Tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng
Tóm tắt Tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng: ...liên quan tới các nghĩa vụ sau bán hàng: bảo hành, sửa chữa, đảm bảo chất lượng dịch vụ hậu mãi; (v) Tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh: cạnh tranh không lành mạnh Dựa vào chủ thể cung cấp hàng hóa dịch vụ, lại có thể phân loại tranh chấp tiêu dùng thành các tranh chấp giữa: (i) ngườ...Nam Phi, thành lập theo Mục 26 Đạo luật số 34 về tín dụng quốc gia năm 2005 [13]; Tòa án xét xử vụ kiện về tiêu dùng Malaysia, thành lập theo Mục 85 Phần XII Đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, có hiệu lực từ 15/11/1999 [14]). Nhiều quốc gia, hệ thống tài phán tố tụng rút gọn ... Toà án nhân dân gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng thì Toà án nhân dân có thể xử không có Hội thẩm nhân dân”. Thực tế, để tạo tiền đề cho việc áp dụng trình tự tố tụng rút gọn, Hiến pháp năm 2013 đã quy định trường h...
ửa chữa, đảm bảo chất lượng dịch vụ hậu mãi; (v) Tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh: cạnh tranh không lành mạnh Dựa vào chủ thể cung cấp hàng hóa dịch vụ, lại có thể phân loại tranh chấp tiêu dùng thành các tranh chấp giữa: (i) người tiêu dùng với nhà sản xuất; (ii) người tiêu dùng với nhà phân phối bán buôn; nhà nhập khẩu; (iii) người tiêu dùng với nhà phân phối bán lẻ Điều kiện áp dụng tố tụng rút gọn còn mơ hồ Thủ tục tố tụng rút gọn (tiếng anh là summary procedure) được áp dụng để xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Trình tự rút gọn trong tố tụng dân sự của Việt Nam (được định danh là “thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật tố tụng dân sự”) quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được xây dựng theo định hướng này. Cụ thể, Luật đề cập tới 03 điều kiện tối thiểu bắt buộc để áp dụng theo trình tự này gồm [11]: (i) Vụ án dân sự do cá nhân tiêu dùng khởi kiện tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ; (ii) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; (iii) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng. Ngoài các tranh chấp tiêu dùng, thực tiễn tố tụng của nhiều nước cũng như đề xuất trong quá trình xây dựng Pháp lệnh Thủ tục rút gọn cũng ghi nhận phạm vi áp dụng tố tụng rút gọn sẽ mở ra với nhiều loại tranh chấp dân sự khác như tranh chấp hợp đồng vận chuyển hành khách, tranh chấp hôn nhân - gia đình về số tiền cấp dưỡng, về thay đổi người nuôi con sau khi N.T. Điệp / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015) 37-44 40 ly hôn, tranh chấp hợp đồng vay, thuê, mượn, trao đổi tài sản Khi các bên có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn thì tòa cũng tạo điều kiện để áp dụng theo trình tự này nhằm giản tiện cho các bên. Tuy nhiên, cả 03 điều kiện tối thiểu kể trên đều chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào nên không có căn cứ để áp dụng. Khái niệm “vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng” chưa đi kèm với những hướng dẫn cụ thể thế nào là một vụ án đơn giản? và chứng cứ như thế nào được coi là rõ ràng để giải quyết nhanh gọn một vụ việc? việc xác định cụ thể về tính “đơn giản, rõ ràng” được dựa trên các tiêu chuẩn nào? Ở một số quốc gia, việc áp dụng tố tụng rút gọn được áp dụng để xử lý đối với những trường hợp vi phạm hành chính ở mức ít nghiêm trọng, giá trị tranh chấp không lớn, tính chất đơn giản về tình tiết vụ việc, không yêu cầu xác minh, bất đồng giữa các bên không nghiêm trọng. Trong các điều kiện này, yếu tố giá trị tranh chấp cũng được đặt ra như một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định. Mức ngạch “100 triệu đồng” được đưa ra chưa thực sự thuyết phục. Quá trình thực thi sẽ đặt ra câu hỏi mức ngạch trên căn cứ vào cơ sở nào? Sự thay đổi về điều kiện kinh tế có ảnh hưởng tới mức ngạch này? Sự điều chỉnh ngạch có gắn liền với việc sửa đổi Luật? Thực tế mức ngạch “100 triệu đồng” là tương đối cao nếu so sánh với mức ngạch “4.000 euro” để áp dụng thủ tục xét xử rút gọn của Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp của Cộng hòa Pháp. Ngoài Pháp, hiện các quốc gia áp dụng tố tụng rút gọn lại xây dựng một mức ngạch riêng là căn cứ áp dụng phương thức tố tụng đặc biệt này như: Nhật Bản dưới 900.000 yên, Đài Loan không quá 4.000 USD, Hàn Quốc dưới 5.000.000 won, Thái Lan không quá 50.000 bạt thậm chí ngay ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc thì việc xác định vụ kiện có giá ngạch thấp ở ba miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác nhau [12]. Khác với nhiều quốc gia mà hệ thống pháp lý đã được hoàn bị, việc ấn định một mức ngạch áp dụng tố tụng rút gọn ở một văn bản cấp độ luật như ở Việt Nam tuy rằng tạo ra sự rõ ràng nhưng mặc khác lại tự “trói buộc” cơ quan quản lý Nhà nước khi mức ngạch trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn mà việc sửa đổi, bổ sung lại bị trói buộc bởi thẩm quyền thông qua của Quốc hội. Nhiều ý kiến tranh luận hiện vẫn cho rằng, với đặc thù lập pháp của nước ta, việc ấn định trong luật những tính chất và cơ chế để áp dụng tố tụng rút gọn thay ví ấn định mức ngạch cụ thể sẽ là hợp lý và phù hợp hơn. Có thể thấy, căn cứ xây dựng các điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn trở nên rất quan trọng, cần được quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nó sẽ quyết định tới tính hợp lý ban đầu để trình tự tố tụng rút gọn được thực hiện. Còn nhiều tranh luận về phân cấp tòa án, miễn trừ nguyên tắc tố tụng dân sự truyền thống và trình tự tố tụng rút gọn Theo phân loại thẩm quyền xét xử của tòa án tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011, tranh chấp tiêu dùng được xếp vào các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa Dân sự trực thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề áp dụng trình tự tố tụng rút gọn để giải quyết tranh chấp tiêu dùng, việc nhấn mạnh ý nghĩa và mục tiêu của việc áp dụng này như nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án; giảm thời gian, vật chất cho hoạt động tố tụng của Tòa án thông qua việc thay đổi cơ cấu Thẩm phán và hiệu lực quyết định của Tòa án, làm nảy sinh hai vấn đề lí luận còn nhiều tranh cãi: Thứ nhất, có hay không thành lập một hệ thống tòa án chuyên biệt để giải quyết tranh chấp tiêu dùng? N.T. Điệp / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015) 37-44 41 Tại một số quốc gia trên thế giới, tranh chấp tiêu dùng được phân loại riêng và thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án chuyên trách bảo vệ người tiêu dùng (VD: Tòa án quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng của Nam Phi, thành lập theo Mục 26 Đạo luật số 34 về tín dụng quốc gia năm 2005 [13]; Tòa án xét xử vụ kiện về tiêu dùng Malaysia, thành lập theo Mục 85 Phần XII Đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, có hiệu lực từ 15/11/1999 [14]). Nhiều quốc gia, hệ thống tài phán tố tụng rút gọn đã và đang phát triển với quy mô lớn và hoạt động vô cùng hiệu quả, như Nhật Bản hiện có tới 438 Tòa án giản lược được thành lập ở các thành phố, thị trấn; ở Pháp hiện có 476 Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp. Bên cạnh kinh nghiệm xây dựng tòa chuyên biệt trong hệ thống tư pháp, thì một số quốc gia lại lựa chọn quy định hệ thống tòa sơ thẩm sẽ áp dụng trình tự tố tụng rút gọn bên cạnh trình tự tố tụng thông thường. Cụ thể, căn cứ Điều 141 của Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc, hơn 10.000 Tòa án nhân dân sơ cấp của Trung Quốc có thẩm quyền xét xử theo thủ tục rút gọn các vụ việc, tranh chấp dân sự. Những bài học trong xây dựng hệ thống tư pháp chuyên biệt của nhiều nước nhằm giải quyết theo tố tụng rút gọn được coi là xu thế bắt buộc và cần thiết phải sớm sửa đổi để đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 mới được thông qua và có hiệu lực từ 01/06/2015 chưa hề đề cập tới một hệ thống tư pháp đặc thù nào tương tự như vậy, mà hiện chỉ để ngỏ trong quy định tại Điều 30 và Điều 38 của Luật về cơ cấu tổ chức của Tòa án Tối cao và các Tòa án cấp tỉnh là “Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”. Như vậy cho thấy việc thành lập một cơ chế tố tụng rút gọn theo hướng độc lập vẫn chưa thể khả thi do các điều kiện về thể chế hiện vẫn chưa cho phép. Thứ hai, nên hay không nên xây dựng các quy định đặc thù tách rời và không chịu ảnh hưởng bởi các quy định tố tụng dân sự truyền thống để giải quyết tranh chấp tiêu dùng? Thủ tục rút gọn trong tố tụng được đặc trưng bởi hoạt động xét xử do một Thẩm phản độc lập giải quyết, kèm theo đó là những giản tiện trong trình tự xét xử như có thể bỏ qua công đoạn hòa giải, tranh luận mà đưa ra phán quyết luôn. Việc xây dựng một trình tự tố tụng dân sự rút gọn như vậy đang dường như đi ngược lại những nguyên tắc được coi là nền tảng của tố tụng dân sự Việt Nam như: nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia và nguyên tắc xét xử hai cấp được đề cập trong Hiến pháp tại Điều 129 và Điều 131, cũng như Bộ luật Tố tụng dân sự tại các Điều 11, Điều 14 và Điều 17. Mặc dù vậy, kế thừa quy định Hiến định về tố tụng rút gọn, Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 cũng để ngỏ quy định liên quan tới nguyên tắc tố tụng hai cấp xét xử. Cụ thể, Điều 8 về Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia và Điều 10 về Tòa án nhân dân xét xử tập thể đều đã quy định loại trừ trường hợp xét xử dân sự theo trình tự tố tụng rút gọn. Như vậy, có thể hiểu rằng trong khi các quy định pháp luật về thủ tục tố tụng rút gọn còn nhiều tranh cãi, chưa thể được ban hành thì mọi vụ việc tranh chấp tiêu dùng đều vẫn được được giải quyết theo trình tự thông thường. Về đề xuất xét xử do một thẩm phán quyết định, xuyên suốt các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 sửa đổi 2001 và mới đây nhất là Hiến pháp 2013, các Điều 12 Luật Tổ chức Toà án năm 1960, Điều 7 Luật Tổ chức Toà án 1981, Điều 6 Luật Tổ chức Toà án năm 1992, Điều 6 Luật Tổ chức Toà án năm 2002, Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đều có quy N.T. Điệp / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015) 37-44 42 định về nguyên tắc Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Trước đó, cơ chế xét xử một Thẩm phán đã từng được quy định tại Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946. Theo Điều 10 Sắc lệnh này thì đối với Toà án sơ cấp « tại phiên toà, Thẩm phán xét xử một mình Lục sự giữ bút ký, lập biên bản án từ » và đối với Toà án đệ nhị cấp, Điều 17 Sắc lệnh cũng quy định “về dân sự và thương sự, Chánh án xử một mình nhưng khi xử các việc tiểu hình phải có thêm hai viên phụ thẩm nhân dân góp ý kiến”. Theo nguyên tắc này thì việc xét xử phải được tiến hành bởi một Hội đồng xét xử gồm nhiều thành viên. Hiện nay, theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng Dân sự mới đưa ra cơ chế một Thẩm phán để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật. Đây có thể coi là một hình thức của “tố tụng rút gọn” đã và đang được áp dụng trong thực tiễn xét xử ở nước ta. Việc khôi phục lại quy định về cơ chế xét xử một Thẩm phán đối với các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp tiêu dùng nói riêng, trao cho Thẩm phán thẩm quyền độc lập trong giải quyết các vụ tranh chấp đơn giản, rõ ràng, không có tranh tụng hoặc các vụ tranh chấp có giá trị không lớn được coi là cần thiết và phù hợp với thực tiễn pháp lý. Qua tham khảo pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài có thể thấy rằng pháp luật tố tụng dân sự của các nước trên thế giới có quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thì việc xét xử đều giao cho một Thẩm phán đảm nhiệm. Ở Việt Nam, mặc dù tại các Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002 đều quy định rằng Toà án xét xử và quyết định theo đa số nhưng không phải là không có ngoại lệ. Chẳng hạn điều 12 Luật Tổ chức Toà án năm 1960 quy định “Toà án nhân dân thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Khi sơ thẩm, Toà án nhân dân gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng thì Toà án nhân dân có thể xử không có Hội thẩm nhân dân”. Thực tế, để tạo tiền đề cho việc áp dụng trình tự tố tụng rút gọn, Hiến pháp năm 2013 đã quy định trường hợp miễn trừ nguyên tắc xét xử phải có hội thẩm bằng quy định tại Khoản 1 Điều 103 như sau “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”, miễn trừ nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số bằng quy định tại Khoản 4 Điều 103 như sau “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Và trên cơ sở đó, nhắc lại quy định này tại Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia cũng loại trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Như vậy, định hướng xây dựng quy định liên quan tới thủ tục tố tụng rút gọn sẽ đảm bảo cơ cấu xét xử sẽ có cơ sở pháp lý để áp dụng cơ chế một Thẩm phán quyết định. Thực tiễn tố tụng rút gọn ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Australia và hay một số quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore đều cho thấy những vụ kiện có chứng cứ rõ ràng, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ, những vụ kiện có giá ngạch thấp, thì giải quyết thông qua trình tự rút gọn do một thẩm phán quyết định sẽ tiết giảm đáng kể chi phí, thời gian cho cả cơ quan tiến hành tố tụng lẫn các bên có tranh chấp. Về trình tự giải quyết theo thủ tục rút gọn, một trong những băn khoăn khi ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục rút gọn trong tố tụng dân N.T. Điệp / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015) 37-44 43 sự là quyền kháng nghị đối với những phán quyết của thẩm phán khi áp dụng trình tự rút gọn. Nếu áp dụng phương thức xét xử một cấp với quyết định của thẩm phán là chung thẩm, thì các bên đương sự có quyền kháng nghị phúc thẩm lại phán quyết hay không? Một phán quyết theo trình tự tố tụng rút gọn có giá trị pháp lý ra sao và có thể bị hủy, sửa theo trình tự như thế nào cũng là những vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ. Việc giải quyết hậu quả pháp lý đối với một vụ việc dân sự cũng cần quan tâm bổ sung chế định cho phép chuyển đổi qua lại giữa trình tự tố tụng dân sự thông thường và thủ tục rút gọn nhằm hạn chế những vụ việc tranh chấp kéo dài những vụ việc mà tình tiết đã làm sáng tỏ hay những vụ việc tranh chấp có phát sinh tình tiết mới phức tạp đòi hỏi phải thực hiện theo trình tự tố tụng thông thường. Bên cạnh đó, trình tự hòa giải áp dụng trước quá trình xét hỏi và xét xử dự kiến sẽ được bỏ đi trong trình tự rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng các bên hòa giải được là điều cần thiết để giải quyết vụ việc. Ngoài ra, trình tự tại Tòa án cũng được đề xuất theo hướng không cần thiết phải mở phiên tòa xét xử mà thậm chí chỉ cần Tòa ban hành một phán quyết trên cơ sở các tài liệu được cung cấp. Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy Luật nước này công nhận các quy định đặc biệt nhằm đơn giản hóa thủ tục khởi kiện, xét xử như chấp nhận việc khởi kiện có thể thực hiện bằng miệng. Đương sự không cần phải chuẩn bị văn bản mà chỉ cần có mặt vào ngày tranh luận miệng để nêu ý kiến là đủ. Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự của Trung Quốc cũng có quy định về khởi kiện bằng miệng trong suốt quá trình tiến hành tố tụng, từ khởi kiện, thông báo triệu tập, truyền gọi đương sự, nhân chứng Đồng thời, trong quá trình áp dụng tố tụng rút gọn, Thẩm phán có quyền điều chỉnh linh hoạt các bước trong trình tự để đẩy nhanh quá trình giải quyết. Kết luận Đảng và Nhà nước đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành tư pháp đó là “Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng” [15] và thực tế Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã và đang có nhiều nỗ lực trong quá trình xây dựng hệ thống quy định về tố tụng rút gọn. Việc bổ sung một cơ chế xét xử đặc thù như tố tụng rút gọn có thể làm thay đổi căn bản các chế định tố tụng dân sự hiện hành, kéo theo đó là sự thay đổi về thể chế, cách thức vận hành hệ thống tố tụng cũng như đổi mới đội ngũ cán bộ xét xử. Thực tế cho thấy bản thân Luật Tố tụng Hành chính được ban hành năm 2010 mặc dù cũng đã có ý kiến đưa vào chế định tố tụng rút gọn nhưng khi ban hành do thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý nên chưa thể ban hành. Có thể khẳng định, thực tiễn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bổ sung hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn đối với chế định tố tụng rút gọn trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cho tới nay, mặc dù còn nhiều ý kiến tranh luận về các nội dung của tố tụng rút gọn, nhưng việc xây dựng các quy định và cơ chế thực thi tố tụng rút gọn đã và đang được hỗ trợ hiệu quả bởi định hướng của Đảng và Nhà nước, quy định trong Hiến pháp và lộ trình xây dựng văn bản quy phạm của Quốc hội liên quan tới lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cải cách tư pháp... Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế chỉ khi N.T. Điệp / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015) 37-44 44 các chế định này được làm rõ và được hướng dẫn cụ thể và hợp lý thì mới mong người tiêu dùng đặt niềm tin vào cơ quan tư pháp và coi đó như “tấm khiên vững chắc” bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tài liệu tham khảo [1] Số liệu công bố tại Hội thảo “Nhìn lại 3 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” tổ chức ngày 28/10/2014 tại Hà Nội. [2] Ban Chỉ đạo 389 gọi tắt của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được thành lập theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ (tiền thân là Ban Chỉ đạo 127 Trung ương). [3] Trích Báo cáo tổng kết ngành tòa án các năm 2005 đến 2009. [4] Trích số liệu từ Báo cáo tóm tắt ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân Tối cao về công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân. [5] Trích số liệu từ Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 của ngành Tòa án nhân dân. [6] Trích số liệu từ Báo cáo số 2928/BC-VP ngày 12/11/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về Kết quả công tác năm 2013, nhiệm vụ công tác năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (phục vụ kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố Hà Nội khóa XIV – số liệu từ 01/10/2012 đến 30/09/2013). [7] Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. [8] Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/06/2013 của Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014. [9] Brown and Marriot, ADR Principles & Practice, 2nd Edition, Nov. 1999, Sweet & Maxwell, page 2. [10] Điều 2.4 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan. [11] Điều 41.2 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. [12] TS Trần Anh Tuấn, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. [13] [14] n=com_content&task=section&id=11&Itemid=29 [15] Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. The Simplified Procedure in Resolution of Disputes Concerning Consumer Rights Nguyễn Trọng Điệp VNU School of Law, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam Abstract: As civil disputes and civil cases become overloaded and new procedural rules are required, it is now the time to build and complete the regulations on simplified procedures in civil proceedings. However, subject to the laws of Vietnam, this needs significant and overall amendments and supplements to the current procedural laws. In addition, it is the legal debates regarding the process, authority and legal validity of judgments given under this process have been delaying the drafting, enactment and application of the simplified procedures in civil proceedings in general and the protection of consumers in particular for years. Keywords: Consumer rights, simplified procedure, civil disputes.
File đính kèm:
- to_tung_rut_gon_trong_giai_quyet_tranh_chap_tieu_dung.pdf