Giáo trình Luật đầu tư - Lê Thị Hoài Ân (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Luật đầu tư - Lê Thị Hoài Ân (Phần 1): ...h thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư (quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc); Ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các nhà đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư; trong quá trình thanh tra hoạt động đầu tư và ...o Việt Nam, Việc tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và cả thách thức. Pháp luật về đầu tư của Việt Nam đứng trước yêu cầu phải vận động theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với pháp luật về đầu tư thế giới. Trước yêu cầu đó, Việt Nam đã không ngừng ...cảu các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành dự án đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; bảo đảm việc c...

pdf34 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật đầu tư - Lê Thị Hoài Ân (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính là 
một trong những yếu tố giúp Nhà nước có một môi trường đầu tư tốt. Tuyb nhiên 
việc đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu bỏ 
qua việc gắn với khả năng thu hút vốn đầu tư của môi trường đầu tư đó. Trên thực 
tế, môi trường đầu tư được đánh giá là tốt khi nó có khả năng thu hút vốn đầu tư 
mạnh mẽ và ngày càng tăng. Chính vì vậy, vai trò của các biện pháp bảo đảm đầu tư 
được phát huy khi chúng góp phần làm tăng sức hút các nguồn vốn của môi trường 
đầu tư. 
2.2.2. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là công cụ thể hiện rõ nét nhất đối với thái độ 
của Nhà nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ 
 Một trong những quan ngại của các nhà đầu tư trước khi quyết định tiến hành 
đầu tư ở một quóc gia nhát định, đó là thái độ của chính quyền đối với hoạt động 
đầu tư. Ở khía cạnh này, trước đây, các nhà đầu tư chỉ có thể có câu trả lời bằng 
kinh nghiệm thực tế trọng hoạt động đầu tư của chính mình. Xét trên một phương 
diện nhất định, việc kiẻmr nghiệm này mang tính rủi ro rất cao, theo đóm nhà đầu tư 
có thể mất toàn bộ số tiền vốn đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các 
biện pháp bảo dảm đầu tư dã là một sự thể hiện chắc chắn và không thể phủ nhận 
được về thái độ của Nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư. Thông 
thường, mức độ mong chờ vốn đầu tư của một quốc gia tỷ lệ thuận với số lượng và 
chất lượng các biện pháp đảm bảo đầu tư mà quốc gia đó giành cho các nhà đầu tư. 
Như vậy, chỉ cần làm một so sánh số học nho nhỏ, các nhà đầu tư hoàn toàn có khả 
năng nắm bắt được thái độ của các quốc gia tiếp nhạn đầu tư đối với nguồn vốn đầu 
tư và dự án đầu tư cũng như bản thân các nhà đầu tư. Có thể nói, cùng với các biện 
pháp khuyến khích đầu tư, các biện pháp đảm bảo đầu tư chính là một trong những 
công cụ thể hiện thái độ của Nhà nước về mục đích thu hút vốn đầu tư và cungz 
chính điều này góp phần không nhỏ làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào chính 
quyền của nước tiếp nhận đầu tư ngay kể từ khi các nhà đầu tư chưa tiến hành đầu 
tư trên thực tế. 
2.2.3. Thể hiện được tính chất nhất quán giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật 
chuyên nghành khác 
Các biện pháp đảm boả đầu tư thường bao gồm các biện pháp đảm bảo về tài 
sản và vốn hợp tác của cac nhà đầu tư; các biện pháp đảm bảo công bằng cho các 
 29
nhà đầu tư; các biện pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư khi 
tiến hành thực hiện đầu tư dự án của mình. Trong khi đó, thể hiện được những triệt 
để những biện pháp trên, chỉ dùng các quy phạm pháp luật đầu tư thôi chưa đủ mà 
phải xem xét cả những pháp luật có liên quan. Như vậy, một khi pháp luật đầu tư 
ghi nhận các biện pháp đảm bảo dầu tư, để các biện pháp này có thể được thực thi 
trên thực tế nhằm bảo vệ một cách tối đa quyền lợi cho nhà đầu tư thì các quy phạm 
pháp luật của các nhà luật có liên quan khác cũng phải nhất quán với những biện 
pháp đảm bảo đầu tư đó. Ví dụ như, pháp luật đầu tư cam kết không trưng thu bằng 
biện pháp hành chính đối với tài sản đầu tư của các nhà đầu tư thì hệ quả là pháp 
luật hành chính cũng không thể có những quy định trái với cam kết đó; hoặc nếu 
pháp luật đầu tư cam kết đối xử công bằng đối với các nhà đầu tư thì ít nhất, pháp 
luật về thuế, pháp luật về đất đai, pháp luật về lao động cũng không thể không tuân 
thủ cam kết này. 
 Thông qua phân tích trên đây, vai trò của những biện pháp đảm bảo đầu tư 
đã được thể hiện rõ. Những biện pháp này chính là sợi dây nối liền các quy phạm 
pháp luật với nhau trong một nỗ lực nhằm tạo diều kiện cho các biện pháp đảm bảo 
đầu tư được thực hiện trên thực tế. Qua đó, các quy phạm pháp luật khác nhau, ở 
những ngành luật khác nhau lại có tính chất nhất quán và có những liên hệ mật thiết 
nhất định. Ở tầm khái quát hơn, sự liên hệ nhất quán giữa các ngành luật thông qua 
các biện pháp đảm bảo dầu tư sẽ góp phần tạo nên mtj hệ thống pháp luật đồng bộ 
và thống nhất, thúc đẩy sự phát triển tất yếu của nền kinh tế - xã hội. 
3. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ĐẦU TƯ 
3.1. Đảm bảo quyền sở hữu tài sản hợp pháp 
 Đầu tư được hiểu là việc đưa khối tài sản nhất định để thực hiện công việc 
nhất định, vì vậy, một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm nhất khi tiến 
hành đầu tư chính là quền sở hữu khối tài sản đã đưa vào đầu tư có luôn thuộc về 
mình hay không? (trừ các trường hợp rủi ro trong kinh doanh, chủ đầu tư phải dùng 
hết tài sản đầu tư để trả nợ). Nếu như câu hỏi này không trả lời một cách thích 
đáng, các nhà đầu tư sẽ khong lựa chọn tiến hành đầu tư để có thể bảo toàn được 
quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó. Như vậy, để tạo lập lòng tin của các chủ 
đầu tư, trước hết, Nhà nước phải cam kết bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp 
của các nhà đầu tư. 
 Điều 6 Luật đầu tư năm 2005 quy định: ”Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của 
nhà đầu tư hông bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính; 
trường hợp thật cần thiết, vì lí do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà 
nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư dược thanh toán 
hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng 
dụng; việc thanh toán hoặc bồi thường phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu 
tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư”. 
3.2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư 
Trước đây pháp luật đầu tư của Việt Nam phân loại các hoạt động đầu tư dựa 
trên tiêu chí nguồn vốn thành các hoạt động đầu tư trong nước và các hoạt động 
đầu tư nước ngoài, từ đó có những quy phạm pháp luật diều chỉnh riêng biệt đối với 
hai loại đầu tư này. Luật đầu tư năm 2005 với tinh thần thống nhất các hoạt động 
đầu tư để điều chỉnh đã xoá đi khoảng cách phân biệt giữa các hoạt động đầu tư với 
các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Như vậy, một cách khái quát 
 30
nhất, Nhà nước Việt Nam đã xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước 
ngoài và các nhà đầu tư trong nước. Về cơ bản, theo quy định của pháp luật về đầu 
tư hiện hành ở Việt Nam, các biện pháp đảm bảo đâu tư, các biện pháp khuyến 
khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư đều được quy định chung cho 
các nhà đầu tư, không có sự khác biệt. 
Trong tương quan so sánh với các biện pháp khuyến khích đầu tư Nhà nước 
đảm bảo các nhà đầu tư đều được hưởng một chế độ ưu đãi đầu tư, hôc trợ đầu tư 
như nhau và chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực, địa bàn đầu tư chứ không dựa trên tiêu 
chí nguồn gốc vốn đầu tư hoặc quốc tịch của nhà đầu tư. Ví dụ như điều 10 luật đầu 
tư 2005. 
Bên cạnh đó một sô hiệp định về đầu tư mà Việt Nam có tham gia cũng quy 
định rất rõ về các biện pháp bảo đảm đầu tư thông qua việc không phân biệt đối xử 
giũa các nhà đầu tư. The hiệp định AIA ( Hiệp định khung khu vực đầu tư ASEAN) 
các nguyên tắc này được quy định như sau: 
- Nguyên tắc đối xử quốc gia yêu cầu đối xử thống nhất và bình đẳng về quyền 
lợi và nghĩa vụ giũa các nhà đầu tu trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh 
vực, các ngành nghề. Điều 7 khoản 1 điểm b quy định: “ Dành ngay lập tức cho các 
nhà đầu tư ASEAN và đầu tư của họ, đối với tất cả các ngành nghề và các biện 
pháp có tác động tới các đầu tư đó, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp 
nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư, sự đối 
xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư tương tự 
của nước mình ("đối xử quốc gia").” 
- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc yêu cầu một quốc gia thành viên AIA phải có 
sự đối xử thống nhất và bình đẳng đối với các nhà đầu tư và đầu tư nước ngoài của 
các nước ASEAN. Theo khoản 1 Điều 8 Hiệp định đầu tư AIA thì “mỗi Quốc gia 
thành viên sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư và đầu tư của 
Quốc gia thành viên khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho 
các nhà đầu tư và đầu tư của bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác đối với tất cả các 
biện pháp có tác động đến đầu tư, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp 
nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư.” 
Việt Nam với tư cách là thành viên của Hiệp định AIA cam kết bảo hộ đầu tư cho 
nhà đầu tư theo các nguyên tắc không phân biệt đối xử như nói ở trên. 
3.3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư 
Sự bảo đảm của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư không thể bao gồm 
sự đảm bảo về việc sẽ không có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện dự án 
đầu tư. Tuy nhiên, ở một khía cạnh liên quan, Nhà nước có thể đảm bảo cho các nhà 
đầu tư một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với thông lệ quốc tế, đề cao quyền 
lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, đủ độ tin cậy cũng như độ an toàn về mặt thực thi 
các quyết định trong giải quyết tranh chấp đầu tư. 
Luật đầu tư năm 2005 đã đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung cho tất 
cả các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch. Cơ chế này được xây dựng trên 
nguyên tắc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Theo đó, khi xảy ra tranh 
chấp liên quan tới đầu tư các nhà đầu tư có thể lựa chọn rất nhiều cách thức để giải 
quyết bao gồm thương lượng, hoà giải, trọng tài hoạc toà án (khoản 1 điều 12). 
Sự khác biệt giữa các chủ thể tranh chấp cũng dẫn đến ự khác biệt về cơ quan 
giải quyết tranh chấp cụ thể khoản 2,3,4 điều 12 
 31
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản 
lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được 
giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam. 
- Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn 
đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được 
giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Toà án Việt Nam; 
Trọng tài Việt Nam ;Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế;Trọng tài do các bên 
tranh chấp thoả thuận thành lập. 
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt 
Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông 
qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp 
đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước 
ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành 
viên. 
Bên cạnh việc quy định rõ ràng về phương thưc và cơ quan giải quyết tranh 
chấp, pháp luật Việt Nam còn quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết của các cơ 
quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tại Điều 
29, 34 đã quy định rõ thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp liên 
quan đến đầu tư, thương mại; Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 quy định về 
hai hình thưc trọng tài ( quy chế và vụ việc) cùng với cách xác định thẩm quyền của 
các hình thức trọng tài này. Có thể khẳng định nhà nước Việt Nam đã đưa ra được 
cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên trong quan hệ đầu tư khá hoàn chỉnh và 
phù hợp với thông lệ quốc tế. 
3.4. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư 
ra nước ngoài 
Luật đầu tư năm 2005 không cấm các nhà đầu tư nước ngoài người nước ngoài 
làm việc tại Việt Namcho các dự án đầu tư chuyển vốn và tài sản hợp pháp khác ra 
nước ngoài. Điều 9 quy định những khoản hợp pháp được chuyển ra nước ngoài bao 
gồm: 
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; 
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; 
- Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; 
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; 
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. 
- Thu nhập hợp pháp của Người lao động nước ngoài làm việc cho các dự án 
đầu tư. 
 32
Trước đây, theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1996 
sử đổi năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 thì việc chuyển 
lợi nhuận ra nước ngoài của các nhà đầu tư vẫn được tiến hành tuy nhiên khi thực 
hiện chuyển lợi nhuân, các nhà đầu tư đều phải nộp một khoản thuế gọi là thuế 
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.Tuy nhiên việc quy định thuế chuyển lợi nhuận ra 
nước ngoài có những bất cập mà một trong những bất cập đó là đánh thuế trùng lặp 
trên một đối tượng chịu thuế. Vì vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành về thuế cũng 
như đầu tư đã thống nhất bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm đảm bảo 
quyền lợi chính đáng ủa nhà đầu tư. 
3.5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách, 
pháp luật 
Theo tinh thần của Điều 11 Luật đầu tư 2005 trong mọi trường hợp nếu có sự 
thay đổi về chính sách hay pháp luật của nhà nước Việt Nam liên quan trực tiếp đến 
quyền lợi của các nhà đầu tư thì nguyên tắc duy nhất được thực hiện là cam kết bảo 
đảm tối đa quyền lợi của các nhà đàu tư. Việc đảm bảo cụ thể như sau: 
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và 
ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì 
nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp 
luật, chính sách mới đó có hiệu lực. 
2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến 
lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, 
chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy 
định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các 
biện pháp sau đây: 
a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; 
b) Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; 
c) Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; 
d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. 
6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác 
Cũng tồn tại với các biện pháp bảo đảm đầu tư kể trên, một sô biện pháp có 
tính chất hỗ trợ đầu tư cũng được nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện. Những 
biện pháp đó bao gồm: Việc cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; cam kết mở của 
thị trường đầu tư liên quan đến thương mại. Cụ thểv trong luật đầu tư 2005 như sau: 
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi 
ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo 
 33
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên 
quan. ( điều 7) 
 - Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư 
nước ngoài các quy định sau đây:Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã 
cam kết; Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:Ưu tiên 
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà 
sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất 
khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch 
vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; Nhập khẩu hàng hóa với số lượng 
và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối 
ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; Đạt được tỷ lệ nội địa 
hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất; Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị 
nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; Cung cấp hàng 
hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;Đặt trụ sở chính 
tại một địa điểm cụ thể. ( Điều 8) 
Như vậy bên cạnh cam kết không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp 
của nhà đầu tư, nhà nước Việt Nam còn cam kết thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa 
vụ trong các thoả thuận của mình về việc tiến hành mở cửa thị trường tạo điều kiện 
thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại Việt Nam. 
B. CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ 
1.1. Khái niệm biện pháp khuyến khích đầu tư 
Dưới góc độ pháp lý, khuyến khích đầu tư được coi là một trong những biện 
pháp thu hút vốn đàu tư có hiệu quả. Các biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu 
là tất cả những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc 
tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước 
ngoàikhi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hoà giũa lợi ích 
cảu nhà nước, củ nền kinh tế và nhà đầu tư. Theo luật đầu tư 2005 các biện pháp 
khuyến khích đầu tư bao gồm các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư. 
Luật đầu tư năm 2005 đã thể hiện tư tưởng thống nhất mới về các hoạt động 
đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư đều chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư chung, trong 
đó, các dự án này đều được hưởng các biện pháp khuyến khích đầu tư như 
nhau nếu đó là dự án đầu tư có mục đích kinh doanh do các chủ đầu tư tiến hành 
đầu tư tại Việt Nam hoặc đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật đầu tư Việt Nam 
lấy tiêu chí lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư là những tiêu chí cơ bản để áp dụng 
các biện pháp khuyến khích đầu tư. Trên cơ sở xác định lĩnh vực và địa bàn đầu tư 
của từng dự án mà xác định các ưu đãi cũng như hỗ trợ đầu tư cụ thể. 
Các biện pháp khuyến khích đầu tư chủ yếu bao gồm các biện pháp khuyến 
khích về thuế, các biện pháp khuyến khích hỗ trợ thủ tục hành chính để tiến hành 
một dự án đầu tư; các biện pháp hỗ trợ phát triển trong quá trình đầu tư; . 
 34
Có hai biện pháp khuyến khích đầu tư: 
 1. Biện pháp ưu đãi đầu tư 
 2. Hỗ trợ đầu tư 
Các biện pháp khuyến khích đầu tư chủ yếu bao gồm các biện pháp khuyến khích 
về thuế( các trường hợp miễn, giảm thuế hoặc áp dụng một cách tính thuế hợp lý 
hơn); các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ về thủ tục hành chính để tiến hành một 
dự án đầu tư( thời gian, chi phí cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp... 
1.2. Cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư ở VN 
a. Các văn bản pháp luật trong nước 
 Hiến pháp 1992 trong việc khuyến khích đầu tư trong nước 
Tại điều 21 quy đinh: “ kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ 
chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy 
mô hoạt động tong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”. 
Khuyến khích đầu tư nước ngoài được quy định tại điều 24 Hiến pháp 
1992: 
“ Nhà nước khuyến khích các tổ chức, các nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ 
vào VN phù hợp với PL VN, PL và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp 
pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của các tổ chức, các nhân nước ngoài. 
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa, Nhà nước tạo điều 
kiện thuận lợi cho người VN định cư ở nước ngoài đầu tư về nước” 
 Luật đầu tư nước ngoài tại VN năm 1996 và luật sửa đổi bổ sung một số điều 
của luật đầu tư nước ngoài tại VN năm 2000 
 Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi năm 1998) 
Năm 2005, sự ra đời của Luật đầu tư không có sự phân biệt trong các biện pháp 
khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại VN. Cụ thể tại điều 4 
khoản 5 Luật đầu tư năm 2005 quy định: Nhà nước khuyến khích và có chính sách 
ưu đãi đối với đàu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư”. 
b. Các hiệp định liên quan đến khuyến khích đầu tư giữa VN và các nước 
khác 
VN đã tham gia hơn 40 hiệp định với các nước có liên quan đến lĩnh vực khuyến 
khích đầu tư. 
Các biện pháp khuyến khích đầu tư với mục tiêu là làm cho các nước thành viên 
thỏa thuận cố gắng làm cho PL và thực tiễn quản lý liên quan đến các ưu đãi đầu tư 
nước ngoài ngày càng nhiều và càng rõ ràng. 
- Thỏa thuận năm 1994 của GATT về các biện pháp đầu tư liên quan đến 
thương mại 
- Hiệp định giữa chính phủ Brunei Drussalam, Cộng hòa Indonexia, Malaysia, 
Philippines, Singapore và Vương quốc Thái Lan về khuyến khích và bảo hộ 
đầu tư ký tháng 12/1987 
- Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN ký tháng 10/1998 
Câu hỏi ôn tập chương III 
 1. Hãy nêu sự cần thiết phải ban hành các biện pháp bảo đảm đầu tư 
 2. Trình bày nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư 
 3. Khái niệm và nội dung các biện pháp khuyến khích đầu tư 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_dau_tu_le_thi_hoai_an_phan_1.pdf