Tập bài giảng Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Tóm tắt Tập bài giảng Lịch sử mỹ thuật Việt Nam: ...kiến phương Bắc đô hộ, các triều đại phong kiến ta sau khi giải phóng đất nước vẫn xem trống đồng là một nhạc khí quan trọng về mặt lễ giáo. Câu hỏi – bài tập: Hãy trình bày một vài nét khái quát về lịch sử thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam. Phân tích sự hình thành và phát triển của mỹ thuật nguyên ... trước ngực, nửa dưới hình chim có cánh, chân có móng và đuôi nhiều lông, nhìn nghiêng có thể nhận ra tạo hình của nó gần như nửa hình lá đề. Nó mang bộ mặt trầm tư, vừa có vẻ đẹp dịu dàng và rạng rỡ. Hoạ tiết trang trí quen thuộc thời Lý đó là đoá hoa nhỏ nhiều cánh kết thành dải trên đầu như vòng ...oặc thông hơi. Kết cấu của tháp dựa chủ yếu vào mộng cốt, cá chì (mộng én) và vữa kết dính, ngoài ra để tăng độ bền vững cho lớp gạch ốp bên ngoài người ta đã đúc chúng thành những viên gạch có chân gấp khúc, và khi xây họ đánh dấu để tránh lầm lẫn. Trang trí chủ yếu là hoa văn, song nó phong phú, ...

doc51 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tập bài giảng Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì thế mà không cảm thụ được gì ở tác phẩm. Cùng với vẻ dịu dàng của tác phẩm, một cái đẹp chắc khoẻ vẫn náu mình nơi những đường cong dẻo chắc, những mảng khối đầy đặn, những nét hình gân guốc và hoa mỹ.
3.3. Nghệ thuật Hội họa
Những biến động lớn của lịch sử, các bức tranh của thời Trần đã bị huỷ hoại nhiều nhưng thời gian đã chứng kiến và ghi nhận sự hiện diện của nó trên nhiều tài liệu khác nhau, đã khẳng định về một nền hội hoạ có thực ở thời Trần, và sự thâm nhập của nó vào chạm khắc, trang trí.
Tục xăm hình rồng có từ thời Hùng Vương, đến thời Trần càng phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan cho đến quân dân đều vẽ rồi xăm hình rồng ở trước bụng, sau lưng và hai đùi. Xăm hình, thích hình lên cơ thể chính là một cách vẽ lên da thịt, ít nhiều có tính tạo hình trang sức. Sự phổ biến của việc xăm hình ở thời Trần thành tập tục, và mức độ nghệ thuật của nó đòi hỏi xã hội có hẳn những người thợ xăm chuyên nghiệp. Ngoài ra họ còn vẽ lên đầu mũi thuyền hình con chim với ngụ ý không sợ sóng gió.
Tranh chữ và nghệ thuật viết chữ trang trí cũng rất được chú ý viết hoặc khắc vào đá, gỗ. Nghệ thuật thêu khá phát triển, hình thêu chẳng những đòi hỏi phải có hình vẽ làm mẫu, mà bản thân nó cũng là một bức tranh “vẽ” bằng kim và chỉ màu. Hoặc nhà Trần đã sử dụng các màu vàng, đen, xanh, đỏ để vẽ những lá cờ và giữa bốn góc có vẽ hình ngôi sao, thiên thần, quỷ sứ, ; trang trí bình phong là vẽ thu nhỏ thiên nhiên đã chọn lọc, và do đó mà bức bình phong vẽ được coi là tiêu chuẩn của thiên nhiên. Và sau nữa là những hình vẽ trên tiền giấy “Thông bảo hội sao” phát hành năm 1396, tiền có giá trị khác nhau thì hình vẽ có khác nhau: 10 đồng vẽ rong, 30 đồng vẽ sóng, 1 tiền vẽ mây, 2 tiền vẽ rùa, 3 tiền vẽ lân, 5 tiền vẽ phượng, 1 quan vẽ rồng. Song đó chỉ là những hình trang trí trên những hiện vật, mà khi những hiện vật này mất đi thì hình trang trí đó cũng mất đi.
Qua tài liệu văn tự, ta biết thêm thời Trần cũng có những tác phẩm hội hoạ độc lập. Đó là những bức chân dung, những bức vẽ người thực việc thực, những bức tranh phong cảnh không trang trí cho một vật dụng nào. Ví dụ: bức chân dung Khổng tử và 72 học trò, những người có nhiều công lao trong cuộc xây dựng đất nước, anh hùng chống giặc,  là những bức chân dung mang được cả hồn của thời đại và hồn của nhân vật, là những tác phẩm nghệ thuật chân thực có sức sống và rung động lòng người. Ví dụ: Bức chân dung Trần Bang Cẩn, Bùi Mộc Đạc, 
Sự có mặt của hội hoạ trong nghệ thuật tạo hình thời Trần đã được chính người thời ấy khẳng định và kể lại với chúng ta. Ngày nay, chúng ta còn có thể biết được những yếu tố hội hoạ thời Trần qua những hình vẽ bằng đục của các nghệ sỹ chạm khắc gỗ và đá, những hình vẽ bằng vật cứng và vật mềm của các nghệ sĩ gốm. Từ những hình chạm nổi trên gỗ ở chùa Thày, chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Thái Lạc, , ta thấy nghệ sĩ trong khi vận dụng thủ pháp chạm nổi nông, đã chú ý nhiều đến tiếng nói chung của đường nét đã làm, là tiếng nói của mảng khối, và hiệu quả của đường nét đã làm cho những bức chạm có hình như tờ tranh đồ họa. Sang chất liệu đá, những hình chạm nổi và đặc biệt những hình khắc chìm lại càng toát lên chất hoạ một cách rõ ràng và đầy đủ hơn nữa. Đó là những hình trang trí trên mặt tháp ở những phần bằng đá. Đó là những hình trang trí trên mặt tháp ở những phần bằng đá, mặt bia và nhiều hơn cả là trên mặt một số bệ tượng có niên đại thời Trần, hoặc ghi niên đại nhưng thống nhất một phong cách nghệ thuật thời Trần. Trừ những hình chạm nổi cao, tròn trịa và mập mạp do mảng khối của điêu khắc được vận dụng nhiều, tiếng nói của đường nét của hội hoạ chỉ phụ họa vào để gia giảm thêm hiệu quả thẩm mỹ, còn rất nhiều hình chạm nổi thấp mặt hơi vênh, rồi từ hình chạm nổi thấp đến mặt bẹt, đến những hình khắc nét chìm, ta luôn thấy nghệ sĩ vận dụng ngày càng nhiều và càng thành thạo những yếu tố của nghệ thuật hội họa, để ngay trên đá, nó đã như bức tranh, khi in sang giấy thì giống hình được vẽ bằng bút. Những hình trang trí trên đá vô cùng gần gũi với hội họa. Chính là những hình được nghệ sĩ tạo thành bởi thủ pháp khắc rạch chìm những nét nông, mảnh, từng nét cứ hiện ra dưới lưỡi đục sắc khi thì nhịp nhàng chính xác, lúc lại vung vẩy phóng khoáng. Những hình thực sự do nghệ sĩ vẽ bằng đục như thế cả trên tháp, bia, và phổ biến là trên bệ tượng. Sớm nhất là từ những hình khắc rạch trên phần đá của tháp Phổ Minh tạo ra cả hoa văn hoa lá, sóng nước và mây trời đơn giản, sáng sủa rất sinh động viền quanh thân tháp.
Sang chất liệu gốm gia dụng và gốm kiến trúc, nhiều hình trang trí thực sự đã trở thành bức tranh, nhìn vào đó ta chỉ còn thấy những yếu tố của nghệ thuật hội họa. Bình gốm Bát Tràng tám múi là một bình cắm hoa cỡ lớn, về mặt hội họa là những hình khắc chìm rồi tô màu nâu ở trên các múi. Bố cục hình vẽ trang trí theo đồ án dọc, trên mặt của tám múi được vẽ tám bình cắm hoa khá giống nhau, có nhiều chi tiết riêng vui mắt. Đặc biệt phải nói đến những hình vẽ bằng tay trên tháp Bình Sơn. Hoa văn trang trí ở mặt tháp thường là in khuôn rồi dán vào, nhưng sau khi in xong được sửa lại bằng tay và trực tiếp dùng vật cứng vẽ thêm vào, nên đường vuốt dứt khoát, nét khắc rất sắc, làm cho hình hiện ra rành mạch, hồn nhiên, tươi tắn và duyên dáng.
Hàng loạt hoa lá được vẽ trên gốm, chạm khắc như vẽ trên gỗ và đá, là những hoa và lá mọc trong ao, trong vườn Việt nam và luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong tình cảm người Việt nam. Đó là hoa sen, hoa cúc, hoa mai.. và những dây leo trên giàn hay bờ giậu của nhiều gia đình đã đi vào ca dao, vào thơ văn của dân tộc. Cả những cảnh vẽ trên bình phong, trên quạt cũng là những cảnh đẹp của thiên nhiên Việt nam: ngồi quán bên ao, cây già bên suối, đến tranh chân dung thì phần lớn nhân vật là những anh hùng, những dũng sĩ có công với dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại chống xâm lược Nguyên – Mông. Màu sắc mà hoạ sĩ thời Trần dùng vào tác phẩm hội hoạ của mình cũng là màu của đất nước, của cuộc sống: màu vàng, màu đỏ, màu xanh, và đặc biệt màu nâu.
Ngay trong bước đi đầu ấy, ta đã thấy mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng: Trên nhiều bia và bệ đá tượng Phật vừa có hình rồng, hình phượng, vừa có hình dây leo, và thường thì hình rồng, hình phượng được chạm khắc công phu, chau chuốt, còn hình dây leo thì đơn giản, phóng khoáng. Thạp gốm hoa nâu Cửa Triều và bình gốm hoa nâu Bát Tràng là những đồ gốm gia dụng cỡ lớn của lớp trên, song chẳng những xương đất, men và hoa nâu như ở vật dụng của bình dân, mà ngay cả cây sen tuy nét vẽ đã tinh khôn và khép kín nhưng vẫn đều là đơn giản. Ngay trong tiền giấy Thông bảo hội sao, bên cạnh những hình thuộc bộ tứ linh (rồng, phượng, lân, rùa), lại có cả những hình quen thuộc với dân gian (rong, rêu, mây trời, sóng nước).
Hội họa thời Trần, bên cạnh một số tranh độc lập, tự thân là một tác phẩm nghệ thuật, như tranh chân dung, tranh người thực việc thực thuộc lịch sử nước nhà hoặc lịch sử nước ngoài, ít tranh cảnh vật, , thì đa số là những hình vẽ hoặc hình chạm khắc đậm đà chất họa dùng để trang trí cho vật phẩm khác. Yêu cầu trang trí bằng hội họa, và bằng chất họa của dân tộc ta ở thời Trần rất cao: trang trí ngoại thất, trang trí nội thất, trang trí đồ dùng trong nhà, trang trí phương tiện đi lại, trang trí ngay cả quần áo và thân thể,  Chính tính trang trí của hội họa thời Trần đã gắn giá trị nghệ thuật của hình vẽ với giá trị thực dụng của kiến trúc, của vật dụng, và do đó càng thúc đẩy nền nghệ thuật thủ công phát triển.
Qua những hình vẽ trên gốm và những hình chạm khắc như vẽ trên gỗ đá, ta luôn thấy nghệ sĩ vận dụng những đường cong mềm dẻo và linh động, khi thì cuồn cuộn, lúc lại thoăn thoắt, nhịp nhàng nhưng bao giờ cũng rõ ràng và thoải mái. Xen vào đó, đường thẳng đôi khi cũng được lưu ý nhưng rất dè dặt. Cái thế chung của toàn hình cũng theo hướng cong dẻo. Vì vậy, hình tượng bao giờ cũng tươi mát và gợi cảm, chất họa toát ra từ nét chạm khắc còn mang nhiều chất thơ.
Về màu sắc, những hình vẽ của thời Trần còn lại cho ta biết rất ít. Màu sắc chắc chắn của thời Trần mà ta được thấy mới chỉ còn có màu nâu vẽ trên gốm. Nếu chiếc thạp đào được ở đồng Cửa Triều, màu nâu vẫn chỉ có một sắc độ đậm thì đến chiếc bình hoa tám múi Bát Tràng, nghệ sĩ đã sử dụng thành thạo hai sắc độ đậm nhạt khác nhau. Màu nâu của hoạ sĩ thời Trần là tiếp tục truyền thống màu nâu của hoạ sĩ thời Lý, nhưng được phát triển thêm một bước, bên cạnh màu nâu đậm đã có thêm màu nâu nhạt, cả hai sắc độ được vận dụng ngay vào một mẫu hình thật hài hoà, bên cạnh nhau chứ không vờn khối.
Qua tài liệu văn tự, ta biết họa sĩ thời Trần đã vận dụng vào họa phẩm của mình các màu vàng, đen, xanh, đỏ và biết làm tôn lẫn nhau bằng các mảng màu đối lập, như vẽ núi xanh làm nền cho cây đỏ trên một bức bình phong.
Các họa sĩ thời Trần khi xây dựng nhân vật, điều băn khoăn chính là cuộc sống nội tâm phong phú của nhân vật. Chẳng hạn khi vẽ tranh chân dung Trần Bang Cẩn, hoạ sĩ có thể quả quyết “mọi vẻ phong lưu tô được hết”, nhưng vẫn cứ canh cánh rằng “không tô choi chói tấm lòng son”. Rồi từ những hiểu biết tổng hợp, họa sĩ xây dựng nhân vật hoàn chỉnh trong ý tưởng, sau đó ý tưởng ấy chỉ đạo bàn tay sử dụng đồ nghề trong lúc sai khiến chất liệu. Vì vậy, những hình vẽ hoặc hình chạm khắc rất giàu chất hoạ ở thời Trần mà ngày nay chúng ta còn thấy, nhân vật của họ không phụ thuộc vào giải phẫu cơ thể, nhưng rất có duyên. 
3.4. Nghệ thuật Gốm
3.4.1.Gốm men ngọc
BÀI 3: MỸ THUẬT THỜI LÊ SƠ (1427- 1527)
1. Khái quát văn hóa xã hội thời Lê Sơ 
Sau khi thắng quân xâm lược nhà Minh, thì Lê Lợi, một ông vua đã sống trong nhân dân để kháng chiến, muốn nuôi dưỡng sức dân để hưởng lâu dài, nên hạ chiếu cho các quan không nên xây dựng cung thất, lâu đài quá to, thêm khổ cho dân. Các đời vua sau cũng theo chính sách đó, nên công việc kiến thiết rất hạn chế và không lớn lao. Đối với nhà chùa thì Lê Lợi và các vua thời Hậu Lê, tiếp tục chính sách của Hồ Quý Ly, thanh trừ những phần tử du thủ du thực. Trong thời Hậu Lê Nho giáo là độc tôn, còn Phật giáo và Đạo giáo đều bị xem là tà đạo và bị hạn chế.
Thêm một yếu tố quan trọng nữa là thời Hậu Lê, mặc dù nông dân còn bị bóc lột tàn nhẫn, thiếu thốn đói kém trăm phần, nhưng đã được giải phóng khỏi ách nô tì của đại điền trang; họ có thể làm thêm nghề thủ công sau những ngày cày cấy. Nhờ điều kiện kinh tế và tình trạng tinh thần như thế cho nên thời Hậu Lê là một trong những thời xây dựng chùa và phát triển nghệ thuật tạo hình nhiều nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Những di tích mỹ thuật còn đến nay phần nhiều do bàn tay người thợ thời Hậu Lê trùng tu hay tân tạo. Bởi thế khi nói về mỹ thuật thời Hậu Lê, chúng ta phải kể đến những đình chùa, tuy nguồn gốc là xây dựng từ thời Lý, Trần nhưng đến thời thời Hậu Lê thì làm lại hoàn toàn khác hẳn so với thời trước. Di tích của thời Hậu Lê chẳng những quan trọng về số lượng mà cũng là toàn diện hơn thời Lý, Trần, những tác phẩm hội hoạ xưa nhất của ta còn cho đến nay cũng chỉ được sáng tác từ thời Hậu Lê.
2. Sự phát triển của Mỹ thuật
2.1. Nghệ thuật kiến trúc 
2.1.1 Kiến trúc cung đình.
 2.1.1.2. Kiến trúc Đông Kinh (Thăng Long)
Trong công cuộc khôi phục lại đất nước, đưa tổ quốc tiến lên con đường phồn vinh, vào đầu triều Lê, việc xây dựng và phát triển kiến trúc chiếm một vai trò khá quan trọng. Trải qua hai mươi năm đô hộ của bọn xâm lược, nền kiến trúc nước ta đã chịu một hậu quả nặng nề. Biết bao chùa, tháp bị đập phá, bao nhiêu lầu gác, cung điện của các tầng lớp thống trị và nhà cửa của nhân dân bị thiêu đốt, huỷ hoại. Do vậy, sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi, cùng với việc khôi phục nền kinh tế, triều đình Hậu Lê đã chú trọng đến việc tu sửa và xây dựng các công trình kiến trúc. 
Trong nhiều mặt nhất là kiến trúc và điêu khắc, tính chất dân tộc được biểu hiện rõ rệt, ví dụ chùa Keo ở Thái Bình hay đình Chu Quyến.
Trong bố cục chung của một ngôi chùa lớn thì nhà kiến trúc thời Hậu Lê còn theo công thức cũ, như kiểu chữ “đinh”, chữ “công”, chữ “môn”, chữ “tam” theo kiểu “nội công ngoại quốc”,  Nhưng kiến trúc “tam quan” trang trí kiến trúc đình, chùa thì riêng Hậu Lê.
Một điểm đáng chú ý là kiến trúc gỗ Hậu Lê còn đến nay nói chung có quy mô tương đối lớn, trong khi những công trình kiến trúc đồ sộ của Lý, Trần thì bị phá huỷ không còn, một hai ngôi chùa, đình còn sót lại như chùa Thái Lạc, Bối Khê, chẳng hạn thì nhỏ bé. Tiếng lớn, bé dùng ở đây là tương đối, vì chúng ta đã biết kiến trúc gỗ chỉ cho phép phát triển một cách hạn chế kích thước của ngôi nhà, phát triển kích thước một ngôi nhà gỗ đến chừng mực nào là phải thay đổi tất cả kỹ thuật xây dựng. Đối với một ngôi đình to như đình Chu Quyến, với hai hàng cột giữa to, nền xà, kèo là những khúc gỗ nặng hàng tấn. Đưa những khúc gỗ nặng ấy lên cao để lắp mộng khít vào nhau là cả một vấn đề phức tạp, đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm và một kỹ thuật điêu luyện.
Nhưng chi tiết không có trong ngôi một ngôi nhà nhỏ, trở nên cần thiết trong kiến trúc một ngôi đình chùa to lớn, như những “con đội”, “cái đấu”, “con chồng”,  Những thượng lương, đầu dư, câu đầu,  trong đình lớn là bộ phận quan trọng cần phải có trang trí. Trên nóc đình chùa Hậu Lê hình trang trí phát triển hơn thời Lý, Trần, ví dụ hình “Lưỡng long triều nguyệt”, hình “con kim”, “con đao”, “con sô”,  đó là những tác phẩm mỹ thuật mà nhà trang trí kiến trúc để nhiều công phu thể hiện.
Hình trang trí kiến trúc đặc biệt thời Hậu Lê đến nay hãy còn phổ biến là hình “phượng” hay là “cá gáy” đấu nhau trên đầu trụ cổng. Phần trang trí kiến trúc này là hình ảnh đặc biệt dân tộc rất quen thuộc ở nông thôn Việt nam.
Một bộ phận của đình, chùa mà thời Hậu Lê phát triển thành công trình kiến trúc quan trọng là cửa “tam quan”. ở nhiều nơi, cửa “tam quan” là bộ phận mà nhà kiến trúc đem hết tài sáng tạo của mình để tô điểm cho đẹp nhằm thu hút tín đồ. Một số đình, chùa xung quanh Thủ đô Hà nội cũng đã cho thấy sự phong phú của thời Hậu Lê về mặt này. Những tam quan như Đình Bảng, Hạ Hồi, chùa An Định, Văn Miếu,  là những di tích đẹp của kiến trúc thời phong kiến nước ta.
Kiến trúc cung đình thời Hậu Lê tập trung vào hai việc chính là tu bổ cung điện đền miếu ở Đông Kinh (Thăng Long) và xây dựng Lam Kinh. 
Đông Kinh là Thăng Long cũ. Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi vẫn lấy tên nước là Đại Việt và đổi tên kinh đô Thăng Long thành Đông Kinh. Về cơ bản thì vẫn giữ nguyên bố cục của thành Thăng Long thời Lý – Trần, nghĩa là thành vẫn chia làm 2 lớp. Lớp trong là khu Hoàng thành, nơi ở và làm việc của vua và triều đình. Lớp ngoài là nơi ở của quan lại, sĩ phu và các tầng lớp nhân dân. Trong khu vực Hoàng thành, triều đình đã cho xây dựng và sửa chữa nhiều công trình kiến trúc. Đó là những cung điện, lầu gác làm nơi ở của vua, hoàng hậu và các cung nữ, những cung điện làm nơi hội họp, bàn bạc việc triều chính, nơi làm việc của các cấp chính quyền hoặc là các kho chứa, .
Năm 1428, Lê Lợi cho xây dựng nhiều cung điện lớn, như các điện Kính Thiên, điện Cần Chính, điện Vạn Thọ là những công trình kiến trúc có tiếng thời bấy giờ. Ngoài những công trình kiến trúc đồ sộ còn có những công trình kiến trúc đơn giản, kích thước vừa phải, nhưng cũng khá đẹp, được người thời đó ca ngợi, tán tụng như đình Quảng Văn, Nghị sự đường, Vân tập đường,  là nơi dùng để đọc sách và thi cử; Một số công trình khác như cầu Ngoạn Thiềm, vườn Thượng Uyển, Đến nay, các cung điện, dinh thự, đàn tế không còn lại dấu tích. Tất cả đều bị các đời sau sửa sang thay thế hết hoặc bị phá huỷ. 
Hiện nay, chúng ta chỉ còn lại một số di vật của các công trình kiến trúc thời này, đó là thành bậc cửa ở điện Kính Thiên. Nó gồm 4 thành chạy dài suốt chín cấp từ dưới đất lên tạo thành ba lối đi vào điện. Đây là những tác phẩm điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn. Hai dãy thành giữa chạm hình rồng uốn khúc đầu nhô cao, bò từ trên nền điện xuống. Rồng có đầu to, sừng dài có nhánh, bờm mượt cuộn ra sau, lưng rồng có kỳ nổi cao và sắc, mắt lồi, một chân đang cầm lấy râu.
Hai dãy thành bậc ở hai bên cũng được chạm thành khối cuồn cuộn nhưng không phải là hình rồng mà chỉ là mây lửa và hoa lá cách điệu. Nét chạm sắc sảo, điêu luyện vẫn giữ được truyền thống chạm đá thời xưa. Thành bậc có chiều ngang 13,7m, chiều dọc 4,45m và cao 2,1m (đây cũng là chiều cao của nền điện). Qua kích thước to lớn của thành bậc này, phần nào chúng ta cũng có thể hình dung được sự khang trang, rộng lớn của điện Kính Thiên xưa. Đáng chú ý hơn, đây là những tác phẩm nghệ thuật có niên đại chính xác, năm 1467. Nó phản ánh khá tiêu biểu cho nền nghệ thuật tạo hình thời Hậu Lê, một nền nghệ thuật đã đi vào khuôn phép, trang nghiêm, khác với sự tươi mát đầy sức sống của nghệ thuật dân gian.
Ngoài thành bậc cửa điện Kính Thiên, còn có thành bậc cửa ở đàn Nam Giao. Đó là hai thành bậc ở về cùng một phía bên phải cửa, hiện được làm thành bậc cửa cho sinh phần của Hoàng Cao Khải ở Thái ấp. Đây là những thành bậc cửa bằng đá, nhỏ hơn các thành bậc cửa ở nền điện Kính Thiên nhiều. Hình dáng của nó giống hai thành bậc cửa hai phía bên ngoài của điện Kính Thiên, nghĩa là được tạo thành những khối cuộn, ngấn khúc theo dáng các hình mây lửa trang trí mặt cạnh phía ngoài của thành bậc. Các hình trang trí trên mặt cạnh ngoài của nó cũng có nhiều nét khác hơn. Phía trên, ta thấy có hình mây xoắn cuộn khúc, thỉnh thoảng có điểm những đường mác dài, là lối trang trí gặp khá nhiều ở kiến trúc thời Hậu Lê. Trong vòng tam giác của khung viền hình hoa chanh, đặc biệt có chạm nhiều đề tài mang chất dân gian lành mạnh. Đó là hình hai con vịt đang chao mình bơi trên sóng nước, con trước ngoái đầu lại chờ, con sau đang dướn cổ bơi nhanh. Phía trước nữa là hình chạm theo đề tài cá hoá rồng. Nghệ nhân đã chạm một hình cá mình ngập trong nước, còn đầu và đuôi nhô lên cao. Đuôi cá có hình giống đuôi cá thật, nhưng đầu lại có thêm râu, mặt, kiểu đầu rồng.
2.1.1.2. Kiến trúc Lam Kinh
Được coi là thủ đô thứ hai của đất nước, nay thuộc xã Xuân Lam (Thọ Xuân – Thanh Hoá). Được khởi công xây dựng từ năm 1433, sau này bị hư hỏng và sửa sang nhiều lần đến 1448 thì xong. Nơi đây được dựng lên để làm nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vua. Đặc biệt, chung quanh điện là khu lăng tẩm của các vua và hoàng hậu.
Khu điện Lam Kinh được xây dựng theo một đồ án hình chữ nhật, một chiều dài 315m và chiều kia dài 256m. Cạnh sau của khu điện cong nống ra ngoài gần như là một cung tròn. Bốn bề cửa điện còn nhiều dấu tích của một thành bao bọc. Toàn bộ nền của khu điện Lam Kinh được dựng trên một triền đồi thoai thoải nên nhà kiến trúc đã cho bạt thành ba cấp bằng phẳng từ dưới lên, tạo thành ba lớp rõ rệt.
Lớp nền 1 gồm có: Cổng ngoài, cổng trong, sân điện, 1 cái hồ. Phía ngoài cổng điện Lam Kinh còn có một số di vật bằng đá khác hình dáng rất lạ. Trong cổng là một sân bằng phẳng. Có lẽ là sân chính của điện, mà các tài liệu quen gọi là sân rồng.
Lớp nền 2 là lớp có nền điện chỉnh. Lối lên là một bậc cửa khá lớn chia làm 3 lối đi, ngăn cách bởi 4 thành bậc. Cấu tạo và trang trí của bốn thành bậc này rất giống với các thành bậc của điện Kính Thiên. Tiếp theo là nền điện dài 48m, rộng 37m hình chữ “công”, gồm ba nhà gắn vào nhau. 
Lớp nền 3 gồm: 9 nền nhà nhỏ và 1 giếng nước ở phía sau, được xây hàng ngang so với toàn bộ khu điện, nhưng càng vào giữa trung tâm, chúng lại chếch dần về phía sau, tạo thành một vòng cung cân xứng, đều đặn. Phía trước các nền nhà đều có bậc cửa đi xuống lớp thứ hai, trang trí trên các thành bậc này chủ yếu là những hình mây xoắn và các hình hoa lá khắc. Nét chạm trơn nhẵn, điêu luyện, độ chạm trông đều. 
Ngoài khu điện Lam Kinh còn có bia Vĩnh Lăng, lăng Lê Lợi, Cùng với các trụ sở của công, để phục vụ cho việc trú ngụ của nhà vua lúc về các địa phương, triều đình Hậu Lê còn cho xây dựng nhiều hành điện khắp các mọi miền. Những công trình do Nhà nước đứng ra xây dựng để phục vụ cho họ hàng, những người có công.
Thời Hậu Lê chế độ điền trang đã tan rã nên không còn những phủ đệ to lớn trong các thái ấp làm nơi ở của gia chủ và hàng ngàn gia nô như thời Lý, Trần nữa, nhưng thay vào đó lại có những dinh thự cao đẹp của các tầng lớp địa chủ mới trỗi dậy. 

File đính kèm:

  • doctap_bai_giang_lich_su_my_thuat_viet_nam.doc