoạt động của hội được bàn bạc, tổng kết. 
 Vào khoảng năm 1946, sự phê phán nghiêm khắc của cơ quan Trung 
ương Đảng Cộng sản Liên xô đối với một số hiện tượng văn học nghệ thuật 
“không lành mạnh” qua các nghị quyết cũng đã có ảnh hưởng khá mạnh đối với 
sinh hoạt sáng tác, biễu diễn văn nghệ. 
 Hơn một thập kỷ sau, trung ương Đảng do Khrousov lãnh đạo lại có cách 
nhìn đổi khác, đã ra nghị quyết minh oan cho một số tác giả và tác phẩm (1958). 
 Ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc hơn cả đối với văn học Xô viết giai đoạn này 
là hàng loạt các cuộc hội thảo, tranh luận, các công trình nghiên cứu về chủ 
nghĩa hiện thực XHCN những quan niệm ban đầu về chủ nghĩa hiện thực xã hội 
chủ nghĩa không còn phù hợp với cuộc sống thực tiễn phong phú của cuộc sống 
và văn học nghệ thuật Xô viết. Chính do những quan niệm hẹp hòi này mà người 
ta gạt ra ngoài phạm vi hiện thực xã hội chủ nghĩa những tác phẩm ưu tú của 
Platonov, B.Paxternak, Bulgakov  
 Từ những năm 1960 về sau, các nhà lí luận văn học Liên Xô quan tâm 
đến việc nhận thức lại vấn đề “chủ nghĩa hiện thực” trước hết về mặt lý thuyết. 
Cho tới nay đã có hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn luận án tiến sĩ và phó tiến sĩ 
xoay quanh vấn đề lớn này. Từ chỗ coi chủ nghĩa HT-XHCN như là nguyên tắc 
phản ánh thực tại bằng quan điểm duy vật biện chứng, nay đã đi tới quan điểm 
mới: Nó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện sắp xếp theo một 
cấu trúc hoàn chỉnh từ cơ sở Mỹ học, nguyên tắc tính Đảng, chủ nghĩa nhân văn 
cộng sản đến nhân vật trung tâm, phong cách nghệ thuật và thi pháp. Lý thuyết 
“Hệ thống mở” của viện sĩ Markov ra đời từ những năm 70 thực chất là sự mở 
rộng quan niệm về mặt thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. 
 Có một sự kiện khác gây không ít ồn ào và những phản ứng khác nhau 
trong sinh hoạt văn học Xô viết thời bấy giờ, đó là việc trao giải thưởng Nobel 
văn học cho các nhà văn Nga. Có ba nhà văn Nga được trao giải Nobel: 
 B. Paxternak với tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago” (1958). 
 M.Solokhov với tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” (1965). 
 Zonzenitxưn với “Quần đảo Gulak” và một số tác phẩm khác (1970). 
 Trong số đó chỉ có tác phẩm của M. Solokhov là do nhà xuất bản trong 
nước ấn hành và do Liên Xô đề nghị, còn hai nhà văn kia: B.Paxternak, 
Zonzenitxưn (và nhà văn lưu vong sau cách mạng Tháng Mười Ivan Bunhin) đều 
do các nhà xuất bản phương Tây ấn hành và không do Liên Xô đề nghị. Riêng 
trường hợp tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago”, lúc đầu do tác giả đưa đến tạp chí “Thế 
giới mới” để đăng ký xuất bản trong nước, nhưng khi biên tập viên đề nghị sửa 
chữa một số chương thì Paxternak không đồng ý, bản thảo được trả lại, ít lâu 
sau được xuất bản lần đầu ở Italia và sau đó ở một số nước khác. 
 Xung quanh hai giải thưởng Nobel 1958 (Bác sĩ Zivago) và 1970 (quần 
đảo Gulak), có nhiều ý kiến khác nhau. Thực chất đây là một hoạt động chính trị 
hơn là sinh hoạt văn học nghiêm túc. 
 Riêng trường hợp Solokhov, sau khi nhận giải Nobel, một số cơ quan văn 
học phương Tây như một số nhà xuất bản ở Paris tung ra cuốn sách “Những 
điều bí ẩn xung quanh Sông Đông êm đềm”. Một nhà sử học Liên Xô tên 
Metvedeev xuất bản ở Paris và Cambridge (Anh) cuốn sách “Sông Đông êm 
đềm chảy về đâu ? ” tỏ ý hoài nghi bản quyền của cuốn tiểu thuyết. Họ không tin 
rằng một nhà văn với tuổi đời mới 21-22 lại có thể viết một tác phẩm già dặn và 
kiệt xuất đến thế. (Thực ra ở trong nước, ngay những năm Solokhov công bố tập 
I,II, người ta đã không tin một cây bút trẻ với trình độ chưa tốt nghiệp trung học 
lại có thể viết được như vậy). Vấn đề này đã gây tranh cãi trong nhiều năm. Gần 
đây nhà báo Nga L.Kolotsnưi đã tìm thấy bản thảo hai tập đầu của Sông Đông 
êm đềm trong một thư viện (công bố ngày 4.7.1991). Viện giám định tư pháp 
Liên Xô đã xác nhận đó là chữ viết của M.Solokhov. 
 Mới đây, PTS ngữ văn Nga V.Depavolov phát hiện ra một tác phẩm văn 
học cùng tên “Sông Đông êm đềm ” xuất bản năm 1941 ở Petersburg của 
A.Rodionov - một nhà văn có tên tuổi lúc bấy giờ. Nội dung tác phẩm này khác 
hẳn tác phẩm của Solokhov. Nguồn gốc của các nghi vấn và tranh cãi có thể 
phát sinh do sự trùng hợp ngẫu nhiên của tựa đề tác phẩm. Tuy thế, sự ầm ĩ có 
tính chất chính trị gây ra khác hẳn với tranh luận văn học đích thực. Khi đó Liên 
xô là một siêu cường quốc đối đầu với thế giới phương Tây về mọi mặt thì sự 
phản công bóp méo sự thật về văn học chỉ nhằm bôi nhọ chế độ Xô Viết. Điều 
đó không có gì lạ trong thời “ chiến tranh lạnh” với các chiến dịch tuyên truyền 
thù địch của phương Tây. 
Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN HỌC XÔ VIẾT 
 Ngày nay khi thể chế Liên xô tan rã, hàng ngũ các nhà văn Xô viết có một 
sự phân hóa sâu sắc về tổ chức, quan điểm, tư tưởng và hành động. Phần đông 
các nhà văn có tên tuổi và uy tín trước đây chưa lên tiếng. Rõ ràng là dứng 
trước bước ngoặt lịch sử bất ngờ như thế, mỗi người cầm bút không tránh khỏi 
phải chịu sự tổn thất nặng nề và sự khủng hoảng sâu sắc về tinh thần, do đó im 
lặng cũng là điều dễ hiểu. 
 Nền văn học Xô Viết đã đi trọn chặng đường lịch sử của mình nhưng 
khuynh hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa thể kết thúc vai trò lịch 
sử của mình ít ra là trên quê hương của nó. Chỉ có điều khác là bây giờ nó 
không còn giữ địa vị độc tôn trong văn học như trước kia nữa. Căn cứ theo 
truyền thống văn học thế giới thì điều này xảy ra trong văn học nghệ thuật không 
phải là một điều dở, nghĩa là nó vẫn phù hợp với qui luật phát triển ý thức văn 
học nghệ thuật của loài người. 
 Trong ngót ba phần tư thế kỷ tồn tại và phát triển của mình, nền văn học 
Xô viết đã có một vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển đời sống tinh 
thần của nhân dân Liên Xô (cũ) nói riêng và cả nhân loại nói chung. Nó góp phần 
đấu tranh làm cho đời sống con người lành mạnh, tốt đẹp hơn và mang tính 
người hơn qua những thành tựu nghệ thuật ưu tú của mình. 
 Về mặt văn học, nó góp phần thay đổi diện mạo văn học thế giới đương 
đại và gây ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nhiều nền văn học trên thế 
giới. 
 Những tác phẩm ưu tú của nó đã được thừa nhận và có vị trí trong kho 
tàng văn học của nhân loại. 
 Vì vậy, những thành tựu của nền văn học cách mạng này không thể bị 
lãng quên cùng dĩ vãng, nó vẫn mãi mãi thuộc về tương lai. 
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC XÔ VIẾT 
Sinh viên nghiên cứu các chủ đề sau: 
1. Sự khởi đầu lịch sử và những chủ đề chính của nhà văn M.Gorki đối với nền 
văn học Nga hiện đại. 
2. Phân tích một số hình tượng nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết “Sông Đông 
êm đềm” để chứng minh tính chất sử thi của nó. 
3. Những bi kịch trong Sông Đông êm đềm 
4. Thiên hùng ca " Số phận con người " 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX - NXB Giáo dục - nhóm tác giả Gs Nguyễn 
Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh. 
2. Văn học dịch - NXB văn học,1994,tuyển tập. 
3. Cỗ xe tam mã Nga - Thúy Toàn biên soạn - NXB Thế giới 1995. 
4. Puskin nhà thơ Nga vĩ đại - NXB ĐH &THCN 1979 - Biên soạn Nguyễn Hồng 
Chung. 
5. Puskin - Tuyển tập kịch - NXB Sân khấu H.1987 
6. Thơ Lermontov - NXB Văn Học. 
7. Chiến tranh và hòa bình -4 tập L.Tostoi - NXB Văn học - H.1976. 
8. Lịch sử văn học Xô Viết - Melich Nubarov - dịch - NXB Giáo dục - 1978. 
9. Lịch sử văn học Xô Viết - Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Kim Đính, Huy Liên - Tập 
I, II - NXB ĐH & THCN H.1982. 
10. Tính cách Nga - A. Tolstoi - NXB Cầu Vồng M. 1986 
11. Sông Đông êm đềm - M.Solokhov - Nguyễn Thụy Ứng dịch (8 tập)- NXB Tác 
phẩm mới - H.1983. 
12. Thơ Block và Exenhin - NXB Văn học - H.1982. 
13. Văn học Xô viết những năm gần đây - Hoàng Ngọc Hiến soạn - NXB Giáo 
dục - H.1989. 
14. Quy luật của muôn đời - N.Dumbatze - Phạm Mạnh Hùng dịch - NXB Văn 
học - H.1984. 
(You have to trust your heart-Tập truyện ngắn hiện đại Liên Xô- Bản tiếng Anh-
NXB Raduga-Moscow-1986) 
15. Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực - Boris Xuskov - dịch - NXB Tác 
phẩm mới. 
16. Một số tạp chí văn học, báo Văn nghệ từ 1988-1995 
Phùng Hoài Ngọc 
ĐẠI HỌC AN GIANG 2004 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_van_hoc_nga_phung_hoai_ngoc_phan_2.pdf