Giáo trình môn Pháp luật

Tóm tắt Giáo trình môn Pháp luật: ... lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn mới. a) Chính sách phát triển văn hóa: Điều 30: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong c...ua hòa giải cơ sở: - Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấp đứt hợp đồng lao động - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động. - Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động - Tranh...ời giám hộ công nhận và phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền và nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ. Người giám hộ phải có đủ các điều kiện sau: + Đủ 18 tuổi trở lên; + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ + Có điều kiện cần ...

doc66 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 07 năm tù.
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù.
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân, tử hình.
3. Trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự.
Được quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự:
3.1 Khởi tố - điều tra:
a) Khởi tố là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, làm khởi động toàn bộ chu trình tố tụng:
Muốn khởi tố phải có những điều kiện sau: 
- Phải có căn cứ do luật quy định (có dấu hiệu tội phạm)
- Do cơ quan có thẩm quyền tiến hành.
b) Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại: là một chế định mới, phản ánh tính dân chủ trong tố tụng hình sự ở nước ta. Các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (cố ý gây thương tích, hiếp dâm, cưỡng dâm, làm nhục người khác, vu khống, vi phạm quyền tác giả, trong các trường hợp ít nghiêm trọng). Người bị hại rút đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Tòa án đình chỉ vụ án.
c) Các cơ quan điều tra hình sự: 
- Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân (Cục điều tra, phòng điều tra ở tỉnh, đội điều tra ở huyện)
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân (Cục An ninh quân đội, phòng an ninh Quân đội)
- Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Cục điều tra ở VKSND tối cao).
Ngoài ra, luật còn quy định một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (bộ đội biên phòng, kiểm lâm, hải quan, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của cơ quan công an nhân dân, quân đội nhân dân) UBTV Quốc hội quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
d) Các biện pháp ngăn chặn:
- Bắt người (bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt quả tang)
- Tạm giữ người (đối với người bị bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang)
- Tạm giam
- Cấm đi khỏi nơi cư trú
- Bảo lĩnh
- Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
đ) Các hoạt động điều tra:
- Khởi tố bị can và hỏi cung bị can. Tạm đình chỉ chức vụ mà bị can đang đảm nhiệm.
- Lấy lời khai của người làm chứng và người bị hại.
- Đối chất, nhận dạng, giám định, thực nghiệm điều tra.
- Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản
- Đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra (như căn cứ không khởi tố vụ án, đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm); căn cứ để tạm đình chỉ điều tra (bị can mắc bệnh tâm thần, bị can bỏ trốn không biết ở đâu-ra lệnh truy nã)
- Kết thúc điều tra để truy tố.
3.2 Truy tố bị can trước tòa án:
Truy tố bị can trước tòa án vừa là quyền, vừa là nhiệm vụ của Viện Kiểm Sát nhân dân khi thực hiện quyền công tố được nhà nước giao.
- Sau khi nhận được hồ sơ vụ án do cơ qwuan điều tra chuyển sang, trong thời hạn 30 ngày,Viện kiểm sát phải quyết định việc có co ra quyết định truy tố hay không truy tố bị can. Nếu truy tố thì ra quyết định bằng bản cáo trạng, không truy tố thì ra quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc quyết đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
3.3 Xét xử: 
a) Thẩm quyền xét xử của các cấp tòa án:
- Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án Quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội danh ấy là từ 15 năm trở xuống, hoặc hình phạt nhẹ hơn, trừ những tội quy định tại điểm a,b, c khoản 1điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp Quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên xét xử.
b) Chuẩn bị xét xử:
Nghiên cứu hồ sơ, quyết định việc đưa vụ án ra xét xử hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án.
c) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa:
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm: 01 thẩm phán và 02 hội thẩm, trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì 02 thẩm phán và 03 hội thẩm.
- Sự có mặt của bị cáo, người bào chữa, kiểm sát viên, người bị hại, người làm chứng, người giám định tại phiên tòa.
- Đọc cáo trạng, bắt đầu phiên tòa sơ thẩm.
- Xét hỏi: Chủ tọa phiên tòa hỏi trước, sau đến Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người giám định.
- Hỏi bị cáo,
- Hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó.
- Hỏi người làm chứng, xem xét vật chứng tại phiên tòa.
- Hỏi người giám định,
- Tranh luận tại phiên tòa: bình đẳng trong tranh luận.
- Bị cáo nói lời sau cùng.
- Tòa nghị án và tuyên án.
d) Xét xử phúc thẩm:
- Quyền kháng cáo và kháng nghị bản án sơ thẩm, thời hạn kháng cáo, kháng nghị:
* Người có quyền kháng cáo: đ231
Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm vể tâm thần hoặc thể chất.
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và người đại diện hợp pháp của họ 
Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Người được toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án đã không có tội.
* Người có quyền kháng nghị: đ232
Viện kiểm sát cùng câp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm.
* Thời hạn kháng cáo, kháng nghị: đ234
- Thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà, thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết
- Thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án
Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu phong bì. Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua ban giám thị trại giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban Giám thị trại giam nhận được đơn.
- Thời hạn xét xử phúc thẩm:
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 03 thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm 02 hội thẩm.
Thời hạn xét xử phúc thẩm:
Đ242: Toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tói cao, Toà án quân sự trung ương phải mở phiên toàn phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Chậm nhất là 15 ngày, trước ngày mở phiên toà, toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thờ gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.
Các quyết định phúc thẩm: (y án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm đề điều tra lại hoặc xét xử lại, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án)
đ) Xét xử giám đốc thẩm:
- Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm: Chánh án tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp; trừ quyết định cả Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án Tòa Quân sự Trung ương và Viện Trưởng Viện kiểm sát Quân sự Trung ương có quyền kháng nghị những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các tòa án Quân sự cấp dưới.
- Chánh án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp Quân khu và Viện Trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp dưới.
Quyết định Giám đốc thẩm: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực và đình chỉ vụ án.
e) Tái thẩm: 
- Tính chất của tái thẩm: Bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
- Quyết định tái thẩm: bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
3.4 Thi hành bản án hình sự: 
- Cơ quan Công an thi hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tham gia hội đồng thi hành án tử hình.
- Chính quyền xã, phường thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ.
- Cơ sở y khoa thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh đối với người mắc bệnh tâm thần có hành v inguy hiểm cho xã hội.
- Chấp hành viên thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại, phải có cơ quan công an phối hợp khi áp dụng biện pháp cưỡng chế.
II. Pháp luật hành chính.
1. KN luật hành chính và cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống luật hành chính.
1.1KN Luật Hành chính:
Luật hành chính là ngành luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động mang tính chấp hành và điều hành chủa cơ quan nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước, hoạt động thường xuyên, liên, có vị trí tương đối ổn định và là cầu nối trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.
Đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước, gồm 03 nhóm:
- Những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước đối với bên ngoài. => nhóm lớn nhất, rộng nhất.
- Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
- Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các tổ chức xã hội được nhà nước giao một số trách nhiệm pháp lý.
Phương pháp điều chỉnh: 
- Phương pháp mệnh lệnh – đơn phương từ quan hệ quyền lực- phục tùng giữa bên có quyền nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước ra các quyết định bắt buộc thi hành đối với các chủ thể khác.
Một số trường hợp hạn chế, luật hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏa thuận bình đẳng khi giữa các cơ quan ban hành quyết định liên tịch.
2. Trách nhiệm hành chính, vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính.
2.1 KN: Trách nhiệm hành chính thực chất là hậu quả mà cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính phải gánh chịu trước cơ quan nhà nước.
2.2 Vi phạm hành chính: Vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân hay tổ chức làm trái hoặc không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hành chính do cố hay vô ý mà xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm hình sự, theo quy định pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính.
2.3 Xử lý vi phạm hành chính:
Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền thực hiện. Đó là:
- Chủ tịch UBND các cấp;
- Chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển đang thi hành công vụ;
- Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan;
- Nhân viên kiểm lâm đang thi hành công vụ.
- Nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ;
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ, Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ;
- Giám đốc cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vị thuỷ nội địa, Giám đốc cảng vụ hàng không;
- Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà, Chấp hành viên thi hành án dân đang thi hành công vụ;
- Đội trưởng Đội thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, trưởng phòng thi hành quân sự quân khu và cấp tương đương.
 Vi phạm hành chính xảy ra trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ở địa phương do chủ tịch UBND địa phương xử lý. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do từng thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xử lý.
2.4 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì tất cả mọi người đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi một.
 Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
Không xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, trường hợp vi phạm hành chính đã chuyển hoá thành tội phạm.
* Các hình thức xử lý vi phạm hành chính: đ 12 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chinh 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007)
- Các hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền
- Các hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, hành nghề
+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành hính;
Ngoài các biện pháp trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hay nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện.
+ Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
 (người nước ngoài vi phạm còn có thể áp dụng hính thức trục xuất)
* Ngoài ra còn có các hình thức xử lý vi phạm hành chính khác như là: 
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
+ Đưa vào trường giáo dưỡng
+ Đưa vào co sở giáo dục
+ Đưa vào cơ sở chữa bệnh
=> Không áp dụng đối với người nước ngoài.
* Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
- Tạm giữ người;
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Khám người;
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Bảo lãnh hành chính;
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
- Truy tìm đối tượng phải thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sỏ chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
3. Công chức, viên chức nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức nhà nước. 
3.1 Viên chức nhà nước:
Là công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan nhà nước do được tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ nhất định hoặc bằng hoạt động của mình góp phần vào việc thực hiện một chức vụ nhất định và được trả lương theo chức vụ hoặc hoạt động đó.
Căn cứ vào tính chất công việc, có thể chia làm 02 loại viên chức nhà nước:
- Viên chức nhà nước là công chức nhà nước
- Viên chức nhà nước không phải là công chức nhà nước, bao gồm:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội, bộ đội biên phòng
+ Người giữ chức vụ trong các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, xét xử, được cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra hoặc cử ra theo nhiệm kỳ
+ Người làm việc trong các đơn vị cơ sở hoạt sản xuất kinh doanh của bộ máy nhà nước
 Trong viên chức nhà nước có viên chức phụ trách và viên chức giúp việc. 
- Viên chức phụ trách: là người giữ một chúc vụ nhất định, có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện công việc do mình đảm nhiệm đối với đối tượng quản lý thuộc quyền như ra mệnh lệnh buộc thi hành một việc, tiến hành kiểm tra phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật trong phạm vi chức trách của mình.
- Viên chức giúp việc: là những người thực hiện công việc phục vụ, chuẩn bị cho việc hoàn thành các quyết định của viên chức phụ trách, họ làm những việc như thống kê tư liệu, lưu trữ hồ sơ, đánh máy
3.2 Công chức nhà nước: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên, lâu dài trong công sở nhà nuớc từ trung ương xuống địa phương, được xếp và một ngạch của hệ thống ngạch, bậc công chức và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo một ngạch, bậc lương nhất định. Công chức nhà nước làm việc theo quy chế công vụ của nhà nước, được xác định rõ về nghĩa vụ, quyền lợi, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí. Người công chức phải được đào tạo, có trình độ nghề nghiệp nhất định, đạt những tiêu chuẩn quy định qua kỳ thi tuyển hay sát hạch mới được tuyển dụng vào ngạch công chức.
Công chức nhà nước phải trung thành với nhà nước, với chế độ, làm việc cần mẫn với chức vụ, nghề nghiệp của mình, xứng đáng là công bộc của nhân dân.
Công chức nhà nước bao gồm:
- Người làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện và cấp tương đương;
- Người là việc trong các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài.
- Người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình của nhà nước và nhận lương từ ngân sách nhà nước.
- Nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan bộ Quốc phòng.
- Người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công việc thường xuyên trong cơ quan tư pháp, kiểm sát, xét xử các cấp.
- Người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ công vụ thường xuyên trong bộ máy văn phòng Quôc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
3.3 Quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức nhà nước. 
a) Quyền hạn và trách nhiệm:
* Quyền hạn:
- Quyền ra mệnh lệnh hành chính đối với cơ quan hay nhân viên dưới quyền (là đối tượng quản lý).
- Quyền xét giấy tờ, khám nhà, bắt giam người của công an viên được giao thi hành công vụ.
- Quyền kiến nghị và kháng nghị của kiểm sát viên, quyền đình chỉ công tác của nhân viên thanh tra, kiểm tra của chính phủ hay bộ.
- Quyền mặc quân phục, đeo phù hiệu trong lực lựơng vũ trang và bán vũ trang.
* Trách nhiệm:
 Công chức, viên chức nhà nước phải có nghĩa vụ trung thành với nhà nước, với chế độ, phải làm tròn bổn phận và chịu trách nhiệm trước nhà nước về chức vụ được giao.
Trong quá trình thực thi công vụ của mình, công chức, viên chức nhà nước không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức, vi phậm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước tuỳ mức độ vi phạm.
- Chịu trách nhiệm hình sự;
- Chịu trách nhiệm dân sự - bồi thường thiệt hại bằng vật chất.
- Chịu trách nhiệm hành chính;
b) Khen thưởng và kỷ luật:
* Khen thưởng: 
- Danh hiệu: Anh hùng lao động, AHLLVT, Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua, lao động xuất sắc, lao động tiên tiến.
- Huy hiệu: Huân chương, bằng khen, giấy khen.
* Kỷ luật: 06 hình thức
- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Hạ bậc lương
- Hạ ngạch
- Cách chức
- Buộc thôi việc./.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_phap_luat.doc