Phẩm chất nhà báo trong sự nghiệp văn chương Vũ Bằng

Tóm tắt Phẩm chất nhà báo trong sự nghiệp văn chương Vũ Bằng: ... trôi, đời sống thiếu thốn đủ mọi cách nhưng lòng người hả hê như chết mà sống lạiđồng bào thương xót nhau như ruột thịt; người dân giúp đỡ nhau thực tình; anh lính ho thì người dân thấy ngực mình đau nhói” [1]. Những biến chuyển đến chóng mặt trong cơn lốc báo chí thời Mỹ - Ngụy mà Vũ...tất cả gia đình anh trông vào một giàn trầu mà bà anh vừa ăn vừa đem ra chợ bán lấy tiền nuôi thêm các cháu” [1]. Vũ Trọng Phụng cũng vậy: thật nghèo khổ, túng quẫn. Vũ Bằng viết về ông vua phóng sự đất Bắc đầy lòng cảm thông và trắc ẩn. Qua dòng hồi ức của Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng hiện...iều khiển của “tòa án lương tâm” không phải ai cũng dám làm. Trước đây, từ khi Tô Hoài nhận xét về Nam Cao - một nhà văn luôn trăn trở, day dứt để sống và viết tốt hơn, Tô Hoài đã gọi Nam Cao bằng cái tên đầy sự trìu mến và niềm ngưỡng vọng -“người trí thức trung thực vô ngần”. Nay, đứng...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phẩm chất nhà báo trong sự nghiệp văn chương Vũ Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 
bè cùng thế hệ, những đồng nghiệp gần gũi thân 
tình, những người cùng hội cùng thuyềnnay 
kẻ còn người mất, kẻ Bắc người Nam. Tình 
cảm thiêng liêng ấy đã theo Vũ Bằng suốt cuộc 
đời. Cho nên khi cầm bút ghi lại một quãng đời 
sôi động, đầy biến cố của mình trên làng báo, 
Vũ Bằng không thể không nhắc tới họ như một 
sự tri ân. Khi đọc những dòng tiếc nhớ, trân 
trọng của Vũ Bằng về một thời làm báo với bạn 
bè, đồng nghiệp giữa đất Hà Thành, ta nhận ra 
những tình cảm không nhỏ mà Vũ Bằng dành 
cho các nhà văn - nhà báo tên tuổi như Thanh 
Châu, Ngọc Giao, Trần Huyền Trân, Tô Hoài, 
Thâm Tâm và đặc biệt với với Nguyễn Tuân, 
Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng Ông 
khắc họa chân dung về họ thật tự nhiên, chân 
thực và đầy tôn trọng. Có lẽ khi viết về những 
dòng này về họ, Vũ Bằng muốn lấy cái kỉ niệm 
của những năm tháng không thể quên để khỏa 
lấp phần nào cái trống vắng nơi phồn hoa đô thị 
Sài Gòn mà ông đang sống, đặc biệt với những 
biến chuyển đến chóng mặt trong cơn lốc báo 
chí thời Mỹ - ngụy, thời kỳ “báo hại”. Đây 
không chỉ là cách ông ôn lại những kỷ niệm của 
một thời mà còn là cách để nhà văn bộc lộ niềm 
khao khát tự do dân chủ và sự ý thức, tranh đấu 
không nguôi cho thân phận của những người dân 
ở một nước bị nô lệ, bị áp bức. 
Chân dung của cả một thế hệ những nhà 
văn- nhà báo thế kỷ XX dưới ngòi bút Vũ Bằng 
được hiện lên với chất đời thường sắc nét. Ông 
đặt họ vào trong những quan hệ thông thường 
của đời sống hằng ngày: quan hệ với vợ con, 
gia đình, quan hệ với ông chủ, đặc biệt quan hệ 
với gánh nặng áo cơm. Đọc những dòng chữ 
của Vũ Bằng khi viết về vấn đề này, ta chợt nhớ 
đến hình ảnh những trí thức tiểu tư sản nghèo 
trong mối lo cơm áo gạo tiền đã được khá nhiều 
những cây bút đề cập. Nếu như Xuân Diệu thừa 
nhận: “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt. Cơm áo 
không đùa với khách thơ” thì Vũ Bằng viết về 
Đ.T.N. Chi / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 9‐17 13
điều đó với đầy đủ những cung bậc hiện thực 
sắc nét và cả sự cảm thông sâu sắc. Hãy nghe 
Vũ Bằng chia sẻ về đời sống của nhà thơ Thâm 
Tâm: “Anh Thâm Tâm lúc ấy ở Nhà Diêm với 
đại gia đình. Mấy em gái sống bằng nghề đóng 
sách mướn cho các nhà xuất bản, kiếm ăn chật 
vật. Được đồng nào, anh chỉ mang về cho gia 
đình được một ítcòn phải trả lại anh em nên 
trong nhà ít khi có đủ tiền tiêu..Thâm Tâm phải 
vay trước tiền của nhà báo [1]. So với Thâm 
Tâm, Trần Huyền Trân và Nam Cao còn đáng 
thương hơn. Theo lời kể của Vũ Bằng, Trần 
Huyền Trân “viết truyện thì hay và thơ thì tuyệt 
nhưng thông thường mỗi tháng phải nhịn ăn ít 
nhất năm, sáu ngày”. Cũng qua trang văn Vũ 
Bằng, ta biết đến đằng sau một Nam Cao - cây 
bút hiện thực phê phán xuất sắc là người 
“nghèo nhất tỉnh Nam Định, bần cùng bất đắc 
chí lắm mới chịu hớt tóc vì tiền chi tiêu trong 
nhà, anh phải tính toán từng đồng xuNgoài 
số nhuận bút hàng tháng, tất cả gia đình anh 
trông vào một giàn trầu mà bà anh vừa ăn vừa 
đem ra chợ bán lấy tiền nuôi thêm các cháu” 
[1]. Vũ Trọng Phụng cũng vậy: thật nghèo khổ, 
túng quẫn. Vũ Bằng viết về ông vua phóng sự 
đất Bắc đầy lòng cảm thông và trắc ẩn. Qua 
dòng hồi ức của Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng 
hiện lên “phủ phục xuống giường như con voi 
viết tiếp, mắt hiếng hẳn đi mà lưỡi lè ra như 
con thằn lằn () vừa viết vừa chửi thề sao 
mình lại khổ đến thế này, cứ phải viết mới có 
tiền sanh sống”. Vũ Bằng còn rất rõ câu nói của 
Vũ Trọng Phụng: Nếu mỗi ngày tôi có một 
miếng bít tết để ăn thì đâu có phải sống khổ sở 
như vậy [1]. 
Khi viết về mỗi nhà văn- nhà báo, Vũ Bằng 
không quên khẳng định những đóng góp của họ 
vào nền văn học và báo chí Việt Nam. Vũ Bằng 
khẳng định “anh em văn nghệ sỹ góp công vào 
việc xây dựng ba tờ báo đó thật đông và kỳ lạ, y 
như một cảnh vườn có trăm hoa đua nở” [1]. 
Có những đánh giá của Vũ Bằng về các nhà 
văn, nhà báo ra đời vào thập kỷ 60, 70 của thế 
kỷ XX nhưng phải đến nhiều năm sau giới 
nghiên cứu mới đạt được, thậm chí cho đến bây 
giờ, nó vẫn còn đang mới mẻ. Nếu như giới 
nghiên cứu văn hóa, văn học của ta còn mắc nợ 
với những tên tuổi như Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ 
Đình Long, Thanh Châu thì những trang văn 
của Vũ Bằng về những cây bút này thật là 
những tư liệu quý và bổ ích cho những ai muốn 
tiếp tục nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự 
nghiệp của họ. Đằng sau những dòng chữ của 
Vũ Bằng, người đọc cảm nhận được phẩm chất 
của một nhà phê bình toát ra từ ngòi bút của 
ông với sự am hiểu sâu sắc và nghệ thuật viết 
chân dung văn học đầy tài năng, sắc sảo. Chẳng 
hạn, Vũ Bằng nhận xét về Thanh Châu: “Thanh 
Châu vừa viết Tiểu thuyết thứ bảy vừa học 
thêm, lúc nào cũng cầu tiến, lúc nào cũng phục 
thiện, và có một cái tính đáng khen là không có 
tiền không sao, chớ phàm đã viết thì phải thích, 
chớ không viết miễn cưỡng” [1]. Vũ Bằng cắt 
nghĩa vì sao lúc ra ngoài kháng chiến Thanh 
Châu cho ra đời không nhiều tác phẩm bởi 
Thanh Châu không mấy tha thiết đến danh 
tiếng, đến tiền tài. Anh còn trẻ, lại đủ xài, cho 
nên anh muốn sống cho mình nhiều hơn, sống 
với nội tâm một mặt, và mặt khác hưởng lạc, 
nhưng luôn luôn gìn giữ chớ không sa đọa. Vũ 
Bằng đánh giá cao tài năng của Thanh Châu. 
Ông khâm phục Thanh Châu ở sự đọc nhiều mà 
lại có tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt sự việc gì cũng 
rung cảm mà lại viết rất nhanh, rất khỏe. Ngoài 
ra, Vũ Bằng giúp chúng ta hiểu hơn về đóng 
góp của Vũ Đình Long với sự phát triển và hoạt 
động của Tiểu thuyết thứ bảy. Trong hồi ức của 
Vũ Bằng, Vũ Đình Long là một người tự tay 
làm hết các công việc của báo: từ việc đọc các 
bài của độc giả đến cách sắp đặt trang báo, 
trình bày tranh vẽ, và chọn lựa tiểu thuyết Tàu, 
Tây để dịch. Một nhà báo lớn, tài năng như Vũ 
Bằng cũng phải thừa nhận đã đọc được rất 
nhiều điều hữu ích từ Vũ Đình Long. Tài năng 
của Nguyễn Văn Vĩnh cũng xứng đáng với lời 
ngợi ca hết mực của Vũ Bằng: “Thú thực cho 
đến bây giờ, tôi sợ nhiều người nhưng chưa sợ 
gì như sợ cái tài viết của Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi 
vẫn chưa thấy có ai viết báo nhiều loại khác 
nhau một cách tài tình và nghĩa lý như ông 
Vĩnh” [1]. 
Đ.T.N. Chi / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 9‐17 14
Vẻ đẹp hình tượng của rất nhiều chân dung 
văn học - báo chí được hiện lên qua những 
“định giá” đầy ý nghĩa nơi ngòi bút Vũ Bằng. 
Với một người cả đời làm báo, từng trải và đặc 
biệt am hiểu nghề báo chí, Vũ Bằng có cái riêng 
để tồn tại trong địa hạt văn học. Thông qua 
chân dung những nhà văn, nhà báo, Vũ Bằng đã 
giúp người đọc hiểu và yêu thêm những cây bút 
có tên tuổi của dân tộc. Người đọc, qua trang 
viết của Vũ Bằng, cũng cảm nhận rõ hơn tình 
hình chính trị, văn học và báo chí nước ta nhất 
là từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ở miền Bắc 
cũng như giai đoạn sau năm 1945 ở đô thị Sài 
Gòn tạm chiếm miền Nam. Đến lượt mình, 
những chân dung nghệ sỹ được Vũ Bằng khắc 
họa cũng giúp ta nhận ra một Vũ Bằng- cây bút 
không thể thiếu được trong đội ngũ những 
người làm nên diện mạo văn học, văn hóa của 
dân tộc Việt Nam đến thế kỷ XX. 
3. Một nhà báo hay “kể tội” mình 
Nếu như đây đó chúng ta vẫn bắt gặp những 
cuốn gọi là “hồi ký” song nội dung chủ yếu là 
để thanh minh hoặc đánh bóng tên tuổi thì điều 
đó sẽ rất khó gặp ở nhà văn- nhà báo Vũ Bằng. 
Ngày nay, khi nhận thức về “bản chất 
người”, chúng ta thường không dừng lại ở việc 
xem “con người là tổng hòa của các mối quan 
hệ xã hội” mà tiến tới việc nhận thức sâu hơn 
“mỗi con người là một tiểu vũ trụ”. Điều này, 
cũng có nghĩa là, cái Tôi cá nhân được đề cao, 
thừa nhận “mỗi số phận chứa một phần lịch sử” 
(Khchrapchenco). Thế giới nội tâm với những 
bí mật không cùng, càng ngày càng mời gọi con 
người đi sâu khám phá với những chiều kích 
khác nhau của nó. Những người nghệ sĩ, hơn ai 
hết là những người tiên phong đi sâu khám phá 
những bí mật nội tâm của bản thân mình và gửi 
gắm vào trong tác phẩm như một sự đề xuất 
cách lý giải riêng về cuộc sống. Vũ Bằng cũng 
vậy, sống với cả hai tư cách: tư cách một con 
người và tư cách một nhà văn - tình báo, chắc 
chắn ông có rất nhiều những nỗi niềm, những 
tâm sự không thể nói hết trong vài câu, vài 
dòng. Vì vậy, trang văn là nơi để ông kí thác, 
giãi bày tất cả. 
Đóng vai trò là tác giả cuốn hồi ký nghề 
nghiệp, Vũ Bằng trong Bốn mươi năm nói láo 
không quá “chăm bẵm” cái Tôi của mình. Đúng 
như lời nhận xét của một nhà phê bình: “Cái Tôi 
của Vũ Bằng mịn màng giữa bao khuôn hình 
khác. Ông thuật chuyện mình, chuyện bạn bè 
đồng nghiệp suốt đời làm báo thuê cho các nhà 
tư sản nhưng ông không hề nói điều gì xúc phạm 
đến hệ thống báo chí ở phía bên kia chỗ đứng 
của ông” [4]. Nếu như người đọc cũng đã từng 
biết đến một Vũ Bằng “vọc vạc, to béo” như lời 
miêu tả của Tô Hoài, một Vũ Bằng “mập tròn 
quay, nước da ngăm đen, đôi mắt ti hí thật ranh 
mãnh, nụ cười mỉa mai trào lộng nở trên đôi 
môi thâm xì, là người nghịch nhất của làng văn 
Bắc Hà thời tiền chiến” như lời khắc họa của 
Nguyễn Vỹ thì ở bài viết này, chúng tôi không 
có ý định đi cắt nghĩa một Vũ Bằng với ngoại 
hình như thế mà muốn đi sâu vào thế giới tinh 
thần, vào “tiểu vũ trụ” đầy bí mật của một nhà 
báo - người đã làm việc không cùng cho nghề 
báo. Đó thực sự là bức chân dung của Vũ Bằng 
với nghề báo. Làm báo, đó là tất cả nhiệt thành 
và tâm huyết của cuộc đời ông. 
Điều đặc biệt mà chúng tôi nhận thấy ở Vũ 
Bằng - ấy là một nhà báo luôn “tự giễu” mình, 
dũng cảm dám đối diện với những cái xấu trong 
bản thân mình. Bên trong mỗi con người, như 
đã nói, là cả một tiểu vũ trụ chứa đầy bí mật, là 
sự giao tranh của tốt - xấu, của rồng phượng lẫn 
rắn rết Tiến hành những cuộc tự kiểm thảo 
chính mình dưới sự điều khiển của “tòa án 
lương tâm” không phải ai cũng dám làm. Trước 
đây, từ khi Tô Hoài nhận xét về Nam Cao - một 
nhà văn luôn trăn trở, day dứt để sống và viết 
tốt hơn, Tô Hoài đã gọi Nam Cao bằng cái tên 
đầy sự trìu mến và niềm ngưỡng vọng -“người 
trí thức trung thực vô ngần”. Nay, đứng trước 
nhà báo Vũ Bằng, chúng tôi cũng “mạn phép” 
mượn cách nói ấy của Tô Hoài để nói về Vũ 
Bằng: Vũ Bằng - một nhà báo trung thực vô 
ngần! Theo chúng tôi, dám tiến hành những 
cuộc xét duyệt tâm hồn như thế, còn có cả sự 
dũng cảm nơi Vũ Bằng nữa. 
Đ.T.N. Chi / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 9‐17 15
Qua những trang viết, Vũ Bằng dường như 
quá yêu, say cái đẹp nên ông cũng có cảm xúc, 
thái độ mãnh liệt trước cái xấu. Một Vũ Bằng 
nhiệt thành ngợi ca cái đẹp bao nhiêu thì cũng 
có một Vũ Bằng phê phán, giễu nhại trước 
những cái xấu bấy nhiêu, nhất là cái xấu của 
chính mình! Nếu như ở hồi ký Cai, Vũ Bằng 
không chỉ dừng lại ở việc giãi bày những tâm tư 
tình cảm, nỗi niềm của mình trong quá khứ mà 
thông qua việc tái hiện một cách đầy đủ và chân 
thật những hành động, việc làm sai trái của 
mình, Vũ Bằng còn gián tiếp thể hiện thái độ 
không đồng tình với những yếu kém, chưa hoàn 
thiện trong chính bản thân. Đó là sự yếu kém, 
sa ngã và thái độ “thỏa hiệp” với những cái xấu 
của chính ông. Đó là thói tự phụ, sĩ diện hão 
của tuổi trẻ đã đẩy ông trượt nhanh vào sự sa 
đọa. Vì thế, trong tác phẩm Cai, ta nhận thấy 
Vũ Bằng không ngần ngại tự nhận mình là: “kẻ 
rồ dại”, “thằng hủi”, “thằng bần cùng thối 
thây”, “là quái gì chứ không phải là người” 
[5] như một sự phê phán trực tiếp bản thân 
mình. Ở Bốn mươi năm nói láo, nhiệt tình phê 
phán, luôn “kể tội” mình ấy của Vũ Bằng được 
bộc lộ một cách mạnh mẽ ở giọng điệu, văn 
phong và cách sử dụng ngôn từ. 
Nó tập trung trước hết vào bản thân ông. 
Điều này vô hình chung đã hỗ trợ đắc lực cho 
việc bộc lộ chính con người Vũ Bằng. Hãy 
nghe Vũ Bằng viết về sự kiện đầu tiên quan 
trọng đến với cuộc đời làm báo của ông: “Bài 
báo thứ nhất của tôi đã viết hồi Phạm Tất Đắc 
xuất bản cuốn Chiêu hồn nước. Bài báo ấy vẻn 
vẹn có mấy câu đại khái. “Chúng tôi xin biếu 
quý báo cuốn sách nhỏ này, nếu tiện cho đăng 
mấy dòng sau đây: Sách Chiêu hồn nước của 
Phạm Tất Đắc đã có bán ở khắp các hiệu sách, 
rất hay, rất lâm ly, xin hải nội chư quân tử tìm 
đọc ngay kẻo hết”. Cái bài đặc biệt dờ dẫn đến 
thế mà có báo hồi ấy đăng lên thật. Tôi đọc đi 
đọc lại mãi đến thuộc lòng; chưa đủ, tôi cắt ra 
dán vào anbum. Và từ đó tôi thấy mình là nhà 
báo thực sự mà chính tôi không tự biết, cũng 
như ông Jourdain trong hài kịch “Trưởng giả 
học làm sang” của Molie’re nói lên văn xuôi 
mà không biết mình làm văn xuôi” [1]. Ở đây, 
Vũ Bằng muốn giễu cái bệnh “dốt mà không tự 
biết mình dốt”, “trưởng giả học làm sang” của 
chính mình. 
Nhại một câu nói của một bậc tiền nhân: 
“Nghề báo đưa người ta đến bất cứ đâu”, Vũ 
Bằng vận ngay để giễu những chuyện thực của 
mình: “Nghề báo đưa người ta đến bất cứ nơi 
đâu. Thì quả như thế thật: nghề báo đưa tôi đến 
chỗ trốn học, nói dối, nhưng chưa đủ, nó còn 
đưa tôi đi xa hơn thế nữa”. Chưa hết, Vũ Bằng 
còn tự phê phán thói nhát gan, giả dối nhưng lại 
“hợm một cây” của mình như sau: “Không chửi 
Tây được như ai (vì tôi sợ bị Tây bắt ra Côn 
Đảo) tôi bèn buộc ngay lên cổ tôi một thứ bịnh: 
bịnh chán đời. Tôi làm ra vẻ chán chường thế 
sự, uất ức vì những cảnh chướng tai gai mắt, đất 
nước lầm than, tìm đủ các cách trác táng hình 
hài, tìm đủ các cách để hủy hoại mình đi”(16). 
Vũ Bằng cũng không ngại “lột mặt nạ” của kẻ 
tự cho mình là quan trọng lắm, khi được phân 
công làm “thư ký” với trách nhiệm sửa sang bài 
vở: “Nghe thấy mang máng rằng làm thư ký tòa 
soạn báo thì phải sửa văn người khác, tôi cũng 
trịnh trọng gạch xóa, lộn câu đầu xuống đít, rồi 
tấm tắc tự cho mình là bảnh lắm” [1]. Đến với 
Bốn mươi năm nói láo, bạn đọc có thể tìm thấy 
những dòng giễu nhại như thế có mặt dày đặc 
trong những chương đầu, đặc biệt là những 
chương Vũ Bằng viết về thời tuổi trẻ đầy ngông 
cuồng của ông, thời “báo tếu”. Rõ ràng, Vũ 
Bằng đã hoàn thành “bức biếm họa” về chân 
dung mình trước độc giả. 
4. Dũng khí - phẩm chất của nhà báo Vũ Bằng 
Ý thức “bổn phận” và sứ mệnh người cầm 
bút, Vũ Bằng luôn luôn tỏ rõ dũng khí của 
người làm báo một cách khiêm nhường và kín 
đáo. Từ thời Pháp cai quản Hà Nội đến thời 
hoạt động ở Sài Gòn Vũ Bằng không bao giờ 
“bẻ cong ngòi bút”. Ông luôn “đứng về phe 
nước mắt” nói lên bao nỗi oan khiên của những 
con người lao động trong thế giới cần lao. Ông 
cho rằng “thà chịu khổ sở”, thiếu thốn hiểm 
nghèo chớ không chịu vì tình người Pháp hay vì 
Đ.T.N. Chi / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 9‐17 16
tiền của họ mà thay đổi lập trường, chí hướng. 
Trên nhiều trang viết, Vũ Bằng không giấu được 
nét trăn trở tinh thần một con người tuy chưa bao 
giờ biết đến nghèo khổ nhưng luôn ý thức được 
rằng mình cũng chỉ là công dân, là người viết 
báo của một đất nước bị áp bức, bị nô lệ. Người 
đọc vẫn còn nhớ rất rõ câu chuyện về thời Pháp 
thuộc, trong một lần, Vũ Bằng chạm trán trực 
tiếp với một nhân vật có uy quyền người Mỹ và 
giới làm văn làm báo đất Hà Thành: 
“Một hôm, tổng giám đốc người Mỹ - 
Gregory ở Sài Gòn ra Hà Nội, mời tôi sang 
phòng thông tin nói chuyện, có Metcaffe và 
Donell cùng dự thính. Sau một tiếng đồng hồ 
nói chuyện về văn hóa văn nghệ, tâm lý của 
quảng đại quần chúng Việt Nam, Gregory đưa 
ra một đề nghị: dịch một ít sách vui của Mỹ cho 
dân chúng đọc. Ông hỏi tôi đã đọc cuốn “L’ 
Oeuf et Moi” chưa, tôi gật đầu. Ông nhờ tôi 
dịch. Tôi nói: 
- Tôi không dịch. 
Gregory trợn tròn con mắt, hỏi: Sao lại 
không dịch?. 
- Là vì thế này: Người Việt Nam cười khác 
người Mỹ. Tôi không biết người Mỹ xem cuốn 
“L’Oerf et Moi”thì cười ra sao, chớ tôi dám 
chắc rằng, nếu dịch cuốn sách ấy ra thì người 
Việt Nam không thể nào cười được, dù có cù 
vào nách họ. Gregory lại tròn mắt lên: Sao lại 
không cười? Thấy “tác phong Mỹ” của Gregory 
lúc ấy hiện ra rõ rệt, tôi muốn sửng cồ lên ngay, 
nhưng cố nén lòng, trả lời một cách châm biếm 
nhưng lễ độ: 
- Thưa ông Gregory, người Việt Nam không 
cười là vì họ không buồn cười. Thế thôi, và  
hết! Ông mời tôi đến đây là để nhờ tôi dịch 
sách, chớ không phải tôi đến xin ông việc, hay 
để ông chất vấn tôi. Chào ông!” [1]. 
Một câu chuyện nhỏ nhưng là bức thông 
điệp lớn của Vũ Bằng gửi đến với người cầm 
bút: dũng khí là phẩm chất quan trọng hàng đầu 
của người cầm bút, bởi báo chí không chỉ phản 
ánh thông tin khách quan mà ngòi bút của nhà 
báo chính là vũ khí quan trọng để đấu tranh cải 
tạo xã hội. Hơn ai hết, người cầm bút phải là 
một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Dũng khí 
người cầm bút của Vũ Bằng không chỉ bày tỏ 
trên các trang báo mà còn bộc lộ không khoan 
nhượng trong những cuộc “đụng đầu” với 
người Mỹ, người Pháp, người Nhật, ngay cả với 
những nhân vật chóp bu trong hệ thống kiểm 
duyệt của chế độ cũ Sài Gòn trước kia. 
5. Lời kết 
Trung thực vô ngần với những mảng sáng 
tối trong chính con người mình; một quan niệm 
đúng đắn về nghề nghiệp; luôn trân trọng, tiếc 
nhớ một thời làm báo với bạn bè, đồng 
nghiệpđó là điểm hội tụ những phẩm chất của 
một nhà báo chân chính. Và chân dung nhà báo 
Vũ Bằng còn được hoàn thiện hơn bởi vẻ đẹp: 
yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp. Không có 
gì là khó hiểu nếu trong mắt bạn đọc, đằng sau 
một chân dung Vũ Bằng không giấu giếm kể về 
ngày xưa, lao vào hút xách chơi bời; dấn vào 
các cuộc chơi đầy hưởng thụ; con người chưa 
có gan đặt chân trực tiếp vào đời sống kháng 
chiến của dân tộc lại là người sống không cùng 
với nghề báo. Vũ Bằng đã thật sự chiếm trọn 
tình cảm trong lòng bạn đọc bởi đức tính say 
mê và nhập cuộc đó với nghề nghiệp. Ông luôn 
thổn thức, trăn trở day dứt với nghề cho đến hơi 
thở cuối cùng: 
“Lúc ít tuổi, coi cái gì cũng là thường cả, 
không trân trọng, sự sống chỉ là một trò chơi, 
làm báo chỉ là giải trí; đến khi lớn tuổi, thâu 
được ý kinh nghiệm xót xa và kiến thức thông 
thường, manh nha nhận thức được các tầm lớn 
rộng và tất cả sự nghiêm trọng của nghề mình 
thìmình đã già rồi () Mẹ ơi, con đành chịu 
bất hiếu với Mẹ: nếu trở lại làm người, con cứ 
lại xin làm báo” [1]. 
Xưa vua Lê Thánh Tông có nói: “Giấy làm 
ruộng, bút làm cày”. Vũ Bằng đã “cày” trên 
mảnh đất màu mỡ và gieo vào đó hạt giống tốt 
nhất của mình mà trái ngọt của nó, chính chúng 
ta - những hậu thế của ông đang tận hưởng. Tôi 
tin rằng trong hành trang của những nhà báo 
chân chính hôm nay, sẽ mang theo không ít 
Đ.T.N. Chi / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 9‐17 17
những bài học bổ ích từ ngòi bút Vũ Bằng- một 
bậc đàn anh trong báo giới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, NXB Văn hóa Thông 
tin, Hà Nội, 2001. 
[2] Văn Giá, Vũ Bằng- Bên trời thương nhớ, NXB Văn hóa 
Thông tin, Hà Nội, 2001. 
[3] Tô Hoài, Vũ Bằng “Thương nhớ mười hai”, NXB Văn 
hóa thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1991 
[4] Phạm Ngọc Luật, Cảm nhận khi đọc lại Bốn mươi năm 
nói láo (chuẩn bị cho tái bản lần đầu), báo Người Hà 
Nội ngày 22/06/1996. 
[5] Vũ Bằng, Cai, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002. 
The qualities of a journalist 
in the career life of the writer Vu Bang 
 Do Thi Ngoc Chi 
The Foreign Language Specialized School, VNU University of Languages and International Studies, 
Pham Van Dong street, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Considering the traditions of the revolutionary journalism of Vietnam, studying about Vu Bang 
and his writings, we can find many noble values of a real journalist in his styles. Vu Bang was a writer 
who has proper points of view about his career, who often exposed his own mistakes, who were 
always honest, truthful with his inner darkness and lightness. He did draw a real picture of Vietnamese 
press through a half of the 20th century 
Key Words: The traditions of the revolutionary journalism of Vietnam, Vu Bang, “40 years of 
jokings”, points of view about his career, The qualities of a journalist in the career life of the writer Vu 
Bang. 

File đính kèm:

  • pdfpham_chat_nha_bao_trong_su_nghiep_van_chuong_vu_bang.pdf