Tiểu luận Protein tái tổ hợp và virurus viêm não Nhật Bản

Tóm tắt Tiểu luận Protein tái tổ hợp và virurus viêm não Nhật Bản: ...ổn thương đặc hiệu. Vỏ ngoại quản điển hình : các tế bào đa nhân, đơn nhân, lymphô có khi cả đại thực bào, sau khi thoát quản với huyết tương thì quây quanh các huyết quản, chủ yếu quanh tĩnh mạch trong chất xám. Hiếm gặp quanh động mạch. Bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế trong giai đoạn cấp, sa...ai hội chứng chủ yếu tăng động, giảm động và có thể tiên lượng chức năng của bệng viêm não Nhật bản B. Nhóm tăng động thuyên giảm trung bình 30 ngày sau khi bệnh khởi phát, tiên lượng làng tính. Nhóm giảm động với rối loạn kéo dài 16-525 ngày (trung bình 60 ngày) có tiên lượng xấu, để lại di...nh đậu mùa trên toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương hàn và uốn ván v.v. Nguyên tắc vẫn không có gì thay đổi: gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một proteinđặc ...

pdf18 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Protein tái tổ hợp và virurus viêm não Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6. Nhóm khẩn trương : hai nhóm tăng động và bất động giảm động kế 
tiếp nhau và kết hợp với trạng thái phủ định, giữ nguyên thể và chúng 
lắp đi lắp lai điệu bộ coi như tùy tiện. Trong các dị thường vận động và 
tinh thần thường có các triệu chúng khác đi kèm như : 
• Rối loạn thực vật : tăng tiết nước bọt, tăng tiết mồ hôi, mặt bóng 
mỡ. 
 10
• uống nhiều, đái nhiều, rậm lông. 
• Mất ngủ, ngủ gà, ngủ gật, rối loạn giấc ngủ. 
• Liệt, tăng phản xạ gân xương, Babinski (+) 
• Run giật bánh chè, run giật bàn chân, giật mí. 
• Rối loạn chức năng trí tuệ dưới nhiều mức độ, thường kết hợp với 
rối loạn hoặc mất trí nhớ trong khoảng 20-40 ngày. 
• Mất trí nhớ (hội chứng Korsakov) thường xảy ra sau giai đoạn 
cấp, kéo dài từ 43 đến 312 ngày (trung bình 127 ngày). 
• Mất ngôn ngữ : mù đọc, mất viết, mất ký ức ngôn ngữ. 
 II.1.7.2 Trạng thái quá độ từ bán cấp sang mãn tính. 
 GOTO (1953-1962) quan sát sự tiến triển của hai hội chứng chủ yếu tăng 
động, giảm động và có thể tiên lượng chức năng của bệng viêm não Nhật bản 
B. Nhóm tăng động thuyên giảm trung bình 30 ngày sau khi bệnh khởi phát, 
tiên lượng làng tính. Nhóm giảm động với rối loạn kéo dài 16-525 ngày (trung 
bình 60 ngày) có tiên lượng xấu, để lại di chứng thần kinh tinh thần vĩnh viễn. 
Từ giai đoạn cấp sang giai đoạn mãn có sự chuyển dần từ rối loạn thần kinh 
sang rối loạn tinh thần. Rối loạn nặng nề về chức năng trí tuệ tồn tại sau khi rối 
loạn vận động và xúc cảm đã giảm bớt. Tác phong xung động hay nhi tính hóa 
cũng như thiếu ức chế tồn tại trung bình 47 ngày. 
 II.1.7.3 Di chứng thần kinh-tinh thần trong giai đoạn mãn tính. 
 Di chứng trở thành vĩnh viễn sau 3 năm. GOTO (1957) theo dõi trong 5 năm 
40 bệnh nhân có rối loạn trầm trọng trong giai đoạn cấp đã ghi nhận 4 tử vong, 
22 di chứng nặng nề, chỉ có 2,5% bệnh nhân sống sót mà không di chứng. 
Trong một nhóm 143 bệnh nhân không chọn lọc, cũng chỉ có 21,6% không di 
chứng. Ở trẻ em, khuynh hướng để lại di chứng hơi rõ rệt hơn. GOTO phân loại 
bệnh nhân sống sót trong 10 năm thành 6 nhóm chính : 
1. Di chứng thần kinh-tinh thần cơ bản : hết thảy di chứng cơ bản đều ở 
trong nhóm có chọn lọc đã có rối loạn nghiêm trọng ở giai đoạn cấp. 
2. Di chứng thần kinh, thường nặng nề ở trẻ dưới 10 tuổi, kéo dài có khi 
đến 10 năm. Tăng trương lực cơ, liệt nhẹ. Vẻ mặt sửng sờ. Phản xạ gân 
xương tăng giảm bất thường. Rối loạn vận nhỡn. Co cứng, run rẩy, động 
tác không chủ động, cơ giật. Nói khó. Trạng thái Parkinson (11,6% 
trường hợp) khác với viêm não Economo ở chỗ biểu hiện nhẹ hơn với 
rối loạn vận nhỡn và rối loạn thực vật ở cường độ thấp. Những cơn giật 
toàn thân, những cơn rối loạn ý thức, thoạt tiên hãn hữu. về sau dần dần 
tăng lên. 
3. Di chứng vận động : 
• Trong nhóm tăng động, có sự di chuyển dần, từ các dị thường vận 
động sang dị thường tinh thần (uốn, éo, lắc lư, lầm lẫn, lo lắng) 
• Trong nhóm giảm động bất động, giảm hoặc mất ý chí 
Các triệu chứng phát triển như vậy cho đến cuối năm thứ 3. Sau đó có 
khuynh hướng ổn đnh dần. 
4. Di chứng xúc cảm : dễ khóc dễ cười. 
5. Di chứng trí tuệ : chức năng trí tuệ suy giảm, mất trí nhớ. 
 11
6. Di chứng về nhân cách : rối loạn tác phong kiểu nhi tính hóa. Thiếu 
kiềm chế, nói luôn miệng, trơ tráo suồng sã. Ở người lớn tác phong cứng 
nhắc hay thiếu tự nhiên chiếm ưu thế. 
 II.1.7.4 Tiên lượng xã hội. 
 Tiên lượng xã hội của những bệnh nhân sống sót nói chung xấu. Khả năng 
thích ứng với đời sống gia đình và xã hội có rối loạn ít nhiều ở người lớn 
nhưng không đến nỗi nghiêm trọng như ở trẻ em. Các di chứng tồn tại ít nhất 3 
năm. Sau 3 năm di chứng trở thành vĩnh viễn. Chưa có phương pháp nào chuẩn 
đoán sớm một cách chắc chắn. So sánh với viêm não A thì hội chứng Parkinson 
ít xảy ra hơn. Di chứng có thể xuất hiện muộn trên 5 năm thường phối hợp : 
• Rối loạn trí tuệ và rối loạn thần kinh 
• Rối loạn nhân cách xuất hiện muôn trên cơ sở đã mang sẵn rối loạn thần 
kinh và trí tuệ. 
• Rối loạn thần kinh và rối loạn nhân cách, mất ý chí, mất kiềm chế, náo 
động, ảo giác, phạm pháp nghiêm trọng. 
Tỷ lệ di chứng nghịch với tỷ lệ tử vong. Nơi nào có tử vong cao ( 33% hay hơn 
nữa) thì di chứng chỉ xảy ra trong khoang3-14%. Ngược lại nơi nào tử vong 
thấp 7,4% thì di chứng lên đến 32%. 
II.2 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VẮC-XIN 
 1. Khái niệm về vắc-xin 
 1.1 Định nghĩa về vắc-xin: 
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc 
hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân 
gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị 
một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). 
Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi 
đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca 
nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng 
ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy 
(chủng), tiêm mà còn có thể được cho vào cơ thể qua đường miệng. 
 12
Chuẩn bị vắc-xin cúm để chung ngừa 
1.2. Lịch sử và hướng phát triển của văc-xin 
Edward Jenner được công nhận là người đầu tiên dùng vắc-xin để ngừa 
bệnh cho con người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của các tác 
nhân gây bệnh (năm 1796). Louis Pasteur với các công trình nghiên cứu về vi 
sinh học và miễn dịch học đã mở đường cho những kiến thức hiện đại về vắc-
xin. 
Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vua Mithridate VI mỗi ngày đều uống 
một lượng nhỏ độc chất cho cơ thể quen dần nhằm đương đầu với nguy cơ bị 
ám sát. Chuyện kể rằng cách này đã tỏ ra hiệu quả vì về sau, khi Mithridate thất 
trận và tự sát, liều thuốc độc ông ta uống vào chẳng có ép phê gì. 
Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã bí 
mật dùng một kỹ thuật phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm 
nghèo, nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên 
mặt. Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của người bị bệnh(chứa mầm bệnh), cho vào 
một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc 
tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu 
mùa để ngừa bệnh. 
Một phương pháp tương tự cũng được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 18. 
Bỏ qua những huyền thoại lẻ loi và không chắc chắn trên, vắc-xin dầu tiên 
gắn với tên tuổi của Edwrd Jenner, một bác sĩ người Anh. Năm 1976, Châu Âu 
có dịch đậu mùa, Jenner đã thử nghiệm thành công vắc-xin ngừa căn bệnh này. 
Kinh nghiêm dân gian cho thấy những nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh 
đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh, họ trở nên miễn nhiễm đối với bệnh đậu mùa. 
Dựa vào đó, Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh 
nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi James 
Phipps. Phipps có triệu chứng cua 3 bệnh đậu bò sau 48 ngày thì khỏi. Jenner 
liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps nhưng Phipps không hề 
mắc bệnh này. Cách làm của Jenner xét theo các tiêu chuẩn của y đức ngày nay 
không ổn, nhưng rõ ràng đó là một hàng động có tính khai phá : đứa trẻ được 
chủng ngừa đã đề kháng được bệnh. 
 13
Thời của Jenner, các virus vẫn chưa được khám phá, còn vi khuẩn tuy đã 
được tìm ra nhưng vai trò gây bệnh của chúng chưa được biết. Thời điểm 1798, 
khi Jener công bố kết quả thí nghiệm của mình, người ta chỉ hình dung là có 
các "mầm bệnh" . 
gây nên sự truyền nhiễm 
Sau thí nghiệm thành công của Jenner, phương pháp chủng đậu được triển 
khai rông rãi. Tinh đến năm 1801, ở Anh đã cótrên 100000 người được chủng. 
Tám mươi năm sau, Louis Pasteur nghiên cứu bệnh tả khi dịch tả đang tàn 
sát đàn gà. Ông cấy các vi khuẩn tả trong phòng thí nghiệm rồi đem tiêm cho 
gà: những con bị tiêm chết sạch. Mùa hè năm 1878, ông chuẩn bị một bình 
dung dịch nuôi cấy vi khuẩn dạng huyền phù, rồi để đó, đi nghỉ mát. Khi trở về, 
ông lại trích lấy huyền phù đó đem tiêm cho gà. Lần này thì bầy gà chỉ bị bệnh 
nhẹ rồi cả đàn cùng khỏe lại. Pasteur hiểu ra rằng khi ông đi vắng, đám vi 
khuẩn trong huyền phù đó đã bị biến tính, suy yếu đi. Ông bèn lấy vi khuẩn tả 
(bình thường) đem tiêm cho những con gà vừa trải qua thí nghiệm trên và 
những con chưa hề bị chích vi khuẩn. Kết quả là những con nào từng được 
chích vi khuẩn (biến tính) thì có khả năng đề kháng lại mầm bệnh, bọn còn lại 
chết hết. Qua đó, Pasteur đã xác nhận các giả thuyết của Jenner và mở đường 
cho khoa miễn dịch học hiện đại. 
Từ đó, chủng ngừa đã đẩy lùi nhiều bệnh: triệt tiêu bệnh đậu mùa trên 
toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh 
sởi, bạch hầu, ho gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương hàn và uốn ván 
v.v. Nguyên tắc vẫn không có gì thay đổi: gây miễn dịch bằng một vi khuẩn 
hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một proteinđặc hiệu có tính kháng nguyên để 
gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, tạo ra 
hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy 
đủ độc tính. 
Người ta còn hướng tới triển vọng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh 
còn nan y như ung thư, AIDS v.v. 
Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người, chưa có vắc-
xin nào đủ hiệu quả để ngăn ngừa. Trong đó phải kể nhiều bệnh do ký sinh 
trùng (thí dụ sốt rét, giun, sán), vi khuẩn (lao), virus (cúm, sốt xuất huyết, 
AIDS v.v.). Một số lý do có thể là các tác nhân gây bệnh biến đổi thường 
xuyên khiến cho miễn dịch không còn hữu hiệu hoặc thậm chí tấn công ngay 
vào hệ miễn dịch như trường hợp của HIV v.v. (Đã có lúc bệnh lao được đẩy 
lùi bằng nhiều biện pháp phối hợp (thuốc, vắc-xin và các biện pháp phòng ngừa 
khác), nhưng sự xuất hiện của AIDS đã làm cho dịch lao có dịp bùng phát, nhất 
là tại các nước đang phát triển.) 
 14
Lần đầu tiên trong lịch sử, con người đã thanh toán được một căn bệnh hiểm 
nghèo. Ảnh chụp năm 1977, Ali Maow Maalin, người somali, được xem là bệh 
nhân cuối cùng của bệng đậu mùa. 
2.Phân loại vắc xin: 
 -Vắc-xin thế hệ thứ nhất: 
• Vắc-xin bất hoạt (văc-xin vi khuẩn chết) là các vi sinh vật gây bệnh bị 
giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Ví du vắc-xin cúm, tả, dịch hạch 
• Vắc-xin vi khuẩn, virus sống, giảm độc lực: là vắc-xin chứa toàn bộ tế 
bào vi khuẩn hoặc virus được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt 
nhằm làm giảm hoạt lực, giảm đăc tính độc hại của chúng. 
• Vắc-xin có nguồn gốc từ độc tố anatoxin: ngoài vắc-xin chứa toàn bộ 
tế bào vi sinh vật, một số thành phần tiết ra của chúng cũng có khả năng 
kích thích miễn dịch đã được biết như các độc tố (toxoid). Vắc-xin loại 
này chứa các độc tố đã làm bất hoạt 9gọi là giả độc tố hay anatoxin). 
Các độc tố được chế tạo thành sau khi được ủ với formalin cho đến khi 
mất độc tính. Ví dụ vắc xin giải độc tố uốn ván hay bạch hầu. 
 - Vắc-xin thế hệ thứ 2: Vắc-xin thế hệ thứ 2 và thế hệ thứ ba đều là văc-xin 
tái tổ hợp sẽ thay thế hoàn toàn vắc-xin cổ điển còn được gọi là subunit vắc-
xin. Đó là loại vắc-xin chỉ sử dụng những antigen của vi sinh vật (subunit) 
thích hợp nhất để kích thích tạo đáp ứng miễn dịch mạnh nhất. Với công nghệ 
gen hiện đại, các antigen này được tổng hợp bằng cách cắt đoạn gen tổng hợp 
nên protein đặc trưng cho vi sinh vật gây bệnh, ghép gen này vào bộ gen của vi 
 15
khuẩn, của nấm men khác hay tế bào nuôi cấy để tạo ra protein đặc hiệu cho 
mầm bệnh, dùng protein này đề tiêm chủng tạo miễn dịch đặc hiệu. 
- Văc-xin thế hệ thứ 3: Là vắc-xin tái tổ hợp trong đó các antigen đặc hiệu 
được tổng hợp từ ADN của vi sinh vật được phối hợp với các tá dược làm gia 
tăng tính miễn dịch. 
- Dạng kháng- kháng thể vắc-xin (Anti-idiotypic vaccines): Một hướng mới 
trong điều chế là dùng các kháng –kháng thể làm vắc-xin. Kháng – kháng thể 
đóng vai trò nhái lại cấu trúc của kháng thể đã được antigen từ vi sinh vật tạo 
thành nhưng chúng an toàn hơn. 
- Huyêt thanh miễn dịch: Sử dụng huyết thanh là đưa vào cơ thể kháng 
thể có nguồn gốc từ người hoặc động vật, giúp cho cơ thể có ngay kháng thể 
đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. Nói một cách khác: sử dụng huyết thanh 
là tạo miễn dịch thụ động nhân tạo. 
 3. Nguyên lý sử dung vắc-xin: 
Sử dụng vacxin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật 
gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, 
đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình 
trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. 
Nói một cách khác: sử dụng vacxin là tạo miễn dịch chủ động nhân tạo. 
Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vacxin là kết quả 
của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong 
vacxin. Cơ thể luôn luôn đáp ứng bằng cả miễn dịch dịch thể (miễn dịch qua 
trung gian kháng thể) và miễn dịch tế bào (miễn dịch qua trung gian tế bào), 
nhưng tuỳ từng loại vacxin, hiệu lực bảo vệ có thể do miễn dịch dịch thể, miễn 
dịch tế bào hoặc phối hợp cả hai loại. Ngoài miễn dịch đặc hiệu, vacxin còn có 
khả năng tăng cường cả miễn dịch không đặc hiệu như làm tăng quá trình thực 
bào nhờ kháng thể đóng vai trò là yếu tố opsonin đặc hiệu, nhờ lymphokin hoạt 
hoá đại thực bào... 
 4. Cơ chế hoạt động của vắc-xin 
Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" 
chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch 
đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu 
hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là 
đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn 
dịch đặc hiệu. 
5. Đặc tính cơ bản của một vacxin 
 5.1. An toàn 
 16
Một vacxin lý tưởng khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây độc và 
không gây phản ứng. Sau khi sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà 
nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc. 
- Vô trùng: Vacxin không được nhiễm các vi sinh vật khác, nhất là các vi sinh 
vật gây.bệnh. 
- Thuần khiết: Ngoài kháng nguyên đưa vào để kích thích cơ thể đáp ứng 
miễn dịch chống vi sinh vật gây bệnh, không được lẫn các thành phần kháng 
nguyên khác có thể gây ra các phản ứng phụ bất lợi 
- Không độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc. Tuy 
nhiên, không có vacxin nào đạt được độ an toàn tuyệt đối. Về nguyên tắc, 
vacxin phải đảm bảo đủ độ an toàn. Song trên thực tế không thể đạt được mức 
độ an toàn tuyệt đối. Tất cả các vacxin đều có thể gây ra phản ứng phụ ở một số 
người. 
Phản ứng tại chỗ: 
Những phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng là nơi tiêm có thể hơi 
đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh 
chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không 
đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị viêm nhiễm, làm mủ. 
Phản ứng toàn thân: 
Trong các phản ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả, khoảng từ 10 đến 20 
%. Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng với tỷ lệ 
rất thấp, khoảng 1 phần vạn, hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. Một số 
vacxin có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hơn, trong đó có sốc phản vệ, tuy 
nhiên rất hiếm gặp. 
Khi bàn về những phản ứng do vacxin, rất cần phải nhấn mạnh rằng 
mức độ nguy hiểm do vacxin nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do 
bệnh nhiễm trùng tương ứng gây ra. Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do 
bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phản ứng nguy hiểm do vacxin 
bạch hầu - ho gà - uốn ván gây ra. 
Khi cân nhắc để quyết định xem một vacxin nào đó có được đưa vào sử 
dụng hay không, cần phải so sánh giữa mức độ phản ứng do vacxin và tính 
nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng tương ứng. 
 5.2. Hiệu lực: 
Vacxin có hiệu lực lớn là vacxin gây được miễn dịch ở mức độ cao và 
tồn tại trong một thời gian dài. Hiệu lực gây miễn dịch của vacxin trước hết 
được đánh giá trên động vật thí nghiệm, sau đó trên thực địa. 
Trên động vật thí nghiệm: 
Cách thứ nhất, đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch thông qua việc xác 
định hiệu giá kháng thể hoặc xác định mức độ dương tính của phản ứng da. 
 17
Cách đánh giá này chưa cho biết hiệu lực bảo vệ, mới chỉ cho biết mức độ đáp 
ứng miễn dịch của cơ thể động vật đối với loại vacxin thử nghiệm. Cách thứ 
hai, xác định tỷ lệ động vật đã được tiêm chủng sống sót sau khi thử thách bằng 
vi sinh vật gây bệnh. 
Trên thực địa: 
Dù đã được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra và đã được đánh giá trên 
động vật, trước khi đưa ra tiêm chủng rộng rãi, vacxin đều phải được thử 
nghiệm trên thực địa (field test): Vacxin được tiêm chủng cho một cộng đồng, 
theo dõi thống kê tất cả các phản ứng phụ và đánh giá khả năng bảo vệ khi mùa 
dịch tới. 
Ngoài 2 tiêu chuẩn trên, để chọn một vacxin tiêm chủng, người ta còn quan tâm 
đến giá thành và tính thuận lợi trong việc tiến hành tiêm chủng. 
 5.3. Tính kháng nguyên: Người ta gọi khả năng kích thích cơ thể tạo thành 
kháng thể là tính kháng nguyên. Tính kháng nguyên có thể mạnh hay yếu. 
Kháng nguyên mạnh là kháng nguyên khi đưa vào cơ thể một lần đã sinh ra 
nhiều kháng thể, còn kháng nguyên yếu là những chất phải đưa vào nhiều hoặc 
phải kèm theo một tá dược mới sinh được một ít kháng thể 
 5.4. Tính miễn dịch: 
 Vacxin gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc 
với một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn 
dịch, rồi tạo một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ 
thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính. 
II.3 VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP: 
Bộ gien của của JEV là môt sợi đơn phân tử RNA khoảng 11kb mã hóa protein 
bao gồm protein cấ trúc, protein capsid, protein màng, NS1, NS2B, NS3, . 
Phương pháp được tiến hành như sau: 
• Li trích DNA của dòng JaOarS982 
• Mồi oligonucletid được tổng hợp tiêu biểu cho đầu 3’ và kết thúc đầu 5’ 
của bộ gien dòng JaOarS982 của JEV ( nguồn gốc la JEC). Trình tự gốc 
của JEV được mô tả bởi Simiyoshi 
• Sợi tổng hợp đầu tiên được thực hiện bằng cách sử dụng đầu 3’- mối kết 
thúc và sử dung enzyme phiên mã ngược RNA 
• Sợi kép cDNA tổng hợp bằng cách sử dụng đầu 5’-mồi. 
• Sau đó các phân tử cDNA đươc cắt ra bở enzyme BamHI va Sali 
• Các mảnh nhỏ đươc chèn vào pBR322 
• Một thư viện cDNA đươc xây dựng bằng cách chuyển vào tế bào vi 
khuẩn E coli để cho nó nhân lên 
 18
• Sau khi nhân lên người ta li trich để lấy các mảnh DNA cần thiết ra 
• Sau đó người ta lấy các mảnh nhỏ đầu 5’ đoạn từ pM433 gắn với mảnh 
đầu 3’ từ pH756, pH313, pH173, pH756X ( các virus này có tính độc 
nhỏ hơn so với JEV gốc nên đươc nhân lên để dùng làm vaccine) 
• Sau đó chúng được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp ( tế 
bào thận chuột) để thu sinh khối. 
Sỡ dĩ virus có độc tính giảm hơn là do axit amin ở vị trí 138 là lysin dược 
mã hóa bởi AAA trong khi JEV gốc axit ở vị trí 138 la axit glutamic mã hóa 
bởi GAA 
III. KẾT LUẬN 
VNNBB là một bệnh nhiễm trùng thần kinh đăc biệt nghiêm trọng cơ thể gây 
ra dịch vào mùa hè. đây là căn bệnh đã gây ra tỉ lệ tử vong rất cao ở trẽ em khi 
măc bệnh này. Đặc biệt nó còn để lại những di chứng nặng nề cho nhừng bênh 
nhân. Vì thế mà thế giới giới tất chú ý tới việc tiêu diệt căn bệnh này 
Ngày này với trang thiết bị kĩ thuật hiện đại con người đã chế tạo ra đươc nhiều 
loại vắc-xin để chủng ngừa căn bệnh này. Và phương pháp protein tái tổ hợp là 
một trong những phương pháp để tạo ra vắc-xin phòng VNNBB. Đây là loại 
vắc-xin đảm bảo được tính an toàn trong sản xuất, ít tác dụng phụ và khả năng 
miễn dịch cao. Vì thế sản xuất vắc-xin theo hướng này đang đươc quan tâm tới 
ngày càng nhiều hơn. Vì điều kiện không có nên o trên em chỉ giới thiệu một 
cách tổng quát về cách tổng hợp chứ không nêu ra cụ thể 
Tài liệu tham khảo 
 Bệnh truyền nhiễm : Bộ môn truyền nhiễm và hội y dược TP. Hồ Chí Minh 
Giáo án môn học công nghệ dược phẩm cuả GVC. TS Trần Minh Hạnh trường Đai 
hoc Đà nẵng 
www.patentstorm.us 
www.biomedcentral.com 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_protein_tai_to_hop_va_virurus_viem_nao_nhat_ban.pdf