Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Phần 2): ...ịa phương. 55 - Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các nhóm sở thích trong cộng đồng người khuyết tật và gia đình họ, thành lập các tổ chức dân sự xã hội như câu lạc bộ/hội người khuyết tật, để tuyên truyền về quyền và khả năng của người khuyết tật. - Tạo ra các thay đổi nhận thức tích cựct...m tình trạng phụ nữ bán dâm cần sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chình quyền, đoàn thể địa phương trong việc vận động, hỗ trợ các đối tượng bán dâm có công việc làm ăn ổn định. Dẫn ra trường hợp chị Nguyễn Thị S (phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An), hành nghề mại dâm, hội phụ nữ xã đã ph...ợng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần mà vẫn còn nghiện. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện thì cũng có thể bị đưa vào cơ sở cai ...

pdf35 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
túy với số lượng; Nhựa 
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca trọng lượng dưới 01 gam; Hêrôin côcain có 
trọng lượng dưới 0,1 gam; Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng 
dưới 1 kilôgam; Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới 5 kilôgam; Quả thuốc 
phiện tươi có trọng lượng dưới 1 kilôgam; các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng 
lượng dưới 2 gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng dưới 5 mililit không nhằm mục 
đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác, thì chưa đến mức bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính. 
- Hình thức xử lý: 
+ Cảnh cáo 
+ Phạt tiền 
+ Trục xuất ( được áp dụng hình thức xử phạt chính hoặc xử lý bổ sung). 
Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm 
còn phải chịu một trong các hình thức phạt bổ sung sau: 
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 
+ Tịch thu tang vật sử dụng để vi phạm. 
+ Buộc thực hiện một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc 
khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc chữa bệnh, tiêu hủy vật phẩm 
71 
+ Về hình thức phạt tiền ( Quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính năm 
2012). 
* Quy định của pháp luật hình sự liên quan đến ma túy 
Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma 
tuý 
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây 
khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn 
định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị 
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm 
đến bảy năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Tái phạm tội này. 
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi 
triệu đồng. 
Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy 
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị 
phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm 
đến mười lăm năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm 
gam đến dưới một kilôgam; 
e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam; 
g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới 
một trăm gam; 
h) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm 
mươi mililít; 
i) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương 
với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h 
khoản 2 Điều này; 
k) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm 
năm đến hai mươi năm: 
a) Có tính chất chuyên nghiệp; 
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một 
kilôgam đến dưới năm kilôgam; 
c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam; 
72 
d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba 
trăm gam; 
đ) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy 
trăm năm mươi mililít; 
e) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương 
với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ 
khoản 3 Điều này. 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi 
năm, tù chung thân hoặc tử hình: 
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm 
kilôgam trở lên; 
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên; 
c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên; 
d) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên; 
đ) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương 
với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d 
khoản 4 Điều này. 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm 
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm 
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất 
ma túy 
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma 
tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm 
đến mười lăm năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 
đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; 
e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em; 
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm 
gam đến dưới một kilôgam; 
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam; 
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam 
đến dưới hai mươi lăm kilôgam; 
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai 
trăm kilôgam; 
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi 
kilôgam; 
73 
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới 
một trăm gam; 
n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm 
mươi mililít; 
o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương 
với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n 
khoản 2 Điều này; 
p) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm 
năm đến hai mươi năm: 
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một 
kilôgam đến dưới năm kilôgam; 
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam; 
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm 
kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam; 
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm 
kilôgam; 
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một 
trăm năm mươi kilôgam; 
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba 
trăm gam; 
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy 
trăm năm mươi mililít; 
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương 
với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g 
khoản 3 Điều này. 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi 
năm, tù chung thân hoặc tử hình: 
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm 
kilôgam trở lên; 
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên; 
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm 
kilôgam trở lên; 
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên; 
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở 
lên; 
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên; 
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên; 
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương 
với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g 
khoản 4 Điều này. 
74 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm 
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm 
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 
Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng 
vào việc sản xuất trái phép chất ma túy 
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất 
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu 
năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm 
đến mười ba năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 
đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam; 
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; 
g) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến 
dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm. 
4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm 
gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân. 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi 
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm 
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 
Điều 196. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng 
cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy 
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng 
cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một 
năm đến năm năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm 
đến mười năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 
đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn; 
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; 
g) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm 
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm 
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 
Điều 197. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 
75 
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, 
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm 
đến mười lăm năm: 
a) Phạm tội nhiều lần; 
b) Đối với nhiều người; 
c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên; 
d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai; 
đ) Đối với người đang cai nghiện; 
e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 
60%; 
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; 
h) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm 
năm đến hai mươi năm: 
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên 
hoặc gây chết người; 
b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 
60%; 
c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người; 
d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi. 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi 
năm, tù chung thân hoặc tử hình: 
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở 
lên; 
b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm 
trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư 
trú từ một năm đến năm năm. 
Điều 198. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý 
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác 
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy 
năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm 
đến mười lăm năm: 
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Đối với trẻ em; 
d) Đối với nhiều người; 
đ) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm 
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 
76 
Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma túy 
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được 
giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa 
bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba 
tháng đến hai năm. 
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. 
Điều 200. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy 
1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma 
tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm 
đến mười lăm năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Vì động cơ đê hèn; 
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên; 
đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai; 
e) Đối với nhiều người; 
g) Đối với người đang cai nghiện; 
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 
60%; 
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; 
k) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm 
năm đến hai mươi năm : 
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên 
hoặc gây chết người; 
b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người; 
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi. 
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt 
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân. 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu 
đồng. 
Điều 201. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc 
các chất ma túy khác 
1. Người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận 
chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma 
tuý khác mà vi phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó, thì bị phạt tiền 
từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến 
năm năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm 
đến mười hai năm: 
a) Có tổ chức; 
77 
b) Phạm tội nhiều lần; 
c) Gây hậu quả nghiêm trọng. 
3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 
mười hai năm đến hai mươi năm. 
4. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 
hai mươi năm hoặc tù chung thân. 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi 
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 
từ một năm đến năm năm. 
7.3. Công tác xã hội với quyền được phục hồi của người sử dụng ma túy: 
7.3.1 Khái niệm phòng ngừa, kỳ thị với người sử dụng ma túy 
- Để bảo đảm quyền được sống hòa nhập với cộng đồng của người nghiện ma 
túy, biện pháp quan trọng nhất là chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện 
ma túy. 
- Kỳ thị người nghiện ma túy là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng 
người khác vì biết người đó nghiện ma túy. 
- Phân biệt đối xử với người nghiện ma túy là hành vi xa lánh, từ chối, tách 
biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì 
người đó nghiện ma túy. 
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam “Không kỳ thị, phân biệt đối xử với 
người người nghiện ma túy và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người 
nghiện ma túy và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là 
các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy. 
7.3.2 Giáo dục cho cán bộ về luật và quyền của người sử dụng ma túy 
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nam mặc dù có 
nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế giới. Với bản chất 
hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những nhóm đối tượng dễ 
bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng, công 
tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhất là trong xã 
hội hiện đại, xã hội công nghiệp. 
Người nghiện ma túy là một trong số những đối tượng dễ bị tổn thương cần sự 
trợ giúp của công tác xã hội. Công tác xã hội với tư cách là một ngành khoa học 
đồng thời cũng là một nghề chuyên môn cần làm gì để giúp đỡ người nghiện ma 
túy tái hòa nhập với cộng đồng. 
7.3.3 Nâng cao nhận thức cho chính quyền và các tổ chức khác về luật và quyền 
của người sử dụng ma túy. 
78 
Dựa vào tiến trình công tác xã hội cá nhân, chúng ta có thể thực hiện các bước 
sau nhằm trợ giúp người nghiện ma túy có thể cai nghiện và hòa nhập với cộng 
đồng 
Bước 1: Tiếp cận đối tượng 
Trong bước này, nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng cơ bản trong 
công tác xã hội: vấn đáp, ghi chép, đặt câu hỏi,nhằm khai thác và thu thập các 
thông tin về người nghiện ma túy. Những thông tin cần thu thập: tuổi tác, hoàn 
cảnh gia đình, nghề nghiệp, nguyên nhân nghiện, nhận thức của họ về ma túy, 
Bước 2: Lập kế hoạch trợ giúp đối tượng 
Căn cứ vào những thông tin thu được từ người nghiện, nhân viên công tác xã 
hội bàn bạc, thảo luận với người nghiện về các hình thức cai nghiện; cai nghiện tại 
gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại các trung tâm. Với hình thức cai 
nghiện tại gia đình, người nghiện ma túy được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng tại 
gia đình trong điều kiện bình thường. 
Tuy nhiên, người nghiện phải có sự giám sát, theo dõi của chính quyền và 
đoàn thể địa phương cũng như sự giúp đỡ của các bác sỹ. Với hình thức cai nghiện 
tại cộng đồng, một nhóm người nghiện ma túy trên cùng một địa bàn dân cư được 
chính quyền, công an và các đoàn thể phối hợp với gia đình các đối tượng nghiện 
ma túy đó tiến hành cắt cơn nghiện và quản lý tại địa bàn dân cư. Hình thức cai 
nghiện tại các trung tâm là hình thức cai nghiện bắt buộc được quản lý chặt chẽ. 
Đây là hình thức tạo điều kiện cho người nghiện thoát khỏi môi trường ma túy cũng 
như có điều kiện được cai theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ. Mặt khác, cai 
nghiện tại các trung tâm người nghiện ma túy còn có điều kiện để lao động sản xuất 
hoặc học nghề giúp sau này tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. 
Việc lựa chọn hình thức cai nghiện nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều 
quan trọng là người nghiện ma túy là người quyết định lựa chọn phương án cuối 
cùng. Nhân viên công tác xã hội cần tôn trọng quyết định của họ. Đó là một nguyên 
tắc cơ bản trong công tác xã hội. 
Bước 3: Giúp đối tượng cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng 
Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công tác xã hội đối với người 
nghiện ma túy để người nghiện ma túy không tái nghiện và ổn định cuộc sống cùng 
với cộng đồng. Ở Việt Nam, trong quá trình cai nghiện người nghiện ma túy đã 
được quan tâm học nghề phù hợp với điều kiện và khả năng của họ. Nhưng sau đó, 
khi tái hòa nhập cộng đồng, thì số người có việc làm lại rất ít. Một phần do chính 
79 
bản thân họ chưa có quyết tâm cao, vẫn còn mặc cảm, tự ti, đôi khi còn có tư tưởng 
ngại lao động, dựa dẫm. 
Nhưng phần lớn là do chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị sản xuất 
còn né tránh, ngại nhận họ vào làm việc. Từ đó tạo cho người nghiện tâm lý chán 
chường, bất cần, buông xuôi và dễ trở lại con đường nghiện hút. Vì vậy, trong bước 
này vai trò của công tác xã hội là rất lớn. Nhân viên công tác xã hội phải là cầu nối 
tích cực giữa người nghiện ma túy và chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị 
sản xuất. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết chung về ma túy và nghiện ma túy? 
2. Anh (chị) hãy trình bày những quy định của luật pháp quốc tế về phòng, 
chống ma túy? 
3. Anh (chị) hãy phân tích trách nhiệm phòng, chống ma túy được quy định 
trong pháp luật Việt Nam? 
 4. Anh (chị) hãy trình bày nội dung hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống ma 
túy trong giai đoạn hiện nay? 
 5. Hiện nay có mấy hình thức cai nghiện, nêu trình tự thủ tục cai nghiện? 
 6. Anh (chị) hãy trình bày vai trò của cán bộ xã hội với quyền được phục hồi 
của người nghiện ma túy? 
80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tập bài giảng Pháp luật về các vấn đề xã hội – Ths. Nguyễn Thị Tuyết 
Mai – Trường ĐHLĐXH – 2001. 
2. Giáo trình trợ giúp xã hội – Trần Xuân Kỳ - NXB Lao động xã hội - 2008. 
3. Giáo trình ưu đãi xã hội – Ths. Bùi Thị Chớm – NXB Lao động xã hội -
2009. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_phap_ve_cac_van_de_xa_hoi_phan_2.pdf