Tài liệu Y học cổ truyền 2010 (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu Y học cổ truyền 2010 (Phần 2): ...c của con người thì thuộc Tâm làm chủ. Nhưng một khi đã làm cho tz khí mạnh lên rồi thì tự nhiên ngü tạng cüng đều nhờ vào đó mà luân chuyển để nhờ cậy nhau thêm. Như vậy, khi Tz đã mạnh thì chẳng những được bền vững mà ngày càng bền vững hơn (Thần Nông Bản Thảo Kinh Độc). + Cam thảo vị ng...ờng thuốc này để bổ khí huyết và an hòa ngü tạng lục phủ, phòng chống được các loại bệnh ung thư: Miên hoàng kz (cắt bỏ đầu đuôi) 240g, trong đó lấy một nửa sấy khô, tán bột, Phấn cam thảo 40g, trong đó 20g dùng sống, 20g sao vàng tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sôi, ngày 3 lần, hoặc có th...ng Dược Học Thiết Yếu). . Vị cay, tính ôn (Bản Kinh). . Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học). + Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vào kinh Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học). + Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). ...

pdf1707 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Y học cổ truyền 2010 (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hàn luận). 
6. Trường hợp di tinh, chóng mặt, đạo hãn, tự hãn gia Long cốt, Mẫu lệ để vừa 
điều hòa âm dương vừa cố sáp gọi là bài QUẾ CHI MẪU LỆ LONG CỐT THANG (Kim 
quỹ yếu lược). 
Chú ý lúc sử dụng: Không dùng bài thuốc trong những trường hợp sau: Ngoại cảm 
phong hàn biểu thực chứng. 
Trường hợp bệnh nhiễm thời kz đầu sốt rét ra mồ hôi mà khát nước, lưỡi đỏ rêu 
vàng, mạch sác không dùng. 
Tài liệu tham khảo: Theo một số báo cáo lâm sàng bài Quế chi thang gia giảm như 
sau: Cát căn 20 - 40g, Ma hoàng 6g, Bạch thược 12g, Phòng phong 12g, Sài hồ 6g, 
Cam thảo 4g, Đại táo 6 quả. Sắc uống có thể chữa chứng cứng gáy tốt (Torticolis). 
Theo tài liệu, vị thuốc Cát căn có tác dụng giãn mạch tăng cường lưu lượng máu 
chống co thắt, làm giảm đau 
Quế chi 
278. SÀI CÁT GIẢI CƠ THANG 
Thành phần: 
Sài hồ 6 - 12g 
Cát căn 8 - 16g 
Cam thảo 2 - 4g 
Khương hoạt 4 - 6g 
Bạch chỉ 4 - 6g 
Bạch thược 4 - 12g 
Cát cánh 4 - 12g 
Hoàng cầm 4 - 12g 
Thạch cao 8 - 12g (sắc trước). 
Cách dùng: Gia thêm Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc uống. 
Tác dụng: Giải cơ, thanh nhiệt. 
Giải thích bài thuốc: 
Cát căn, Sài hồ có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt là chủ dược. 
Khương hoạt, Bạch chỉ giải biểu, tán hàn, giảm đau. 
Hoàng cầm, Thạch cao thanh lý nhiệt, đều là thuốc hỗ trợ Bạch thược. 
Cam thảo hòa vinh vệ. 
Cát cánh khai thông phế khí. 
Gừng tươi, Đại táo điều hòa vinh vệ. 
Ứng dụng lâm sàng: 
1. Trường hợp không có đau đầu và sợ lạnh bỏ Khương hoạt, Bạch chỉ. 
2. Nếu có khát nước, rêu lưỡi khô gia Thiên hoa phấn, Sinh địa để thanh nhiệt 
sinh tân. 
3. Nếu ho có đờm đặc gia Qua lâu bì để thanh nhiệt hóa đờm. 
Bài thuốc được dùng có kết quả đối với các bệnh cảm cúm, cảm sốt đau đầu, đau 
mình mẩy. 
Sài hồ 
279. SÂM TÔ ẨM 
Thành phần: 
Đảng sâm 30g 
Tô diệp 30g 
Cát căn 30g 
Tiền hồ 30g 
Bán hạ 30g (tẩm Gừng sao) 
Bạch linh 30g 
Trần bì 20g 
Cam thảo 20g 
Cát cánh 20g 
Chỉ xác 20g (Mạch sao) 
Mộc hương 20g 
Cách dùng: Các vị trên tán bột, mỗi lần uống 8 - 12g gia Gừng tươi 7 lát, Táo 1 quả 
sắc nước uống. Có thể dùng thuốc thang. 
Tác dụng: Chữa bệnh nhân khí hư, ngoại cảm phong hàn, bên trong có đờm thấp 
có triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau đầu, müi nghẹt, ho nhiều đờm, ngực sườn đầy 
tức, rêu lưỡi trắng, mạch nhược. 
280. TÁI TẠO TÁN 
Thành phần: 
Hoàng kz 8g 
Nhân sâm 4g 
Quế chi 4g 
Thược dược 4g 
Cam thảo 2g 
Tế tân 4g 
Khương hoạt 4g 
Phòng phong 4g 
Xuyên khung 4g 
Gừng nướng 4g 
Đại táo 2g 
Thục Phụ tử 4g 
Cách dùng: Sắc uống. 
Tác dụng: Bài thuốc có tác dụng trợ dương, ích khí, giải biểu. 
Công dụng: Dùng để trị chứng dương hư, khí k m, mắc bệnh ngoại cảm phong 
hàn, thường có các triệu chứng đau đầu, sốt, sợ lạnh, chân tay mát, không có mồ 
hôi, mệt mỏi, buồn ngủ, sắc mặt tái nhợt, tiếng nói nhỏ, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, 
mạch trầm, vô lực hoặc phù, đại vô lực. 
Hoàng kz 
281. TANG CÚC ẨM 
Thành phần: 
Tang diệp 12g 
Cúc hoa 12g 
Hạnh nhân 12g 
Liên kiều 6 - 12g 
Cát cánh 8 - 12g 
 Lô căn 8 - 12g 
Bạc hà 2 - 4g 
Cam thảo 2 - 4g 
Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 - 2 thang. 
Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái. 
Giải thích bài thuốc: 
Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu. 
Bạc hà phụ vào và gia tăng tác dụng của 2 vị trên. 
Hạnh nhân, Cát cánh: tuyên phế chỉ khái. 
Liên kiều: tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc. 
Lô căn: tính ngọt hàn, thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái. 
Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc hợp với Cát căn thành bài Cát căn 
thang có tác dụng tuyên phế, chỉ khái, lợi yết hầu. 
Ứng dụng lâm sàng: 
Bài thuốc thường được dùng trị bệnh đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phế 
quản thực chứng phong nhiệt ảnh hưởng đến phế gây nên ho, sốt. 
1. Nếu ho đờm nhiều gia thêm Qua lâu nhân, Bối mẫu để thanh phế hóa đờm. 
2. Nếu đờm nhiều, vàng đặc, lưỡi đỏ rêu vàng thêm Hoàng cầm, Đông qua nhân 
để thanh nhiệt, hóa đờm. 
3. Nếu trong đờm có máu gia Bạch mao căn, Thuyên thảo để lương huyết chỉ 
huyết. 
4. Nếu mồm khát gia Thiên hoa phấn, Thạch hộc để thanh nhiệt, sinh tân. 
5. Nếu sốt cao khó thở gia Sinh Thạch cao, Tri mẫu để thanh phế vị. 
6. Bài thuốc này gia Bạch tật lê, Quyết minh tử, Hạ khô thảo trị viêm màng tiếp 
hợp, đau mắt đỏ có kết quả tốt. 
7. Gia Ngưu bàng tử, Thổ ngưu tất, Liên kiều trị Viêm amydal cấp. 
282. TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG 
Thành phần: 
Tê giác 2 - 4g 
Bạch thược 16 - 20g 
Sinh địa 20 - 40g 
Đơn bì 12 - 20g 
 Cách dùng: Tê giác có thể thay Quảng tê giác tán bột mịn, uống với thuốc sắc hoặc 
cắt thành phiến mỏng sắc trước, sắc nước uống chia làm 3 lần trong ngày. 
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tán ứ. 
Dùng trong trường hợp bệnh nhiễm giai đoạn toàn phát, nhiệt nhập huyết phận 
gây nên thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), niệu huyết hoặc nhiệt nhập tâm 
bào gây hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm có gai, mạch tế sác. 
Giải thích bài thuốc: 
Tê giác là chủ dược tác dụng thanh tâm hỏa, giải nhiệt độc. 
Sinh địa: lương huyết tư âm hỗ trợ với Tê giác giải nhiệt độc. 
Bạch thược: hòa vinh, tả nhiệt. 
Đơn bì: lương huyết, tán ứ. 
Ứng dụng lâm sàng: 
1. Trong bài thuốc thường dùng Xích thược để thanh nhiệt, hóa ứ. Nếu nhiệt 
thương âm huyết có thể dùng Bạch thược để dưỡng âm huyết, điều hòa vinh vệ. 
2. Trường hợp sốt cao nhiệt thịnh, hôn mê cần dùng thêm Tử tuyết đơn hoặc An 
cung ngưu hoàng hoàn để thanh nhiệt khai khiếu. 
3. Nếu có kiêm Can hỏa vượng gia Sài hồ, Hoàng cầm, Chi tử để thanh can, giải 
uất. 
4. Nếu Tâm hỏa thịnh gia Hoàng liên, Chi tử để thanh tâm hỏa. 
 5. Nếu thổ huyết hoặc chảy máu cam gia Trúc nhự, Hạn liên thảo, Mao hoa (Hoa 
cây rễ tranh) hoặc Rễ tranh, Trắc bá diệp sao để thanh phế vị, cầm máu. Nếu có 
tiện huyết gia Địa du, Hoa hòe để thanh trường chỉ huyết; nếu tiểu ra máu gia 
Mao căn để lợi niệu chỉ huyết. 
Chú ý lúc sử dụng: Trường hợp dương hư, mất máu và tz vị hư nhược không nên 
dùng. 
Một số thông báo lâm sàng: 
1. Bài thuốc dùng để chữa các chứng teo gan cấp, hôn mê gan, chứng nhiễm độc 
urê xuất huyết, nhiễm trùng huyết, chứng bạch cầu cấp (Học viện Trung y Thượng 
hải). 
2. Dùng bài Tê giác địa hoàng thang gia giảm trị bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu 
có kết quả (Phương tễ học - Học viện Trung y Quảng Đông đồng chủ biên xuất bản 
1974). 
Tê giác 
283. THẦN TÊ ĐƠN 
Thành phần: 
Tê giác (mài ra nước) 24g 
Thạch xương bồ 24g 
Hoàng cầm 24g 
Sinh địa hoàng 60g 
Kim ngân hoa 60g 
Liên kiều 40g 
Bản lam căn 30g 
Đạm đậu xị 30g 
Thiên hoa phấn 16g 
Tử thảo 16g 
Cách dùng: Các vị thuốc phơi khô, tán bột mịn hòa với nước Tê giác và Đại hoàng 
(không dùng Mật ong) gia Đạm đậu xị trộn với bột thuốc trên giã làm hoàn nặng 
10g, uống với nước đun sôi để nguội ngày 2 lần. 
Trẻ em giảm nửa liều ngày uống 1 - 2 hoàn. 
Có thể dùng thuốc sắc uống, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khai 
khiếu dùng trong bệnh viêm não, sốt xuất huyết, sởi trẻ em nặng, có sốt cao mê 
man nói sảng, phát ban, mắt đỏ, bứt rứt, chất lưỡi đỏ thẫm. 
284. THĂNG MA CÁT CĂN THANG 
Thành phần: 
Thăng ma 6 - 10g 
Thược dược 8 - 12g 
Cát căn 8 - 16g 
Chích thảo 2 - 4g 
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Theo cổ phương các vị thuốc lượng đều bằng 
nhau, tán bột, hoặc sắc uống. 
Tác dụng: Giải cơ, thấu chẩn. 
Dùng trong trường hợp bệnh sởi, trẻ em khó mọc hoặc mọc không đều, phát sốt, 
sợ gió, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt, lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch phù sác. 
Giải thích bài thuốc: 
Cát căn có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ, thấu chẩn là chủ dược. 
Thăng ma là thuốc hỗ trợ có tác dụng thăng dương thấu biểu hợp với Cát căn làm 
tăng tác dụng thấu chẩn giải độc. 
Thược dược hòa vinh thanh nhiệt, giải độc. 
 Cam thảo điều hòa các vị thuốc có giải độc, hợp với Thược dược có tác dụng điều 
lý huyết phận, hợp với Thăng ma tăng tác dụng giải độc thấu chẩn. 
Bốn vị hợp lại làm cho bài thuốc có tác dụng giải cơ, thấu chẩn, hòa vinh, giải độc. 
Ứng dụng lâm sàng: 
1. Đối với bệnh sởi mới phát có thể gia Bạc hà, Kinh giới, Thuyền thoái, Ngưu 
bàng tử, Kim ngân hoa để tăng cường giải độc, thấu chẩn. 
2. Nếu bệnh nhi họng đau đỏ gia Cát cánh, Huyền sâm, Mã bột để thanh lợi yết 
hầu. 
3. Nếu sởi chưa mọc hoặc sởi sắc đỏ thẫm dùng Xích thược thay cho Bạch 
thược gia Huyền sâm, Đơn bì, Tử thảo, Đại thanh diệp để lương huyết giải độc. 
4. Trường hợp bệnh nhân sởi sốt cao, đau đầu có thể tămg cường thêm các 
thuốc thanh nhiệt, giải độc như: Hoàng cầm, Sinh địa, Liên kiều, Thiên hoa phấn, 
Trúc diệp. 
Thăng ma 
285. THANH VINH THANG 
Thành phần: 
Tê giác 2 - 4g 
Huyền sâm 12g 
Mạch đông 10 - 12g 
Đơn sâm 8 - 12g 
Hoàng liên 6 - 8g 
Sinh địa 20g 
Trúc diệp tâm 4 - 6g 
Liên kiều 6 - 10g 
Kim ngân hoa 12 - 16g 
Cách dùng: Tê giác tán bột mịn, uống với nước thuốc sắc. Có thể thay Tê giác bằng 
Quảng Tê giác (đầu nhọn sừng trâu lượng gấp 3 đến 10 lần). Tất cả sắc nước 
uống, chia làm 3 lần trong ngày. 
Tác dụng: Thanh vinh giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm. 
Giải thích bài thuốc: 
Tê giác là chủ dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc ở phần vinh, cả phần huyết. 
Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm. 
 Hoàng liên, Trúc diệp tâm, Liên kiều, Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải 
độc. 
Đơn sâm hợp lực với chủ dược để thanh nhiệt, lương huyết đồng thời có thể hoạt 
huyết, tán ứ, chống nhiệt kết. 
Ứng dụng lâm sàng: 
1. Bài thuốc được sử dụng có tác dụng tốt trong những trường hợp bệnh nhiễm 
giai đoạn toàn phát, sốt cao, hôn mê nói sảng, hoặc có phát ban, xuất huyết như 
những trường hợp sởi trẻ em, viêm não cấp, sốt xuất huyết. 
2. Trường hợp nhiệt nhập tâm bào có sốt cao, hôn mê, co giật cần tăng lượng Tê 
giác, có thể dùng thêm các loại thuốc Tử tuyết đơn, An cung ngưu hoàng hoàn, 
Chi bảo đơn để tăng cường tác dụng thanh nhiệt tức phong trấn kinh. 
3. Trường hợp trẻ em bị Bạch hầu nặng có thể gia thêm Thạch cao, Đơn bì, Chi tử, 
Xích thược để tăng cường thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, hoạt huyết. 
 Sừng tê giác 
286. THÔNG XỊ THANG 
Thành phần: 
Thông bạch (cả rễ) 5 củ 
Đạm đậu xị 12g 
Đậu đen 
Cách dùng: sắc uống ngày 2 - 3 lần, uống lúc nóng. 
Tác dụng: Thông dương, giải biểu. 
Giải thích bài thuốc: 
Thông bạch là chủ dược có tác dụng tân ôn thông dương khí, sơ đạt cơ biểu, phát 
tán phong hàn. 
Đạm đậu xị cay ngọt hổ trợ tuyên tán giải biểu. 
Bài thuốc, tính dược bình tân ôn mà không táo dùng trong trường hợp phong hàn 
biểu chứng nhẹ. 
Ứng dụng lâm sàng: 
1. Trường hợp cảm phong hàn nặng, sợ lạnh, không có mồ hôi, đau đầu nhiều, 
có thể gia thêm Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà. 
2. Trường hợp sợ lạnh nhiều, gáy lưng đau, mạch khẩn, không ra mồ hôi, có thể 
gia thêm Ma hoàng, Cát căn để tăng cường phát hãn, giải cơ gọi là bài HOẠT 
NHÂN THÔNG KHÍ THANG (Loại chứng hoạt nhân thư). 
3. Trường hợp bệnh nhiễm thời kz đầu, sốt hơi sợ lạnh và gió, mồm khô, khát 
gia Cát cánh, Bạc hà, Liên kiều, Chi tử, Cam thảo, Trúc diệp để giải nhiệt gọi là bài 
THÔNG XỊ CÁT CÁNH THANG (Thông tục thương hàn luận). 
Hoạt nhân thông khí thang và Thông xị cát cánh thang đều là bài Thông xị thang 
gia vị nhưng bài trước tác dụng chủ yếu là giải biểu tán hàn, bài sau là giải biểu 
thanh nhiệt. 
287. TIỂU THANH LONG THANG 
Thành phần: 
Ma hoàng 12 g 
Quế chi 12 g 
Bán hạ 12 g 
Tế tân 6 g 
Bạch thược 12 g 
Can khương 12 g 
Chích thảo 12 g 
Ngü vị tử 6g 
Ma hoàng 
Cách dùng: Sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày. 
Tác dụng: Giải biểu, tán hàn, ôn phế, hóa ẩm. 
Dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong hàn bên trong thủy thấp, đờm ẩm ứ 
trệ có triệu chứng sợ lạnh, phát sốt không ra mồ hôi, ho suyễn, đờm trắng loãng; 
nặng thì khó thở không nằm được hoặc chân, mặt phù, miệng không khát, rêu 
lưỡi trắng, nhuận, mạch phù, khẩn. 
Giải thích bài thuốc: 
Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn. 
Bạch thược hợp Quế chi để điều hòa vinh vệ. 
 Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa đờm ẩm. 
Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm. 
Ngü vị tử liễm phế, chỉ khái. 
Cam thảo làm giảm bớt tính cay nóng của Ma hoàng, Quế chi, Can khương. 
Ứng dụng lâm sàng: 
Bài thuốc được dùng nhiều để chữa các chứng viêm phế quản mạn tính, hen phế 
quản có các triệu chứng ho khó thở, đàm loãng trắng, rêu lưỡi trắng hoạt. 
1. Trường hợp có chứng nhiệt, bệnh nhân bứt rứt gia Thạch cao gọi là bài: TIỂU 
THANH LONG GIA THẠCH CAO THANG (Kim quỹ yếu lược). 
2. Bệnh nhân khát nhiều bỏ Bán hạ gia Thiên hoa phấn, Sinh địa để thanh nhiệt 
sinh tân 
288. TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG 
Thành phần: 
Trúc diệp 12g 
Nhân sâm 6g 
Gạo tẻ 20 - 30g 
Bán hạ chế 6g 
Cam thảo 4g 
Thạch cao 20 - 40g 
Mạch đông 20g 
Cách dùng: sắc nước uống ngày 3 lần. 
Giải thích bài thuốc: 
Bài thuốc này là bài Bạch hổ thang bỏ Tri mẫu gia Trúc diệp, Bán hạ chế, Nhân 
sâm, Mạch môn để tăng cường ích khí, dưỡng âm, giáng nghịch chỉ ẩu. 
Tác dụng: Dùng trị những bệnh thời kz hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại có 
tác dụng tốt. 
Trường hợp trẻ em sốt k o dài chưa rõ nguyên nhân dùng bài thuốc có hiệu quả 
cao. 
 Trúc diệp 
289. VIỆT TỲ THANG 
Thành phần: 
Ma hoàng 12 g 
Sinh Khương 12 g 
Chích thảo 6 g 
Thạch cao 24 g 
Đại táo 4 quả 
 Ma hoàng 
Cách dùng: Sắc uống chia 3 lần trong ngày. 
Tác dụng: Sơ tán thủy thấp, tuyên phế, thanh nhiệt. 
Dùng cho người bệnh có triệu chứng phù từ thắt lưng trở lên, mặt và mắt sưng 
phù nặng kèm theo ra mồ hôi, sợ gió, hơi sốt, mồm khát gặp trong bệnh viêm cầu 
thận cấp, phù. 
290. XẠ CAN MA HOÀNG THANG 
Thành phần: 
Xạ can 12 g 
Ma hoàng 12 g 
Tử uyển 12 g 
Khoản đông hoa 12 g 
Sinh khương 12 g 
Bán hạ 12 g 
Tế tân 4 g 
Ngü vị tử 6 g 
Đại táo 3 quả 
Xạ can 
Cách dùng: Sắc nước chia 3 lần uống trong ngày. 
Tác dụng: Ôn phế hóa đàm, chỉ khái, định suyễn. 
Được dùng có kết quả trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản thể 
hàn. 
291. ĐẠI THANH LONG THANG 
Thành phần: 
Ma hoàng 16 g 
Chích thảo 8 g 
Thạch cao 32 g 
Đại táo 4 quả 
Quế chi 8 g 
Hạnh nhân 8 g 
Sinh khương 8 g 
 Ma hoàng 
Cách dùng: Thạch cao sắc trước, thuốc sắc chia 3 lần, uống trong ngày, ra mồ hôi 
nhiều ngưng dùng thuốc. 
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, thanh nhiệt, trừ phiền. 
Trị các chứng ngoại cảm phong hàn biểu thực kiêm lý nhiệt chứng thường thấy 
sốt sợ lạnh, đầu nặng, mình đau không ra mồ hôi, khó chịu, rêu lưỡi trắng hoặc 
hơi vàng, mạch phù khẩn có lực. 
Giải thích bài thuốc: Bài thuốc được tạo thành trên cơ sở bài Ma hoàng thang gia 
tăng lượng Ma hoàng và Cam thảo, có thêm Thạch cao, Gừng và Táo. 
Tăng lượng Ma hoàng để tăng tác dụng phát hãn và giải biểu. 
Thạch cao: thanh nhiệt trừ phiền. 
Thêm lượng Cam thảo để điều hòa trung khí. 
 Thêm Khương, Táo để điều hòa vinh vệ. 
Ứng dụng lâm sàng: 
Bài thuốc được sử dụng chủ yếu đối với chứng sốt sợ lạnh, không ra mồ hôi, bứt 
rứt khó chịu mà mạch phù khẩn có lực. 
Bài thuốc cüng có thể dùng trong các trường hợp vốn cơ thể đàm ẩm, ho suyễn 
do cảm thụ ngoại tà gây nên, chân tay phù sốt, sợ lạnh không ra mồ hôi, bứt rứt 
khó chịu. 
Chú ý lúc sử dụng: 
Bài thuốc tác dụng phát hãn mạnh dễ thương âm dương nên không dùng được 
với những người hư nhược. 
292. SÂM LINH BẠCH TRUẬT 
Công dụng : Ích khí kiện tz, thẩm thấp chỉ tả. 
Chủ trị : Tz vị hư nhược, ăn ít, phân nhão hoặc ỉa chảy hoặc nôn, chân tay không 
có sức người gầy, ngực bụng trên căng, khó chịu, sắc mặt vàng xấu (uỷ hoàng) rêu 
lưỡi trắng, chất hồng nhạt, mạch tế hoãn hoặc hư hoãn. 
NGŨ TÍCH TÁN 
 - Bạch chỉ 
- Phục linh 
- Thược dược 
- Chỉ xác 
- Can khương 
- Xuyên khung 
- Ðương quy 
- Ma hoàng 
- Cát cánh 
- Chích thảo 
- Nhục quế 
- Trần bì 
- Thương truật 
- Hậu phát 
Công dụng : Phát biểu, ôn lý, thuận khí hoá đờm, hoạt huyết, tiêu tích. 
Chủ trị : Cảm phong hàn ở ngoài, bị thức ăn sống lạnh làm tổn thương ở trong. 
Người nóng không ra mồ hôi, đầu thân mình đau, cơ ở gáy lưng trên co (biểu 
hàn), ngực đầy sợ ăn, đau bụng nôn, phụ nữ khí huyết không điều hoà, kinh 
nguyệt không đều (lý hàn). 
293. TỨ VẬT THANG 
 - Ðương quy 
- Bạch thược 
- Thục địa 
- Xuyên khung 
Công dụng : Bổ huyết điều huyết. 
Chủ trị : Xung nhâm hư tổn. Kinh nguyệt không điều hoà, đau bụng vùng rốn, rong 
kinh băng kinh. Huyết hà thành cục, lúc đau lúc không. Ðộng thai ra huyết hoặc 
sau khi đẻ huyết hôi không ra, kết lại ở trong bụng dưới đau cứng, phát sốt phát 
rét. 
294. CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT 
- Khương hoạt 
-Thương truật 
-Xuyên khung 
-Sinh địa 
-Cam thảo 
-Phòng phong 
-Tế tân 
-Bạch chỉ 
-Hoàng cầm 
-Thông bạch 
Công dụng : Phát hãn trừ thấp, kiêm thanh lý nhiệt. 
 Chủ trị : Ngoại cảm phong hàn thấp trong có ôn nhiệt. Ố hàn phát nóng 
không có mồ hôi, đau đầu cứng gáy (phong hàn ) thân mình chân tay đau mỏi ê 
ẩm (hàn thấp ) mồm đắng và khát (lý nhiệt ). 
295. TANG CÚC ẨM 
-Tang diệp 
-Liên kiều 
-Sinh cam thảo 
-Cúc hoa 
-Hạnh nhân 
-Cát cánh 
-Lô căn 
-Bạc hà 
 Công dụng : Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ ho. 
 Chủ trị :Bệnh ôn thời kz sơ khởi. Ho, nóng không cao, hơi khát. 
296. LƯƠNG HUYẾT TÁN TÀ PHƯƠNG 
- Sinh địa 
- Bạch thược 
- Xuyên khung 
- Bạc hà 
- Ðương quy 
- Ðan sâm 
- Huyền sâm 
- Chích thảo 
- Mẫu đơn 
- Sài hồ 
- Gừng lùi 
Công dụng: Lương huyết để tán tà. 
Chủ trị: Tứ thời cảm mạo, ở những người thiên về huyết hư, thân thể gầy còm, 
đen sạm, tóc khô và ít, tính nóng nảy, hay cáu giận.khi bệnh mới phát, nóng nhiều 
sợ r t, đau đầu, đau mình, miệng khát, nước tiểu đỏ, không có mồ hôi hoặc đã 
phát hãn mà chưa giải, hoặc nóng mãi không dứt cơn. Gặp các chứng trên không 
nên dùng phong dượcđể tán biểu là hao mất âm huyết, lại càng khó có mồ hôi. 
Nên dùng bài này sẽ được có tác dụng như "mây lên mưa xuống công hiệu rất 
chóng. 
297. TRÚC NGÂN SÀI THANG 
-Trúc điệp 
-Sa sâm 
-Cam thảo đất 
-Ngân hoa 
-Cát căn 
-Sài đất 
-Mạch môn 
Công dụng : Thấu chẩn giải biểu, thanh tả phế nhiệt. 
Chủ trị : thời kz sởi mọc. Người sốt cao, buồn phiền khát nước, ho suyễn, nặng 
thêm, ỉa chảy, màu sởi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, lưỡi đỏ, hoặc khô. 
Chú ý : khi sởi đã ra đều sốt giảm thì ngừng thuốc . 
298. TÁI TẠO HOÀN 
- Hoàng kz 
- Cam thảo 
- Khương hoạt 
- Ổi khương 
- Nhân sâm 
- Thục phụ tử 
- Phòng phong 
- Thược dược 
- Quế chi 
- Tế tân 
- Xuyên khung 
- Ðại táo 
Công dụng: Trợ dương ích khí, phát hãn giải biểu. 
Chủ trị : Có dương khí hư lại cảm phong hàn. Ðau đầu, người nóng sợ lạnh, nóng ít 
lạnh nhiều, chân tay lạnh, không có mồ hôi, mệt mỏi ưa nằm co, sắc mặt trắng 
bệch, tiếng nói nhỏ yếu, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm vô lực, hoặc phù đại vô 
lực. 
299. ÐIỀU KHÍ THƯ UẤT PHƯƠNG 
Công dụng : Ðiều khí thư uất, giải biểu tà . 
Chủ trị : Tứ thời cảm mạo làm thương đến khí, người hư yếu, da trắng, hoặc trắng 
bệu, tính chậm chạp, ưa yên lặng, biểu hiện ra chứng trạng : sốt nóng, sợ rét, thở 
ngắn, mình mỏi, nói năng nhỏ nhẹ, đầu nhức mình đau, đau bụng, ỉa chảy, sườn 
đau, nhiệt uất ở trong ngực , bụng chướng và đầy, nước tiểu đỏ và nhỏ giọt, đờm 
nhiều, và ho v. v . 
 300. GIA VỊ TỨ QUÂN PHƯƠNG 
- Nhân sâm 
- Sinh khương 
- Thục đại hoàng 
- Bạch truật 
- Phục linh 
- Cam thảo 
- Chỉ xác 
Công dụng: Ích khí thông tiện. 
Chủ trị: Táo bón do dương khí bế tắc. Bệnh nhân yếu, cắc mặt trắng bợt, mình 
nóng, tự hãn, mạch trầm tế. 
301. HẮC SỬU MAO CĂN THANG 
- Hắc sửu 
- Tân lang 
- La bặc tử 
- Mộc hương 
- Trần bì 
- Bạch mao căn 
- Thanh bì 
Công dụng: Hành khí trục thuỷ. 
Chủ trị: Thuỷ nhiệt úng ở trong, khí cơ bị trở ngại. Thuỷ thüng, thuỷ chướng, bụng 
căng cứng, đái ít, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng, mạch trầm sác hữu lực. 
302. TÂN GIA HOÀNG LONG THANG 
- Sinh địa 
- Mang tiêu 
- Mạch đông 
- Hải sâm 
- Sinh đại hoàng 
- Sinh cam thảo 
- Huyền sâm 
- Ðương qui 
- Nước gừng 
Công dụng: Tư âm ích khí. 
Chủ trị: Nhiệt kết lý thực, khí âm không đủ. Ðại tiện bí kết, bụng chướng đầy cứng, 
mệt mỏi thiếu khí, mồm họng khô, môi nứt, lưỡi đen, rêu đen(do nhiệt) vàng. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_y_hoc_co_truyen_2010_phan_2.pdf