Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị

Tóm tắt Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị: ...a các cơ quan hành chính; giám sát cả quy trình ban hành lẫn nội dung văn bản, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý, tính khả thi của hệ thống văn bản đó. Tiếp đó là giám sát hoạt động chấp hành – điều hành của cơ quan hành chính trong việc triển khai thực hiện các quy định của Hiến ...ra là chưa hợp lý, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động giám sát của tổ chức do nhân dân bầu ra với hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước [6]. Tại chương trình Công bố điều tra cơ bản thực trạng thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Bộ Tư pháp tổ ...a có quy định về các biện pháp để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, đề nghị đối với cơ quan hành chính. Nói cách khác, hệ thống pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước đang thiếu các quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, công chức, vi...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực chính trị, quyền làm chủ 
của nhân dân, hướng tới bảo đảm pháp chế và 
kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo 
vệ quyền, lợi ích của nhà nước, xã hội, cá nhân, 
tổ chức. 
3. Một số hạn chế của pháp luật về giám sát 
đối với cơ quan hành chính nhà nước 
Bên cạnh những tích cực nêu trên, pháp luật 
về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành 
chính tồn tại những bất cập như sau: 
Hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát 
của nhân dân đối vơi cơ quan hành chính tản 
mạn trong nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến 
pháp đến các đạo luật, nghị định, thông tư 
hướng dẫn do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền ban hành nên thiếu tính tập trung, thống 
nhất. Thực tế còn nhiều quy định pháp luật dưới 
dạng Quy chế nên giá trị pháp lý thấp, nhiều 
quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc đã lỗi 
thời và thiếu ổn định. Trong khi đó một số qui 
định trong văn bản luật chỉ dừng ở mức độ quy 
định những nguyên tắc chính trị - pháp lý 
chung, mang tính luật khung, thiếu các quy 
định cụ thể và tính quy phạm chưa cao. 
Trong nhiều hoạt động, MTTQ và các thành 
viên là chủ thể giám sát nhưng chỉ thực hiện 
nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ được mời 
tham dự các phiên họp của Chính phủ hoặc 
được mời tham dự các phiên họp của Uỷ ban 
nhân dân khi bàn các vấn đề có liên quan. Như 
vậy cho thấy vai trò và trách nhiệm giám sát 
của MTTQ và các tổ chức thành viên còn mang 
tính hình thức, khuôn mẫu. Ở một khía cạnh 
khác, pháp luật chưa có quy định bắt buộc, hoặc 
chưa có biện pháp chế tài thích hợp với các cơ 
quan hành chính và người có thẩm quyền trong 
việc tiếp nhận và xử lý kết quả giám sát do 
MTTQ kiến nghị. Do vậy, dẫn đến tình trạng cơ 
quan chức năng không xử lý, không giải quyết 
kết quả giám sát của MTTQ theo kiến nghị 
cũng không phải chịu trách nhiệm, thậm chí nếu 
có giải quyết thì chỉ mang tính chiếu lệ cho nên 
hoạt động giám sát không đặt kết quả như mong 
muốn. 
H.M. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 42‐50  
46 
 Pháp luật chưa tạo ra cơ chế phối hợp giữa 
các chủ thể có quyền giám sát đối với cơ quan 
hành chính nhà nước cũng như cơ chế phối hợp 
giữa giám sát của nhân dân với các hình thức 
giám sát của Quốc hội, giám sát của Hội đồng 
nhân dân. Do đó, các chủ thể thực hiện quyền 
giám sát trong cơ chế giám sát đối với cơ quan 
hành chính còn rời rạc, thiếu đồng bộ, hiệu quả 
giám sát của nhân dân cũng như của cả hệ 
thống giám sát việc thực hiện quyền lực nhà 
nước chưa cao. Có ý kiến cho rằng, theo quy 
định của pháp luật, MTTQ có vai trò rất lớn 
trong việc giám sát cơ quan hành chính và cả bộ 
máy nhà nước nhưng việc thiết kế mô hình trên 
thực tế lại làm cho MTTQ lệ thuộc vào chính 
đối tượng bị giám sát về ngân sách, biên chế do 
vậy MTTQ rất khó độc lập khi thực hiện nhiệm 
vụ của mình. 
Kế thừa các quy định của Luật Thanh tra 
năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục 
khẳng định Thanh tra nhân dân được tổ chức 
dưới hình thức Ban Thanh tra nhân dân có 
nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, 
pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực 
hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, 
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, 
thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp 
công lập và doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, 
Ban thanh tra nhân dân là một thiết chế bán 
chuyên trách thực hiện giám sát mang tính xã 
hội trong khi đó lại được quy định trong một 
văn bản pháp luật cùng với thanh tra nhà nước. 
Điều đó cho thấy đang có sự lúng túng, khó 
khăn trong việc tìm kiếm mô hình phù hợp bảo 
đảm hiệu quả hoạt động giám sát của nhân dân 
qua đối với cơ quan nhà nước nói chung và cơ 
quan hành chính thiết chế này. Thêm vào đó, 
tuy là cùng được quy định trong một đạo luật 
nhưng không hề có sự liên hệ, hỗ trợ nhau giữa 
thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân ở cấp 
chính quyền cơ sở và các cơ quan, doanh 
nghiệp nhà nước. Mặt khác, Luật Thanh tra 
hiện hành không có quy định nào xác định trách 
nhiệm hoặc vận động, thu hút sự tham gia của 
các cấp MTTQ và các tổ chức thành viên vào 
hoạt động thanh tra của Chính phủ, thanh tra 
Bộ, thanh tra tỉnh, huyện và hoạt động của các 
đoàn thanh tra Nhà nước. Vì vậy, việc quy định 
về thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra là 
chưa hợp lý, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt 
động giám sát của tổ chức do nhân dân bầu ra 
với hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan 
nhà nước [6]. 
Tại chương trình Công bố điều tra cơ bản 
thực trạng thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ 
ở xã, phường, thị trấn do Bộ Tư pháp tổ chức 
ngày 2/10/2013, kết quả cho thấy Ban Thanh tra 
nhân dân, Ban Giám sát đầu tư công của cộng 
đồng còn nhiều bất cập, nhiều nơi hoạt động 
mang tính hình thức, hiệu quả không cao. Điển 
hình như đối với Ban thanh tra nhân dân, có đến 
44,4% các đối tượng được hỏi, từ cán bộ, công 
chức thuộc chính quyền cấp cơ sở cho đến nhân 
dân đều cho rằng hiệu quả hoạt động giám sát 
của Ban thanh tra nhân dân chỉ đạt ở mức trung 
bình, thậm chí 12,5% cho rằng rằng hiệu quả 
hoạt động còn chưa tốt  [7]. Phải chăng thực 
trạng đó một phần là do những quy định bất cập 
khi nhiều cuộc giám sát của Ban thanh tra nhân 
dân thường do Ủy ban nhân dân xã, phường yêu 
cầu, giao nhiệm vụ nhưng luật quy định Thanh 
tra nhân dân phải chịu sự chỉ đạo của Ủy ban 
nhân dân. Như vậy, Ban thanh tra khó có thể 
làm được đúng chức năng giám sát Ủy ban 
nhân dân đúng như pháp luật quy định. 
Như đã đề cập ở trên, cùng tính chất như 
hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân, 
tổ chức Ban giám sát đầu tư của cộng đồng 
được thành lập ở sở sở theo Quyết định số 
80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ 
tướng để thực hiện giám sát trong đầu tư, xây 
dựng. Việc giám sát đối với các dự án đầu tư 
H.M. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 42‐50  47
xây dựng công trình không phải do xã làm chủ 
đầu tư càng trở nên khó khăn hơn vì Ban giám 
sát đầu tư của cộng đồng khó tiếp cận với hồ sơ 
dự án. Trong khi đó, hiện tại “pháp luật chưa có 
bất kỳ quy định nào về chế tài cụ thể đối với 
những trường hợp cố tình không cung cấp 
thông tin cho Ban thanh tra nhân dân, Ban giám 
sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của 
pháp luật. Chính điều này đã làm giảm đáng kể 
hiệu lực thực thi các quy định của pháp luật về 
giám sát đầu tư cộng đồng” [8]. 
 Pháp luật về dân chủ ở cơ sở, mặc dù có 
nhiều tác động và ý nghĩa quan trọng song cũng 
đang đặt ra những bất cập. Các văn bản mang 
tính pháp lý không cao, chủ yếu dưới dạng các 
quy chế. Trong Quy chế thực hiện dân chủ 
trong các cơ quan nhà nước có nhiều quy định 
không mang tính khả thi; chưa đảm bảo tính 
đồng bộ, tính thống nhất, tính khoa học, thiếu 
vắng chế định trưng cầu ý dân trong thực tế, 
hoặc là đang thiếu vắng cơ chế thực thi các 
quyền hiến định của công dân một cách trực 
tiếp [9]. Trong nội dung Quy chế dân chủ ở cơ 
sở nhân dân chỉ có quyền yêu cầu, đề nghị các 
cá nhân, tổ chức thực hiện nhưng lại thiếu biện 
pháp trách nhiệm hoặc chế tài xác định trách 
nhiệm của cơ quan tổ chức đó nếu họ không 
thực hiện đúng các quy định. Vì vậy, cùng với 
thiết chế Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát 
đầu tư của cộng đồng, cần nghiên cứu hoàn 
thiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo hướng 
quy định trách nhiệm, hoặc chế tài cho các đối 
tượng giám sát khi nhân dân yêu cầu thực hiện 
nghĩa vụ. Cần phải đưa các quy chế đó lên 
thành luật để tạo cơ sở pháp lý cao, bảo đảm sự 
giám sát. 
Đối với hoạt động giám sát trực tiếp của 
công dân chưa có cơ chế để hiện thực hóa một 
cách đầy đủ trong khi đó một số quyền chính 
trị, dân sự bảo đảm quyền giám sát nhân dân 
mới chỉ tồn tại ở những quy định có tính 
nguyên tắc, tuyên ngôn như quyền tham gia 
quản lý nhà nước, quyền tiếp cận thông tin. 
Chưa có chế tài xử lý người lợi dụng chức vụ, 
quyền hạn trù úm người góp ý, phê bình hoặc 
bao che cho các sai phạm, cũng như chưa có 
biện pháp hiệu quả để bảo vệ người trung thực, 
thẳng thắn khi đấu tranh chống tiêu cực của cán 
bộ, công chức. Tuy nhiên những điểm bất hợp 
lý trong pháp luật như quy định người tố cáo 
phải nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình trong đơn 
tố cáo trong khi cơ chế bảo vệ người tố cáo 
tham nhũng chưa được quy định cụ thể và bảo 
đảm thực hiện trong thực tế. Bởi vậy, có ý kiến 
cho rằng, “ở chừng mực nào đó, chính sự thiếu 
công khai, minh bạch trong các hoạt động Nhà 
nước, thiếu thông tin đầy đủ và xác thực về các 
hoạt động thực tiễn của công quyền trên thực tế 
đã đặt nhân dân với tính cách là người chủ 
quyền lực ra ngoài các quan hệ quyền lực” [10]. 
 Một trong những nguyên tắc quan trọng 
trong hoạt động của cơ quan hành chính là phải 
công khai, minh bạch. Bảo đảm quyền giám sát 
của công dân thì trách nhiệm của nhà nước là 
cung cấp thông tin về hoạt động của nhà nước, 
có cơ chế để nhân dân tham gia giám sát hoạt 
động của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước. 
Qua đó góp phần hạn chế tình trạng quan liêu, 
tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của cán 
bộ, công chức trong thực thi công vụ. Có ý kiến 
khẳng định rằng quyền tiếp cận thông tin là 
quyền để thực hiện mọi quyền vì không có 
thông tin thì người dân không thể biết, không 
tiến hành hoạt động giám sát cơ quan nhà nước. 
Tiếp cận thông tin trở thành một nhu cầu và 
một quyền cơ bản, cấp thiết cần phải được đảm 
bảo thực hiện đối với mọi công dân. Đây cũng 
là một thành tố không thể tách rời của một nền 
dân chủ, là biểu hiện của một xã hội được quản 
lý, vận hành theo nguyên tắc nhà nước pháp 
quyền. Trên thực tế, với cơ chế pháp lý về tiếp 
cận thông tin chưa đồng bộ, trong khi đó hoạt 
H.M. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 42‐50  
48 
động hành chính thiếu minh bạch, công khai đã 
phần nào làm hạn chế sự tham gia của tổ chức, 
cá nhân vào hoạt động quản lý nhà nước với 
tính chất là người giám sát, phản biện và chưa 
có cơ chế để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích 
hợp pháp của mình. 
Tóm lại: Pháp luật về hoạt động giám sát 
của nhân dân đối với cơ quan hành chính còn 
chung chung, ít khả thi, tản mạn, rãi rác ở nhiều 
văn bản pháp luật với các cấp độ hiệu lực pháp 
lý khác nhau, trong đó, tồn tại những quy định 
không thống nhất, không cụ thể, chưa bảo đám 
tính toàn diện. Một số quyền của công dân được 
ghi trong Hiến pháp liên quan đến quyền giám 
sát chưa được cụ thể hóa bằng đạo luật. Hậu 
quả pháp lý của hoạt động giám sát nhân dân 
chỉ mang tính kiến nghị, không có tính bắt 
buộc, trong khi đó chưa có quy định về các biện 
pháp để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến 
nghị, đề nghị đối với cơ quan hành chính. Nói 
cách khác, hệ thống pháp luật về giám sát của 
nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước 
đang thiếu các quy định về trách nhiệm của các 
cơ quan Nhà nước, công chức, viên chức Nhà 
nước trong việc đảm bảo quyền kiểm tra, giám 
sát của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng 
và công dân. Cơ chế pháp lý về hoạt động giám 
sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính 
nhà nước thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp 
giữa giám sát nhà nước với giám sát nhân dân. 
Đối với giám sát trực tiếp của công dân, đang 
thiếu những văn bản pháp lý quy định về thẩm 
quyền, thủ tục, trình tự thực hiện. Đặc biệt, 
chưa có một văn bản luật quy định riêng về 
hình thức giám sát, phương pháp giám sát, hiệu 
quả pháp lý của hoạt động giám sát của nhân 
dân, do vậy khả năng kiểm soát quyền lực từ 
phía nhân dân vẫn mang nặng tính hình thức. 
Hơn nữa, quyền giám sát của nhân dân cũng bị 
hạn chế bởi chính những điều kiện hoạt động 
giám sát của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần 
chúng như: thiếu phương tiện, điều kiện và kinh 
phí cho cán bộ làm công tác giám sát, thiếu cán 
bộ có trình độ chuyên môn. 
4. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về 
giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành 
chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới 
- Trước mắt, cần luật hóa Quy chế giám sát 
và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt 
Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo 
quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 
năm 2013 Bộ Chính trị để có cơ sở pháp lý thực 
hiện trên phạm vi cả nước, trong hệ thống chính 
trị các cấp. 
- Nghiên cứu cụ thể hóa các qui định của 
Hiến pháp năm 2013 về quyền giám sát của 
nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước, 
hoàn thiện cơ chế, xác định nội dung, phạm vi, 
trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý giám sát của 
các thiết chế trong hoạt động giám sát nhân dân 
đối với cơ quan hành chính. Bảo đảm các qui 
định đó phải rõ ràng, cụ thể để người dân hiểu 
rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giám sát của 
mình. Cụ thể là, hoàn thiện Luật MTTQ Việt 
Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung) theo hướng 
khẳng định vị trí, vai trò của MTTQ không chỉ 
là liên minh chính trị, động viên tinh thần yêu 
nước, toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ tổ 
quốc mà MTTQ còn thực hiện chức năng giám 
sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà 
nước. Rà soát các quy định pháp luật hiện hành 
về chức năng, nhiệm vụ của MTTQ nhất là các 
quy định về giám sát và phản biện. 
- Tăng cường công tác tập huấn về hoạt 
động giám sát cho cán bộ MTTQ, các đoàn thể 
và các cấp, các ngành có liên quan. Tổ chức các 
đợt tập huấn về nội dung giám sát cho cán bộ 
MTTQ và đoàn thể nói chung và thành viên của 
Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư 
của cộng đồng. Tổ chức tập huấn cho cán bộ 
chủ chốt ở các ngành, các cấp về phối hợp thực 
H.M. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 42‐50  49
hiện giám sát và giải quyết kiến nghị sau giám 
sát của Mặt trận, các đoàn thể. 
- Tăng cường sự phối hợp giữa giám sát 
nhân dân thông qua MTTQ, Ban thanh tra nhân 
dân với hoạt động giám sát của Quốc hội, hoạt 
động thanh tra của Chính phủ và hoạt động 
kiểm tra của Đảng; phát huy tối đa sự tham gia 
của các tổ chức xã hội ở cơ sở như Hội Cựu 
chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, 
Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên vào các hoạt 
động giám sát nhằm đấu tranh với các hiện 
tượng tiêu cực ở địa phương. 
- Nghiên cứu ban hành Luật Trưng cầu ý 
dân trong đó, xác định rõ nội dung, phạm vi, 
quyền quyết định trưng cầu ý dân, trách nhiệm 
tổ chức trưng cầu ý dân, thủ tục xem xét ý kiến, 
kiến nghị của nhân dân và đánh giá sử dụng kết 
quả trưng cầu ý dân. Luật Trưng cầu ý dân sẽ 
tạo hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế để 
người dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp 
của mình; đồng thời bảo đảm quyền giám sát 
của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà 
nước. 
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách hành 
chính, công khai các thủ tục hành chính để nhân 
dân có điều kiện giám sát hoạt động của các cơ 
quan hành chính, phải có biện pháp cụ thể để 
khuyến khích và tăng cường sự đối thoại giữa 
Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp. 
- Triển khai đồng bộ thực hiện Luật khiếu 
nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011 và Luật 
Tiếp công dân năm 2013, nhằm nâng cao hiệu 
quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo 
đảm quyền giám sát của nhân dân đối với cơ 
quan hành chính nhà nước. Cần có các điều 
kiện bảo đảm, các phương án bảo vệ cho những 
cá nhân mạnh dạn tố cáo các hành vi tham 
nhũng, đi đôi với chế độ khen thưởng kịp thời. 
- Nghiên cứu ban hành Luật tiếp cận thông 
tin: Tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản của 
công dân, người dân được trang bị thông tin đầy 
đủ sẽ góp phần thực hiện tốt và đầy đủ hơn 
quyền giám sát đối với cơ quan hành chính nhà 
nước. Nội dung của Luật này không chỉ quy 
định rõ quyền tiếp cận thông tin, quyền được 
biết thông tin của người dân, trách nhiệm của 
các cơ quan hành chính trong việc cung cấp 
thông tin, mà còn qui định trình tự, thủ tục tiếp 
cận thông tin, đặc biệt là đối với thông tin 
không công bố rộng rãi sẽ phải được cung cấp 
theo yêu cầu của cá nhân công dân, qua đó nhân 
dân thực hiện có hiệu quả quyền giám sát của 
mình với cơ quan hành chính nhà nước. 
- Tiếp tục rà soát và hệ thống hóa những 
văn bản dưới luật về quy chế dân chủ cơ sở như 
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị 
trấn năm 2007; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP 
ngày 8-9-1998 của Chính phủ ban hành Quy 
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ 
quan; Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 19-6-
2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3, 
Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy 
chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.để xây 
dựng Luật về dân chủ ở cơ sở. 
- Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ 
năm 2002, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và 
Ủy ban nhân dân năm 2003; Luật Ban hành văn 
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân 
và Ủy ban nhân dân các cấp năm 2004; Luật 
Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 
- Sửa đổi và hoàn thiện Luật Báo chí năm 
1999: hoàn thiện Luật Báo chí góp phần thực 
hiện tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo 
chí của công dân. 
- Xây dựng và ban hành Luật về Hội. Luật 
về hội ra đời đáp ứng yêu cầu lập hội của công 
dân theo quy định của Hiến pháp. Đây là yêu 
cầu khách quan và cần thiết bảo đảm quyền 
giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành 
chính nhà nước. 
H.M. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 42‐50  
50 
Về lâu dài, nghiên cứu ban hành Luật về 
giám sát của nhân dân trên cơ sở pháp điển hóa 
các văn bản pháp luật hiện hành về quyền giám 
sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước 
trong đó quy định về nội dung, phạm vi, chủ 
thể, trình tự, thủ tục các hình thức giám sát của 
nhân dân bao gồm giám sát của MTTQ và các 
đoàn thể, giám sát của các tổ chức xã hội, giám 
sát của báo chí và giam sát trực tiếp của công 
dân, xác định cơ chế phối hợp giữa các hình 
thức giám sát khác với giám sát của nhân dân, 
bảo đảm hiệu quả pháp lý trong hoạt động giám 
sát của nhân dân. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Xem: Điều 9, Hiếp pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ 
sung năm 2001) và Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt 
Nam năm 1999, Điều 1, Điều 2. 
[2] Xem: Điều 9; Điều 10 Hiến pháp năm 2013. 
[3] Xem: Điều 96; Điều 101 Hiến pháp năm 2013. 
[4] Xem: Điều 116 Hiến pháp năm 2013. 
[5] Xem: Điều 98; Điều 99 Hiến pháp năm 2013. 
[6] Chính Phủ, Tờ trình số: 20/TTr-CP về Luật Dự án 
Thanh tra (sửa đổi). Nguồn  
.com.vn/ Duthao/570/Dự thảo luật thanh tra sửa 
đổi.aspx 
[7] Bách Sen, Thiếu chế tài giám sát hoạt động chính 
quyền xã, phường, thị trấn. Nguồn 
 truy cập ngày 3/10/2013 
[8] Lê Thị Thúy, Một số vấn đề về tổ chức hoạt 
động giám sát đầu tư của cộng đồng trong giai 
đoạn hiện nay, Viện Khoa học Thanh tra. Nguồn 
 truy cập 03/12/2013 
[9] Đào Trí Úc, Cơ chế giám sát của nhân dân đối 
với bộ máy Đảng và Nhà nước – Một số vấn đề lý 
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
2010, tr.157. 
[10] Đào Trí Úc, Báo cáo Tổng hợp kết quả nghiên 
cứu Đề tài KX 04-02: “Mô hình tổ chức và hoạt 
động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta 
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 
nước” thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp Nhà 
nước KX04 (2001-2005) “Xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân 
dân, vì nhân dân”. Hà Nội, 2006, tr.291. 
The Real State of the Law on the People’s Supervision of 
State Administrative Agencies in Vietnam now and Some 
 Recommendations 
Hoàng Minh Hội 
Hồ Chí Minh National Political Academy, 
135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Based on analysis of practical law, the article points out the subjects, content, scope, 
form and results of people's supervision of the State administrative agencies, the responsibilities of the 
objects under the people’s supervision; the limitations of law on people's supervision of the State 
administrative agencies. At the same time, some scentific recommendations are made with a view to 
perfecting law on the people’s supervision of the State administrative agencies. 
Keywords: People's supervision; supervision of administrative agencies; law on supervision. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phap_luat_ve_giam_sat_cua_nhan_dan_doi_voi_co_qua.pdf