Tập bài giảng môn Phục hồi chức năng -vật lý trị liệu - Trịnh Xuân Đốc

Tóm tắt Tập bài giảng môn Phục hồi chức năng -vật lý trị liệu - Trịnh Xuân Đốc: ...hể chất cũng như tinh thần. - Khó ăn, ít vận động. - Trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ nhiều. - Chậm phát triển tinh thần và thể lực. - Thân nhiệt thường thấp, da khô lạnh và dầy. - Tóc mọc thấp dưới trán, sưng trễ mí mắt. - Người ngày càng ngắn đi so với tuổi. - Khó khăn về nghe...trong khi chăm sóc và GDSK cho người bệnh và cho cộng đồng. B. NỘI DUNG I. Định nghĩa nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng 1. Định nghĩa: người có hành vi xa lạ là người do hoạt động của não bị tổn thương nên có biến đổi bất thường về lời nói, cảm xúc, hành vi, tác phong. 2. Nguyên nhân: -...ẻ của người bệnh có bệnh lý tim mạch không? Nếu kéo liên tục bằng tạ thì trung bình trọng lượng tạ từ 1/3 đến 1/2 trọng lượng cơ thể. Tuỳ theo chỉ định của BS chỉnh hình hoặc BS VLTL, trọng lượng kéo có thể thay đổi theo tình trạng của từng loại bệnh lý khác nhau, thông thường nên kéo từ nhẹ t...

pdf64 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tập bài giảng môn Phục hồi chức năng -vật lý trị liệu - Trịnh Xuân Đốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghỉ. 
- Tập gia tăng tầm vận động khớp bằng kỹ thuật vận động chủ động trợ giúp dưới 
ngưỡng đau. 
- Phục hồi chức năng sinh hoạt: tập luyện các chức năng qua các hoạt động trị liệu. 
- Phục hồi chức năng di chuyển: huấn luyện đi đứng, sửa dáng đi sấu. 
4. PHCN sau phẫu thuật mổ gãy xương: sau mổ cần phục hồi ngay. 
4.1. Mục đích phục hồi: 
- Giảm sưng nề. 
- Ngừa biến chứng phổi. 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
54 
- Ngừa teo cơ, cứng khớp. 
- Phục hồi chức năng di chuyển, sinh hoạt. 
4.2. Phương pháp PHCN: 
- Giảm sưng nề: đặt tư thế cao kết hợp vận động các cơ ở ngọn chi và co cơ tĩnh 
vùng chi mổ. 
- Ngừa biến chứng phổi: ngồi dậy sớm sau mổ, tập hít thở sâu, khạc đờm dãi tăng 
tiết làm sạch đường hô hấp. 
 - Ngừa teo cơ, cứng khớp: 
+ Vận động tập mạnh các chi lành. 
+ Tập nhẹ nhàng dưới ngưỡng đau chi bệnh. 
 - Phục hồi chức năng di chuyển, sinh hoạt: hướng dẫn tập đi bằng nạng tăng dần 
chịu sức nặng trên chi gãy. 
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 
 I. Phần 1: Điền khuyết 
1. Gãy xương là loại (A) ảnh hưởng tới sự (B) của xương. 
2. Giai đoạn can liên kết: các tế bào (A) vào khối máu tụ tạo thành một (B) 2w sau gãy xương. 
3. Xương chậm liền: qua thời gian (A) để liền xương, xương vẫn (B) 
4. Trường hợp gãy xương chi sưng to nên cho người bệnh vào nằm viện chờ (A) mới thực 
 hiện được (B) hay phẫu thuật. 
5. Co cơ tĩnh nhẹ nhàng các cơ vùng chi gãy: giúp làm (A) ngừa kết dính ở cơ khớp, cải 
thiện tuần hoàn làm (B) 
6. Điều trị hội chứng sudeck: 
- Làm ấm vùng chi có rối loạn tuần hoàn bằng chườm nước ấm, chiếu hồng ngoại, bó 
parapin. Thời gian 10-15 phút / lần, ngaùy 2-3 lần. 
- Xoa bóp vùng chi có hội chứng sudeck ngày 2-3 lần. 
- Thể dục điện vùng cơ teo yếu ngày một lần 10 phút. 
- (A) - (B) 
7. Bốn giai đoạn tiến triển của gãy xương: 
 - Giai đoạn máu tụ. - (A) 
 - (B) - Giai đoạn can vĩnh viễn. 
8. Phục hồi chức năng di chuyển, sinh hoạt sau phẫu thuật mổ gãy xương: hướng dẫn tập 
đi (A) tăng dần chịu sức nặng trên (B) 
 II. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 
9. Giai đoạn tụ máu: xảy ra trong 10-15 ngày đầu sau gãy xương. 
10. Giai đoạn can nguyên phát: sau 3-4 tuần sau gãy xương. 
11. Các tế bào xâm nhập vào khối máu tụ tạo thành can xương. 
12. Các bệnh nhân bất động để liền xương đều có teo cơ. 
13. Co rút cơ: hay gặp sau khi tháo bột cho bệnh nhân gãy xương. 
14. Do can không kín hình thành khớp giả. 
15. Lệch trục chi: ảnh hưởng tới hệ thần kinh ngoại biên. 
16. Chờm lạnh: giúp co mạch, giảm sưng, giảm đau. 
17. Các cơ hay bị co rút sau tháo bột: cơ tứ đầu đùi, cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ Asin... 
18. Quá 6 tháng xương vẫn chưa liền gọi là chậm liền xương. 
19. Yếu tố tuổi đời không ảnh hưởng đến sự liền xương. 
III. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 
20. Nguyên nhân của gãy xương: 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
55 
A. Do chấn thương: tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt 
B. Do bệnh lý: viêm xương tuỷ, lao xương, ung thư xương, loãng xương. 
C. Do bẩm sinh. D. Cả A, B, C đều đúng. 
21. Giai đoạn can vĩnh viễn: 
A. Sau 3 đến 4 tháng. B. Sau 6 đến 8 tháng 
 C. Sau 8 đến 10 tháng D. Sau 10 đến 12 tháng 
22. Tiến triển của gãy xương trải qua: 
A. 4 giai đoạn. B. 5 giai đoạn. C. 6 giai đoạn. D. 7 giai đoạn. 
23. Các biến chứng thường gặp sau gãy xương 
A. Teo cơ, co rút cơ, hạn chế tâm vận động khớp. 
B. Khó khăn di chuyển, khó khăn sinh hoạt. 
C. Hội chứng Sudeck: đau, sưng nề hoặc teo tổ chức vùng chi gãy. 
D. Cả A, B, C đều đúng. 
24. Hội chứng Sudeck: 
A. Teo các cơ ở chi có xương gãy. B. Cứng và sưng khớp vùng xương gãy 
C. Đau, sưng nề hoặc teo tổ chức vùng chi gãy. D. Cả A, B, C đều đúng. 
25. Thời gian chờ chi gãy bớt sưng để bó bột: 
A. 1 đến 2 ngày. B. 2 đến 4 ngày. C. 4 đến 8 ngày. D. 6 đến 10 ngày. 
26. Trường hợp gãy xương trước bót bột, phẫu thuật cần: 
A. Đặt chi gãy lên cao. B. Chườm lạnh. 
C. Co cơ tĩnh nhẹ nhàng các cơ vùng chi gãy dưới gưỡng đau. 
D. Cả A,B,C đều đúng. 
27. Mục đích PHCN khi bó bột hoặc kéo tạ: 
A. Giảm sưng, giảm đau. B. PHCN sinh hoạt, di chuyển. 
C. Phòng ngừa teo cơ, co rút cơ, cứng khớp. D. Cả A,B,C đều đúng. 
28. Hạn chế tâm vận động khớp sau gãy xương: 
A. Do co rút cơ, do kết dính tại khớp. B. Do phù nề vùng khớp. 
C. Do teo cơ. D. Cả A,B,C đều đúng. 
29. Điều không có trong Phương pháp PHCN sau bó bột: 
A. Đặt chi gãy lên cao. B. Cố định chi gãy bằng bột. 
C. Tập đi xe lăn. 
D. Tập mạnh chi lành bằng tạ, lò so,Tập co cơ tĩnh trong bột đối với chi gãy. 
PHCN sinh hoạt, di chuyển. 
30. Mục đích PHCN sau tháo bột 
A. Cải thiện tuần hoàn, điều trị hội chứng Sudeck. 
B. Phục hồi cơ teo vùng chi bị gãy, kéo dãn cơ vùng chi bó bột bị co rút. 
C. Gia tăng tầm vận động khớp. PHCN sinh hoạt, di chuyển. 
D. Cả A,B,C đều đúng. 
31. Điều không có trong biến chứng muộn của gãy xương: 
A. Khớp giả. B. Teo cơ. 
C. Xương chậm liền. D. Viêm xương. 
32. Khớp giả có: 
A. hai loại. B. ba loại. C. bốn loại. D. năm loại. 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
56 
Bài 11 
PHCN CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN NGHE NÓI 
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: 
 Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 
 1. Về kiến thức: 
1.1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân người có khó khăn nghe nói. 
1.2. Trìn bày được phương pháp PHCN cho người có khó khăn về nghe nói. 
 2. Về kỹ năng: 
 2.1. Phát hiện được người có khó khăn nghe nói. 
 2.2. Làm được phương pháp PHCN cho người có khó khăn về nghe nói. 
 3. Về thái độ: 
 3.1. Nhiệt tình, gần gũi, kiên nhẫn khi tiến hành PHCN và GDSK cho người bệnh. 
 3.2. Động viên hướng dẫn người bệnh và gia đình tự tập luyện. 
B. NỘI DUNG 
I. ĐỊNH NGHĨA 
Người có khó khăn về nghe nói là người không thể nghe, không thể nói, hoặc nghe 
nói giảm khi ở cách xa 3m. 
II. NGUYÊN NHÂN 
1. Trước khi sinh 
- Dị dạng tai. 
- Dị dạng miệng. 
- Mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. 
- Dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai. 
- Bướu cổ do thiếu iod. 
2. Trong khi sinh: 
- Đẻ non. 
- Tổn thương não. 
3. Sau khi sinh: 
- Bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng não mủ, sởi, viêm não, quai bị. 
- Một số thuốc như streptomycin tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi, có thể tổn thương tai 
nếu dùng liều cao. 
- Quá trình tuổi già. 
- Tiếp xúc với tiếng động lớn. 
III. PHÁT HIỆN NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN NGHE – NÓI 
1. Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi: đặt trẻ nằm ngửa, bạn ngồi phía trên đầu trẻ, để trẻ không 
nhìn thấy. 
- Bạn vỗ mạnh tay và quan sát xem trẻ có giật mình hay ngạc nhiên, nháy mắt , 
ưỡn người, co chân tay lại không. 
- Nếu trẻ có biểu hiện trên, có thể trẻ đã nghe thấy, nếu không trẻ bị giảm khả 
năng nghe. Lặp lại 3 lần để khẳng định kết quả. 
2. Ở trẻ dưới 36 tháng tuổi: 
- Làm một cái lúc lắc, khi lắc phát ra tiếng kêu. 
- Để mẹ của trẻ ngồi phía trước, bạn ngồi phía sau cách 2 bước. 
- Lắc để trẻ có quay đầu lại không: 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
57 
 + Nếu có thì cháu có thể đã nghe thấy tiếng lúc lắc. 
 + Nếu không chứng tỏ trẻ có khó khăn về nghe. Lặp lại 3 lần để khẳng định kết quả. 
3. Kiểm tra trẻ trên 36 tháng tuổi và người lớn: 
- Người được kiểm tra ngồi đối diện. 
- Bạn nói một lời nào đó, yêu cầu người đó lặp lại, hoặc giơ ngón tay làm hiệu: 
 + Nếu trả lời đúng, có nghĩa khả năng nghe của người đó bình thường. 
 + Nếu không trả lời đúng, có nghiã người đó bị giảm khả năng nghe. Lặp lại 3 
lần để khẳng định kết quả. 
IV. PHCN CHO NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN VỀ NGHE NÓI. 
1. Những khó khăn về giao tiếp có thể có: 
- Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu. 
- Có thể nghe, hiểu nhưng không thể nói. 
- Nghe được phần nào, hoặc có thể chỉ nghe được một âm nào đó. 
2. Huấn luyện nói cho người có giảm khả năng nghe nói: 
- Ngôn ngữ được phát triển trong vài năm đầu của trẻ, để phát triển được tiếng nói, 
trẻ phải nghe và nhìn được ngay từ những tuần đầu sau sinh. Trẻ sinh ra mà không có khả 
năng nghe, nếu không được giúp đỡ sẽ không nói được. 
- Dạy trẻ vừa nghe, vừa nhìn chúng ta giao tiếp, bất kể trẻ có đáp ứng hay không, 
kết hợp từ ngữ và động tác. 
2.1. Nghe và nhìn: dùng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình muốn, chúng ta sử 
dụng sự khác nhau trên nét mặt, cử động của tay, của thân mình như ngôn ngữ hành động. Dạy 
trẻ vừa nghe, vừa nhìn cách chúng ta giao tiếp, kết hợp từ ngữ và động tác để giao tiếp. 
2.2. Bắt chước: khi luyện trẻ nói nên chọn nơi yên tĩnh, dạy trẻ cách lắng nghe và 
cách mình nói , sau đó luyện trẻ bắt chước lại. 
2.3. Nhận biết từ: lúc đầu từ dễ, sau đó các từ khó, chỉ vào vật và viết từ đó hoặc 
chỉ vào màu sắc mà viết . 
2.4. Đối thoại: có thể giao tiếp với trẻ bằng cách tự hỏi và tự trả lời, như vậy mới 
lôi cuốn được trẻ vào cuộc đối thoại này, dạy trẻ đếm từ 1 – 100, tên các con vật nuôi 
trong nhà, đồ vật như nhà cửa, bàn nghế, tủ, gường 
V. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI. 
1. Đọc môi: 
Dạy trẻ khó khăn về nghe bằng cách đọc môi để trẻ có thể hiểu được nội dung lời 
nói. Nên nói chậm, sao cho những cử động của môi có thể được trẻ quan sát và hiểu. 
2. Ngôn ngữ ra hiệu: 
Giao tiếp bằng ngôn ngữ ra hiệu cũng cho biết ý nghĩa của ngôn từ. Ngôn ngữ ra 
hiệu được xử dụng kết hợp đồng thời với các loại ngôn ngữ khác, có thể dùng tay ra hiệu 
bằng nhiều cách để giao tiếp, dùng tay để diễn tả hành động, hoặc diễn tả việc làm. 
3. Vẽ, viết, đọc: 
Cần dạy cho trẻ vẽ, viết, đọc ngay từ sớm trước khi trẻ đến tuổi đi học, trẻ có thể 
dùng ngón tay vẽ lên cát, hoặc bằng bút chì, dạy trẻ đọc và viết từ đơn giản. 
4. Ngôn ngữ hình ảnh: 
Nếu trẻ không học được những cách giao tiếp đã hướng dẫn trên thì luyện cho trẻ 
giao tiếp bằng cách sử dụng hình ảnh. Dùng tranh ảnh để biểu thị điều ta muốn tả và điều trẻ 
muốn, nhắc lại nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu được bức tranh. 
Những điều cần lưu ý khi huấn luyện người có khó khăn vầ nghe nói: 
- Nói chậm, rõ, chuẩn. 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
58 
- Không ép họ nói, đặc biệt là trước đám đông hoặc người lạ. 
- Nói tự nhiên , vui vẻ. 
- Khuyến khích họ giao tiếp với những người bình thường khác càng nhiều càng tốt. 
- PHCN cho người khó khăn về nghe – nói là công việc khó khăn, cần kiên trì để 
đưa người tàn tật hội nhập với xã hội . 
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 
 I. Phần 1: Điền khuyết 
1. Người có khó khăn về nghe nói là người (A), không thể nói, hoặc nghe nói giảm khi ở (B) 
2. Nguyên nhân trước khi sinh gây khó khăn về nghe nói: 
- Dị dạng tai, dị dạng miệng. 
- Mẹ mắc bệnh (A) 
- Dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai. 
- (B) 
3. Ngôn ngữ được phát triển trong (A), để phát triển được tiếng nói, trẻ phải nghe và nhìn 
được ngay từ những tuần (B). 
4. Trẻ sinh ra mà không có (A), nếu không được giúp đỡ sẽ không (B) 
5. Khi luyện trẻ nói nên chọn nơi yên tĩnh, dạy trẻ cách (A) và cách mình nói, sau đó 
luyện trẻ (B) lại. 
6. Dạy trẻ vừa nghe, vừa nhìn chúng ta (A), bất kể trẻ có đáp ứng hay không, kết hợp từ 
ngữ và (B) 
7. Cần dạy cho trẻ vẽ, viết, đọc ngay từ sớm trước khi trẻ (A), trẻ có thể dùng ngón tay vẽ 
lên cát, hoặc bằng bút chì, dạy trẻ đọc và viết từ (B). 
 II. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 
8. Nói là sự phát ra lời nói mà người khác nghe được 
9. Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với nhau. 
10. Không ép người có khó khăn về nghe nói nói trước đám đông. 
11. PHCN cho người có khó khăn về nghe nói phải hết sức kiên trì mới thành công 
12. Chỉ dạy cho trẻ khó khăn về nghe nói khi trẻ đến tuổi đi học. 
13. Khuyến khích người có khó khăn vầ nghe nói giao tiếp với những người bình 
thường khác càng nhiều càng tốt. 
14. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ra hiệu không cho biết ý nghĩa của ngôn từ. 
15. Ngôn ngữ ra hiệu được xử dụng không cần kết hợp đồng thời với các loại ngôn 
ngữ khác. 
16. Một số thuốc như streptomycin tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi, có thể tổn thương tai nếu 
dùng liều cao 
17. Tiếp xúc với tiếng động lớn cũng có thể là nguyên nhân gây khó khăn về giao tiếp 
III. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 
18. Cấu trúc cơ thể học của nói bao gồm: 
A. Miệng, B. Cằm, lưỡi. 
C. Răng, mũi, họng. D. Cả A, B, C đều đúng. 
19. Những khó khăn về giao tiếp có thể có: 
A. Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu. 
B. Có thể nghe có thể hiểu nhưng không thể nói. 
C. Nghe được phần nào hoặc chỉ có thể nghe một âm nào đó. 
D. Cả A, B, C đều đúng. 
20. Những phương pháp dạy người khó khăn về nói: 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
59 
A. Đọc môi. B. Vẽ, viết, đọc. 
C. Ngôn ngữ hình ảnh.Ngôn ngữ ra hiệu. 
D. Cả A, B, C đều đúng. 
21. Tes phát hiện ngườI khó khăn về nghe nói phải lặp lại: 
A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 5 lần. 
22. Những khó khăn về giao tiếp có thể có: 
A. Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu. 
B. Có thể nghe, hiểu nhưng không thể nói. 
C. Nghe được phần nào, hoặc có thể chỉ nghe được một âm nào đó. 
 D. Cả 3 câu trên đều đúng. 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
60 
ĐÁP ÁN PHẦN LƯỢNG GIÁ 
Bài 1 
1. A. cấu trúc, B. sinh lý. 2. giải phẫu. 3. chức năng 4. khiếm khuyết. 
5. A. không tự nuôi sống B.dựa vào người khác. 6.A.giảm khả năng. B. hậu quả 
7. A. kỹ thuật phục hồi 8. A. hội nhập và tái hội nhập 
9. A. bình đẳng B. bình thường tối đa 
10. A. trường học, giao thông, công sở B. vui chơi học hành, làm việc, 
11. A.tuyến cao B. kỹ thuật khó 12. A. các viện B. trang thiết bị 
13. A. nghành y tế B. toàn xã hội. 
14.A 15.B 16.A 17.A 18.A 19.B 20.B 21.B 22.A 23.A 24.A 25.B 26.A 27.A 
28.B 29.B 30.B 31.A 32. D 33.D 34.B 35.B 36.B 37.C 38.A 39.C 40.B 
41.C 42.D 43.A 44.D 45.C 46.B 
Bài 2 
1. A. sinh hoạt B. địa phương. 2. A. chính người tàn tật B. PHCN. 
3. A. mạng lưới CSSKBĐ. 4. A. thích hợp B. cộng đồng . 
5. A. kinh tế, nhân học, pháp lý. 
6.A 7.A 8.B 9.A 10.A 11.A 12.B 13.B 14.B 15.C 16.C 17.A 18.B, 19C, 
Bài 3 
1. A. virus bại liệt B. liệt vận động. 2. A. di chứng, B. biến dạng cơ. 
3. A. vận động B. ở hai chân. 4. A. Da đỏ lên B. 15 phút. 
5. A. nệm mềm, dày B. tỳ xuống mặt gường 6. A. tư thế đúng B. co rút. 
7. A. liệt cơ hô hấp B. viêm phổi. 
8. A. Phục hồi tại viện hoặc tại nhà. B.Tái hoà nhập vào xã hội và cộng đồng. 
9. A. tàn tật của mình. B. khả năng còn lại 10. A. kiểm tra da B. nguy cơ gây 
loét. 
11. A. Cần hoạt động tích cực B. các chi. 
12.B 13.A 14.B 15.B 16.A 17.A 18.A 19.A 20.A 21.A 22.B 23.B 
24.B 25.C 26.D 27.A 28.D 29.A 30.A 31.A 32.B. 
Bài 4 
1. A. một bệnh B. nhiễm sắc thể. 2. A. Down, B. cha rất già. 
3. A. chấm trắng B. 12 tháng tuổi. 4. A. tinh thần B. giáp trạng. 
5. A. thái độ của xã hội B. tàn tật. 6. A. thu nhập B. việc làm 
7. A. khả năng tiếp thu B. cụ thể, thích hợp 8. A. Hay có ngón chân cái to và toè 
ra. 
9.B 10.A 11.A 12.B 13.B 14.B 15.A 16.A 17.A 18.B 19.A 20.A 
21.D 22.C 23.B 24.A 25.D 26.D 27.A 28.D 29.B 30.B 
Bài 5 
1. 3m 2. A. đi lại. B. tự chăm sóc phục vụ. 
3. A. Nói cho họ những âm thanh để họ nhận biết. 
 B. Hướng dẫn họ tìm đường đi lại trong nhà như đại tiểu tiện, nhận biết đồ vật. 
4. A. hàm trên B. hàm dưới C. mặt trước, mặt sau 
5. A. cử động cổ tay B. hai vai. 
6.A 7.B 8.A 9.A 10.B 11.A 12.B 13.A 14.A 
15.B 16.D 17.D 
Bài 6 
1. A. mất ý thức ngắn, B. không kiểm soát được. 
2. A. bất kỳ lúc nào, B. co giật chân tay nhịp nhàng, C. có thể hôn mê. 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
61 
3. A. mất ý thức hoàn toàn B. lơ đãng vào khoảng trống, C. một nhóm cơ co thắt lại 
4. A. vị giác, thính giác, B. có hành vi bất thường . 
5. A. rửa vết thương rồi băng lại bằng gạc sạch. B. đưa đến cơ sở y tế để điều trị. 
6. A. được đi học, B. với các trẻ bình thường. 
7. A. một thành viên của cộng đồng. B. hoạt động mà các bạn cùng lứa tuổi có thể làm. 
8S, 9Đ, 10Đ, 11Đ, 12S, 13S, 14Đ, 15Đ, 16Đ, 17S, 18Đ, 19S, 20Đ. 
21D, 22D, 23C, 24D. 
Bài 7 
 1. A. não bị tổn thương B.bất thường 2. A.Chấn thương về tâm lý B. Các yếu tố di truyền. 
3. A. nhân cách B. bản thân 4. A. bẩn thỉu B. giữ gìn vệ sinh 
5. A.quan niệm, cách cư xử B.cộng đồng xã hội 6. A.thường xuyên B.bảo sức khỏe. 
7. A. đúng liều, B. trong gia đình 8. A.tác dụng phụ của thuốc B.không bình thường. 
9S, 10Đ, 11S, 12Đ, 13Đ, 14Đ, 15S, 16Đ, 17Đ, 18S, 19Đ, 20Đ, 21Đ. 
22D, 23B, 24B, 25A, 26D, 27A. 
Bài 8 
1. tại nhà. 2. A. Hansen B. da hoặc niêm mạc mũi, họng, 
3. A. giảm và mất cảm giác. 4. A. phát hiện sớm, B. nhiều di chứng nghiêm trọng 
5. A. Không đi chân đất, không đi quãng đường dài. B. Không coi thường tổn thương nhẹ. 
6. A. Xoa dầu thực vật ngày 2 lần lên chỗ da khô. B. Mang gầy dép an toàn. 
7Đ, 8S, 9S, 10Đ, 11Đ, 12Đ, 13Đ, 14Đ. 
15B, 16C, 17C, 18A, 19C. 
Bài 9 
1. A.vận động B.PHCN. 2. A. khởi điểm và cuối điểm B.cử động khớp 
3. A. cử động khớp B. gần nhau. 4. A. khoảng cách B. xa nhau. 
5. A.thời điểm đúng B.động tác. 6. A.Hoạt động chọn lựa B.khiếm khuyết về thể chất 
7. A. xoa nắn các mô B.hệ cơ, hệ tuần hoàn. 8. A.Tắc nghẽn B.Xóa bỏ tắc nghẽn 
9. A. Giảm đau và phù nề. B. Làm cho bệnh nhân ấm lên. 
10. A. Co mạch, giảm sung huyết, cầm máu. B. Hạ nhiệt độ 
11. A. tử ngoại và tia hồng ngoại B. điều trị 12. A. đỏ nhất B. Rõ nhất 
13. A. Tự nhiên: ánh sáng mặt trời B. Nhân tạo: đèn tử ngoại 
14. A. Còi xương B. Các vết loét lâu lành 
15. A. - Giãn mạch, lưu thông máu. B. Giảm đau, thư giãn thần kinh. 
16. A. điện một chiều B. không đổi. 17. A. kích thích vận động B. liệt mềm. 
18. A. Giãn mạch 3-5 lần, B. viêm tắc động mạch. 
19. A. Tình trạng viêm. B. Sau chấn thương. 20. A. Viêm dính. B. Xơ dính. 
21S, 22Đ, 23Đ, 24S, 25Đ, 26Đ, 27S, 28Đ, 2Đ, 30S, 31S, 32S, 33Đ, 34S, 35Đ, 36Đ, 
37S, 38Đ, 39S, 40Đ, 41Đ, 41Đ, 43Đ, 44S, 45S, 46Đ, 47S, 48Đ, 49S, 50S, 51Đ, 52Đ, 
53Đ, 54Đ, 55Đ, 56S, 57Đ, 58Đ. 
59D, 60C, 61C, 62A, 63D, 64B, 65D, 66B, 67A, 68A, 69D, 70B, 71A, 72C, 73D, 74D, 
75B, 76B. 
Bài10 
1. A. tổn thương B. toàn vẹn 2. A. xâm nhập B. lưới tổ chức liên kết 
3. A. trung bình B. chưa liền chắc. 4. A. bớt sưng B. kéo nắn bó bột 
5. A. tan máu tụ B. giảm sưng. 
6. A. Tập mạnh các cơ teo yếu bằng tạ, lò xo. 
 B. Siêu âm, sóng ngắn điều trị vào vùng có hội chứng sudeck. 
7. A. Giai đoạn can liên kết. B. Giai đoạn can nguyên phát 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
62 
8. A. bằng nạng B. chi gãy. 
9. B 10.A 11.B 12.A 13.A 14.A 15.B 16.A 17.A 18.B 19.B 
20.D 21.C 22.A 23.D 24.C 25.B 26.D 27.D 28.A 29.C 30.D 31.B 32.A 
Bài 11 
1. A. không thể nghe, B. cách xa 3m. 
2. A. trong thời kỳ mang thai. B. Bướu cổ do thiếu Iod. 
3. A. vài năm đầu của trẻ, B. đầu sau sinh. 
4. A. khả năng nghe, B. nói được. 
5. A. lắng nghe B. bắt chước lại. 
6. A. giao tiếp, B. động tác. 
7. A. đến tuổi đi học, B. đơn giản. 
8Đ, 9Đ, 10Đ, 11Đ, 12S, 13Đ, 14S, 15S, 16Đ, 17Đ 
18.D 19.D 20.D 21.B, 22.D 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
1. Bộ y tế (2000). Giáo trình vật lý trị liệu Phục hồi chức năng. Nhà xuất bản y 
học. 
 2. Bộ y tế (1990). Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Xưởng in trường đai học 
y khoa Hà Nội. 
3. Nguyễn Hữu Điền (2005). Giáo trình Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu. 
Nhà xuất bản Hà Nội. 
 4. David Weruner (1992). Phục hồi trẻ tàn tật tại cộng đồng. Nhà xuất bản y 
học. 
 Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 8 năm 2009 
 HIỆU ĐÍNH VÀ PHÊ DUYỆT NGƯỜI BIÊN SOẠN 
 BS Mai Lượm CN Trịnh Xuân Đốc 
Biên soạn: CN Trịnh Xuân Đốc Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
64 
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG TRANG 
1 Lời giới thiệu 1 
2 Chương trình đào tạo 2 
3 Khái niệm tàn tật và PHCN 3 
4 PHCN dựa vào cộng đồng 10 
5 PHCN cho người bệnh khó khăn về vận động 14 
6 PHCN người khó khăn về học 20 
7 PHCN người khó khăn về nhìn 25 
8 PHCN bệnh nhân động kinh 28 
9 PHCN cho người có hành vi xa lạ 32 
10 PHCN cho người mất cảm giác 36 
11 Một số phqương pháp VLTL-PHCN 41 
12 PHCN bệnh nhân gãy xương 52 
13 PHCN cho người khó khăn về giao tiếp 56 
14 Đáp án lượng giá 60 
15 Tài liệu tham khảo 63 
16 Mục lục 64 
Nơi nhận: 
- Lãnh đạo Nhà trường (2); 
- P. Đào tạo, tổ môn DƯỢC-YHDT-PHCN; 
- Lưu: Thư viện (10). 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_mon_phuc_hoi_chuc_nang_vat_ly_tri_lieu_trinh_x.pdf