Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

Tóm tắt Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre: ...hú nguồn tài nguyên sinh vật của vùng với hệ thực vật thể hiện rõ nét ba vùng mặn, lợ, ngọt với các loài thực vật điển hình như: bần chua, mắm trắng, dừa nước, trâm bầu, ô rô Sự phân bố đa Tư liệu tham khảo Số 49 năm 2013 __________________________________________________________________...i Châu Thành. Đến năm 2011, lượng khách nội địa tiếp tục giảm 0,3% so với năm 2006. Con số này chính là kết quả của tình hình lạm phát trong nước tăng cao khiến cho thu nhập và nhu cầu du lịch của người dân giảm mạnh. [2] Trong khi đó, lượng khách quốc tế tăng trưởng mạnh, đạt gấp 2,07...tham quan miệt vườn sông nước vẫn giữ vai trò quan trọng trên các tuyến du lịch, bởi từ lâu TNDL tự nhiên vốn là lợi thế của du lịch Châu Thành. [4] (iv) Đánh giá chung Nhìn chung, giai đoạn 2006-2011, du lịch Châu Thành đã đạt được những thành tựu to lớn: lượt khách và doanh thu d...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư liệu tham khảo Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 180
TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE 
NGUYỄN THỊ BÉ BA*, VÕ THỊ NGỌC NHUNG** 
TÓM TẮT 
Ngành du lịch của huyện Châu Thành đã có những đóng góp to lớn cho kinh tế tỉnh 
Bến Tre. Mặc dù là huyện có tiềm năng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi 
nhọn, nhưng tình hình phát triển du lịch tại Châu Thành vẫn còn nhiều hạn chế, như: các 
loại hình du lịch còn mang tính đơn điệu, quy mô nhỏ; khai thác tài nguyên du lịch (TNDL) 
ở mức độ sơ khai; cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch chưa hoàn thiện; công 
tác quản lí còn nhiều bất cập. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du 
lịch ở huyện Châu Thành là cơ sở quan trọng cho việc định hướng và đề xuất các giải 
pháp phát triển du lịch bền vững, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Từ khóa: Bến Tre, tiềm năng du lịch, du lịch sông nước, cây dừa. 
ABSTRACT 
Potentials and development orientation of tourism in Chau Thanh district, 
Ben Tre province 
The tourism industry in Chau Thanh district has made great contributions to the 
economy of Ben Tre Province. Although the district has potentials to develop tourism into 
a leading economic sector, the situation of tourism development in Chau Thanh still has 
limitations such as the monotony of tourism types, the small scale, the basic exploitation of 
tourism resources, incomplete technical facilities and tourist infrastructures, and the lack 
of management. Thus, the assessment of potentials and tourism development situation will 
be an important foundation for orienting and proposing solutions to develop a sustainable 
tourism in Chau Thanh which will bring great economy impacts. 
Keywords: Ben Tre, Tourism potential, River tourism, coconut tree. 
1. Đặt vấn đề 
Là vùng đất được thiên nhiên ưu 
đãi với cảnh quan đa dạng, huyện Châu 
Thành đã và đang phát triển các điểm du 
lịch sinh thái miệt vườn khá thu hút như: 
xã Tân Phú; thị trấn Châu Thành; các xã 
ven sông Tiền: Tân Thạch, Phú Túc, Tiên 
Thủy, Quới Sơn, An Khánh; các cù lao 
trên sông như: cồn Phụng, cồn Tiên, cồn 
Quy 
* ThS Đại học Quốc tế Hồng Bàng 
** Sinh viên lớp Du lịch 3, 
Trường Đại học Văn hóa TPHCM 
 Năm 2011, Châu Thành thu hút trên 
490 ngàn lượt khách đến tham quan, lưu 
trú. Doanh thu du lịch đạt 21,84 tỉ 
đồng.[5] 
Phát triển du lịch đã góp phần quan 
trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao 
thu nhập cho người dân, đa dạng hóa sản 
phẩm du lịch của huyện. Tuy nhiên, việc 
khai thác thế mạnh về TNDL của từng 
địa phương nhằm tạo ra nét đặc sắc riêng 
vẫn ít được các nhà làm du lịch chú 
trọng, các hoạt động còn mang tính nhỏ 
lẻ, thiếu sự liên kết. Do đó, tỉ lệ du khách 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bé Ba và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 181 
lưu trú thời gian dài hoặc tiếp tục trở lại 
Châu Thành trong những lần sau rất thấp. 
Đây cũng là yếu tố gây sụt giảm doanh 
thu du lịch nếu không được khắc phục 
trong thời gian tới. Vì vậy, việc khảo sát, 
đánh giá tiềm năng du lịch của huyện 
Châu Thành sẽ là cơ sở đề ra những định 
hướng và giải pháp phát triển, góp phần 
tổ chức, quản lí đồng bộ các hoạt động 
kinh doanh du lịch, khai thác có hiệu quả 
và bền vững TNDL của địa phương. 
2. Tiềm năng và thực trạng phát 
triển du lịch 
2.1. Tiềm năng phát triển 
TNDL huyện Châu Thành khá 
phong phú và đa dạng cả về mặt tự nhiên 
lẫn nhân văn. Đây là nhân tố quan trọng 
để huyện phát triển mạnh các loại hình du 
lịch so với các huyện khác trong toàn 
tỉnh. Thế mạnh từ các nguồn lực phát 
triển du lịch đã góp phần đưa huyện Châu 
Thành trở thành một trong những huyện 
có ngành du lịch phát triển sớm nhất và 
mạnh nhất tại tỉnh Bến Tre, đặc biệt là 
loại hình du lịch sinh thái, du lịch sông 
nước, có kết hợp với thành phố Mỹ Tho, 
Vĩnh Long, Trà Vinh hoặc riêng lẻ. 
2.1.1. Vị trí địa lí 
Châu Thành nằm ở phía Bắc tỉnh 
Bến Tre, cách thành phố Bến Tre 10km 
về hướng Nam, cách thành phố Mỹ Tho 
7km về hướng Bắc. Nằm trên trục giao 
thông quan trọng cả đường bộ lẫn đường 
thủy, Châu Thành là điểm dừng chân lí 
tưởng cho các tuyến du lịch miền Tây 
hoặc các chương trình du lịch ngắn ngày. 
Đặc biệt là sau khi thông xe cầu Rạch 
Miễu và cầu Hàm Luông, khoảng cách từ 
trung tâm huyện đến các thành phố lớn 
không xa, thuận lợi cho các chương trình 
du lịch kết hợp tham quan các điểm du 
lịch nổi tiếng trong khu vực như Tiền 
Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. 
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 
TNDL tự nhiên đóng vai trò đặc 
biệt quan trọng, là tiền đề cho sự phát 
triển du lịch huyện Châu Thành. 
Nằm trong miền khí hậu nhiệt đới 
gió mùa cận xích đạo nên huyện Châu 
Thành có nhiệt độ cao, ít biến đổi trong 
năm, nhiệt độ trung bình từ 26oC – 27oC. 
Nhiệt độ trung bình tháng không dưới 
20oC. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình phù 
hợp với các chuyến du lịch vào các mùa 
trong năm. Khí hậu ôn hòa và ít chịu ảnh 
hưởng của bão là yếu tố giúp cho hoạt 
động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm. 
Vùng đất Châu Thành còn mang nét 
đặc trưng của địa hình đồng bằng châu 
thổ, bằng phẳng, cao 3m so với mực 
nước biển, tạo nên các cảnh quan cồn bãi. 
Địa hình đồng bằng vừa tạo thuận lợi cho 
canh tác nông nghiệp vừa phát triển du 
lịch tham quan cánh đồng lúa, hoa màu, 
vườn dừa, vườn cây ăn trái, Kết hợp 
tham quan phong cảnh với tìm hiểu văn 
hóa, phong tục truyền thống của cư dân 
bản địa, tạo nên loại hình du lịch lưu trú 
tại nhà dân (Homestay) thu hút du khách, 
đặc biệt là du khách quốc tế. 
Hệ thống kênh rạch chằng chịt với 
sự bao bọc của ba nhánh sông: Tiền, Ba 
Lai, Hàm Luông, đã góp phần làm phong 
phú nguồn tài nguyên sinh vật của vùng 
với hệ thực vật thể hiện rõ nét ba vùng 
mặn, lợ, ngọt với các loài thực vật điển 
hình như: bần chua, mắm trắng, dừa 
nước, trâm bầu, ô rô Sự phân bố đa 
Tư liệu tham khảo Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 182
dạng của các loài thực vật đã tạo nên 
những cảnh quan hoang sơ, đậm chất 
Nam Bộ, thích hợp khai thác loại hình du 
lịch sinh thái, du lịch sông nước, tìm hiểu 
môi trường sinh vật ven sông, rạch. 
Sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên 
như khí hậu, địa hình đã tạo cho huyện 
Châu Thành những vùng chuyên canh 
rộng lớn với 1200ha lúa, 8962,49ha cây 
ăn trái cùng nguồn lợi thủy sản, vật nuôi 
dồi dào, cung cấp nguồn thực phẩm 
phong phú cho hoạt động du lịch. 
TNDL tự nhiên của huyện Châu 
Thành khá đa dạng. Sự kết hợp hài hòa 
giữa các yếu tố tự nhiên đã tạo cho Châu 
Thành ưu thế vượt trội về phát triển các 
loại hình du lịch sông nước, sinh thái, 
Homestay mang lại hiệu quả kinh tế 
cao, đóng góp to lớn vào doanh thu du 
lịch của toàn tỉnh. 
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 
TNDL nhân văn mang đậm nét văn 
hóa của con người vùng đất Châu Thành. 
Đây là tiềm năng to lớn để phát triển các 
loại hình du lịch văn hóa, tham quan các 
di tích lịch sử văn hóa như: chùa Hội 
Tôn, đình Tân Thạch, di tích Đạo Dừa ở 
cồn Phụng, kết hợp tham gia các lễ hội 
Kì Yên, ngày hội cây trái ngon – an toàn; 
tham quan các làng nghề truyền thống 
như làng nghề sản xuất thủ công mĩ nghệ 
từ dừa, làng nghề dệt chiếu An Hiệp, 
nuôi ong lấy mật tại xã An Khánh 
Thêm vào đó, nhà cửa ở đây đều được 
xây dựng theo kiểu chữ đinh rất đẹp mắt 
và độc đáo, thu hút sự chú ý của du 
khách. Ngoài ra, ẩm thực vùng đất Châu 
Thành cũng góp phần làm phong phú 
thêm các sản phẩm du lịch với các món 
ăn độc đáo của địa phương. Thổ nhưỡng 
nơi đây đã đem lại cho Châu Thành 
những nguyên liệu để chế biến các món 
ăn mang hương vị độc đáo như nấm mối, 
cơm trái dừa 
Ở Châu Thành, dừa là loại cây 
trồng chủ lực, ngoài việc mang lại nguồn 
lợi to lớn cho kinh tế nó còn đóng góp 
tích cực cho sự phát triển ngành du lịch. 
Các vườn dừa mẫu lớn là môi trường 
thích hợp cho các hoạt động du lịch sinh 
thái, góp phần hình thành các sản phẩm 
du lịch đặc sắc như tham quan vườn dừa, 
tát mương bắt cá, hấp dẫn cả du khách 
nội địa lẫn khách quốc tế. Nền văn hóa 
của cư dân trong hệ sinh thái dừa còn là 
sản phẩm chính cho các loại hình du lịch 
chuyên đề về ẩm thực, sinh thái, văn hóa 
nông nghiệp, nghề thủ công mĩ nghệ từ 
dừa, Hơn thế nữa, các sản phẩm kẹo 
dừa, rượu dừa, các mặt hàng thủ công mĩ 
nghệ, quà lưu niệm từ dừa góp phần đáp 
ứng các nhu cầu đa dạng của du khách 
trong du lịch mua sắm, mang lại nguồn 
thu nhập đáng kể cũng như tạo nên dấu 
ấn, nét đặc sắc riêng của du lịch Châu 
Thành gắn với hình ảnh “xứ dừa”. 
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch 
huyện Châu Thành 
(i) Số lượng khách du lịch 
Hình thành từ năm 1995 đến nay, 
ngành du lịch Châu Thành đã từng bước 
ổn định và phát triển. Lợi thế về TNDL 
tự nhiên góp phần quan trọng trong việc 
thu hút du khách đến với Châu Thành 
ngày càng nhiều. 
Từ 2006 đến 2011 là giai đoạn phát 
triển mạnh của ngành du lịch toàn huyện. 
Lượng khách du lịch đến Châu Thành 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bé Ba và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 183 
tăng đều qua các năm. (Xem biểu đồ 1) 
Biểu đồ 1. Khách du lịch đến Châu Thành giai đoạn 2006 – 2011 
Năm 2011, tổng số lượt khách đến 
Châu Thành khoảng 490,3 ngàn lượt, 
tăng gấp 1,4 lần so với 2006. Tốc độ tăng 
trưởng trung bình giai đoạn này đạt 
6,26%. [6] 
Từ 2009 đến 2010, lượng khách nội 
địa chiếm tỉ lệ thấp hơn so với lượng 
khách quốc tế, đạt dưới 50% tổng lượng 
khách đến với Châu Thành. Đến năm 
2011, lượng khách nội địa tiếp tục giảm 
0,3% so với năm 2006. Con số này chính 
là kết quả của tình hình lạm phát trong 
nước tăng cao khiến cho thu nhập và nhu 
cầu du lịch của người dân giảm mạnh. [2] 
Trong khi đó, lượng khách quốc tế 
tăng trưởng mạnh, đạt gấp 2,07 lần so với 
năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do 
mức độ khủng hoảng kinh tế ở các nước 
đã giảm đi phần nào, nhu cầu du lịch 
tăng; hơn nữa, Bến Tre còn là địa danh 
lịch sử nổi tiếng, được thế giới biết đến. 
Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là 
điểm đến an toàn, thân thiện. Nét tự 
nhiên dân dã, hoang sơ tiếp tục thu hút 
nguồn khách quốc tế đa dạng từ các nước 
như Nga, Pháp, Anh, Nhật [5] 
Sự gia tăng về lượng khách đã kéo 
theo doanh thu du lịch của huyện ngày 
càng tăng, mức tăng bình quân 
0,25%/năm, từ 17,2 tỉ đồng năm 2006 lên 
21,84 tỉ đồng năm 2011 [2]. Hoạt động 
du lịch đã góp phần giải quyết việc làm, 
tăng thu nhập cho người lao động, 
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện từ 
nông nghiệp sang nhóm ngành công 
nghiệp, dịch vụ. 
(ii) Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 
Cùng với sự phát triển các sản 
phẩm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kĩ 
thuật du lịch huyện Châu Thành đang 
được chú trọng đầu tư nâng cấp. Đến nay 
toàn huyện xây dựng được 8 cơ sở lưu trú 
Đơn vị: Nghìn lượt 
Tư liệu tham khảo Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 184
với 164 phòng, 278 giường. Tuy ít về số 
lượng nhưng đạt chuẩn về trang thiết bị, 
tiện nghi hiện đại, đa dạng trong loại hình 
lưu trú như nhà nghỉ phân bố tập trung tại 
các xã Quới Sơn, Tân Thạch, thị trấn 
Châu Thành, khách sạn An Khánh, resort 
Forever Green, nhà nghỉ trên sông 
Mekong Floating House, đáp ứng nhu 
cầu đa dạng của du khách. Nhưng quan 
trọng nhất là việc thông xe cầu Rạch 
Miễu và Hàm Luông cho phép kết nối 
tour với Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long 
Trà Vinh và Sóc Trăng. 
(iii) Các tuyến, điểm du lịch 
Với thế mạnh của TNDL tự nhiên, 
Châu Thành đã và đang khai thác các 
tuyến điểm du lịch nổi bật, thể hiện rõ nét 
đặc trưng của loại hình du lịch sông 
nước, phù hợp với mọi đối tượng du 
khách. Từ một vài điểm du lịch sinh thái 
ban đầu, đến nay, toàn huyện đã phát 
triển được 28 điểm du lịch sinh thái hộ 
gia đình, 4 vườn trái cây hoạt động theo 
mùa với các điểm du lịch nổi bật như 
Cồn Phụng, Homestay Phú Túc, Forever 
Green Resort (khu du lịch sinh thái, nghỉ 
dưỡng lớn nhất Bến Tre), vườn Hàm 
Luông đã và đang được khai thác mạnh, 
có khả năng đón khách quanh năm. Hoạt 
động du lịch chủ yếu diễn ra tại các điểm 
du lịch ven sông Tiền nên thuận lợi cho 
việc di chuyển bằng đường sông lẫn 
đường bộ với các phương tiện như xuồng 
máy, đò chèo, xe ngựa. Các tuyến du lịch 
nội huyện kết hợp giữa các điểm du lịch 
sông nước và du lịch văn hóa dọc theo 
các xã ven sông Tiền: Quới Sơn, Tân 
Thạch, An Khánh, Phú Túc Các tuyến 
du lịch liên huyện chủ đạo như: Châu 
Thành – thành phố Bến Tre – Giồng 
Trôm – Ba Tri – Bình Đại, Châu Thành – 
Chợ Lách – Mỏ Cày – Thạnh Phú Các 
tuyến du lịch đường sông như: tuyến cồn 
Tứ Linh: Long – Lân – Quy – Phụng, địa 
điểm chính là khu vực Châu Thành, trên 
sông Hàm Luông; tuyến đường sông tiềm 
năng là Thành phố Hồ Chí Minh – Bến 
Tre – Vĩnh Long – An Giang, trong 
tương lai, nếu khai thác tốt tuyến này thì 
có thể kéo dài tới Phnôm Pênh, Siêm 
Riệp, Pắc Sế, Viêng Chăn, Luang 
Prabang Nhìn chung, các tuyến du lịch 
khá đa dạng, đáp ứng các nhu cầu tham 
quan, giải trí, tìm hiểu văn hóa, thưởng 
thức đặc sản địa phương, mua sắm hàng 
lưu niệm của du khách. Hầu hết các 
tuyến du lịch kết hợp song song loại hình 
du lịch sinh thái với du lịch văn hóa 
thông qua các hoạt động tham quan làng 
nghề, các di tích kiến trúc nghệ thuật, di 
tích lịch sử văn hóa Trong đó, loại 
hình du lịch sinh thái, tham quan miệt 
vườn sông nước vẫn giữ vai trò quan 
trọng trên các tuyến du lịch, bởi từ lâu 
TNDL tự nhiên vốn là lợi thế của du lịch 
Châu Thành. [4] 
(iv) Đánh giá chung 
Nhìn chung, giai đoạn 2006-2011, 
du lịch Châu Thành đã đạt được những 
thành tựu to lớn: lượt khách và doanh thu 
du lịch tăng nhanh; cơ bản hoàn thiện các 
tuyến, điểm du lịch; các dự án đầu tư 
phát triển du lịch tiếp tục được đẩy mạnh, 
góp phần phát triển nhanh các hạng mục 
cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng; các sản 
phẩm du lịch tiếp tục được nâng cao cả 
về số lượng lẫn chất lượng. Đây là tín 
hiệu đáng mừng cho tương lai ngành du 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bé Ba và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 185 
lịch của huyện Châu Thành. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành 
quả đạt được, hoạt động du lịch nơi đây 
vẫn còn nhiều hạn chế, gây không ít khó 
khăn, cản trở trong chiến lược phát triển 
du lịch. Các điểm du lịch trên địa bàn 
chưa có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ 
nên dễ bị trùng lắp, tạo cảm giác nhàm 
chán đối với du khách. Việc khai thác các 
sản phẩm du lịch còn chưa sâu, công tác 
bảo vệ môi trường vẫn chưa được chú 
trọng. Tiêu chí vệ sinh trong các cơ sở 
kinh doanh ăn uống chưa đồng bộ, có nơi 
chưa đạt tiêu chuẩn mà du khách mong 
đợi. Tổ chức quản lí còn yếu, chưa đồng 
bộ làm giảm đi tính hiệu quả của hoạt 
động du lịch trong thời gian qua. 
2.3. Định hướng và giải pháp 
Châu Thành là huyện có tiềm năng 
phát triển mạnh ngành du lịch, do đó, 
việc định hướng khai thác tài nguyên, 
hoàn chỉnh kế hoạch phát triển du lịch 
của địa phương là vấn đề cấp bách. Định 
hướng phát triển cần tập trung vào định 
hướng phát triển chung, xác định vị trí 
trung tâm của du lịch Cồn Phụng trong 
toàn ngành du lịch nhằm xây dựng trọng 
tâm phát triển, thu hút du khách, liên kết 
phát triển giữa các tỉnh trong khu vực, 
đồng thời định hướng thị trường sản 
phẩm với mục tiêu xác định thị trường 
khách du lịch đến với Châu Thành, tập 
trung xây dựng các sản phẩm du lịch phù 
hợp với nhu cầu của từng nguồn khách. 
Đối với du lịch huyện Châu Thành, 
cần chú trọng các giải pháp phát triển 
theo hướng bền vững, đặc biệt trong bối 
cảnh nối tour tuyến với các tỉnh dọc theo 
Quốc lộ 60, cần phối hợp khai thác các 
sản phẩm du lịch giữa các cơ sở nuôi 
trồng, đồng ruộng, vườn cây ăn trái và 
duyên hải. 
Đầu tư phát triển du lịch là giải 
pháp mang tính chiến lược, không chỉ thu 
hút nguồn vốn cho phát triển du lịch mà 
còn góp phần nâng cao chất lượng cơ sở 
vật chất kĩ thuật và hạ tầng du lịch. Xây 
dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai 
thác các giá trị từ cây dừa và văn hóa xứ 
dừa làm trọng tâm, phát triển các sản 
phẩm bổ trợ cho mua sắm, thể thao, các 
tiện nghi vui chơi giải trí Thiết kế sản 
phẩm du lịch tập trung vào thị hiếu của 
từng thành phần du khách, xây dựng các 
sản phẩm mới như tham quan cồn bãi kết 
hợp câu cá giải trí và chế biến ngay trên 
tàu, du lịch trăng mật kết hợp tham quan 
sông nước huyện Châu Thành Đa dạng 
hóa các chủng loại, bao bì, kiểu dáng quà 
lưu niệm, đặc sản xứ dừa góp phần tăng 
doanh thu du lịch, quảng bá hình ảnh địa 
phương đến khắp các vùng miền và quốc 
tế. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng 
bá du lịch với hoạt động xuất bản các ấn 
phẩm du lịch về Châu Thành; kiện toàn 
trang thông tin du lịch trên internet và các 
trung tâm hướng dẫn du lịch tại các xã 
đầu mối giao thông quan trọng như Tân 
Thạch, Phú Túc, Tam Phước, góp phần 
hỗ trợ, cung cấp thông tin cho du khách 
về các tuyến điểm du lịch tại Châu Thành 
cũng như trong toàn tỉnh Bến Tre. Các cơ 
quan chức năng cần thường xuyên tổ 
chức thanh tra và xử lí các cơ sở kinh 
doanh du lịch sai phạm trong công tác 
bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao ý 
thức tự giác của chủ cơ sở. Tổ chức các 
hoạt động nâng cao hiệu lực quản lí, đào 
Tư liệu tham khảo Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 186
tạo nguồn nhân lực du lịch, xây dựng 
chiến lược phát triển lâu dài, tạo cho 
Châu Thành một nền tảng phát triển du 
lịch vững chắc trong tương lai. 
3. Kết luận 
Châu Thành là vùng đất giàu tiềm 
năng phát triển du lịch. Nguồn TNDL 
phong phú, đa dạng tạo điều kiện phát 
triển mạnh các loại hình du lịch đặc trưng 
như du lịch Homestay; du lịch sinh thái, 
miệt vườn sông nước; du lịch nghỉ 
dưỡng, vui chơi giải trí; du lịch văn 
hóa Ngoài ra, cây dừa, loài cây đặc 
trưng của Bến Tre, cũng đã góp phần tích 
cực trong việc tạo nên nét riêng của du 
lịch Châu Thành trong sự cạnh tranh với 
các tỉnh trong khu vực. Lợi thế huyện cửa 
ngõ tỉnh Bến Tre đã mang lại cho Châu 
Thành lượng du khách ngày càng đông, 
đem lại doanh thu cao, đóng góp tích cực 
cho nền kinh tế địa phương, giải quyết 
việc làm và nâng cao đời sống cho nhân 
dân nơi đây. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. David Botterill,Vincent Platenkamp (2012), Key concepts in tourism research, 
SAGE puplication Ltd. 
2. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Châu Thành (2012), Báo cáo hoạt động du lịch 
huyện Châu Thành 2006 - 2011. 
3. Sở Khoa học - Công nghệ Bến Tre (2010), Tiềm năng du lịch sinh thái vườn Bến Tre, 
thông tin từ website của Sở Khoa học - Công nghệ Bến Tre. 
4. Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Châu Thành (2012), Báo cáo Hoạt động ngành 
Văn hóa thông tin quý I năm 2012. 
5. UBND tỉnh Bến Tre (2008), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến 
Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. 
6. UBND huyện Châu Thành (2012), Báo cáo hoạt động ngành văn hóa và thông tin 
năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 23-7-2013; ngày phản biện đánh giá: 29-7-2013; 
ngày chấp nhận đăng: 12-8-2013) 

File đính kèm:

  • pdftiem_nang_va_dinh_huong_phat_trien_du_lich_huyen_chau_thanh.pdf