Bài giảng Hôn nhân và gia đình - Phạm Văn Tuân

Tóm tắt Bài giảng Hôn nhân và gia đình - Phạm Văn Tuân: ...à có khoảng 30% trẻ em bỏ nhà đi bụi xuất phát từ những cuộc ly hôn này. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình bố mẹ chia tay nhau thường bị chấn thương tâm lý rất nặng, nhất là nếu chúng còn nhỏ. Trẻ con không hiểu được, không phân biệt nổi ai đúng, ai sai trong "tai nạn" này. Hậu quả là chúng t...ưởng thành thì đây là một cú “xốc” tinh thần rất mạnh mẽ. Nhiều khi nó dẫn đến chống đối. -Một “hậu quả” khác của ly hôn mà chính người trong cuộc hiểu rõ hơn ai hết, đó là “dư chấn tâm lý nặng nề” in hằn trong mỗi người. Không thể phủ nhận ly hôn thực sự là một dấu mốc bi kịch trong cuộc đời ai đ...là con đường tốt nhất để giải phóng hai người, để tìm lại sự bình yên, tạo dựng lại hạnh phúc cho bản thân cũng như con cái. IV.Biện pháp khắc phục 1.Biện pháp về kinh tế, chính trị và xã hội - Đảng và Nhà nước cần có những chính sách tạo công ăn việc làm cho người dân tránh nạn thất nghiệp, cuộc số...

ppt54 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Hôn nhân và gia đình - Phạm Văn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINHKHOA KINH TẾ - LUẬT – NGOẠI NGỮBÔ MÔN :LUẬTMÔN :TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGChủ đề thuyết trình:HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHGVHD:Phạm Văn TuânNhóm thực hiện:Nhóm 1VẤN ĐỀ LY HÔNNội dung chính:Tổng quát về ly hôn:	1.Khái niệm về ly hôn 	2.Nguyên nhân dẫn đến ly hôn Thực trạng vấn đề ly hôn hiện nayHậu quả của ly hônBiện pháp khắc phục	1. Biện pháp về kinh tế, chính trị, xã hội	2. Biện pháp đối với mỗi cá nhân Tổng quát về ly hôn1.Khái niệm về ly hôn	Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.2.Nguyên nhân ly hônÔng bà ta thường có câu: “ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi cặp vợ chồng quyết định ly hôn thì có muôn vàn lý do, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Và sau đây là một số lý do có thể dễ dàng nhận thấy:Bạo hành gia đình: chiếm 65% - 75% số vụ ly hôn mà nạn nhân chủ yếu là người vợ họ muốn bảo vệ mình, làm lại cuộc đời” không có nắm đấm”.Ngoại tình: chiếm 25,9% ngoại tình đồng nghĩa với vấn đề chung thủy không còn tồn tại nữa mà đây là vấn đề quan trọng nhất trong hôn nhân.Không một ai có thể chấp nhận được người bạn đời của mình phản bội mình.	-Không hợp nhau tức là mâu thuẩn về lối sống:chiếm 27,7% đây là nguyên nhân thường gặp ở gia đình trẻ.Khi yêu nhau thì họ chỉ gặp nhau đôi lần nên họ chỉ thấy ở đối phương cái gì cũng đẹp cái gì cũng tốt, chưa phát hiện ra những khuyết điểm của nhau còn khi cưới nhau cùng chung sống dưới một mái nhà họ mới bộc lộ” con người thật ” của mình cả cái xấu lẫn cái tốt.Nếu không biết chấp nhận nhau thì ly hôn việc khó tránh.Xuất phát từ tình yêu bồng bột, hôn nhân vội vàng:Một cuộc hẹn hò trên mạng, một vài buổi đi chơi, thế là yêu, thế là sống thử và có con rồi vội vàng đăng ký kết hôn Để rồi chậm thì vài năm, nhanh thì chỉ chưa đầy một năm, họ dẫn nhau ra tòa để ký vào đơn ly hôn, chỉ với những lý do hết sức ngây ngô của những cô cậu chưa đủ lớn cả về sinh lý và tâm lý. 	Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên thì có vô số nguyên nhân khác dẫn đến ly hôn như: vợ hoặc chồng không thể sinh con; mâu thuẫn với bố mẹ hai bên; tranh cãi về tài chính; không hòa hợp trong đời sống tình dục...và cả hàng nghìn những lý do không thể gọi tên mà chỉ những người “ở trong chăn mới biết chăn có rận”...	II.	Thực trạng vấn đề ly hôn hiện nay	-Kết quả điều tra cho thấy số vụ ly hôn tăng nhanh theo các năm.Năm 2000: gần 52.000 vụ, năm 2001: 54.000, năm 2005: 65.929 vụ.Tỷ lệ người vợ đứng đơn ly hôn cao gấp hai lần chồng ( 47% và 18% ).Tỷ lệ ly hôn ở nước ta chiếm 39% - 40%, trong đó 60% số vụ ly hôn thuộc về gia đình trẻ, tuổi đời từ 20 – 30. 	Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chưa cao, chỉ đáng lo ngại là số vụ ly hôn tăng nhanh, càng ngày giới trẻ ly hôn càng nhiều.III.Hậu quả của ly hôn	- “Nạn nhân” đầu tiên và bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ly hôn chính là những đứa con. Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, dù cha mẹ có chia tay nhau trong hoàn cảnh nào thì đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, tâm lý. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (giảng viên trường đại học KHXH và NV thành phố HCM), trên 70% gia đình trẻ tan vỡ khi đã có con khiến cho mỗi năm có tới 50.000 trẻ em chịu cảnh thiếu cha hoặc mẹ. 	Và có khoảng 30% trẻ em bỏ nhà đi bụi xuất phát từ những cuộc ly hôn này. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình bố mẹ chia tay nhau thường bị chấn thương tâm lý rất nặng, nhất là nếu chúng còn nhỏ. Trẻ con không hiểu được, không phân biệt nổi ai đúng, ai sai trong "tai nạn" này. Hậu quả là chúng thường bị mất cân bằng cuộc sống. 	+Trước hết, hậu quả tiêu cực của ly hôn đối với con cái là những trẻ em này sẽ bị giằng co giữa bố và mẹ sau khi ly hôn. Ai thắng, ai thua, ai phải, ai trái. Tất cả những điều này sẽ tùy vào từng hoàn cảnh của phụ huynh mà con cái được nghe những điều xấu xa về bố hay mẹ của chúng. 	Điều này làm cho chúng sẽ mất dần hình ảnh đẹp của bố mẹ, nhất là khi chúng gặp những khó khăn và thử thách của cuộc sống. Ảnh hưởng này sẽ khiến các em có cái nhìn tiêu cực về hôn nhân và gia đình. Có thể cho rằng những hậu quả tiêu cực này dẫn đến hiện tượng :	đồng tính và hôn nhân đồng tính, tệ nạn phá thai, và ly hôn hiện nay, vì theo kết quả khảo cứu, thì con cái của những cha mẹ ly hôn có xác xuất ly hôn cao hơn những gia đình mà cha mẹ không ly hôn	+ Ảnh hưởng tâm lý của con cái trong vấn đề ly hôn: Theo tâm lý học sinh vật học, ngay khi một em nhỏ trong thai kỳ ở tháng thứ 6 trong bụng mẹ, em đã biết cười, biết khóc theo những diễn tiến và ảnh hưởng tâm lý của mẹ em. Tóm lại, những gì cha mẹ em đối xử với nhau, vui hay buồn em đều là nạn nhân. 	 Cũng theo khảo cứu của tâm lý học: * Tuy các em gái phản ứng tình cảm hơn về việc cha mẹ ly hôn, nhưng những cảm tình này lại mau qua, và có một số trường hợp đến tuổi trưởng thành các em sẽ có tâm lý mất tin tưởng nơi người đàn ông, sẽ buông xuôi và mặc tình phóng túng. Các em có thể sẽ coi nhẹ giá trị luân lý, đạo đức. Có em còn mang mặc cảm trả thù đàn ông bằng một con tim lạnh giá. 	* Còn đối với các em trai tuy không mấy biểu lộ tình cảm, buồn bã, nhưng nó lại ảnh hưởng một cách sâu thẳm sau này khi các em đã trưởng thành. Và ảnh hưởng này có tác dụng trên đời sống hôn nhân và gia đình của các emVề vấn đề tuổi tác, các em ở dưới tuổi vị thành niên, ảnh hưởng ly hôn không mạnh mẽ lắm, nhưng đối với các em ở tuổi vị thành niên hay đã trưởng thành thì đây là một cú “xốc” tinh thần rất mạnh mẽ. Nhiều khi nó dẫn đến chống đối.	-Một “hậu quả” khác của ly hôn mà chính người trong cuộc hiểu rõ hơn ai hết, đó là “dư chấn tâm lý nặng nề” in hằn trong mỗi người. Không thể phủ nhận ly hôn thực sự là một dấu mốc bi kịch trong cuộc đời ai đó, bởi sau ly hôn, người ta không chỉ phải đối mặt với gánh nặng kinh tế do khối tài sản chung đã chia đôi..., với nỗi lo toan cho con cái, sự trăn trở khi bắt đầu lại cuộc đời mà hơn hết, còn là nỗi buồn, sự hoang mang và nỗi cô đơn đáng sợ. 	+Nhiều người phụ nữ sau khi ly hôn, một lần thất bại trong hôn nhân khiến họ mang “hội chứng sợ hôn nhân” ví như con chim sợ cành cong. Từ chỗ ít cơ hội cộng thêm nỗi sợ, sự thất vọng, mất niềm tin vào đàn ông, rất nhiều người phụ nữ đã bỏ qua cơ hội tìm lại hạnh phúc lứa đôi cho phần đời còn lại của mình. Đa số họ lấy công việc và đứa con làm niềm vui, xác định sống vì con. 	+Bên cạnh đó, người đàn ông sau khi chia tay cũng mang một gánh nặng tâm lý không nhỏ. Nhiều trường hợp đàn ông rơi vào quẫn trí sau ly hôn, trong khi những tưởng họ là phái mạnh phải cứng rắn hơn phụ nữ rất nhiều. Theo chuyên gia tâm lý, phải cần tới một thời gian rất dài thì người đàn ông mới có thể vượt qua cú sốc ảnh hưởng tâm lý nặng nề của ly hôn đối với mình. 	+Rất nhiều cặp vợ chồng, sau ly hôn, họ có tâm lý “không ăn đạp đổ”, dù họ không còn tình cảm cho nhau, cũng không thể quay lại với nhau nhưng người vợ hoặc người chồng lại ra sức “phá” và làm khó người kia. Họ làm cho người kia phải gặp rất nhiều khó khăn như trong việc tìm hạnh phúc mới, trong công việc,	Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề ly hôn một cách toàn diện nhất, có thể thấy rằng trong nhiều trường hợp ly hôn thực sự là điều cần thiết và quyết định ly hôn là đúng đắn. Đó là khi bạo lực gia đình, ngoại tình triền miên, mâu thuẫn lối sống nặng nề, những cuộc cãi vã đánh đập xảy ra như “cơm bữa”, cuộc sống hàng ngày là sự chì chiết, đay nghiến lẫn nhau...	trong những hoàn cảnh này, hôn nhân đã không là mái ấm gia đình mà chỉ là “địa ngục”, “giam hãm” vợ, chồng, con cái trong sự đau khổ, thù hằn, tuyệt vọng...và do đó, ly hôn chính là con đường tốt nhất để giải phóng hai người, để tìm lại sự bình yên, tạo dựng lại hạnh phúc cho bản thân cũng như con cái. IV.Biện pháp khắc phục	1.Biện pháp về kinh tế, chính trị và xã hội	- Đảng và Nhà nước cần có những chính sách tạo công ăn việc làm cho người dân tránh nạn thất nghiệp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.	- Triệt phá tệ nạn xã hội, tuyên truyền giáo dục ý thức người dân không tham gia vào tệ nạn xã hội.	- Cần có những biện pháp hạn chế nạn bạo lực gia đình.	- Về xã hội cần có những buổi tuyên truyền, hướng dẫn chị em phụ nữ có những giải pháp bảo vệ hạnh phúc cho hôn nhân.	- Cần có những trung tâm tư vấn cho cả vợ và chồng trước khi quyết định ly hôn.	2. Biện pháp đối với mỗi cá nhân Khi yêu nhau nên thẳng thắng nói cho nhau nghe những khuyết điểm và quá khứ của mình đừng để khi cưới nhau mới vở lở ra thì lúc đó sẽ dễ dẫn đến mâu thuẩn.Nên tìm hiểu kĩ trước khi kết hôn, không nên vội vàng và tốt nhất là không nên sống thử.Hôn nhân thì phải dựa trên cơ sở của tình yêu.Đừng can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của nhau hay cố tình “bới lông tìm vết” để chì chiết nhau chỉ nên nhẹ nhàng tìm những lời nói tế nhị để nói về khuyết điểm của vợ hoặc chồng.	- Thụ động chính là kẻ thù trong hôn nhân, bởi thế nên tạo cảm giác thoải mái và luôn quan tâm nhau, nên có những lời khen ngợi và biểu hiện để thể hiện tình yêu và lòng chung thủy với nhau.	 - Gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp và cũng nên chú trọng chăm chút ngoại hình của mình. 	- Khi có xung đột xảy ra giữa vợ và chồng hoặc các thành viên trong gia đình nên giữ hòa khí sau đó sẽ phần trần và tìm hướng giải quyết.Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa muôn đời không khêMột bên thẳng thì một bên phải dùnHai bên cùng thẳng thì cùng đứt giây	- Điều luôn bị xem là tối kị chính là lên tiếng chê bai và xem thường công việc của nhau.Tuy chỉ là lời nói nhưng nó đụng chạm đến lòng tự ái và danh dự.Do vậy, không chỉ vợ mà cả chồng nên quan tâm chia sẻ công viêc của nhau tránh cách cư xử làm tổn thương công việc và năng lực của nhau.	-Đối với người vợ nên thẳng thắng trao đổi với chồng những khó khăn trong gia đình như: về tài chính, về giáo dục con cái	- Đối với chồng nên chia sẻ công việc nhà và việc chăm sóc con cái cùng với vợ. 	- Trước đám đông cần chú ý lời nói không nên để lỡ lời xúc phạm nhau.Đặc biệt là không được miệt thị người thân hoặc bạn bè của chồng hoặc vợ vì đó là tổn thương không vì bù đắp được.	- Nếu phát hiện chồng ngoại tình thì nên bình tĩnh chờ đợi vì đôi lúc nó là “chuyện qua đường”.Với phụ nữ, chuyện chăn gối là sự ràng buộc của hôn nhân nhưng đối với nam giới đôi lúc nó chỉ là thỏa mãn nhu cầu nhất thời. Sau khi tìm hiểu kĩ hoặc tham khảo ý kiến bạn bè, người thân hãy đưa ra cách giải quyết thấu đáo.	Tình yêu không bao giờ là duy nhất, có khi lúc cưới nhau thì chồng bạn chỉ yêu mình bạn nhưng vài năm sau thì lại thấy yêu người khác, đó cũng là quy luật phát triển bình thường của tâm lý. Quan trọng là cả hai luôn ý thức được mình là một gia đình phải cùng nhau xây dựng tình yêu và ý thức được tầm quan trọng của người kia trong cuộc đời mình.Có thế, tình yêu mới phát triển và bền vững hơn, đó chính là cái nền vững chắc trong hôn nhân.CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hon_nhan_va_gia_dinh_pham_van_tuan.ppt