Tiểu luận Vaccine ký sinh trùng động vật

Tóm tắt Tiểu luận Vaccine ký sinh trùng động vật: ...gia súc nhai lại rất lớn, biểu hiện rõ nhất là gây thiếu máu, viêm và xơ gan khi gia súc bị nhiễm sán lá gan ở mức độ nặng. Bệnh sán lá gan phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh thấy ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo Nguyễn Quang Sức và Nguyễn Thế... bệnh khác. Bệnh cầu trùng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn bởi những lý do sau: - Tỷ lệ chết cao ở lợn con (tỷ lệ chết từ 10 - 20%). - Giảm tốc độ sinh trưởng, tăng trọng kém. Tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác tăng cao như: chi phí về thuốc điều trị, thuốc sát trùng, chăm só... vaccine nhược độc và vaccine chết: Vacxin nhược độc Vacxin chết Thuận lợi - Sử dụng đạt hiệu quả - Kháng nguyên đa dạng - Nhắc lại do việc nhiễm ký sinh trùng tự nhiên - Thời gian bảo quản dài - Giá thành rẻ Bất lợi - Phải bảo quản ở 40C - Giảm độc không hoàn toàn và dễ ...

pdf19 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Vaccine ký sinh trùng động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết, đàn dê địa phương 
nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kim, Tuyên Quang và Cao Bằng nhiễm 
sán lá gan biến động từ 5,3% đến 27,9% tuỳ theo địa phương. 
Bệnh sán lá ruột lợn: 
Bệnh sán lá ruột lợn do loài sán lá Fasciolopsis buski gây ra. Bệnh phổ biến 
ở hầu hết các nước ở khu vực châu Á và Đông Nam châu á. 
Sán lá F. buski được bác sỹ Busk phát hiện năm 1783 ở tá tràng của người. 
Tác hại của sán là làm lợn sinh trưởng chậm, thậm chí sụt cân. Ngoài lợn, 
người và một số động vật khác cũng nhiễm và bị bệnh. 
Bệnh sán lá dạ cỏ (Paramphistomatidosis) 
Bệnh sán lá dạ cỏ do nhiều loài sán lá ký sinh ở dạ cỏ gây ra. 
Bệnh gây ra do những nang ấu (Adolescaria) theo nhức ăn, nước uống vào 
đường tiêu hoá vật chủ. Đến tá tràng, lớp vỏ của nang ấu bị dịch ruột phân 
huỷ, sán non được giải phóng và bắt đầu gây bệnh. Nhờ giác bám khoẻ ở 
mặt bụng, ấu trùng bám và thâm nhập sâu vào trong vào vách ruột. Niêm 
mạc ruột bị giác bám gây tổn thương, hoại tử, bong ra, tạo cơ hội tốt cho vi 
khuẩn xâm nhập gây viêm ruột và chảy máu. Vì thế gia súc sất bỏ ăn, ỉa 
chảy, mất nước nghiêm trọng và dễ dẫn đến chết. Độc tố do sán tiết ra gây 
sưng, loét, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào, viêm từng đám, ứ đọng mật, thuỷ 
thững, thiếu máu. Nếu con vật còn sống thì triệu chứng lâm sàng kéo dài 
trong vài tuần, gây tổn thất lớn về kinh tế. 
Bệnh sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại (Monieziosis) 
Bệnh sán dây Moniezia thường gặp ở súc vật nhai lại, đặc biệt là súc vật 
nhai lại còn non. Bệnh xảy ra chủ yếu do hai loài sán dây thuộc lớp Cestoda 
ký sinh ở ruột non. Súc vật nhai lại bị bệnh sán dây thì gầy yếu, thiếu máu, 
suy nhược và dễ chết nếu nhiễm nặng. Những súc vật nhiễm sán thường 
sinh trưởng kém, còi cọc, chậm lớn và sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các 
bệnh khác. 
Theo dõi 32 dê lứa tuổi 4 - 12 tháng nhiễm sán dây Moniezia với cường độ 
nhiễm nặng và rất nặng (qua xét nghiệm phân), Nguyễn Thị Kim Lan 
(2000) cho biết, 100% số dê theo dõi có triệu chứng gầy yếu, cơ thể suy 
nhược nặng do mất dinh dưỡng; 53,12% số dê bị thiếu máu, niêm mạc mắt 
nhợt nhạt, mắt lờ đờ; 100% số dê có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, trong đó có 
71,87% ỉa chảy nặng, phân dính bê bết ở vùng dưới hậu môn, đuôi và 
khoeo chân và 28,13% ỉa phân nhão không thành viên; 100% số dê theo dõi 
thấy có nhiều đốt sán trong phân, có thể thấy cả đoạn sán dây lủng lẳng ở 
hậu môn; 12,5% có triệu chứng thần kinh (run rẩy, đầu hay ngoảnh lại sau, 
đi xoay vòng quanh đầu). 
Bệnh giun sán đường tiêu hóa Ngựa (Helmmth deseases of horse) 
Giun sán gây bệnh chủ yếu ở ngựa thuộc 2 lớp 
+ Lớp sán dây: Cestoda RudolDolphi 1808 
+ Lao giun tròn: Nematoda Rudolphi. 1808 
Kết quả khảo sát của Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên và Bắc Khứ cho thấy: 
bệnh truyền nhiễm ít xảy ra trong đàn ngựa, nhưng chúng lại thường mắc 
các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh giun tròn ký sinh ở dạ dày, ruột với 
tỷ lệ và cường độ cao, gây nhiều thiệt hại cho ngựa. Giun sán ký sinh chiếm 
đoạt chất dinh dưỡng của ngựa, gây thiếu máu, làm tổn thương niêm mạc 
đường tiêu hoá và gây nên những biến đổi bệnh lý khác. Ngựa con mắc 
bệnh giun sán nặng thường biểu hiện suy dinh dưỡng, còi cọc, thậm chí có 
thể bị tắc, thủng ruột mà chết; ngựa trưởng thành gầy yếu, giảm khả năng 
sinh sản. 
Bệnh giun xoăn dạ múi khế ở gia súc nhai lại (Trichostrongylidosis) 
Bệnh giun xoăn dạ múi khế là bệnh phổ biến trên đàn súc vật nhai lại ở 
nước ta cũng như của nhiều nước trên thế giới. Bệnh do nhiều loài giun tròn 
ký sinh ở dạ múi khế của gia súc nhai lại gây nên. Theo nhiều tác giả 
(Skrjabin, 1963; Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1978; Phan Địch Lân, 1989; Phạm 
Văn Khuê và Phan Lục, 1996....), giun xoăn ở dạ múi khế hút máu ký chủ, 
làm cho ký chủ bị thiếu máu nặng, đồng thời giun làm tổn thương niêm mạc 
dạ múi khế, gây hội chứng ỉa chảy. Gia súc bị bệnh còi cọc, chậm lớn, giảm 
sức đề kháng với các bệnh khác và dễ chết nếu mắc bệnh nặng. 
Bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, ngựa (Trypanosomiasis) 
Bệnh tiên mao trùng được Blanchard (1888) phát hiện đầu tiên ở Việt Nam. 
Sau đó, bệnh được xác định là phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả 
nước. Bệnh do loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi gây ra. Trâu, bò, 
ngựa mắc bệnh dễ chết hoặc thiếu máu, suy nhược, giảm hoặc mất khả năng 
sinh sản và sức sản xuất. 
Bệnh cầu trùng gà (Avian coccidiosis) 
Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh khó kiểm soát, ngay cả những nước có 
trình độ khoa học kỹ thuật thú y phát triển cũng chịu nhiều tổn thất do cầu 
trùng gây ra: năm 1980, Hungari đã tổn thất 115 triệu Forints, năm 1981 
Pháp đã phải chi phí cho bệnh cầu trùng gà tới 70 triệu Frans (Euzeby, 
1981). Cầu trùng ký sinh ở gà làm tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hoá, 
làm cho gà dễ chết. Bệnh cầu trùng lây lan nhanh trong các đàn gà, đặc biệt 
là trong điều kiện chăn nuôi tập trung, điều kiện vệ sinh thú y kém, công tác 
quản lý và chăn nuôi không đảm bảo. 
Bệnh nhiễm ký sinh trùng liên qua đến gan 
Bệnh cầu trùng lợn (Swine coccidiosis) 
Lợn bị bệnh cầu trùng thường còi cọc, chậm lớn, giảm sức kháng với các 
bệnh khác. 
Bệnh cầu trùng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn bởi những lý do 
sau: 
- Tỷ lệ chết cao ở lợn con (tỷ lệ chết từ 10 - 20%). 
- Giảm tốc độ sinh trưởng, tăng trọng kém. 
Tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác tăng cao như: chi phí về thuốc điều trị, 
thuốc sát trùng, chăm sóc nuôi dưỡng. Mu ray P.K. (1997) cho biết, trong 
năm 1986, việc bán thuốc ký sinh trùng trên toàn cầu ước hơn 1,5 tỷ đô la, 
trong đó có tới 325 triệu đô la cho thuốc diệt cầu trùng. 
Theo Lê Văn Năm (2003), lợn con, bê, nghé non khi bị cầu trùng mà các kỹ 
thuật viên có sai sót trong chẩn đoán thì 30 - 50% số gia súc non bị chết, số 
còn lại còi cọc chậm lớn . . . . 
Bệnh do ký sinh trùng gây ra những thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi, 
thiệt hại hàng tỉ đô vào mỗi năm. Việc gia súc bị nhiễm bệnh cũng gây ảnh 
hường rất lớn cho chất lượng thực phẩm, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến 
người tiêu dùng. 
2.5 Thuốc chống ký sinh trùng và tính kháng thuốc của ký sinh trùng: 
Thuốc trị ký sinh trùng: 
Thuốc trị ký sinh trùng rất khác nhau giữa các nước. Những thuốc chống ký 
sinh trùng phổ biến: 
- Trâu, bò nuôi thịt: Abamectine, Albendazole, Fenbendazole, Febantel, 
Doramectine, Moxidectine, Ivermectine, Levamisole, Oxfendazole, 
Netobimin, Trichlorfon, Tartrate và Citrate morantel. 
- Trâu, bò nuôi lấy sữa: Tartrate morantel, Trichlorfon. 
- Cừu: Albendazole, Fenbendazole, Febạntel, Ivermectine, Levamisole, 
Mebendazole, Netobimin, Oxfendazole. 
- Dê: Albendazole, Fenbendazole, Febantel, Doramectine, lvermectine, 
Mebendazole, Netobimin, Oxfendazole. 
- Ngựa: Febantel, Fenbendazole, Ivermectine, Mebendazole, Oxibendazole, 
Embonate pyrantel, Trichlorfon. 
- Lợn: Mebendazole, Albendazole, Levamisole, Praziquantel, Fenbendazole, 
Ivermectine, Oxfendazole. 
- Chó: Embonate pyrantel, Oxfendazole, Praziquantel, Flubendazole, 
Nitroscanate, Mebendazole, Fenbendazole, Levamisole, Niclosamide. 
- Mèo: Enbonate pyratel, Praziquantel, Flubendazole, Mebendazole, 
Fenbendazole. 
• Một số dạng thuốc mới: 
- Tảng đá liếm có chứa Prebendazole dùng cho gia súc liếm để phòng và trị 
giun sán. Thời gian cho liếm thay đổi tuỳ con vật. 
- Viên thuốc lớn (bolus) giải phóng liên tục morantel để phòng trị giun sán 
cho bò. 
- Thuốc có cấu trúc lactone đại phân tử vòng gồm: Ivermectine, Abamectine, 
Moxidectine, Milbemycine Oxime, Doramectine. 
Tính kháng thuốc của ký sinh trùng: 
- Nguyên nhân: 
• Sự điều trị lặp lại. 
• Dùng liều điều trị thấp 
• Sử dụng kéo dài một loại thuốc mà không có sự luân phiên (xen kẽ) thuốc. 
• Một số biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong chăn nuôi có thêm điều kiện 
thuận lợi để tính kháng thuốc xuất hiện và phát triển. 
- Tình hình kháng thuốc của ký sinh trùng ở một số gia súc: 
• Ở cừu và dê: 
Nguyên nhân: 
+ Ở những vùng nóng, ẩm và có chăn nuôi dê và cừu, việc dùng thuốc 
chống kýsinh trùng được thực hiện thường xuyên để phòng trị ký sinh trùng 
cho dê, cừu. 
+Dê, cừu được chăn thả hỗn hợp trên bãi chăn và khả năng nhiễm chéo các 
loài ký sinh trùng giữa dê và cừu chắc chắn xảy ra thường xuyên. 
• Ở bò: 
Ít có hiện tượng kháng thuốc (người ta giải thích do thuốc ít được sử dụng). 
• Ở ngựa: 
Những loài giun xoăn nhỏ ký sinh ở ngựa kháng lại Benzimidazole có thể 
thấy ở khắp các nơi trên thế giới. Sự kháng lại pyrantel cũng thấy ở một số 
nước. 
• Ở lợn: 
Sự kháng thuốc đối với ký sinh trùng Ở lợn còn ít được quan tâm. Một số 
nước chăn nuôi lợn thâm canh (Đan Mạch) đã thấy xuất hiện tính kháng 
thuốc Citrate pyrantel của Ascaris suum và Oesophagostomum sp. 
III. VACCINE KÝ SINH TRÙNG 
Ngày nay, công nghệ vaccine đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên 
thế giới. Nhờ công nghệ vaccine mà một số bệnh truyền nhiễm ở người và 
vật nuôi đã được khống chế. 
Có rất nhiều loại vaccine chống vi khuẩn và vi rút cho người và động vật, 
nhưng vaccine chống ký sinh trùng cho người hầu như chưa có, vaccine 
chống ký sinh trùng cho vật nuôi đã có nhưng còn rất ít, thậm chí rất hiếm 
hoi. 
Theo giáo sư Bertrand Losson (2000), việc chế tạo và sử dụng vaccine 
chống ký sinh trùng còn rất hạn chế là do những nguyên nhân sau: 
- Đáp ứng miễn dịch chống ký sinh trùng thường kém hiệu lực. 
- Các loài ký sinh trùng có tính phức tạp kháng nguyên rất lớn so với vi 
khuẩn và vi rút. 
- Các ký sinh trùng đã phát triển những phương pháp khác nhau nhằm né 
tránh hoặc biến đổi đáp ứng miễn dịch của vật chủ. 
1. phân loại vaccine ký sinh trùng: 
Các loại vaccine ký sinh trùng hiện nay, chủ yếu dùng trong thú y, rất hiếm 
loại vaccine dùng trong y học. Có những loại vaccine chống ký sinh trùng 
sau: 
+ Vaccine ký sinh trùng chết: gồm các vaccine chết tự nhiên và vaccine tái 
tổ hợp. 
Báng 1: các vaccine chết được chế tạo nhờ công nghệ sinh học 
Loại ký sinh trùng Vật chủ Kháng nguyên Tỷ lệ bảo hộ (%) 
Taenia ovis 
Boophilus microplus Babesia bovis 
Fasciola hepatica Theilera parva 
Eimeria tenella 
Eimeria acervulina 
Dê. cừu 
Bò, trâu 
Bò, trâu 
Cừu bò 
Bò 
47/52 Kda 
Bm 86 
12D3 HC5 
26; 26,5 KDa 
p 67 
94 
91 
75 
50 
67 
+ Vaccine ký sinh trùng sống được giảm độc: loại vacxin này được chế tạo 
từ các chủng ký sinh trùng được giảm độc lực bằng cách chiếu xạ, nuôi cấy 
trong điều kiện phòng thí nghiệm (in vitro) và gây truyền trong thực địa 
(in vivo). 
Bảng 2: các vaccine sử dụng ký sinh trùng sống giảm độc. 
Loài ký sinh trùng Vật chủ Vacxin/kháng nguyên 
Ascaris caninum 
Dictyocaulus viviparus 
Dictyocaulus filaria 
Theileria annulata 
Theileria hirci 
Babesia bovis 
Babesia bigemina 
Eimeria spp. 
Toxoplasma gondii 
Chó 
Bò 
Cừu, dê, bò, trâu 
Bò 
Cừu, dê 
Bò, trâu 
Bò, trâu 
Gà 
Cừu 
Ấu trùng L3 được chiếu xạ 
Ấu trùng L3 được chiếu xạ 
Ấu trùng L3 được chiếu xạ 
Thể phân chia (Schizonte) nuôi cấy 
Thể phân chia (Schizonte) nuôi cấy 
Gây truyền in vivo 
Gây truyền in vivo 
Oocyst được chiếu xạ 
Gây truyền in vivo 
• So sánh vaccine nhược độc và vaccine chết: 
 Vacxin nhược độc Vacxin chết 
Thuận 
lợi 
- Sử dụng đạt hiệu quả 
- Kháng nguyên đa dạng 
- Nhắc lại do việc nhiễm ký sinh trùng 
tự nhiên 
- Thời gian bảo quản dài 
- Giá thành rẻ 
Bất 
lợi 
- Phải bảo quản ở 40C 
- Giảm độc không hoàn toàn và dễ 
chuyển thành có độc lực cao, gây bệnh 
ngẫu nhiên cho vật chủ. 
- Kiểm tra chất lượng vẳcxin phức tạp 
- Giá thành cao 
- Cấu trúc kháng nguyên đơn 
giản 
- Không có tác động đến các 
kháng nguyên khác 
- Không có đáp ứng miễn 
2. Một số loại vaccine ký sinh trùng 
2.1 Vaccine chống sán dây 
- Vaccine Taenia bovis- một vaccine tái tổ hợp (Johnson và cộng sự, 1989), 
khi tiêm vào cơ thể trâu, bò tạo ra miễn dịch chống lại dạng ấu trùng của 
sán dây. 
- Vaccine chống sán dây cho miễn dịch bảo hộ ít nhất 1 năm. Trâu, bò được 
tiêm vaccine thì kháng thể trong sữa đầu sẽ tạo ra sức miễn dịch cho con 
con. Đồng thời, những con còn non đang bú sữa mẹ vẫn có thể chủng 
vaccine ngay cả khi có mặt các kháng thể trong sữa đầu của mẹ. Miễn dịch 
tạo ra sau khi chủng vaccine này có tác dụng bảo hộ đối với việc nhiễm tự 
nhiên sán dây ở trâu,bò.... 
- Kháng nguyên được sản xuất để chế vaccine nhờ công nghệ gen. Người ta 
đã phân tích huyết thanh của con vật được tiêm caccine, gây nhiễm và kiểm 
tra. Kết quả cho phép xác định kháng nguyên KN 47 và 57 KDa có khả 
năng bảo hộ cao và sự bảo hộ này là do kháng thể đặc hiệu mang lại. 
2.2 Vacxin chống giun tròn 
 Vacxin nhược độc chống giun phổi ở bò và cừu: 
- Sản xuất 1960, bằng cách chiếu xạ vào ấu trùng L3 
- Tiêm 2 liều (mỗi liều khoảng 1.000 ấu trùng) cách nhau 1 tháng cho hiệu 
lực bảo hộ 98%. 
Vacxin nhược độc chống giun móc ở chó: 
- Sản xuất 1978, bằng cách chiếu xạ giảm độc ấu trùng L3, cho kết quả bảo 
hộ từng phần. 
- Giá thành sản xuất đắt, việc bảo quản khó khăn nên đã không được chế tạo 
và sử dụng sau 2 năm ra đời. 
2.3 Vắcxin chống đơn bào ký sinh 
a. Vắcxin chống lê dạng trùng 
Vaccine nhược độc chống lê dạng trùng 
- Vaccine chế tạo từ các chủng Babesia bovis, Babesia bigemina giảm độc 
lực bằng cách truyền qua bê được cắt lách. 
- Vaccine này sử dụng phòng bệnh lê dạng trùng có hiệu quả. 
- Nhược điểm: bảo quản khó, giá thành cao; các đơn bào đã nhược độc có thể 
chuyển thành có độc lực trong cơ thể gia súc và gây bệnh; có thể gây hoàng 
đản do dung huyết ở bê sử dụng Vaccine 
Vaccine chết chống lê dạng trùng: 
- Vaccine được chế tạo từ những chủng Babesia bovis, B.canis. Vaccine này 
sử dụng những kháng nguyên sản xuất trên môi trường in vitro. 
- Thực nghiệm cho thấy, việc sử dụng vaccine này hiệu quả không cao. 
Vaccine chống lê dạng trùng sử dụng các protein tái tổ hợp khác nhau 
- Vaccine này cho kết quả bảo hộ tốt, nhưng cần phải có chất bổ trợ Freund 
trong chế tạo vaccine 
- Hiện nay, có một số nghiên cứu đang được tiến hành với mục đích thay thế 
chất bổ trợ Freund bằng chất bổ trợ khác, bước đầu cho kết quả có thể chấp 
nhận được. 
b. Vaccine chống Theileria 
Vaccine nhược độc chống Theileria annulata và Theileria hirci 
- Vaccine được chế tạo bằng các chủng Theileria annulata và Theileria hirci 
được giảm độc lực bằng việc nuôi cấy và tiếp đời in vi tro các Schizonte 
của các đơn bào này. 
- Vaccine loại này cho hiệu quả phòng chắc chắn đối với Theileriosis. 
Vaccine tái tổ hợp chống Theileria: 
- Được chế tạo từ đơn bào Theileria parva. 
- Bước đầu vaccine tái tổ hợp chống Theileria parva cho kết quả bảo hộ tốt. 
c. Vaccine chống cầu trùng gà 
Vaccine nhược độc: 
- Được sản xuất từ những sản phẩm của giai đoạn sinh sản vô tính của cầu 
trùng, chúng ít độc nhưng vẫn có khả năng kích thích cơ thể tạo miễn 
dịch. 
Những loại vaccine sống đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam như: 
Coccivac – B (Mỹ), Paracox (Canada).... 
 Vắcxin tái tổ hợp: 
- Nhiều loại vaccine tái tổ hợp được nghiên cứu chế tạo, nhưng nhìn chung 
còn phải khắc phục một số hạn chế như: khả năng bảo hộ yếu, đường đưa 
vaccine phải cải tiến, sự thay đổi tính kháng nguyên giữa các chủng cầu 
trùng. 
Phạm Văn Chức và cs (1991) đã nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng 
bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ gama, bước đầu có kết quả 
tốt. Shirley và cs (1995) đã nghiên cứu chế tạo vaccine phòng bệnh cầu 
trùng cho gà, kết quả thấy gà có miễn dịch với cầu trùng, tuy nhiên thời 
gian miễn dịch không dài. 
Theo Phan Lục và cs (1999), sử dụng vaccine Coccivax phòng bệnh cầu 
trùng cho gà từ 6 ngày tuổi có tác dụng bảo hộ đến 54 ngày tuổi. Bạch 
Mạnh Điều và cs (2000, 2004) đã chế vaccine nhược độc bằng phương 
pháp chiếu xạ Oocyst cầu trùng, sử dụng cho gà từ 6 ngày tuổi cho khả 
năng bảo hộ đến 36 ngày sau sử dụng. 
Các loại vaccine phòng bệnh cầu trùng gà: 
Tên 
vaccine 
Nơi sản xuất Kháng nguyên Cách 
dùng 
Tuổi gà 
sử dụng 
(ngày) 
Thời 
gian ra 
đời 
Coccivax Sterwin lab. 
(Mỹ) 
Hỗn hợp 
Oocyst các 
loài cường độc 
Pha nước 
uống 
4-14 1952 
Immucox Vetech lab. 
(Canada) 
Hỗn hợp các 
loài 
cường độc: 
E. tenella 
E. maxima 
E. acervulina 
E. necatrix 
Pha nước 
uống 
4-7 1985 
VAC.M Elanco 
products 
Company 
(Mỹ) 
Oocyst 
cường độc loài 
E. maxima 
Pha nước 
uống 
- 1989 
Paracox Mallinkrodt 
veterinary 
Lia. 
(Anh) 
Các dòng tiền 
noãn 
nang của: 
E. tenella 
E. maxima 
E. aceNulina 
E. mitis 
E. brunetti 
E. praecox 
Pha nước 
uống 
5-9 1992 
Livacox 
X.D 
(dùng 
cho gà 
nuôi 
lồng) 
Bio Pharm 
research 
lnstitute 
(cộng 
hoà Sec) 
Oocyst nhược 
độc 
của các loài: 
E tenella 
E. acervulina 
Pha nước 
uống 
7-10 1992 
Livacox 
T (dùng 
gà nuôi 
nền có 
chất độn 
chuồng) 
Bio Pharm 
research 
lnstitute 
(cộng 
hoà Séc) 
Oocyst nhược 
độc 
của các loài: 
E. acervulina 
E. maxima E. 
tenena 
Pha nước 
uống 
7-10 1992 
2.4 Vacxin chống ngoại ký sinh trùng 
- Vacxin tái tổ hợp (sử dụng kháng nguyên B - PM 86) dùng để gây miễn 
dịch cho trâu, bò, dê, cừu chống ve Boophilus microplus. 
- Miễn dịch thể hiện ở sự giảm về số lượng, kích thước và sự sinh sản của ve. 
- 2.5 Vaccine chống ký sinh trùng trong tương lai 
- Trong tương lai, công nghệ vaccine chống ký sinh trùng chuyển sang việc 
xác định các phân tử kháng nguyên dùng chế vaccine. Mục đích cần đạt 
được là: 
+ Chứng minh được miễn dịch bảo hộ bằng việc sử dụng các chất chiết hay 
các sản phẩm ký sinh trùng. 
+ Xác định các phân tử bảo hộ tự nhiên. 
+ Chọn các clone và thể hiện các protein gây miễn dịch. 
+ Thử nghiệm vaccine với các protein tái tổ hợp. 
• Khái niệm "kháng nguyên ẩn", "kháng nguyên giấu hay "kháng nguyên 
mới" được sử dụng khi người ta dùng các kháng nguyên sống tách ra từ ký 
sinh trùng nhưng các kháng nguyên này bình thường không có trên vật chủ. 
Đó là các kháng nguyên tách ra từ màng ống tiêu hoá của ký sinh trùng 
dùng chế vắcxin chống ký sinh trùng đó. 
Ví dụ: 
- Vắcxin chế từ kháng nguyên màng ống tiêu hoá của ve Boophilus 
microplus để tạo miễn dịch chống ve Boophilus microplus (vắcxin này đã 
được chế tạo và thử nghiệm ở Úc) 
- Vắcxin chế từ phân tử H11 của một glycoprotein màng ống tiêu hóa của 
giun Haemonchus cotortus. 
• Theo các nhà khoa học, vắcxin chế từ "kháng nguyên giấu, "kháng nguyên 
ẩn" hay "kháng nguyên mới" cho hiệu lực cao, khả năng bảo hộ tốt, có thể 
dùng cho gia súc non cũng cho hiệu quả tốt. Đồng thời, một khi đã xác định 
được kháng nguyên bảo hộ cho một loài thì có thể làm thử giống như vậy 
trên một loài khác. 
- Như vậy, trong tương lai, vắcxin tái tổ hợp chống ký sinh trùng sẽ được chú 
ý nghiên cứu sử dụng, góp phần quan trọng trong việc khống chế bệnh ký 
sinh trùng ở vật nuôi. 
VI. KẾT LUẬN: 
 Việc chế tạo và sử dụng vaccine chống ký sinh trùng còn rất hạn chế do 
nhiều nguyên nhân như đáp ứng miễn dịch kém hiệu lực, ký sinh trùng có tính 
phức tạp kháng nguyên lớn, nhiều loại ký sinh trùng đã phát triển phương 
pháp né tránh hoặc biến đổi đáp ứng miễn dịch. 
 Dưới sự phát triển không ngừng của ông nghệ sinh học, đồng thời nhu cầu 
sử dụng ngày càng cao của vaccine ký sinh trùng, hy vọng trong tương lai 
không xa, con người sẽ tìm ra được phương pháp tối ưu để sản xuất vaccine 
ký sinh trùng, cũng như ngày càng tạo ra nhiều loại vaccine mới, có hiệu lực 
bảo hộ tốt hơn để phục vụ cho ngành chăn nuôi. 
 Sự ra đời của vaccine ký sinh trùng trong chăn nuôi sẽ là nền tảng để con 
người tìm ra vaccine ký sinh trùng cho con người trong tương lai. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Giáo Trình Ký Sinh Trùng Học Thú Y, NXB Nông Nghiệp Hà Nội (2008). 
2. Thuốc Điều Trị Và Vaccine sử dụng trong thú y, NXB Nông Nghiệp Hà 
Nội (1997). 
3. Google.com.vn 
4. 
lf.html 
5. www.attra.ncat.org 
6. Managing Internal Parasites in Sheep and Goats By Margo Hale NCAT 
Agriculture Specialist © NCAT 2006 
7. Genetically modified Plasmodium parasites as a protective 
experimental malaria vaccine 
8. Parasite vaccines by Jo Hamilton Parasitology BS31820 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_vaccine_ky_sinh_trung_dong_vat.pdf