Tạp chí Khoa học Kiến trúc và xây dựng - Số 40/2021

Tóm tắt Tạp chí Khoa học Kiến trúc và xây dựng - Số 40/2021: ...ượng lớn); một số chim, thú đã được thuần dưỡng (gắn với hình người). Con người hiện diện như một thế giới riêng, ở giữa Trời và Đất. Nhiều hình chim thấy rõ đặc điểm của loài sống ở sông nước: chân cao, mỏ dài để bắt cá (có hình chim đang ngậm con cá), gián tiếp phản ánh sự hiện diện của ...rong khu cư trú để tổ chức thành một hệ thống chuỗi ở kết hợp sản xuất nhằm hỗ trợ nhau trong kỹ thuật cũng như điều kiện công nghệ cao trong sản xuất. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề sản xuất manh mún và không đồng bộ mà thực tại nông thôn đang mắc phải. Bên cạnh đó, sự liên kết trong ... người nông dân đồng bằng Bắc Bộ “đều phải thán phục sự thích nghi mềm dẻo và sự quan sát của người nông dân”. Có thể nói, người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ có sự dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó; họ rất linh hoạt, uyển chuyển, luôn biến báo cho thích hợp với từng h...

pdf96 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tạp chí Khoa học Kiến trúc và xây dựng - Số 40/2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với công nghệ xây dựng hiện tại hơn là 
việc cụ thể hoá những chi tiết (những thứ khá cũ và ít dùng đến).
Trong mỗi học phần Thiết kế kiến trúc, kiến thức về cấu tạo 
kiến trúc đều được lồng ghép qua việc triển khai chi tiết cấu tạo. 
Đây là một phương thức mang đến sự thực hành, trải nghiệm cụ 
thể, có địa chỉ và hướng tới sáng tạo.
Thêm nữa, nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin và 
sự dồi dào của kho học liệu trên mạng internet mà sự tiếp cận 
kiến thức của thầy và trò được đa dạng, đa chiều và cập nhật 
hơn.
Thực tế giảng dạy và học tập học phần cấu tạo kiến trúc 
trong chương trình đào tạo kiến trúc sư ở trường Đại học Kiến 
trúc Hà Nội đã và đang đạt những kết quả khả quan, được minh 
chứng bằng năng lực của các sinh viên sau khi ra trường được 
trải nghiệm và va chạm với thực tế đã nâng cấp kiến thức và 
kỹ năng tích luỹ được trong trường để cho ra những thiết kế 
công trình được sự công nhận của xã hội. Tuy nhiên, trong bối 
cảnh luôn biến đổi và phát triển của nhu cầu xã hội, công nghệ 
thiết kế- xây dựng và môi trường hành nghề nên đã xuất hiện 
những bất cập trong giảng dạy và học tập.
Do thời lượng của môn học rút lại nên không tránh khỏi việc 
công thức hoá, tính biệt lập thiếu móc xích và quan hệ giữa các 
94 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
chương- hay các bộ phận chính- xuất hiện trong quá trình 
truyền đạt thông tin đến người học.
Việc bắt buộc triển khai chi tiết cấu tạo trong đồ án là rất 
cần, tuy nhiên có phần lơi lỏng do việc dành thời gian tập 
trung vào nội dung chính của đồ án, và đến cuối thì thường 
làm cho có lệ- kể cả trong một số đồ án tốt nghiệp.
Năng lực nhận thức, thẩm thấu kiến thức của sinh viên 
trong đầu học kỳ 3 (đầu năm thứ 2) còn chưa đủ để hiểu 
thấu chiều sâu kiến thức của môn học, kéo theo sự thụ động 
trong tiếp nhận thông tin và chiều hướng bất lực khi chạm 
vào những kiến thức đòi hỏi năng lực tư duy, suy luận, kỹ 
năng xử lý thoả hiệp.
Thiếu sự trải nghiệm và thực hành mang tính cần thiết, 
bắt buộc trong trường đại học, không nói đến sự trải nghiệm, 
thực hành thực tế sau này.
Để căn bản tiếp cận tới bản chất của việc truyền thụ và 
tiếp thu, tìm kiếm kiến thức thì còn cần những nghiên cứu, 
tìm hiểu để dần có cách nhìn và định hướng cụ thể nhằm đổi 
mới học phần Cấu tạo kiến trúc trong đào tạo kiến trúc sư, cụ 
thể trong trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Vì vậy bài viết này 
mong muốn gợi ra được những cách nhìn bao quát cho việc 
tiếp cận đổi mới nội dung và phương thức giảng dạy, học tập 
môn cấu tạo kiến trúc cho đào tạo kiến trúc sư trong trường 
Đại học kiến trúc Hà Nội.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phương thức chuyển 
tải và tiếp nhận kiến thức môn học
2.1 Các yêu cầu của chuẩn đầu ra theo định hướng tiếp cận 
mô hình CDIO 
CDIO là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Conceive – 
Design – Implemant- Operate, có nghĩa là: hình thành ý 
tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Khởi nguồn 
từ Viện Công nghệ MIT (Hoa Kỳ), cho đến nay, mô hình này 
đã được các trường ĐH, CĐ trên thế giới áp dụng ngày càng 
nhiều. Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất 
lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội (XH) trên cơ sở xác 
định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch 
đào tạo. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, 
hợp lý, logic, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác 
nhau.
Theo mô hình CDIO, chuẩn đầu ra cho học phần Cấu tạo 
kiến trúc trong chương trình đào tạo Kiến trúc sư cần được 
xác định như sau:
- Về Kiến thức:
Sinh viên có thể hiểu được các thuật ngữ, khái niệm, 
chức năng, yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc thiết kế các bộ 
phận chính của công trình kiến trúc. 
Sinh viên có khả năng nhận biết về ý nghĩa, vai trò và 
đưa ra các giải pháp về cấu tạo của các bộ phận công trình. 
Qua đó sẽ thể hiện được cấu trúc công trình và các bộ phận 
phục vụ cho sáng tác kiến trúc và triển khai các bản vẽ kỹ 
thuật về công trình.
- Về Kỹ năng:
Môn học cho sinh viên cơ hội rèn kĩ năng Nhớ các thuật 
ngữ và khái niệm về cấu trúc, thành phần công trình kiến 
trúc, Hiểu các phương pháp để tiếp cận phân tích, sáng tạo 
và đề xuất giải pháp và Áp dụng chúng trong một công trình 
thực tế do sinh viên tự đề xuất.
Sinh viên có khả năng thể hiện bản vẽ và ghi chú bằng 
tiếng Anh (như bản vẽ quốc tế), có khả năng giao tiếp sử 
dụng ngoại ngữ bằng việc tìm tài liệu ngoài nước ngoài để 
lấy thông tin về Cấu tạo kiến trúc. 
- Về Thái độ:
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có tính kiên trì, làm 
việc có tính chuyên nghiệp cao, có tình yêu và say mê với 
các công trình kiến trúc, qua đó hiểu về ý nghĩa của công 
trình nới chung các bộ phận công trình nới riêng, có tính kỉ 
luật và cẩn thận trong công việc. 
2.2 Thông tin, học liệu cho môn học và phương thức tiếp 
cận mới
Đến năm 2008, VOCW (Vietnam Open Courseware) đã 
có 208 môn học được đưa lên website. Một nửa số môn học 
này là do các thầy cô giáo thuộc các trường thành viên của 
VOCW chủ động đưa lên, nửa còn lại có được thông qua các 
hoạt động tài trợ và chuyển đổi các kho giáo trình đã có. Về 
cơ sở hạ tầng, mô hình hệ thống của VOCW, hiện có 3 trung 
tâm dữ liệu của dự án đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM và 
20 trường đại học khắp cả nước tham gia vào dự án. Trong 
số đó, có 14 trường thành viên có máy chủ do Quỹ Giáo dục 
Việt Nam (VEF) tài trợ đã đi vào hoạt động và 06 trường đã 
có sẵn máy chủ giúp cho giảng viên và sinh viên của các 
trường này có thể tiếp cận ngay đến các nguồn tài nguyên 
đã được xuất bản trên VOCW. 
Internet là nguồn tìm kiếm thông tin vô cùng rộng lớn và 
đa dạng, đã và đang thay đổi mạnh mẽ phương thức tiếp 
cận thông tin trong đào tạo. Các sinh viên có thể dễ dàng tìm 
kiếm thông tin ở mức độ “nhận biết” và tiến dần tới mức độ 
“nhận thức” khi giảng viên đưa ra những chủ đề và từ khoá 
liên quan đến môn học. Đây là một phương thức hay công cụ 
cực kỳ mạnh mẽ và hiệu quả, làm thay đổi căn bản phương 
thức chuyển tải và tiếp cận, tiếp nhận thông tin trong đào tạo, 
nhất là môn học cấu tạo kiến trúc- với nhiều hình vẽ và chi 
tiết và những phương thức giải quyết đa dạng và đặc thù cho 
từng tình huống, từng công trình riêng biệt.
2.3 Xu hướng phát triển của thiết kế, thi công xây dựng công 
trình.
- Thiết kế chuyên sâu, chuyên nghiệp, chuyên môn hoá
Xu thế chung của thế giới đang và đang diễn ra là chuyên 
sâu, chuyên nghiệp và chuyên môn hoá trong thiết kế kiến 
trúc, bản thân một tổ chức thiết kế không muốn và cũng 
không thể ôm đồm quá nhiều phần việc trong quy trình thiết 
kế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vì vậy, hiện nay trên thế 
giới hình thành nên các tổ chức thiết kế có sự phân tách rõ 
ràng về vai trò chuyên môn- nó như đa khoa và chuyên khoa 
trong nghề bác sĩ, ngay cả ở Việt nam cũng không khó để 
thấy những tổ chức thiết kế như vậy.
Bản thân trong trường Đại học Kiến trúc Hà nội, từ những 
thập niên 90 của thế kỷ trước cũng đã dần phân tách các 
chuyên ngành chuyên sâu trong đào tạo, và hiện nay xu thế 
đó ngày càng thấy rõ và quyết liệt hơn nhằm đáp ứng nhu 
cầu và bối cảnh hoạt động nghề thực tế.
- Công nghệ, vật liệu xây dựng, phương thức thi công
Sự biến đổi phát triển mạnh mẽ của công nghệ- vật liệu 
xây dựng và phương thức thi công có ảnh hưởng rất lớn đến 
việc đào tạo kiến trúc sư- những người khi ra trường phải 
hoà nhập vào hệ thống vận hành và phát triển của nó.
Công nghệ xây dựng- vật liệu và phương thức thi công 
luôn thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại, rộng và sâu về 
chuyên môn, dần hướng tới tính chia tách thành nhiều phạm 
vi và mức độ, và trong số đó có thể nằm ngoài khả năng giải 
95 S¬ 40 - 2021
quyết trọn vẹn vấn đề của một kiến trúc sư. Đơn cử như 
người viết bài này phải thiết kế vách kính dựng bao ngoài 
cho một ngôi nhà 22 tầng, việc đầu tiên là kết nối với một 
đơn vị uy tín, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm về kính vách 
dựng, trao đổi phác thảo và đề xuất của người thiết kế, sau 
đó lựa chọn thoả hiệp phương án tiếp cận tối ưu do họ đề 
xuất lại, và họ sẽ hoàn thiện dần bản vẽ thi công theo sự phối 
hợp năng lực của cả hai phía- người đề xuất (kiến trúc sư) và 
người có chuyên môn sâu đưa ra giải pháp và hoàn thiện nó.
3. Những vấn đề cần nghiên cứu để đổi mới nội dung 
và phương pháp giảng dạy học phần cấu tạo kiến trúc
- Xu hướng dạy học- nghiên cứu theo vấn đề
Dạy học dựa trên vấn đề (Problem- Based Learning) là 
hoạt động dạy học trong bối cảnh thực tiễn nhằm cung cấp 
kỹ năng giải quyết vấn đề tăng cường năng lực tự học và khả 
năng làm việc nhóm. Các vấn đề có liên quan đến thực tiễn 
được lựa chọn cẩn thận và được sử dụng làm nền tảng cho 
chương trình học. Nó giúp người học tiếp nhận tri thức và kỹ 
năng thông qua một quá trình học- hỏi.
Xu hướng này cho tới giờ được ứng dụng rộng rãi trong 
cả dạy học phổ thông chứ không nói là trong đào tạo bậc đại 
học, nó rèn luyện những tư duy và kỹ năng giải quyết một 
hay nhóm vấn đề một cách tổng hợp, đòi hỏi sự đa dạng về 
kiến thức tổng hợp và khả năng tìm kiếm, chắt lọc nhưng 
kiến thức đó, dần loại trừ tính phiến diện trong giải quyết vấn 
đề- để có được những kết quản tối ưu và đúng đắn nhất.
- Xu hướng giảng dạy nguyên lý
Nguyên lý hay nguyên tắc (principle) là những ý tưởng 
hoặc lý thuyết ban đầu, quan trọng, được coi là xuất phát 
điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác. Thực ra xu 
hướng này đã được gắn với tên môn học từ lâu (chỉ biết thời 
khoá 1983, 1984 ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có), 
đó là môn “Nguyên lý cấu tạo kiến trúc”, nhưng dần dà do 
gọi ngắn gọn lại mà giờ đây được gọi là môn “Cấu tạo kiến 
trúc”. Các giảng viên luôn tâm niệm là phải giảng nguyên lý 
chứ không giảng theo kiểu cụ thể hoá hay hiện tượng hoá. 
Nhưng đấy mới chỉ là tâm niệm và được thực hiện phần nào- 
do nhiều lý do. Cuối cùng thì những hiện tượng như những 
lời giải mang tính cụ thể, một kết quả cụ thể được sinh viên 
xem như một công thức cần phải nhất nhất làm theo, thiếu 
hẳn đi tính phân tích đánh giá so sánh lựa chọn giải pháp 
theo hoàn cảnh. 
 Với thời lượng môn học như hiện nay, với bối cảnh 
hoạt động nghề nghiệp như hiện nay, cùng với đòi hỏi của 
chuẩn đầu ra và định hướng CDIO thì xu hướng giảng dạy 
môn cấu tạo kiến trúc cho sinh viên ngành kiến trúc theo 
nguyên lý là bắt buộc, nó cho sinh viên một cách nhìn, một 
hạt mầm của tư duy hơn là cho họ một vài trái chín.
- Xu hướng nghiên cứu đánh giá
 Trong thử nghiệm của giảng viên, khi cho sinh viên 
hoặc nhóm sinh viên lựa chọn một chủ đề- bộ phận hay tập 
hợp các bộ phận cấu tạo kiến trúc để tìm kiếm sưu tầm, nhận 
xét và đánh giá theo nhưng tiêu chí mà giảng viên đặt ra, kết 
quả cho thấy những gì sinh viên thu được có giá trị hơn là họ 
được giao vẽ bộ phận đó- trong trạng thái chập chững của 
một người mới bước vào học kỳ đầu của năm thứ hai. Điều 
này có vẻ mâu thuẫn với việc trải nghiệm thực hành bằng 
cách vẽ nó, nhưng nếu xem trình bầy mới thấy lượng thông 
tin mà sinh viên chuyển tải tới người xem- nghe nhiều hơn 
rất nhiều so với chừng ấy thời gian để vẽ nó (vẫn là trong 
điều kiện của đầu học kỳ 1 của năm thứ 2)
Không phủ nhận giá trị mang lại của việc trải nghiệm thực 
hành theo lối vẽ bài, nhưng với bối cảnh hiện nay, việc tăng 
cường các bài sưu tầm đánh giá là việc cần làm. Thực chất 
việc này bám sát một cách căn bản các cấp độ trong thang 
nhận thức Bloom và cho sinh viên thu nhận được lượng 
thông tin lớn cả về chiều rộng và chiều sâu cũng như tính 
thực tế của những thông tin ấy.
Họ làm cái gì? Họ làm thế nào? Tại sao họ làm thế? Có 
cách nào khác hay hơn không?... và cuối cùng đương nhiên 
sẽ là sự sáng tạo, hoặc mầm mống của sự sáng tạo- cái mà 
mục đích của trường đại học luôn phải hướng tới, và các 
Kiến trúc sư cần phải đạt được.
- Xu hướng phân tách giai kỳ
Như đã nêu ở phần đầu, các sinh viên tiếp cận môn học 
vào đầu học kỳ 3- tức là vừa bước qua năm thứ nhất, chưa 
thể nói là họ đủ năng lực để thẩm thấu được những kiến trức 
của môn học được coi là môn chuyên ngành và cốt lõi trong 
hành trang của một kiến trúc sư. Bản thân giảng viên cũng 
bối rối khi mà nêu ra các vấn đề trong bài giảng ở một mức 
độ được cho là cần thiết, nhưng họ gần như tự nêu tự giải 
quyết, vì cấu tạo kiến trúc đòi hỏi dần sâu và rộng, đi suốt 
quãng đời hành nghề của kiến trúc sư- mà các sinh viên chỉ 
như người ngồi xem, khó tiếp cận và hoà mình với bài giảng 
của giảng viên.
Phần đầu mang tính đại cương và phần sau mang tính 
đi sâu hơn, cụ thể giai kỳ đầu là vào cuối học kỳ 2 hoặc đầu 
học kỳ 3, khi mà bắt đầu học đồ án đầu tiên, giai kỳ sau vào 
cuối học kỳ 5 hoặc đầu học kỳ 6, khi mà sinh viên đã trải qua 
4 đến 5 đồ án. Mục đích cũng là hướng tới tính hiệu quả của 
môn học. Nhưng có ý kiến cho rằng “phải học rồi mới vẽ 
được”, điều này hoàn toàn đúng, nhưng cũng phải nghĩ theo 
hướng có những thứ “phải vẽ rồi mới học được” thì mới đủ. 
Vậy phải phân tách giai kỳ.
Thực tế thì trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí 
Minh cũng đã đi đầu trong việc chia hai giai kỳ cho môn học 
cấu tạo kiến trúc, mỗi phần 3 tín chỉ, phần đầu vào cuối học 
kỳ 2 và phần hai vào cuối học kỳ 3- cách nhau đúng một kỳ. 
Phần cấu tạo kiến trúc 2 học song song với đồ án kiến trúc 
2, như vậy thực tế vẫn chưa thể gọi là sinh viên đã đủ năng 
lực thẩm thấu môn cấu tạo 2.
Căn cứ chương trình đào tạo kiến trúc sư của trường Đại 
học Kiến trúc Hà Nội, việc đặt giai kỳ 2 (cấu tạo kiến trúc 2) 
sau đồ án kiến trúc 4, song song với đồ án kiến trúc 5 là hợp 
lý, thoả mãn việc hội tụ năng lực thẩm thấu và nhu cầu tìm 
hiểu của sinh viên theo hướng “phải vẽ rồi mới học được” 
đã nêu trên.
4. Kết luận
Như vậy, có thể thấy được những nét bao quát mang tính 
xu thế tất yếu của việc cần phải luôn đổi mới môn học Cấu 
tạo kiến trúc trong đào tạo kiến trúc sư ở trường Đại học Kiến 
trúc Hà Nội nhằm bắt kịp và chủ động đáp ứng nhu cầu của 
xã hội cũng như những tiêu chí đặt ra trong chiến lược đào 
tạo chung của Nhà trường cũng như Bộ môn- theo xu thế 
chung của hệ thống đào tạo Việt Nam và thế giới.
Được biết hiện nay Bộ môn công nghệ kiến trúc và Khoa 
kiến trúc- trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng đang dần 
điều chỉnh môn học cấu tạo kiến trúc theo hướng đổi mới 
và hiệu quả, mong rằng những nhận định trên đây có được 
những đóng góp phần nào cho việc đó và vì vậy đóng góp 
cho công cuộc đổi mới chung trong đào tạo của nhà trường./.
96 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
T¿i lièu tham khÀo
1. Bộ môn cấu tạo và trang thiết bị công trình, Giáo trình Cấu tạo 
kiến trúc, khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
2. Trần Minh Tùng - Trần Tuấn Anh - Ngô Hà Thanh, Hiện đại hoá 
dạy và học Cấu tạo kiến trúc với sự hỗ trợ của đối tác bên ngoài, 
Tạp chí Kiến trúc số 04 - 2017)
3. Lê Bá Lâm, Xây dựng sản phẩm thông tin “Hướng dẫn học tập và 
nghiên cứu theo chủ đề” của các thư viện đại học Việt Nam, Tạp 
chí Thư viện Việt Nam - 2016 - Số 5 - Tr. 24-28,34
4. Phạm Đình Trúc, Xây dựng “học liệu mở”: mở cách học mới, Đại 
học Quốc gia TP.HCM
5. Nguyễn Thị Trang Nhung, Phạm Tiến Toàn, Bàn về nguồn học 
liệu phục vụ sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa 
học theo phương thức đào tạo tín chỉ tại các trường đại học, 
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội
6. Nguyễn Văn Hảo, Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề: lý luận 
và ứng dụng, Đại học Nha Trang
7. Rob Abel, Malcolm Brown and Jack Suess, A new architecture for 
leaning, EDUCAUSE Review, vol. 48, no. 5 (September/October 
2013)
8. The role of architects - https://www.designingbuildings.co.uk/wiki
9. Architectural training - https://www.designingbuildings.co.uk/wiki
mình là chủ sở hữu hoặc thuê để sử dụng;
Không cho phép chủ sở hữu đăng ký hộ khẩu thường trú, 
nhưng cho phép đăng ký tạm trú;
Việc thiết kế và xây dựng công trình phải đáp ứng được 
hai yêu cầu vừa để làm văn phòng và vừa để ở;
Đối với một tòa nhà mà có kết hợp căn hộ VPKHLT và 
căn hộ để ở thì nên tách thành hai khu vực riêng biệt, có hệ 
thống thang máy riêng;
Đối với công tác quản lý vận hành và bảo trì tòa nhà 
tòa nhà hoàn toàn là căn hộ VPKHLT hoặc có một số căn 
hộ VPKHLT cùng với các căn hộ chung cư việc quản lý vận 
hành và bảo trì, nên quan niệm căn hộ VPKHLT như những 
căn hộ chung cư để ở.
5. Kết luận
VPKHLT là mộ loại hình bất động sản đã được ra đời và 
đang phát triển không những ở các nước phát triển thế giới 
mà còn ngay cả ở Việt Nam.
Ở một số nước phát triển trên thế giới, khi VPKHLT mới 
ra đời cũng chưa được công nhận hợp pháp nhưng đến nay 
đã có một số nước công nhận nó như một loại hình bất động 
sản hợp pháp.
Ở Việt Nam, Chính phủ và Thủ tướng chính phủ đang 
quan tâm chỉ đạo các cơ quan ban ngành nghiên cứu để có 
thể đưa VPKHLT vào các quy định pháp luật có liên quan 
nhằm thúc đẩy sự pháp triển của nó cho lành mạnh và hợp 
pháp./.
T¿i lièu tham khÀo
1. What is a Korean officetel Case study on Bundang, Emilien 
Gohaud, Seungman Baek, Southeast University.Frontiers of 
Architectural Research
2. Sustainable Renovation Strategy for Officetels in Korea, Seokgil 
Jang*1, Junehyung Je1 and Thorsten Schuetze2, 1Master student, 
Department of Architecture, Sungkyunkwan University, Republic 
of Korea, 2Associate Professor, Department of Architecture, 
Sungkyunkwan University, Republic of Korea
3. Luật nhà ở số 65/2014/QH13;
4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
5. Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở 2014;
6. Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về 
quy định chi tiết một số điển của Luật Kinh doanh Bất động sản;
7. Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và 
Nghị định 99/2015; 
8. QCVN 04:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà ở và 
công trình công cộng;
9. TCVN 4319:2012 Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ 
bản để thiết kế.
(tiếp theo trang 92)
Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng loại hình bất động sản...
THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI 
CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG
1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu của tác giả, 
chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp chí nào khác.
2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được đánh máy 
tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản (phông chữ Arial 
(Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề dưới 3cm; lề phải và lề trái 
3cm).
3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh thì phải gửi 
kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ và ảnh phải được chú 
thích đầy đủ.
4. Các công thức và các thông số có liên quan phải được chế bản 
bằng phần mềm Mathtype (kể cả công thức hoặc các thành phần 
của công thức có trên các dòng văn bản).
5. Tài liệu tham khảo chính, trích dẫn phải có đủ các thông tin theo 
trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ biên), tên sách (tên bài báo/
tạp chí, tên báo cáo khoa học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm 
xuất bản, trang trích dẫn (tối đa 10 tài liệu tham khảo chính).
6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện thoại, e-mail 
của tác giả kèm theo một file chứa nội dung bài báo.
7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các từ khóa tìm 
kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng 
Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 từ) cung cấp những nội dung chính 
của bài viết.
8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung khoa học và 
kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo phải đưa ra được các kết 
quả nghiên cứu mới hoặc các ứng dụng mới hay phải nêu được 
hiện trạng, những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề 
cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại Việt Nam. 
Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 trang; công trình nghiên 
cứu và triển khai ứng dụng không quá 8 trang.
9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch tổng thuật, 
tổng quan về các vấn đề khoa học công nghệ xây dựng kiến trúc 
có tính thời sự.
10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./.
Š 

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_kien_truc_va_xay_dung_so_402021.pdf
Ebook liên quan