Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình

Tóm tắt Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình: ...mà việc ấn định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quan hệ này là không hợp lý. Tuy nhiên, sự thật có thể bị thời gian che phủ: đến một lúc nào đó việc dựng lại sự thật về quan hệ cha mẹ-con sẽ rất khó khăn (nếu không muốn nói là không thể được). Làm thế nào để đánh giá chứng cứ cung cấp bởi mộ...ái độ cư xử, trong khuôn khổ thực hiện quyền của cha mẹ, từ sự dẫn dắt chủ động, trực tiếp sang hướng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,... Về mặt lý thuyết, cha mẹ không có nghĩa vụ trông nom con đã thành niên: con đã thành niên có quyền có nơi cư trú riêng; con đã thành niên mà gây thiệt hại cho...ng thuỷ với nhau, như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào...

pdf117 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nguyên tắc, mỗi 
người đều có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ giúp mình đáp ứng nhu cầu của mình, 
một cách độc lập. Tuy nhiên, người có nghĩa vụ chỉ có thể cấp dưỡng trong phạm vi 
khả năng của mình; nếu khả năng đó thừa sức thoả mãn tất cả các yêu cầu, thì tốt; 
trong trường hợp ngược lại, những người có yêu cầu cấp dưỡng chỉ có thể nhận được 
những gì mà người có nghĩa vụ có thể cho. 
Thông thường, những người có yêu cầu cấp dưỡng không đặt yêu cầu cùng một 
lúc. Có người đến trước và có thể đã nhận được một con số nào đó. Nếu sau đó lại có 
một người khác đến, thì, trong điều kiện khả năng còn lại của người có nghĩa vụ không 
đủ để đáp ứng, người có nghĩa vụ và người đến sau có thể thoả thuận tay đôi về mức 
cấp dưỡng theo khả năng còn lại của người có nghĩa vụ; cả hai cũng có thể cùng với 
người đến trước ngồi lại thoả thuận về việc điều chỉnh mức cấp dưỡng cho người đến 
trước. Nếu các bên không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. Điều chắc 
chắn: nếu một người yêu cầu cấp dưỡng đã nhận được sự trợ cấp cần thiết, thì, trong 
điều kiện có người yêu cầu đến sau, không thể buộc người đã nhận trợ cấp hoàn trả 
một phần trợ cấp để chia sẻ cho người yêu cầu đến sau. 
C. Xác định thể thức thực hiện quyền yêu cầu 
1. Định kỳ hoặc một lần 
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, 
hàng năm hoặc một lần (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 54). 
a. Cấp dưỡng định kỳ 
Tháng, quý, năm. Cấp theo định kỳ hay một lần và nếu cấp theo định kỳ, thì 
định kỳ nào sẽ được lựa chọn, hẳn là các vấn đề được giải quyết, trước hết, theo sự 
thoả thuận giữa các bên. Toà án chỉ can thiệp một khi các bên không có được sự thoả 
thuận cần thiết. Trước khi xác định phương thức cấp dưỡng, Toà án thường cân nhắc 
dựa trên các dữ kiện về định kỳ thu nhập của người có nghĩa vụ cũng như về đặc điểm 
của các nhu cầu của người được cấp dưỡng78. Riêng trong trường hợp cấp dưỡng cho 
78 Ví dụ. người đang theo một chương trình học dài hạn có nhu cầu đóng học phí vào tháng 10 hàng năm, có nhu 
cầu trả tiền thuê nhà trọ vào đầu mỗi quý, có nhu cầu ăn uống, đi lại mỗi ngày. Người bệnh có nhu cầu tái khám 
định kỳ hai tháng một lần;... 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
109
con sau khi cha mẹ ly hôn, thì theo Toà án nhân dân tối cao, nếu giữa cha và mẹ không 
thoả thuận được, Toà án sẽ lựa chọn phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng79. 
b. Cấp dưỡng một lần 
Đặt vấn đề. Việc cấp dưỡng một lần được quy định chi tiết tại Nghị định số 
70/2001/NĐ-CP Điều 18 khoản 2, 3 và 4. Các trường hợp cấp dưỡng một lần, theo 
Nghị định, bao gồm: 
a. Có thoả thuận giữa người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó 
và người có nghĩa vụ cấp dưỡng; 
b. Có yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp nhận; 
c. Có yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và 
được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên 
có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp 
dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần; 
d. Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích 
từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 
Cấp dưỡng một lần, số tài sản được chuyển giao chắc chắn có giá trị lớn (thường 
là một số tiền lớn) đối với người được cấp dưỡng. Ta có thể tự hỏi: 1. Số tiền được ấn 
định bằng cách nào ?; 2. Hình dung thế nào về mục đích, ý nghĩa của việc cấp dưỡng 
một lần ? 
Ấn định số tiền cấp dưỡng một lần. Tất nhiên việc xác định mức cấp dưỡng, dù 
là một lần hay theo định kỳ, đều phải dựa vào các tiêu chí chung để đánh giá nhu cầu 
thiết yếu của người được cấp dưỡng, được thiết lập tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP 
đã dẫn, Điều 16 khoản 2, nghĩa là mức chi tiêu trung bình tại địa phương cho việc ăn, 
ở, mặc, học, khám chữa bệnh,... Sau khi đã xác định được mức chi tiêu trong một kỳ 
(mức cấp dưỡng hàng tháng, quý, năm), ta nhân kết quả thu được cho số kỳ cần cấp 
dưỡng để có được số tiền cấp dưỡng một lần. 
Ngay lập tức, một vấn đề bật ra: làm thế nào xác định số kỳ (đúng ra là số năm) 
cần cấp dưỡng ? 
- Nếu người được cấp dưỡng chưa thành niên, thì hẳn số năm cần cấp dưỡng là 
hiệu số giữa tuổi thành niên và tuổi ghi nhận lúc bắt đầu cấp dưỡng; 
- Còn nếu người được cấp dưỡng đã thành niên, thì số năm cấp dưỡng được xác 
định như thế nào ? Suy nghĩ một cách vội vàng, ta có thể sẽ nói ngay rằng con số ấy 
phải được xác định tùy theo kết quả dự kiến về thời điểm kết thúc tình trạng cần được 
cấp dưỡng: năm hết tàn tật, phục hồi khả năng lao động, có tài sản để tự nuôi mình; 
năm kết hôn đối với người được cấp dưỡng là vợ (chồng) sau khi ly hôn; thậm chí năm 
chết (!?). Thế nhưng, việc xác định số tiền cấp dưỡng một lần cho người đã thành niên, 
dựa vào những tham số trên đây, khó có thể được coi là một công việc nghiêm túc. 
Ngay cả đối với việc cấp dưỡng cho người chưa thành niên, nếu được thực hiện 
một lần, cũng có thể trở nên không hợp lý trong nhiều trường hợp: giá cả tăng vọt, nhu 
79 Xem Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, đã dẫn, 11, c. Nghị quyết chỉ giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con 
sau khi ly hôn. Cũng trong cùng một vụ ly hôn, có thể còn có vấn đề cấp dưỡng cho vợ (chồng). 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
110
cầu thiết yếu thay đổi theo thời gian,... Nói chung, cấp dưỡng một lần chỉ là một sai sót 
trong hoạt động xây dựng pháp luật. 
2. Bằng tiền, hiện vật hoặc bằng cách nuôi dưỡng 
Tiền hoặc hiện vật. Cấp dưỡng bằng tiền là hình thức cấp dưỡng thông dụng 
nhất. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không có nhiều tiền mặt, thì việc cấp dưỡng 
có thể được thực hiện bằng hiện vật. Trên thực tế, hiện vật dùng để cấp dưỡng thường 
là sản phẩm làm ra bằng sức lao động của người có nghĩa vụ (ví dụ, lúa gạo, súc vật 
nuôi, trứng,...). Việc cấp dưỡng bằng tiền hay hiện vật được xác định theo thoả thuận 
giữa các bên, nếu không thoả thuận được, thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết. 
Tiền hoặc hiện vật cấp dưỡng được giao tại nơi cư trú của người được cấp 
dưỡng, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên, áp dụng luật chung về địa 
điểm thực hiện nghĩa vụ. 
Nuôi dưỡng. Trong khung cảnh của luật viết, việc trực tiếp nuôi dưỡng là một 
trong những biện pháp có tác dụng chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Thế nhưng, ta đã nói 
rằng nghĩa vụ cấp dưỡng thực chất chỉ là một hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi 
dưỡng; bởi vậy, việc trực tiếp nuôi dưỡng đúng ra là biện pháp có tác dụng thay đổi 
hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng hơn là chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. 
D. Ấn định mức cấp dưỡng 
Xác định theo thoả thuận. Mức cấp dưỡng do ngườìi có nghĩa vụ cấp dưỡng và 
người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó80 thoả thuận căn cứ vào thu 
nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của 
người được cấp dưỡng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 53 khoản 1). Các 
quy định vừa nêu chỉ mang tính hướng dẫn: các bên có thể tự do thoả thuận về việc 
người được cấp dưỡng được bảo đảm nhiều hơn hoặc ít hơn so với nhu cầu thiết yếu 
của người này. 
Xác định bằng con đường tư pháp. Trong trường hợp giữa các bên không có sự 
thoả thuận cần thiết về mức cấp dưỡng, thì một trong các bên hoặc cả hai bên có thể 
yêu cầu Toà án giải quyết. Tất nhiên, Toà án cũng sẽ căn cứ vào nhu cầu của người có 
quyền được cấp dưỡng và khả năng đáp ứng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để xác 
định mức cấp dưỡng khả thi. 
Trong điều kiện luật không có quy định riêng, các tranh chấp về mức cấp dưỡng 
được giải quyết theo luật chung về tố tụng dân sự, nghĩa là có thể được kháng cáo theo 
thủ tục phúc thẩm, có thể được xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 
Song, liệu có nên quy định rằng bản án sơ thẩm phải được thi hành ngay dù có kháng 
cáo? Sự chờ đợi có thể khiến cho tình trạng sống khó khăn của người yêu cầu cấp 
dưỡng trở nên nghiêm trọng hơn. 
80 Luật không ghi nhận khả năng chịu nghĩa vụ cấp dưỡng của người được giám hộ, do đó, không nhắc đến vai 
trò của người giám hộ của người này. Tuy nhiên, người giám hộ của người phải cấp dưỡng có quyền can thiệp 
theo luật chung về giám hộ. 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
111
E. Thay đổi chế độ cấp dưỡng 
Thay đổi thể thức. Việc cấp dưỡng có thể được thay đổi từ cấp dưỡng hàng 
tháng thành hàng quý, hàng năm và ngược lại. Luật nói rằng các bên có thể thoả thuận 
thay đổi phương thức cấp dưỡng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 54); nếu 
không thoả thuận được, thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết (cùng điều luật). Việc 
thoả thuận giữa các đương sự xuất phát từ sự tự nguyện giữa họ; còn quyết định của 
Toà án thay đổi định kỳ cấp dưỡng hẳn phải dựa vào một hay nhiều lý do chính đáng, 
ví dụ, hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi bên, hoàn cảnh điều kiện thực hiện việc chi 
trả tiền hoặc chuyển giao hiện vật cấp dưỡng,... 
Thay đổi mức cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng được thoả thuận hoặc được ấn định 
bằng con đường tư pháp không nhất thiết được cố định trong suốt thời gian cấp dưỡng: 
”Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi” (Luật hôn nhân và gia đình 
năm 2000 Điều 53 khoản 2). Lý do chính đáng rất đa dạng: tình trạng thu nhập của 
người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thay đổi; có thêm người thân thuộc cần được cấp 
dưỡng; người có nghĩa vụ cấp dưỡng lập gia đình, có con chưa thành niên phải nuôi 
dưỡng;... Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận 
được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. Luật không nói rõ liệu có cần một thời gian tối 
thiểu để mức cấp dưỡng có thể thay đổi, nhất là bằng con đường tư pháp. Thực tiễn, về 
phần mình, thừa nhận rằng Toà án có thể bác đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng 
trong trường hợp đơn được nộp chỉ sau một thời gian quá ngắn kể từ ngày mức đó 
được ấn định, quá ngắn để nói rằng điều kiện sống của người này hay người kia đã có 
những thay đổi quan trọng đủ để đặt cơ sở cho việc xét lại tính hợp lý của mức cấp 
dưỡng81. 
Tạm ngừng cấp dưỡng. Việc tạm ngừng cấp dưỡng có thể được chấp nhận 
trong trường hợp chính người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về 
kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 54). Có trường hợp 
việc lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế diễn ra thành từng bước đi xuống và người 
có nghĩa vụ cấp dưỡng đã từng bước tiến hành cắt giảm mức cấp dưỡng tương ứng với 
mức độ sa sút thu nhập của mình, rồi đến một lúc nào đó mới chính thức ngừng cấp 
dưỡng do không còn khả năng. Cũng có trường hợp người cấp dưỡng ngừng cấp 
dưỡng một cách đột ngột do sự sụp đổ trong một sớm một chiều cơ nghiệp kinh tế của 
mình. 
81 Thay đổi mức cấp dưỡng trong điều kiện có sự thay đổi hoàn cảnh sống do nguyên nhân bất khả kháng, là sự 
thay đổi được thừa nhận theo luật chung, không cần được xác nhận lại bằng một quy tắc riêng. 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
112
MỤC II. CHẾ TÀI 
****** 
Thực hiện bắt buộc. Trong luật hiện hành, nghĩa vụ cấp dưỡng được bảo đảm 
thực hiện theo luật chung, nghĩa là không được bảo đảm một cách đặc biệt. Trong 
trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, 
thì người có quyền có thể yêu cầu cưỡng chế thực hiện bằng cách tiến hành kê biên và 
bán các tài sản của người có nghĩa vụ. 
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 Điều 20. Buộc thực hiện nghĩa 
vụ cấp dưỡng: 
1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật 
hôn nhân và gia đình không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì theo 
yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 của Luật hôn 
nhân và gia đình, Toà án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải 
thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có 
nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận 
được, thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà 
án82. 
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà 
án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng hoặc 
người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có 
nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp 
dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án. 
3. Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công 
lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có 
trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người 
được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương 
thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và 
người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp 
dưỡng do Toà án quyết định. 
Chế tài khác. Người vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể bị phạt hành 
chính. Nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà vẫn 
tiếp tục vi phạm, thì người có nghĩa vụ có thể bị chế tài về hình sự (BLHS 1999 Điều 
152). 
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà đồng thời cũng được xếp vào một hàng thừa kế 
theo pháp luật được gọi của người được cấp dưỡng có thể bị mất quyền hưởng di sản 
của người sau này, nếu việc vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng để lại hậu quả nghiêm trọng 
(BLDS 2005 Điều 643 khoản 1 điểm b). 
82 Nhắc lại rằng các bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
113
MỤC III. CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP 
DƯỠNG 
****** 
Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia 
đình năm 2000 Điều 61, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây. 
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động; 
2. Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình; 
3. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; 
4. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; 
5. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; 
6. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác; 
7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 
Có hai nhận xét. 
- Nếu bên được cấp dưỡng chỉ chung sống như vợ, chồng với người khác mà 
không đăng ký kết hôn hoặc chỉ có quan hệ tình cảm, xác thịt với người khác, thì 
không rơi vào trường hợp thứ 6 trên đây. Vấn đề sẽ trở nên rắc rối, một khi người 
được cấp dưỡng có con từ quan hệ chung sống như vợ chồng hoặc quan hệ xác thịt với 
người khác: ta biết rằng những đứa con ấy không có quan hệ thân thuộc với người có 
nghĩa vụ cấp dưỡng. 
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật cho đến nay chưa được dự 
kiến trong luật viết. Tục lệ, về phần mình, luôn cho rằng không thể tiếp tục đòi cấp 
dưỡng người đã có hành vi xâm phạm nghiêm trọng thân thể, danh dự, nhân phẩm của 
người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong thực tế, còn có trường hợp người được cấp dưỡng 
xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm không phải của người có nghĩa vụ cấp 
dưỡng mà của những người thân của người này; tuy nhiên, có vẻ như các hành vi ấy 
không ảnh hưởng đến quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng. 
Thủ tục chấm dứt. Luật không có quy định cụ thể về thủ tục chấm dứt nghĩa vụ 
cấp dưỡng. Trong các trường hợp 3,4,5,6 trên đây, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm 
dứt một cách đương nhiên, do hiệu lực của sự kiện pháp lý dự kiến. Trong các trường 
hợp còn lại, việc cấp dưỡng có thể được chấm dứt theo thoả thuận giữa các bên; nếu 
không thoả thuận được, thì một trong hai bên sẽ kiện ra Toà án83. 
Trong điều kiện không có quy định cụ thể của luật viết, ta nói rằng việc thoả 
thuận chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được đạt tới một cách mặc nhiên: người có 
nghĩa vụ cấp dưỡng ngưng cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không yêu cầu, không 
83 Thông thường, người có nghĩa vụ cấp dưỡng muốn chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng mà không đạt được thoả 
thuận với người được cấp dưỡng, thì sẽ tự động ngưng hoặc cắt giảm mức cấp dưỡng. Khi đó, người được cấp 
dưỡng mà không đồng ý với việc ngưng cấp dưỡng hoặc cắt giảm mức cấp dưỡng sẽ kiện ra Toà án và ta có một 
vụ kiện về vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng. 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
114
nhắc nhở, cũng không than phiền. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho thẩm phán, nếu các bên 
chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo thoả thuận mặc nhiên rồi sau đó một thời gian, 
người có quyền được cấp dưỡng lại yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp 
dưỡng trở lại, thậm chí, cấp dưỡng cả cho thời gian giữa ngày thoả thuận mặc nhiên và 
ngày yêu cầu cấp dưỡng lại. Nói chung, thực tiễn giao dịch thừa nhận khái niệm “cấp 
dưỡng không liên tục”: nếu đến kỳ hạn cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng 
không thực hiện nghĩa vụ và người được cấp dưỡng không yêu cầu, không đốc thúc 
mà cũng không nêu lý do, thì có thể coi như người được cấp dưỡng không có nhu cầu 
được cấp dưỡng; đến hạn kế tiếp, người được cấp dưỡng có yêu cầu, thì người có 
nghĩa vụ cấp dưỡng phải đáp ứng, nhưng người được cấp dưỡng chỉ có quyền đòi phần 
cấp dưỡng tương ứng với kỳ hạn đó chứ không thể đòi cả phần cấp dưỡng của kỳ hạn 
trước đó (mà mình đã không đòi). 
Hiệu lực của việc chấm dứt nghĩa vụ. Việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ 
có hiệu lực về sau. Vả lại, nghĩa vụ cấp dưỡng, sau khi chấm dứt, vẫn có thể được xác 
lập lại một khi lại có một bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng, điều 
kiện cấp dưỡng. Nhưng quy tắc này chắn chắn không được áp dụng cho trường hợp 
người được cấp dưỡng là vợ hoặc chồng đã ly hôn và đã kết hôn với người khác. 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
****** 
Bénabent A., Droit civil - La famille (gia đình), Litec, 1998. 
Bùi Tường Chiểu, La polygamie en droit annamite (chế độ đa thê trong luật Việt 
Nam), luận án Paris, 1933. 
Comité consultatif de jurisprudence, Recueil des avis sur les coutumes des 
Annamites au Tonkin en matière de droit de famille, de successions et de biens 
cultuels (tập ý kiến về tục lệ của người Việt Nam tại Bắc Kỳ trong các lĩnh vực gia 
đình, thừa kế và tài sản thờ cúng), Hà Nội, 1930. 
Cornu G., Droit civil-La famille (gia đình), Montchrestien, 
Hồ Đắc Diệm, La puissance paternelle dans le droit annamite (phụ quyền trong luật 
Việt Nam), luận án Paris, 1928. 
Lê Văn Hổ, La mère de famille en droit annamite (người mẹ trong luật Việt Nam), 
luận án Paris, 1932. 
Malaurie Ph. và Aynès L., Droit civil - La famille (gia đình), Cujas, 1995. 
Nguyễn Phú Đức, La veuve en droit vietnamien (người vợ goá trong luật Việt Nam), 
luận án Hà Nội, 1952. 
Nguyễn Thế Giai, Luật hôn nhân và gia đình, trả lời 120 câu hỏi, nxb Pháp lý, 1991. 
Nguyễn Văn Thông, Hỏi đáp về Luật hôn nhân và gia đình, nxb Tổng hợp Đồng Nai, 
2001. 
Phan Đăng Thanh. Trương Thị Hoà, Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa 
và nay, nxb Trẻ-TPHCM, 2000. 
Philastre P.-L.-F., Code annamite (Bộ luật Gia Long), Leroux, 1909. 
Sicé E., Le mariage en Pays d’Annam (hôn nhân ở Việt Nam), Dijon, 1906. 
Trần Quang Dung, Tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nxb Tổng Hợp 
Đồng Nai, 2000. 
Trịnh Đình Tiêu, La femme mariée en droit vietnamien (người đàn bà có chồng trong 
luật Việt Nam), Toulouse, 1958. 
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà 
Nội, 1994. 
Viện Sử học Việt Nam, Bộ Quốc triều hình luật, nxb Pháp lý, 1991. 
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ 
116
Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 
1960, t. 1 và 2. 
Vũ Văn Mẫu, Dân luật Việt Nam lược khảo, quyển thứ nhất - Gia đình, Sài Gòn, 
1962 
Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển thứ nhất, Sài Gòn, 1971. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hon_nhan_va_gia_dinh.pdf