Giáo trình Luật cạnh tranh - Lê Danh Vĩnh

Tóm tắt Giáo trình Luật cạnh tranh - Lê Danh Vĩnh: ... trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các ...đề này, luật pháp các nước có những cách tiếp cận khác nhau sau đây: + Mở rộng phạm vi áp dụng đối với mọi giao dịch từ mua bán hàng hoá, dịch vụ đến bảo hiểm, ủy thác. Điều 6 Luật Cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ quy định loại hành vi lạm dụng này bao gồm “tạo ra một sự phân biệt một cách trực tiế...i thông báo. Việc xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế được thực hiện theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, trong đó cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng điều tra vụ việc và có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của Luật Cạn...

pdf203 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật cạnh tranh - Lê Danh Vĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh tranh thụ lý;
 - Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh 
tranh.
 Thời hạn điều tra sơ bộ không phân biệt đó là vụ việc hạn chế cạnh tranh hay cạnh 
tranh không lành mạnh. Thời hạn này bao gồm cả việc phân công điều tra viên, hoàn 
thành điều tra sơ bộ và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý kết quả 
điều tra.
 Nội dung của điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật 
cạnh tranh làm cơ sở cho việc điều tra chính thức. Trường hợp không phát hiện được 
dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật canh tranh thì Thủ trưởng cơ quan quản lý 
cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra.
 2.2. Điều tra chính thức
 Điều tra chính thức là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn điều tra sơ bộ sau khi điều 
tra viên đã phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh.
 Nội dung của điều tra chính thức bao gồm208:
(207)Điều 86 Luật Cạnh tranh.
(208)Điều 89 Luật Cạnh tranh.
221
 - Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, 
lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm:
 + Xác minh thị trường liên quan;
 + Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra;
 + Thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm.
 - Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho 
rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
 Thời hạn điều tra chính thức phụ thuộc vào hành vi vi phạm là hành vi cạnh tranh 
không lành mạnh hay hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng ít nhất là 90 ngày và dài nhất 
là 300 ngày209.
 2.3 Điều tra bổ sung
 Điều tra bổ sung là giai đoạn sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cơ quan quản lý 
cạnh tranh chuyển toàn bộ báo cáo và hồ sơ vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh. Tuy 
nhiên Hội đồng xử lý thấy rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu cầu Cơ 
quan Quản lý Cạnh tranh phải điều tra bổ sung. Trong trường hợp này, Cơ quan Quản 
lý cạnh tranh sẽ có thêm 60 ngày để điều tra bổ sung210.
 Trường hợp trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh, điều tra viên phát hiện có 
dấu hiệu tội phạm thì phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh 
chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
 Dấu hiệu tội phạm theo pháp luật Việt Nam bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính 
có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. Như vậy, trong quá trình 
điều tra một vụ việc cạnh tranh, nếu điều tra viên thấy vụ việc có đầy đủ cả bốn dấu 
hiệu trên đây thì cần làm các thủ tục cần thiết để chuyển hồ sơ đến các cơ quan như 
cơ quan điều tra của Bộ Công an, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát.v.v. để khởi tố vụ 
án hình sự.
 Tuy nhiên, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp trên đây thấy không đủ 
căn cứ để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải trả lại 
hồ sơ cho Cơ quan Quản lý Cạnh tranh để tiếp tục điều tra. Trong trường hợp này, thời 
hạn điều tra chính thức được tính lại kể từ ngày nhận lại hồ sơ.
3
Phiên điều trần
 Mục 5 Chương V Luật Cạnh tranh đã giành 7 điều để quy định về phiên điều trần - một 
chế định đột phá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Lần đầu tiên, pháp luật đã giao 
cho cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền xử lý một vụ việc vi phạm pháp luật thông 
qua phiên điều trần, trong đó các bên liên quan sẽ có cơ hội được trình bày quan điểm 
và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng khác.
(209)Điều 90 Luật Cạnh tranh.
(210)Điều 96 Luật Cạnh tranh.
222
 Về phạm vi các vụ việc cạnh tranh được xử lý qua phiên điều trần, Điều 98 đã quy 
định tất cả các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế 
cạnh tranh đều phải được xử lý thông qua phiên điều trần. Nói một cách khác, các vụ 
việc vi phạm Luật Cạnh tranh liên quan đến các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, 
lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế đều phải được xử 
lý thông qua phiên điều trần.
 Ngay sau khi Hội đồng Cạnh tranh thụ lý hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng 
sẽ thành lập Hội đồng xử lý vụ việc để trực tiếp giải quyết hồ sơ này. Hội đồng xử lý này 
sẽ có thời gian 30 ngày để nghiên cứu hồ sơ.
 Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm 
quy định của Luật Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
 Trường hợp xảy ra một trong ba sự kiện pháp lý sau đây, Hội đồng xử lý sẽ đình chỉ 
giải quyết vụ việc cạnh tranh:
 Thứ nhất, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc 
cạnh tranh trong trường hợp không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy định 
của Luật Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét thấy đề nghị đó là xác 
đáng;
 Thứ hai, bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả 
gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại;
 Thứ ba, bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả 
gây ra và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc 
cạnh tranh.
 Trường hợp thấy có đủ cơ sở để mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý phải ra quyết 
định mở phiên điều trần.
 Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan 
đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín. Sau khi 
nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận, Hội đồng xử 
lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
 Như trên đã đề cập, lần đầu tiên, pháp luật đã giao cho cơ quan hành chính Nhà 
nước xử lý một vụ việc vi phạm pháp luật thông qua phiên điều trần. Theo hệ thống 
pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm đến trước thời điểm có Luật Cạnh tranh, các hành 
vi vi phạm pháp luật của Nhà nước chưa đến mức xử lý hình sự sẽ bị lập biên bản và xử 
phạt theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong trường 
hợp này, người vi phạm không có nhiều cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi 
trực tiếp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quyết định xử phạt trong nhiều trường 
hợp là quyết định hoàn toàn dựa trên phân tích một chiều vụ việc mà không có sự trao 
đi đổi lại.
 Trong lĩnh vực cạnh tranh, Luật Cạnh tranh quy định trước khi ra quyết định xử lý vụ 
việc gây hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý phải tổ chức phiên điều trần với sự tham 
gia của thành viên Hội đồng xử lý, thư ký phiên điều trần; điều tra viên đã điều tra vụ 
việc cạnh tranh; bên bị điều tra; bên khiếu nại; luật sư và những người khác được ghi 
223
trong quyết định mở phiên điều trần. Cơ chế này đã đảm bảo cho người vi phạm trong 
lĩnh vực hạn chế cạnh tranh có cơ hội trao đổi lại các vấn đề có liên quan đến vụ việc 
hạn chế cạnh tranh, tránh việc áp đặt ý chí đơn phương của cơ quan Nhà nước trên cơ 
sở áp dụng chưa thấu đáo pháp luật cạnh tranh.
4
Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
 Vì Quyết định của Cơ quan Quản lý Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh 
là quyết định của cơ quan hành chính nên nếu các bên liên quan không nhất trí với một 
phần hoặc toàn bộ nội dung của Quyết định thì có quyền khiếu nại lên cơ quan hành 
chính cấp trên trực tiếp. Điều 107 Luật Cạnh tranh quy định:
 “1. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ 
việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên 
Hội đồng Cạnh tranh.
 2. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ 
việc cạnh tranh của Thủ trưởng Cơ quan Quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu 
nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.”
 Hai quy định trên đảm bảo rằng những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 
bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận 
được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng Cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách 
nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải 
quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá ba mươi ngày211.
 Khi một quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm cả Quyết định của Cơ quan 
quản lý cạnh tranh và của Hội đồng Cạnh tranh, bị khiếu nại thì những nội dung bị 
khiếu nại chưa được đưa ra thi hành.
 Thời hạn để Bộ trưởng Bộ Thương mại và Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại 
tối thiểu là 30 ngày và tối đa là 60 ngày. Như trên đã đề cập, Hội đồng xử lý là Hội đồng 
vụ việc, có ít nhất 5 thành viên trong tổng số 11 đến 15 thành viên của Hội đồng Cạnh 
tranh. Hội đồng xử lý là nơi quyết định trực tiếp với từng vụ việc. Khi Quyết định của Hội 
đồng xử lý bị khiếu nại thì toàn thể Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm xem xét, giải 
quyết khiếu nại đó.
 Trường hợp vẫn không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý 
vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một 
phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân 
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền212.
 Ở đây, theo kinh nghiệm của các nước thì không phải Tòa án nào cũng có thể xem 
xét lại Quyết định của Cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh. Cụ thể, ở Nhật phải là Toà án 
(211)Điều 111 Luật Cạnh tranh.
(212)Điều 115 Luật Cạnh tranh.
224
phúc thẩm Tokyo, ở Pháp phải là Toà phúc thẩm Paris,.... Luật Cạnh tranh Việt Nam 
quy định việc xem lại Quyết định của Hội đồng Cạnh tranh là thẩm quyền của Toà án 
cấp tỉnh. Vấn đề này rất cần Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể để có thể 
hạn chế phạm vi các Tòa án cấp tỉnh có thể có thẩm quyền này. Vấn đề hạn chế cạnh 
tranh là một vấn đề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu nên nếu tất cả các toà 
án cấp tỉnh đều có quyền xem lại quyết định của Hội đồng Cạnh tranh thì rất dễ xảy ra 
tình trạng lẩn tránh pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành các quyết định của Hội 
đồng Cạnh tranh.
5
Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
 Các quy phạm về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh, đặc biệt là đối với các hành 
vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh cũng là một trong những điểm đột phá nữa của Luật 
Cạnh tranh.
 Từ trước tới nay, các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đều được xử lý theo 
các khung phạt tiền đã được định trước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là dễ dàng áp 
dụng trên thực tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có nhược điểm lớn là khung phạt 
tiền thường nhanh chóng lạc hậu theo thời gian nên trong nhiều trường hợp mức phạt 
tiền không còn tác dụng răn đe đối tượng có hành vi vi phạm.
 Lần đầu tiên, Quốc hội đã cho phép áp dụng biện pháp phạt tiền theo tỉ lệ phần 
trăm trên doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong Luật Cạnh tranh. Cụ thể, Khoản 
1 Điều 118 Luật Cạnh tranh quy định “đối với hành vi vi phạm quy định về thoả thuận 
hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc 
tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng 
doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành 
vi vi phạm.”
 Cách tiếp cận này đảm bảo rằng biện pháp xử lý của Nhà nước sẽ không bị lạc lậu 
theo thời gian, công bằng trong việc áp dụng. Quan trọng hơn, việc Quốc hội quy định 
mức trần phạt tiền là 10% sẽ đảm bảo tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm pháp 
luật cạnh tranh, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật nói chung.
 Ngoài các hình thức phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, Luật Cạnh tranh còn quy 
định các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả sau đây213:
 - Các hình thức xử phạt bổ sung:
 + Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, 
chứng chỉ hành nghề;
 + Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
 - Các biện pháp khắc phục hậu quả:
 + Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
(213)Điều 117 Luật Cạnh tranh.
225
 + Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp 
đã mua;
 + Cải chính công khai;
 + Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch 
kinh doanh;
 + Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của 
hành vi vi phạm.
 Riêng đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành 
vi khác vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến 
hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy 
định của pháp luật có liên quan.
 Là một đạo luật mang dáng dấp của Luật công, Luật Cạnh tranh sẽ không thể đi vào 
cuộc sống nếu không có đồng bộ các cơ quan thực thi và cưỡng chế thực thi. Chính vì 
vậy, Luật Cạnh tranh đã dành một điều (Điều 121) để quy định về việc thi hành quyết 
định xử lý vụ việc cạnh tranh. Cụ thể, sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định 
xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành không tự nguyện 
thi hành, không khởi kiện ra Tòa án theo quy định tại Mục 7 Chương V Luật Cạnh tranh 
thì bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ 
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh 
tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó. Các cơ quan 
Nhà nước có thẩm quyền có thể kể ra ở đây chính là Cơ quan Quản lý cạnh tranh, Cơ 
quan đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký hợp đồng.v.v.
 Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải 
thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành 
phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi 
hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
226
 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (Hà Nội: 
NXB Chính trị Quốc gia, 2001).
 Luật Cạnh tranh 
 Luật Đầu tư năm 2005
 Luật Doanh nghiệp năm 2005
 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003
 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá 
nhập khẩu vào Việt Nam
 Pháp lệnh Giá
 Pháp lệnh Quảng cáo 
 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 
24/08/2005 của Chính phủ về quản lý 
hoạt động bán hàng đa cấp.
 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 
15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết 
thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 
30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử 
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực pháp 
luật cạnh tranh.
 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 
13/3/2003 của Chính phủ về việc quy định 
chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định 
chi tiết Luật Thương mại về hoạt động 
xúc tiến thương mại.
 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 
3/10/2000 của Chính phủ về việc bảo hộ 
quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật 
kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương 
mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh 
không lành mạnh liên quan tới sở hữu 
công nghiệp. 
 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 
23/11/2001 của Chính phủ về việc trợ giúp 
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo đánh 
giá tình hình thi hành luật doanh nghiệp 
1999, (Hà Nội: 2003).
 Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp 
(NXB Chính trị quốc gia, 1998).
 Bryan A. Garner, Black’ Law Dictionary 
(St. Paul, 1999)
 Chỉ thị về khung khổ điều tiết chung 
đối với dịch vụ và mạng liên lạc điện tử 
(2002) OJ L108/33.
 CIDA - Bộ Thương mại Việt Nam, Luật Cạnh 
tranh Canađa và bình luận (Hà Nội, 2004).
 CIDA, Luật Cạnh tranh Canađa - Một số 
hướng dẫn thi hành (NXB Giao thông vận 
tải, 2006).
 D. Begg, S. Fischer, and R. Dornbusch, 
Economics (7th edn., McGraw-Hill, 2003).
 D. Hildebrand, “Trường phái châu Âu 
trong Luật Cạnh tranh EC” (2002) 25 
World Competition 3.
 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật 
Kinh tế (NXB Công an nhân dân, 2003).
 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận 
Nhà nước và pháp luật (NXB Công an 
Nhân dân, 2003).
 Đặng Vũ Huân, Chuyên đề về cạnh tranh, 
chống cạnh tranh không lành mạnh và 
kiểm soát độc quyền - Viện Khoa học pháp 
lý - Bộ Tư pháp (1996). 
 Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm sóat 
độc quyền và chống cạnh tranh không 
lành mạnh ở Việt Nam (NXB chính trị 
Quốc gia, 2004).
 David W. Pearce, Từ điển Kinh tế học 
hiện đại (Hà Nội: tái bản lần 4, Nhà xuất 
bản Chính trị Quốc gia, 1999).
 Dominique Brault, Chính sách và thực tiễn 
pháp luật cạnh tranh của Cộng hòa Pháp (Hà 
Nội: Tập 2, NXB chính trị Quốc gia, 2005).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
227
 E.S.Mason, Economic Concentration 
and the Monopoly Problem (Havard Uni-
versity Press, 1957).
 F. M. Scherer and D. Ross, Industrial Mar-
ket Structure and Economic Performance 
(3rd edn., Houghton Miflin, 1990).
 H. Hovenkamp, Federal Antitrust Policy: 
The Law of competition and its Practice 
(2nd edn., West Publishing Co, 1999).
 Hiệp định Chống bán phá giá của WTO.
J. Vickers and D. Hay, “The Economics of 
Market Dominance” in 
 D. Hay and J. Vickers (eds.), The Econom-
ics of Market Dominance (OUP, 1987).
 Lê Viết Thái, “Chính sách cạnh tranh 
một công cụ cần thiết trong nền kinh tế 
thị trường” trong Tạp chí nghiên cứu kinh 
tế số 221/1996.
 Liên Hợp Quốc, Bộ Quy tắc về cạnh 
tranh (Hà Nội: sách dịch, 2001).
 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh 
Cộng hòa Liên bang Đức.
 Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống 
bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn (NXB 
Tư pháp, 2005).
 OECD - WB, Khuôn khổ cho việc xây 
dựng và thực thi Luật và chính sách cạnh 
tranh (Hà Nội: sách dịch, 2004).
 PGS. Nguyễn Như Phát & Ths. Bùi 
Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp 
luật về cạnh tranh và chống độc quyền 
trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế 
thị trường (Hà Nội: NXB Công an nhân 
dân, 2001)
 PGS. Nguyễn Như Phát, TS. Trần Đình 
Hảo, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật 
cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam (NXB 
Công an nhân dân, 2001).
 Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo luật kinh 
tế (Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia, 2004)
 Sách trắng của Ủy ban về hiện đại hóa 
các quy tắc thực thi Điều 81 và 82 của 
Hiệp ước EC 1999 O C 132/1, Executive 
Summary.
 T. Prosser, Law and the Regulators 
(OUP, 1997).
 The concept of comsumer surplus was 
first described by Alfred Marshall, Principles 
of Economics, (8th edn., Macmillan, 1920).
 Trường ĐH Luật Hà nội, Giáo trình Luật 
Thương mại (NXB Công an nhân dân, 2001).
 UNCTAD Secretariat, Directory of 
Competition Authorities, UN Doc. TD/B/
COM.2/CLP/16, 14 January 2000.
 UNCTAD, Luật mẫu về cạnh tranh (Hà 
Nội: sách dịch, 2003).
 Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, 
Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh 
tranh ở Việt Nam hiện nay (NXB Công an 
nhân dân, 2001).
 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Các 
vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách 
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh 
doanh (NXB Giao thông vận tải, 2001).
 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt 
(Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1994).
Vũ Quốc Thúc, Kinh tế học tập 3 (Sài 
Gòn, 1963-1964).
 Walter Goode, Từ điển Chính sách 
thương mại quốc tế (sách dịch, NXB 
thống kê, 1997).
website www.laodong.com.vn
website www.tuoitre.com.vn 
website www.vnexpress.net
Báo Lao động
Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Thời Báo Kinh tế Việt Nam.
In 2.000 cuốn, tại Công ty...........
..................................................
Giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản số
....................................................
Quyết định xuất bản số
........................................................
In xong và nộp lưu chiểu
Tháng ..... năm 2010
GIÁO TRÌNH
LUẬT CẠNH TRANH
Hiệu đính
PGS. TS. Lê Danh Vĩnh
Trình bày
Cuốn sách này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Nội dung 
cuốn sách là quan điểm của các tác giả và hoàn toàn không thể hiện quan điểm chính 
thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_canh_tranh_le_danh_vinh.pdf