Tài liệu Văn học phương Tây 1 - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Văn học phương Tây 1 - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1): ...ex, quay phắt lại tìm người vợ yêu. Hình ảnh nàng Euridic hiện vụt lên trước mặt rồi từ từ lui dần, rồi biến mất. Chàng kêu lên thảm thiết và tuyệt vọng... Bốn năm sau cái chết của vợ yêu Euridic, chàng vẫn không yêu ai nữa... Một đám phụ nữ ghen tức, chửi mắng..... thậm chí họ đánh đập chàn...g sự quyến rũ ngọt ngào thử thách lòng chung thủy của họ trên vùng biển Địa Trung hải mênh mông, xa lạ và bí ẩn. Mở đầu sử thi là những lời ca ngợi hào hùng sảng khoái: "Hỡi nữ thần Thi ca, hãy hát lên bài ca về người anh hùng muôn vàn trí xảo sau khi dùng mưu kế hạ thành Troie thần thánh, đ...nh tượng Promethe - người chiến sĩ với khát vọng cháy bỏng về tự do và đấu tranh đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho Karl Marx (Các Mác) viết luận văn tiến sĩ triết học của mình. Theo lời Marx “ triết học xưa nay bao giờ cũng đấu tranh cho Tự do của loài người, do đó Promethe là vị thánh đầu t...

pdf50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Văn học phương Tây 1 - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
udipe kẻ 
tiếm quyền"hoặc bạo chúa Eudipe cũng đã rõ. Số phận của y là số phận một 
bạo chúa. Hãy nghe dàn đồng ca hát rằng: 
• Thói kiêu ngạo quá đáng đẻ ra bạo chúa 
• Sự kiêu ngạo trong một đầu óc say sưa 
• Say quá hóa rồ, sai lầm dại dột 
• Nó sẽ leo cao leo lên tót đính 
• Để rồi ngã xuống tận vực thẳm sâu. 
Tội giết cha là do vô tình ngộ sát, không biết cha là ai. Tội đó không có ý ngĩa 
pạm tội để giành quyền lực. Dàn hợp xướng chỉ than vãn về tội loạn luân. 
Nhưng nếu bảo loạn luân cũng do vô tình không biết mẹ thì Eudipe vô tội 
chăng? 
Hành động thắng con nhân sư, theo truyền thuyết, có liên quan đến việc cưới 
hoàng hậu. Con nhân sư là giống cái. Eudipe thánh con nhân sư nghĩa là hiểu 
biết sự bí mật của nó. Theo quan niệm cổ đại,hôn nhân, ăn nằm với ai nghĩa là 
đã “biết người đó". Kinh thánh Ki tô giáo cũng nói “Adam biết Eva và nàng có 
mang". Khi con nhân sư biến mất, ấy là lúc nó hỏa thân ẩn mình vào hoàng hậu 
Jocaste. Hoàng hậu lại trở thành “ câu đố mới “ thách thức chàng Eudipe. Đến 
màn chót, khi Eudipe giải đáp được “câu đố mới"ấy thì hoàng hậu treo cổ - biến 
mất. 
Hành động cười hoàng hậu có ý nghĩa quan trọng nhất. Có phải là tội loạn luân 
như dàn đồng ca than vãn? 
Căn cứ vào mê tín và sách giải mộng của nền văn hóa cổ Hi Lạp còn lại: giấc 
mộng “ăn nằm với mẹ"được giải thích như sau. Đó là giấc mộng lành đối với 
những thủ lĩnh, chính khách. Mẹ có nghĩa là “đất nước"., là nguồn gốc sinh ra 
tất cả. Nằm mộng như thế là sắp được làm vua (làm chồng đất nước, hiểu biết 
đất nước). Hoàng đế La Mã Caesar từng kể đã nằm mơ cưỡng hiếp mẹ và nhà 
tiên tri giải thích: ngài sẽ trở thành hoàng đế. 
Eudipe lấy mẹ là bắt đầu nắm quyền cai trị đất nước. Chính hoàng hậu cũng 
thản nhiên an ủi Eudipe khi anh nghe lời đồn đạivề mình: “Trên thế gian này có 
bao kẻ nằm mộng ăn nằm với mẹ mình". 
Hai mẹ con tuổi tác chênh lệch quá xa, không thể cho rằng anh lấy hoàng hậu vì 
say đắm dục vọng. Thật ra, đó là vì danh vọng, anh đã hành động chính trị để 
giữ chắc ngôi vua mà thôi. Hành động ấy là quan trọng nhất - anh phải chịu 
trách nhiệm và tự trừng phạt... 
3) Hành động tự trừng phạt của Eudipe: 
Tự chọc mù mắt có ý nghĩa gì? 
Người Hi Lạp cổ nghĩ rằng con người có hai cặp mắt. Một “cặp mắt thịt"chỉ là 
giác quan bên ngoài, nhìn thấy cái biểu kiến của sự vật, có khi nó gây ra nhiễu 
cho con mắt tâm linh ở bên trong. Con mắt bên trong mới có khả năng nhìn thấu 
sự vật, nắm bắt cái thần của sự vật.. Khi người ta mù mắt, như nhà tiên tri 
Tiretias chẳng hạn, thì lại sáng lòng (sáng mắt bên trong). Do vậy nhà tiên tri tuy 
mù mà biết sự thật, còn Eudipe sáng mắt lại chẳng biết gì về bản thân mình. 
Nhà thơ Homer tác giả hai bộ sử thi vĩ đại bị mù và bắt đầu sáng tác, mặc dù 
truyền thuyết kể rằng thấy ông mù lòa, nữ thần thơ ca thương tình bèn nhập 
vào ông. Ca sĩ Demodek mù mắt thì bắt đầu hát hay. Cũng theo truyền thuyết, 
triết gia Democrite tự chọc mù để nghiên cứu những cái ông chưa hiểu biết 
được. 
Sự việc Eudipe tự chọc mù mắt góp phần chót xác định chủ đề tư tưởng vở bi 
kịch. Phạm tội một cách vô thức có đôi chút do tham vọng nhưng sự trừng phạt 
là có ý thức, tự giác cao, bảo vệ công lí. trong phạm vi xã hội, vua Eudipe sụp 
đổ thất bại thảm hại. Trong lĩnh vực đấu tranh vươn lên bản chất người, y đã 
thắng bản thân và đây là chiến thắng lớn lao. Y quằn quại đau đớn giống như 
một cái chết. Y “chết đi" để sống lại - đó là ý nghĩa lạc quan sâu sắc của vở bi 
kịch kết thúc vô cùng bi thảm này. 
Tư tưởng lạc quan chính là đặc trưng cao nhất của thể loại bi kịch. 
Theo thi pháp kịch truyền thống, khi tình thế bi kịch bị phá vỡ thì xảy ra tai biến. 
Đó là lúc báo hiệu tột đỉnh sự tiêu vong và tột đỉnh sự thắng lợi của nhân vật bi 
kịch. Phần kết thúc ắt phải có đau buồn và phấn khích, có chết đi và sống lại, có 
bi thảm và lạc quan. Vở Eudipe làm vua là vở tiêu biểu điển hình của thể loại bi 
kịch vậy. 
Thật vậy, ta đi ngược về ngọn nguồn bi kịch là số phận thần Rượu nho 
Dionisos. Theo nghi lễ tế thần,những cảnh đau khổ của thần “chết đi sống lại" 
bao lần. 
Tư tưởng “chết đi sống lại" có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như hành động văn 
hóa cơ bản nhất của con người: gieo trồng. hạt giống phải chết đi để rồi sống lại 
với cây mầm non và ra hoa trái. Đó là khát vọng của loài ngườivề lẽ sống và 
ước vọng trường tồn. 
Nhân vật hoàng hậu Jocaste cũng phải chịu kết cục bi thảm - khi không ngăn 
cản được sự thật, bà thắt cổ tự vẫn. Trước đó, bà cũng đã có sự lớn lên về 
nhân cách: bà đã biết sự thật nhưng bà ngăn cản Eudipe để một mình chịu 
đựng bi kịch của sự ô nhục. Khi Eudipe đã biết sự thật thì bà lại không chịu 
đựng nổi nữa nên tìm cách tự hủy diệt. Tuy vậy bà không phải là nhân vật bi 
kịch. Cái chết của bà không có ý nghĩa sâu xa mà chỉ là sự chấm dứt tồn tại - 
tức là phi tồn tại. 
Cảm hứng chủ đạo của thể bi kịch là khẳng định sự bất tử của con người, bất 
tử ngay ở cõi trần gian (tôn giáo chỉ cầu mong bất tử ở thiên đường). Nhân vật 
bi kịch có thể chết nhưng giá trị nhân bản chân chính lóe ra, ngời sáng trong sự 
phát triển tiếp tục của nhân loại, sẽ đi vào kí ức và kinh nghiệm của nhân dân 
bất tử. 
Sophocle còn những vở kịch đặc sắc khác như: Antigon, Những người phụ nữ 
Trasi, Ajax, Eudipe ở Cologne, Philoctet, Electre. 
Euripide (484 - 406) và vở bi kịch “Medee" 
Euripide được mệnh danh là " nhà thơ của thời kì dân chủ suy vong", thời kì 
bộc lộ bản chất xấu xa của giai cấp thống trị.Những dục vọng nổi lên mãnh liệt ở 
mỗi cá nhân và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong xã hội. Nhân vật của 
Euripide được gọi là “nhân vật dục vọng" luôn luôn day dứt dằn vặt vì ý đồ 
riêng. Họ chẳng còn là những nhân vật siêu phàm như của Eschyle, lí tưởng 
như của Sophocle. Bi kịch của Euripide không còn là “trường học của những 
tâm hồn cao cả" mà là “phòng giải phẫu những căn bệnh xã hội". 
Euripide viết được 90 vở, nay chỉ còn 19. Đặc sắc cách tân của ông là: lần đầu 
tiên đưa lên sân khấu sự phân tích tâm lí nhân vật. Ông được gọi là “nhà triết 
học trên sân khấu" 
“Medee" là một trong những vở bi kịch cảm động nhất, tiêu biểu nhất của thiên 
tài Euripide. 
Cốt truyện kịch cũng lấy từ truyền thuyết “Zadon sang xứ Consite đoạt bộ lông 
cừu vàng" 
Nhờ sự giúp đỡ và tình yêu của Medee - công chúa xứ Consite, Zadon lấy được 
bộ lông cứu vàng -báu vật quốc gia mang về nộp cho ông chú Creon để đòi lại 
ngôi vua Hi Lạp. Medee bỏ đất nước chạy theo người yêu, dắt theo đứa em trai 
nhỏ. Trên đường đi, bị quân lính của vua cha truy đuổi, nàng giết em trai để cản 
bước những kẻ đuổi theo. Hai người về nộp bộ lông cừu vàng, ông vua chú 
tham lam tráo trở yêu câu Zadon phải cưới con gái ông thì mới được nhận ngai 
vàng. Zadon yêu Medee nên chối từ. Họ sống hạnh phúc bên nhau, sinh hai 
đứa con xinh đẹp. Một ngày kia, Zadon lại muốn giành lấy ngai vàng, liền tỏ ý 
muốn cưới công chúa Hi Lạp theo điều kiện của ông vua chú. Medee can ngăn, 
ghen tuông, giận dữ. Bị phụ tình, nàng trả thù tàn bạo, khốc liệt. Đầu tiên, nàng 
dùng phép thuật giết chết kẻ tình địch (tặng chiếc khăn choàng làm thiêu cháy 
cả hai cha con công chúa Hi Lạp). Sau đó, nàng giết hai đứa con rồi bỏ sang xứ 
khác. 
Đây là vở bi kịch tình yêu vô cùng thảm khốc và đau xót. Nàng lên án Zadon là 
kẻ vong ân bội nghĩa. Y ngụy biện khôn khéo để che giấu dục vọng của mình. 
Medee là một tính cách phụ nữ mãnh liệt từ đầu đến cuối, từ lúc nảy sinh mối 
tình đầu đến phút chót - nàng hóa điên. 
Nhân vật chính của tấn bi kịch là Medee. Từ dục vọng tình yêu say đắm thủy 
chung rất mực, khi bị phản bội, tâm lí Medee đã chuyển dạng thành dục vọng 
ghen tuông và trả thù dữ dội. Nhà thơ trình bày cuộc đấu tranh nội tâm bão táp 
của Medee, cuộc giằng co giữa tình mẫu tử và khát vọng trả thù. Trước khi 
hành động, nàng còn nói những lời xé lòng: “Các con ơi ! Hãy đưa tay cho mẹ 
nắm... Oâi bàn tay thân thương,đôi môi yêu quí và mặt mày tuấn tú của các con 
tôi. Ôi làn da của chúng êm dịu biết nhường nào ! Hơi thở của chúng thơm tho 
biết bao nhiêu ! Ta không đủ can đảm nhìn con ta nữa. Ta đau đớn quá rồi. 
Phải, ta biết việc ta làm là tàn ác, nhưng dục vọng đã thắng ý chí ta rồi". Kết cục 
của tất cả các nhân vật đều bi thảm. 
Một câu hỏi từng gây tranh luận bao lâu nay: vì sao Medee hành động tàn ác 
như vậy mà nhân vật này vẫn được coi là nhân vật bi kịch? Tạm giải thích rằng - 
Medee là nhân vật nhân danh phụ nữ mà hành động đòi quyền được yêu 
thương và chung thủy. Vở bi kịch còn là một lời răn đáng sợ cho những kẻ bạc 
tình. 
Euripide còn nhiều tác phẩm về người phụ nữ như: Andromac (vợ Hector), 
Helen (nguyên hoàng hậu Akay, chạy theo Paris sang thành Troie), Những 
người phụ nữ xứ Phenici, Những người đàn bà cầu xin, Iphigieni ở Olite.Những 
người đàn bà thành Troie, Những người con của Heracles... 
Sự nghiệp của nhà thơ viết kịch Euripide đã kết thúc nền bi kịch Hi Lạp với 
những đóng góp cuối cùng - chân dung con người bình thường nổi lên với 
những yêu thương căm giận sục sôi nhất. 
(Bài tập: sinh viên thảo luận nhóm: đánh giá nhân vật Medee) 
Bài đọc thêm 
GIỚI THIỆU VĂN HỌC TRUNG CỔ TÂY ÂU 
1 - MỘT NGÀN NĂM ĐÊM TRƯỜNG TRUNG CỔ CHÂU ÂU: 
Thời cổ đại chấm dứt năm 146 trước C.N cùng với sự sụp đổ của đế quốc Hi 
Lạp. Đất nước Hi Lạp trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã vừa nổi lên. La Mã 
tiếp nhận gia tài văn hóa cổ đại của Hi Lạp, dịch thuật sang tiếng La tinh, mô 
phỏng sáng tạo bổ sung. Triều đại Constantinope là thời kì toàn thịnh nhất của 
đế quốc La Mã. Mhưng đến năm 476, đế quốc La Mã cũng sụp đổ. Các dân tộc 
Tây Âu vùng lên xây dựng quốc gia độc lập thoát khỏi ách cai trị bạo lực của đế 
quốc La Mã. 
Giáo hội La Mã lại tiếp tục đưa Kinh Thánh và Thiên chúa giáo rải ra khắp Tây 
Âu để giúp giai cấp thống trị xây dựng chế độ phong kiến. 
Nhà thờ trung cổ và giai cấp phong kiến thống trị Tây Âu đã xếp xó kho tàng văn 
hóa cổ đại Hi Lạp - La Mã. Các giáo sĩ Thiên chúa giáo giữ độc quyền văn hóa 
bằng môn Thần Học(theology). Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã trở thành trung 
tâm văn hóa quốc tế lớn và có thế lực bao trùm các quốc gia Tây Âu. Họ ra sức 
tuyên truyền cho quyền thống trị của giaó hội. (Lời của giáo hoàng Inocant III: 
chúng ta được phó sứ mệnh thống trị mọi người và mọi đất nước. Lời thánh 
Ogustine: quyền lực của giáo hội cao hơn mọi quyền lực thế tục)... 
Giáo điều Thiên chúa giáo trở thành những nguyên lí của chính trị. Sách kinh 
thánh có giá trị hiệu lực xét sử mọi hành vi của công dân (các nhà khoa học 
Copecnich, Galilleo, Bruno bị kết tội vì phát minh khoa học traí với kinh thánh). 
Môn triết học - thực ra là thần học - đươc giảng dạy ở nhà trường, cố gắng 
thuyết phục con người rằng chế độ phong kiến là do Thượng đế tạo ra. Ai 
chống lại chế độ quân chủ tức là chống lại ý chí của Chúa. Triết học kinh viện 
không nghiên cứu giới tự nhiên mà chỉ tìm cách chứng minh lịch sử bi thảm của 
con người từ khi "mang tội tổ tông" cho đến lúc chúa Ki Tô (Jesus Christ) xuất 
hiện và chỉ còn kéo dài đến "ngày phán xét cuối cùng". Họ khuyên con người tin 
vào sự mặc khải (tiếng Anh Pháp mặc khải là: Revelation - nghĩa là sự nhận 
biết điều bí mật huyền diệu của Chúa Trời. Cuốn sách cuối cùng của bộ kinh 
Tân Ước gọi là sách Khải Huyền. “Mặc khải” chỉ là sự nhận biết qua gợi ý chứ 
không dùng lí trí giảng giải được). Bên cạnh đó, giáo hội thuyết phục mọi người 
tin tưởng rằng mục đích của cuộc đời là sự cứu rỗi linh hồn. Nói chung, họ 
tuyên truyền một thứ nhân sinh quan tối tăm và nghiệt ngã - trần gian là một 
thung lũng đầy nước mắt, còn thiên đường là nơi cực lạc vĩnh viễn (trước họ rất 
lâu Đạo Phật cũng đã nói vậy!). Ai coi khinh đời trần tục và lạc thú vật chất, chịu 
đựng khổ hạnh, hi sinh phần xác để cứu lấy phần hồn thì sẽ được lên thiên 
đường; Ngược lại bị đày xuống địa ngục gánh chịu những hình phạt khủng 
khiếp. 
Tất cả những điều đó trói buộc con người, chà đạp lên quyền sống, quyền tự do 
của con người. Mặt khác nó kìm hãm nền văn hóa nghệ thuật và khoa học. Thời 
trung cổ đúng là đêm trường ngàn năm, thiếu ánh sáng của văn hóa, kìm hãm 
lịch sử phát triển của châu Âu và loài người. Do đó, văn học thời trung cổ không 
thể phát triển được, chỉ có một nền văn học hiệp sĩ tiểu thuyết hiệp sĩ ca ngợi 
những quí tộc thượng võ trung thành với nhà thờ và vua chúa. 
2 - ĐÊM TRƯỚC CỦA PHỤC HƯNG - ĐÊM LE LÓI TRĂNG SAO 
Gần cuối thời trung cổ xuất hiện những tiến bộ lớn lao về khoa học kĩ thuật. 
Những người trí thức chân chính không thể ngủ yên với Kinh Thánh. Những 
dân tộc quật cường trỗi dậy. Văn học nghệ thuật chân chính bắt đầu nhúc 
nhích. Nước Pháp lúc ấy được coi là trung tâm của chế độ phong kiến châu Âu. 
Miền nam nước Pháp có dân tộc Provence đạt tới trình độ phát triển cao hiếm 
có ở châu Âu. Nghệ thuật thi ca của họ được coi như mẫu mực mới cho các 
dân tộc latinh (ý kiến nhận xét của Engels). 
Sự ra đời các đô thị lớn Âu châu, đặc biệt sự tiếp xúc với phương Đông xa hoa 
tráng lệ trong các cuộc "thập tự chinh" đã mở ra cho họ một chân trời tinh thần 
"mới" làm thay đổi đời sống quí tộc. Từ chỗ chỉ biết say mê lí tưởng hiệp sĩ 
thánh chiến với ngựa và thanh kiếm, họ bắt đầu ưa thích "cầm kì thi họa". Giới 
quí tộc bắt đầu sùng bái phụ nữ, thích "mốt" đàm luận văn chương. Phụ nữ trở 
thành nhân vật trung tâm, "bà chúa trái tim" của các nhân vật hiệp sĩ quí tộc. 
Dòng văn học quí tộc ra đời, tư tưởng chu đạo là ngợi ca tình yêu phong nhã, 
sùng bái tình yêu khiến cho con người cao thượng hơn. Văn học này đánh thức 
trong con người những ước vọng cao cả,tính hào hiệp ý chí hào hùng và tình 
cảm tao nhã. 
Chúng ta hãy đọc một tác phẩm xuất sắc trong dòng văn học kị sĩ ấy - Truyện 
tình Tristant et Yseult. Vốn là truyện khuyết danh sau được nhà văn Pháp 
Bédier biên soạn lại. Thi hào Đức Goeth đã coi đây là "một kiệt tác của thế giới" 
(Việt Nam trước đây chuyển thể cải lương gọi là Cánh buồm đen). 
Tristant et Yseult là truyện dài viết bằng thơ là một huyền thoại tình yêu. Tristant 
là một kị sĩ văn võ song toàn, mồ côi sống với cậu ruột là vua Marc xứ Cornuay. 
Anh đi đánh xứ Ieclan, giết được tướng Morhon, phá bỏ lệ cống nạp hàng năm 
của xứ sở mình. Bị thương vì mũi tên tẩm thuốc độc vô phương cứu chữa, anh 
tự leo lên chiếc thuyền không buồm không lái thả trôi lênh đênh trên mặt biển 
mặc cho dòng nước mang đi. Dạt vào bờ biển xứ Ieclan, chàng được công chúa 
tóc vàng tên Yseult vốn là thầy thuốc giỏi đã cứu chữa chàng thoát chết. Éo le 
thay công chúa Yseult lại là em gái của kẻ thù - tướng Morhon là anh trai 
nàng.Nhưng nàng không hề biết chàng là kẻ thù. Sau khi lành vết 
thương,Tristant trở về xứ sở. 
Bọn gian thần ghen ghét, lo sợ Tristant lên nối ngôi vua nên giục giã vua Marc 
cưới vợ. Một con chim nhạn bay qua để rơi một sợi tóc vàng. Vua nhặt lên và 
yêu cầu Tristant đi tìm người phụ nữ có sợi tóc ấy về làm hoàng hậu. Chàng lại 
lên đường đi tìm. Đến xứ sở Ieclan, thấy dân chúng nơi đây đang bị một con 
rồng tàn phá. Vua xứ này hứa gả công chúa cho ai giết được con rồng. Tristant 
nhận lời, nhưng sau khi giết được quái vật, chàng bị nhiễm nọc độc ngã ra bất 
tỉnh. Một lần nữa công chúa Yseult tóc vàng lại cứu chàng thoát chết. Tình cờ 
khi lau chùi thanh kiếm của chàng, nàng đã nhận ra Tristant là kẻ đã giết chết 
anh trai nàng. Yseult thét lên: 
-Tristant, chính mi là kẻ đã giết người thân của ta. Bây giờ mi đã tới giờ đền tội. 
Tristant khôn ngoan đáp lại: 
-Vâng tôi đành chịu tội. Bây giờ nàng dư sức giết tôi. Nàng lại có quyền giết tôi 
nữa, vì hai lần nàng đã cứu sống tôi. 
Yseult kêu lên: 
- Trời ơi, những lời chàng nói khiến ta xúc động làm sao ! 
- Nàng hãy nhìn sợi tóc vàng của nàng được thêu với những sợi chỉ vàng trên 
áo chiến bào của ta đây này. Chỉ vàng đã nhợt nhạt sắc màu, còn tóc vàng của 
nàng vẫn chưa phai. 
Yseult ném thanh kiếm xuống đất, ôm hôn chàng hiệp sĩ anh hùng và si tình. 
Nàng đã tha thứ cho chàng. Sau đó, khi chàng ngỏ lời cầu hôn cho ông vua 
Marc thì nàng buồn bã thất vọng nhưng rồi cũng nhận lời (!). 
Trên chiếc thuyền đưa dâu về xứ sở vua Marc, đi theo hai người còn có một cô 
hầu trung thành. Cô mang theo một chai rượu tình do mẹ công chúa chuẩn bị 
sẵn cho con gái uống đêm tân hôn - chai rượu thần kì có phép màu làm cho đôi 
vợ chồng mãi mãi chung thủy. Tristant và Yseult khát nước quá, họ đã cùng 
uống nhầm chai rượu ấy. Thế là họ yêu nhau không thể kìm chế ngay trên 
đường về. Về đến triều đình, đám cưới được tổ chức tưng bừng. Đêm tân hôn, 
cô nữ tỳ đành phải thay thế cô dâu để che giấu vua Marc. Hai người tiếp tục mối 
tình vụng trộm. Về sau bị bại lộ, họ bị dẫn đi hành quyết. Họ chạy trốn vào rừng. 
Chàng hối hận, muốn chấm dứt cuộc tình từ đây, Nhà vua đuổi kịp, nhìn thấy họ 
nằm ngủ trong căn lều - thanh kiếm sắc đặt giữa hai người. Vua lấy lại thanh 
kiếm đã tặng cháu và gỡ chiếc nhẫn cưới trên tay Yseult rồi bỏ đi. Thức dậy, 
biết nhà vua đã tha thứ, hai người suy nghĩ mãi rồi quyết định trở lại cung vua. 
Tristant chịu án đi đày phương xa. Đến xứ sở Bretani, chàng giúp họ đánh giặc 
ngoại xâm, được gả công chúa Yseult tay trắng. Nhưng chàng vẫn không nguôi 
nhớ nàng Yseult tóc vàng, Chàng cải trang, giả điên trở lại tìm gặp người yêu 
xưa trong cung diện vua Marc-"tôi say vì cái thứ rượu tình ngày xưa ấy, chẳng 
thể nào quên được !". Hai người lại đắm chìm trong một tình yêu khó cưỡng lại. 
Nhưng rồi chàng lại bỏ đi, đến xứ Bretani sống với Yseult tay trắng. Tham gia 
một trận đánh, chàng bị thương nặng. Nhờ người bạn trở về xứ tìm nàng Yseult 
tóc vàng đến trị vết thương may ra có hi vọng được cứu sống. Chàng hẹn: khi 
trở về nếu có nàng Yseult tóc vàng thì giương sẵn cánh buồm trắng, nếu không 
có nàng thì giương cánh buồm đen. Ngày nào chàng cũng nằm trên giường 
bệnh và ngóng hỏi Yseult tay trắng cánh buồm màu gì đã cập bến. Vốn đã ghen 
tuông với nàng Yseult tóc vàng, lại nghe biết lời dặn dò của chồng, nên khi nhìn 
thấy cánh buồm trắng vào bờ, nàng bảo Tristant "cánh buồm đen". Quá tuyệt 
vọng đau buồn, Tristant tắt thở. Yseult tóc vàng gặp chàng cũng đau đớn mà tự 
sát chết bên người yêu. 
Vua Marc chôn cất đôi bạn tình ở hai bên vườn nhà thờ. Đêm đêm, từ bên mộ 
Tristant mọc lên một cành lá xanh tươi leo qua nóc nhà thờ, rủ ngọn xuống ngôi 
mộ Yseult tóc vàng. Người ta chặt bỏ cành, đến đêm cành lá mới lại mọc nhanh 
mạnh hơn trước. Engels gọi đó là "một mối tình mạnh hơn cái chết". Truyện tình 
của họ là bản tình ca của giới hiệp sĩ tiến bộ cuối thời trung cổ. Rượu tình chỉ là 
biện pháp nghệ thuật tạo ra để tránh dư luận xã hội chỉ trích đôi tình nhân. Cái 
cây trường sinh bất tử trong nhà thờ là biểu tượng của tình yêu bất diệt mạnh 
mẽ hơn tất cả, vượt qua tất cả. Hình tượng Cái cây đã phê phán quyết liệt nhà 
thờ và chế độ phong kiến cản trở tình yêu của con người. Tristant vẫn còn băn 
khoăn giữa tình yêu và nghĩa vụ, chỉ có Yseult - nàng tự do vì nàng không hàm 
ơn cái xã hội ấy, lúc nào nàng cũng sẵn sàng đến với tình yêu không hề do dự. 
Truyện tình hiếm hoi Tristant et Yseult được coi là ngôi sao nhỏ le lói trong đêm 
trường trung cổ ngàn năm, là nốt nhạc dạo cho bản đại giao hưởng Phục Hưng 
- một phong trào văn hoá, văn học huy hoàng sắp trỗi lên. 
MỘT SỐ THÀNH TÍCH CỦA NỀN VĂN MINH THIÊN CHÚA GIÁO 
Bên cạnh tác hại ngăn cản sự phát triển của văn hoá khoa học và chống lại chủ 
nghĩa nhân văn ở Tây Âu, thiên chúa giáo trung cổ Tây Âu cũng để lại một số 
thành tích như: 
1.VĂN HỌC: bộ Kinh Thánh và Dòng văn học hiệp sĩ. 
2. KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH: những ngôi nhà thờ, thánh đường 
trung cổ Châu Âu. Những tranh và tượng thánh. Tranh tượng thời Phục Hưng 
nối tiếp sáng tạo. 
3. ÂM NHẠC nhà thờ, góp phần dẫn đến đỉnh cao âm nhạc bác học Tây Âu, âm 
nhạc cổ điển thế kỉ 18 và 19. 
4.TẠO RA MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN có giá trị như lễ hội, đám cưới, 
tang ma... 
5. KHẲNG ĐỊNH MỘT SỐ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC TỐT ĐẸP như đề cao tình 
chung thuỷ, trung thực, kìm chế dục vọng, sám hối... 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_van_hoc_phuong_tay_1_phung_hoai_ngoc_phan_1.pdf