Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Phần I: Những vấn đề chung của luật hành chính - Phan Trung Hiền

Tóm tắt Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Phần I: Những vấn đề chung của luật hành chính - Phan Trung Hiền: ... dẫn, đôn đốc kiểm tra việc xây dựng và thực hiện hương ước 52 chưa đồng bộ; - Nội dung của một số hương ước thiếu cụ thể hoặc có những quy định trái pháp luật; - Việc soạn thảo, thông qua hương ước ở một số nơi chưa thực sự dân chủ, không phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân địa bàn...ộ và pháp luật của nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao; b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.  Về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: a) Trình Chính phủ ban hành nghị định quy định chức n...pháp luật trong bộ máy Nhà nước và ngoài xã hội. - Chống mọi căn bệnh thường xảy ra của nền hành chính, tệ quan liêu, cửa quyền, vô trách nhiệm, né tránh công việc, tham nhũng, bè phái.... - Không được từ chối thực hiện các dịch vụ hành chính đối với công dân, cơ quan, tổ chức mà không có căn c...

pdf189 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Phần I: Những vấn đề chung của luật hành chính - Phan Trung Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số trường hợp nhất định họ bị giới hạn phạm vi cư trú, đi lại, họ không phải gánh
vác nghĩa vụ quân sự...
5. NỘI DUNG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI,
NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH TẠI VIỆT NAM
Để xem xét nội dung quy chế của người nước ngoài tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu
thường so sánh tư cách pháp lý của người nước ngoài với công dân Việt Nam. Từ đó, quan
điểm chủ đạo được rút ra là người nước ngoài có quy chế pháp lý được quy định “hẹp” hơn
so với công dân Việt Nam. Điều này hoàn toàn cũng dễ hiểu và tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình nghiên cứu, mặc dù trên thực tế quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài
vẫn có những điểm “rộng” hơn (ít nhất là khác hơn) thông qua những điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia ký kết, công nhận. Ví dụ đơn cử là hình thức “trục xuất” theo Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với người nước ngoài, người không quốc tịch41.
Tuy nhiên, ngoài tư cách của chủ thể chịu sự quản lý, pháp luật Việt Nam có mở rộng phạm
41 Điều 15 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.
178
vi quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, mà tương ứng với các điều kiện xác định trong
luật, người nước ngoài là chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, phần này nghiên cứu
người nước ngoài với ba tư cách:
5.1 Người nước ngoài- chủ thể quản lý hành chính nhà nước
Trong những trường hợp luật xác định rõ ràng cụ thể, người nước ngoài vẫn có thể là
chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng, người chỉ huy máy bay, tàu
biển đó không phân biệt là công Việt Nam hay người nước ngoài, người không quốc tịch đều
có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Điều 44, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính có hiệu lực 01/10/2002)
Điều này chứng tỏ pháp luật Việt Nam, trong giới hạn cho phép luôn tạo những điều
kiện bình đẳng cho người nước ngoài, người không quốc tịch so với công dân Việt Nam.
5.2 Người nước ngoài- chủ thể của quản lý hành chính nhà nước như công dân Việt
Nam
Người nước ngoài được hưởng một số quyền và và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp
lý hành chính tương ứng như công dân Việt Nam. Cơ sở pháp lý hiến định ghi nhận: “Người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được nhà
nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam”1 (Điều
81 Hiến pháp 1992).
Từ cơ sở này, tương ứng với các lĩnh vực nhất định trong quản lý hành chính nhà
nước, người nước ngoài được quy định những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
5.3 Người nước ngoài- chủ thể quản lý hành chính nhà nước hạn chế
 Trong lĩnh vực hành chính- chính trị:
 Người nước ngoài có quyền tư do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được
bảo đảm bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, quyền được bảo hộ về tài sản, tính mạng,
danh dự và nhân phẩm. Được nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng và Quyền lợi hợp
pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia.
 Người nước ngoài, người không quốc tịch có công với nhà nước Việt Nam được xét khen
thưởng,
 Người nước ngoài, người không quốc tịch không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ
quan quyền lực nhà nước;
 Người nước ngoài không được công tác trong một số cơ quan, tổ chức như sau:
179
 Tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ, công chức42;
 Không được kết nạp vào một số tổ chức:
+ Tổ chức chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Tổ chức chính trị- xã hội: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Công đoàn Việt
Nam
+ Tổ chức xã hội- nghề nghiệp: Đoàn Luật sư và một số tổ chức xã hội khác.
 Người nước ngoài, người không quốc tịch:
+ Không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng khi vi phạm pháp luật Việt Nam (ngoại trừ
các trường trường hợp ưu đãi, miễn trừ).
+ Không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
 Trong lĩnh vực kinh tế:
 Người nước ngoài chỉ được làm trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam43
trong một số giới hạn nhất định về ngành nghề, về số lượng người nước ngoài trong
doanh nghiệp. Ngoài ra, khi tuyển dụng người nước ngoài, pháp luật Việt Nam có quy
định một số điều kiện đặc thù nhất định. Ví dụ: có chuyên môn kỹ thuật cao (bao gồm:
kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề
truyền thống), có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản
lý hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
 Người nước ngoài có quyền kinh doanh, trừ một số ngành nghề liên quan đến an ninh
quốc phòng. Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự lựa chọn nghề
nghiệp như công dân Việt Nam. Hiện nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước
ngoài không được thực hiện là:
+ Nghề cho thuê nghỉ trọ;
+ Nghề khắc con dấu;
+ Nghề in và sao chụp;
+ Nghề sản xuất và sửa chữa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn;
42 Một trong những điều kiện để trở thành cán bộ, công chức: là công dân Việt Nam- Điều 04 Luật cán bộ,
công chức 2008.
43 Điều 132 của Bộ luật Lao động 1994, đã được sửa đổi, bổ sung 2002, 2007.
180
+ Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;
+ Nghề giải phẫu thẩm mỹ
Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành nghề khác hoặc
xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước ngoài, người không quốc tịch
phải được cơ quan công an nơi cư trú cho phép và cơ quan quản lý lao động hoặc quản lý
ngành nghề đó chấp thuận.
 Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư. Trong
quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư không bị
trưng mua hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài không bị quốc hữu hoá.
 Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của
nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
 Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội, y tế:
 Người nước ngoài được quyền học ở các trường học Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học,
sau đại học và trên đại học trừ một số trường hoặc một số ngành liên quan tới an ninh
quốc phòng;
 Người nước ngoài được khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu
mọi chi phí về khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước Việt Nam;
 Được hưởng phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu là công nhân
trong các cơ quan nhà nước thì người nước ngoài, người không quốc tịch cũng được
hưởng các khoản trợ cấp như công nhân Việt Nam;
 Người nước ngoài có quyền kết hôn với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu người nước
ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang phục vụ trong quân đội, các ngành liên quan
đến bí mật quốc gia thì phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận việc
kết hôn đó không ảnh hưởng đến việc giữ gìn bí mật nhà nước hoặc không trái với quy
chế của ngành đó.
 Người nước ngoài có quyền nhận trẻ em làm con nuôi, tuy nhiên phải cam kết định kỳ
thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tình trạng phát triển của con
nuôi cho đến khi con nuôi thành niên.
 Vấn đề cư trú:
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam dưới hai hình thức: tạm trú và thường trú. Người
nước ngoài có thể bị trục xuất tương ứng với mức độ vi phạm trong lĩnh vực hành chính
hoặc hình sự. Đối với vi phạm hành chính, “trục xuất” vừa là hình thức xử phạt chính,
181
đồng thời là hình thức xử phạt bổ sung44. Ngoài ra, để bảo đảm an ninh quốc phòng,
người nước ngoài ở Việt Nam còn bị giới hạn không cư trú, đi lại trong những khu vực
cấm sau:
 Vành đai biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp
đường biên giới quốc gia;
 Các khu công nghiệp quốc phòng, các khu quân sự, các công trình phòng thủ biên
giới, phòng thủ bầu trời, phòng thủ vùng biển;
 Các khu vực khác có yêu cầu bảo vệ đặc biệt về an ninh quốc phòng do Bộ trưởng Bộ
Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khoanh định;
 Các khu vực do Bộ Công an khoanh định tạm thời ví lý do bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
 Vấn đề tạm trú
 Người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng
nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam khi có đăng ký tạm trú phù hợp với mục đích nhập
cảnh trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài có thể đi lại không phải xin phép trong
phạm vi tỉnh, thành phố thuộc trung ương hoặc các địa phương khác nếu mục đích đi lại
phù hợp với mục đích tạm trú.
 Trục xuất được áp dụng trong trường hợp sau:
- Có hành vi xâm hại an ninh quốc gia;
- Đã bị Toà án Việt Nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không
còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt;
- Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt Nam;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức trục xuất (trục xuất vừa là hình thức xử
phạt chính, đồng thời là hình thức xử phạt bổ sung).
 Người nước ngoài bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo thời hạn ghi trong lệnh trục
xuất. Trong trường hợp không tự nguyện chấp hành lệnh trục xuất thì họ có thể bị áp
dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.
 Việc trục xuất hoặc các biện pháp chế tài khác đối với người nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao
được luật pháp Việt Nam ghi nhận phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
hoặc tập quán quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
44 Điều 12, Điều 15, Pháp lệnh XLVPHC 2002, sửa đổi, bổ sung 2008.
182
 Trường hợp đặc biệt người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam được xem xét thường
trú nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ hoà bình
hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;
- Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;
- Là vợ, chồng, cha, con cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
 Vấn đề thường trú
- Trong thời hạn 48 tiếng kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng ký cư trú
(thường trú) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi đăng ký thường trú là Phòng Quản
lý xuất nhập cảnh thuộc công an nơi thường trú.
 Đối với việc quá cảnh, người nước ngoài mượn đường Việt Nam: phải tuân theo quy
định về nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh của Việt Nam. Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam,
người nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về pháp luật xuất nhập cảnh, quá cảnh,
mượn đường vv thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 Các người nước ngoài thuộc đối tượng khác:
+ Đối với người nước ngoài vào làm việc với cơ quan, tổ chức Việt Nam thì cơ quan,
tổ chức Việt Nam tổ chức đi lại, hoạt động và thông báo với cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh.
+ Đối với người nước ngoài vào Việt Nam du lịch thì tổ chức kinh doanh du lịch
quốc tế của Việt Nam có trách nhiệm đưa đón, hướng dẫn theo hành trình du lịch
 Vấn đề không được cấp thị thực xuất nhập cảnh: có thể thuộc 1 trong các trường hợp
sau
- Người xin cấp thị thực cố ý sai sự thật khi làm thủ tục;
- Người xin thị thực vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;
- Vì lý do bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng chống dịch bệnh;
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.
 Người gian dối, giả mạo giấy tờ để nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại trái phép hoặc vi
phạm quy định về nhập xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường tuỳ theo mức độ mà bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
183
5.4 Những bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Ngoài những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch, cũng như nguyên tắc
bảo đảm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài không những
được hưởng quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý hành chính như đối với công
dân Việt Nam mà còn được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm pháp
lý hành chính như đối với công dân Việt Nam.
Ví dụ 01: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài, việc tố cáo và giải quyết tố cáo của công dân nước ngoài tại Việt Nam được áp
dụng theo quy định của luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia vào có quyết định khác”45
Ví dụ 02: “Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính, trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác”46
Tuy không phải tất cả các trường hợp của quan hệ pháp luật hành chính có một bên
chủ thể là người nước ngoài đều được quy định như trên, nhưng điều này chứng tỏ một
nguyên tắc thống nhất trong pháp luật Việt Nam. Một mặt, pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân- chủ thể cơ bản và là mục đích chính mà hoạt động
quản lý nhà nước Việt Nam hướng tới. Mặt khác, chủ thể là người nước ngoài, trong phạm
vi nhất định cho phép cũng được đối xử bình đẳng như công dân Việt Nam.
------------------------------------
CÂU HỎI
1. Cơ sở để xác định công dân Việt Nam. Ở nước ta có thừa nhận một người có từ hai quốc
tịch trở lên hay không?
2. Hãy nêu cơ sở lý luận của quy chế pháp lý hành chính công dân ở nước ta. Theo anh (chị)
cơ sở lý luận này có được thực hiện trên thực tế chưa? Tại sao?
3. Nói công dân là "chủ thể của quản lý cơ bản nhất" có đúng không? Nêu mục đích của
quan hệ pháp luật hành chính công - tư.
45 Điều 101 Luật khiếu nại, tố cáo 1998.
46 Điểm c, Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007.
184
----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
 Bộ luật dân sự 33/2005/QH11.
 Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực 1998, sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005.
 Luật cán bộ, công chức 2008.
 Luật quốc tịch Việt Nam 13/11/2008.
185
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
D1. SÁCH, TẠP CHÍ, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bài viết “Giải toả 1500 căn nhà xây dựng trái phép ở khu Nam đô thị TP HCM”, báo
Thanh niên trang 04, thứ 5 ngày 12 tháng 09 năm 2002.
Công vụ, công chức- Học viện hành chính quốc gia, Nxb Giáo dục 1997.
Genneral Administrative Law Act and A survey of Dutch Administrative Law,
J.G.Brouwer A.E.Schilder, Ars Aequy, Nijmegen 1998.
Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn, TS. Phan Trung Hiền, Khoa Luật-
ĐHCT 2/2009.
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Trường đại học Luật Hà Nội-2007;
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà
Nội- Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
Giáo trình Pháp luật đại cương, ThS. Diệp Thành Nguyên và Ts. Phan Trung Hiền,
Đại học Cần Thơ, 2/2009.
Hành chính học đại cương -Gs Hoàng Trọng Tuyển-Nxb Chính trị Quốc gia-Hà Nội
1997;
 Luật Hành chính dùng cho đào tạo đại học hành chính, Học viện Hành chính Quốc
gia, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1997.
 Luật Hành chính -Jean Michel De Forge -Nxb Khoa học-xã hội -Hà Nội 1997;
 Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Luật 1994,
Nguyễn Cửu Việt- Đinh Thiện Sơn.
Một số quy định pháp luật về quản lý, tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể xã hội
Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Tiến sỹ
Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Tư pháp 2006.
186
Một số vấn đề về xây dựng và cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam, Giáo sư
Đoàn Trọng Tuyển, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1996.
 Trang Web Đảng Cộng sản Việt Nam,  [ngày
01/02/2009].
 Trang Web Mặt trận tổ quốc Việt Nam,  [ngày
01/02/2009].
 Ts.Phan Trung Hiền, “Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích công cộng ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp 8/2008.
 Ts.Phan Trung Hiền, Tập bài giảng “Luật Hành chính II: Quá trình quản lý hành
chính nhà nước”, năm 2008.
 Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “Cơ chế bảo vệ quyền cho người sử dụng đất trong
đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam” (Speech: “The
safeguards for land-users in Vietnam”), ASEASUK, Đại học Oxford, 15-17/9/2006.
 Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Giải thích pháp
luật”, Hội thảo quốc tế, Văn phòng Quốc hội và Jobso, Hà nội, 21-22/3/2008
 Ts.Phan Trung Hiền, tham luận: “The Consistency of Viet Nam Constitution –
Examples in Guaranteeing the Land –Use- Rights in Acquyring land for Public
Purposes” (“Tính thống nhất của Hiến pháp Việt Nam – Kinh nghiệm từ việc bảo
đảm quyền của người sử dụng đất thu hồi đất vì mục đích công”), Hội thảo quốc tế tại
Hàn Quốc, 15-16/6/2008
 Từ điển tiếng Việt 1996, Nxb Đà nẳng, Trung tâm từ điển học, trang 672, trang 772.
D2. VĂN BẢN THAM KHẢO
 Văn bản của Đảng cộng sản
 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII ngày 01/7/1996.
 Hiến pháp, dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp
 Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết 51/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp 1992 năm 2001.
187
 Dự thảo Hiến pháp 1992, đợt lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan ban ngành ngày
15/8/2001.
 Các đạo luật
 Bộ luật hình sự 2000.
 Bộ luật dân sự 2005.
 Luật Công đoàn thông qua ngày 30/6/1990.
 Luật khiếu nại, tố cáo 1998, có hiệu lực 01/01/1999.
 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày 12/6/1999.
 Luật tổ chức Quốc hội 2001.
 Luật tổ chức Chính phủ 2001.
 Luật phòng chống tham nhũng 2005.
 Luật luật sư 2006.
 Luật cán bộ, công chức 2008.
 Luật quốc tịch Việt nam 2008.
 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
 Pháp lệnh của UBTVQH; quyết định, sắc lệnh47 của Chủ tịch nước
 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực 01/10/2002, sửa đổi, bổ sung 2007,
2008.
 Sắc lệnh 64 về việc thành lập ban thanh tra đặc biệt do Chủ tịch HCM ký ngày
23/11/1946.
 Nghị định của Chính phủ
 Nghị định của Chính phủ số 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 quy định trách nhiệm của
cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm các hội liên hiệp phụ nữ
tham gia quản lý nhà nước.
 Nghị định của Chính phủ số 91/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ngày 06 tháng 9 năm 2006.
47 Sắc lệnh là hình thức văn bản được ban hành bởi Chủ tịch nước trước đây.
188
 Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ ngày 03/12/2007. (bãi bỏ Nghị định
của Chính phủ số 86/2002/NĐ-CP (5/11/2002)).
 Nghị định của Chính phủ số 30/2003/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ (1/4/2003).
 Nghị định của Chính phủ số 13/2008/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 04 tháng 02
năm 2008.
 Nghị định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ngày 04 tháng
02 năm 2008.
 Các văn bản khác ở trung ương
 Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy
nhiệm Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hội.
 Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ- Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công
chức lãnh đạo.
 Quyết định số 17/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 về trách nhiệm các cấp chính quyền
trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả.
 Thông tư Liên tịch Bộ Tư pháp – Bộ Văn hóa Thông tin – Ban thường trực UBTƯ
MTTQ Việt Nam số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31
tháng 3 năm 2000 Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hanh_chinh_viet_nam_phan_i_nhung_van_de_chun.pdf
Ebook liên quan