Toàn cầu hoá công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm
Tóm tắt Toàn cầu hoá công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm: ...10,35) và các mạch rời đặc biệt (1,58). Và trong đó doanh số xuất khẩu chiếm 11,93 tỷ $, từ 4 vùng khác nhau : Mỹ xuất khẩu 3,83 tỷ $, Nhật (2,61), châu Âu (2,48) và châu Á n.N. (ngoài Nhật) (3,01) ; vậy phần giữ lại dùng không xuất trong cả 4 vùng còn có 3,67 tỷ $ [2]. Thật là đáng chú ý : ... nữa về thương mại điện tử [11]. Ở đây chỉ ghi lại vài điểm rất khái quát nêu ra trong [9] : Theo cơ quan thống kê về kinh tế thương mại của chính phủ Mỹ thì từ 1995 tới 1998 sản lượng của CNTT Mỹ chiếm 8% sản lượng quốc dân (GDP), nhưng lại tạo ra 35 % sự tăng trưởng kinh tế trong thời gi...n có việc đem lại những hiểu biết cụ thể về các yêu cầu về các chuẩn tắc trong phương pháp làm việc cũng như về các giao diện chuẩn hoá trong các khối chức năng của phần mềm mà ta thừa hưởng. Ðể làm được việc này kinh nghiệm cho thấy là ta cần tham gia vào các đề án R&D liên quốc gia (tron...
ang cã chÝnh s¸ch −u ®ì ®Æc biÖt cho c¸c chuyªn gia CNTT muèn tíi c− tró. Thø hai lµ ngay c¶ khi c¸c n−íc ph¸t triÓn t¨ng c−êng ®µo t¹o vµ thu hót ng−êi th× do chªnh lÖch gi¸ sinh ho¹t còng ph¶i ngo¹i di). Nhận định này đã trở nên gần như chính thức khi các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ðức đều đang có chính sách ưu đỡ đặc biệt cho các chuyên gia CNTT muốn tới cư trú. Thứ hai là ngay cả khi các nước phát triển tăng cường đào tạo và thu hút người thì do chênh lệch giá sinh hoạt cũng phải ngoại di (h) một số hoạt động sang các nước đang phát triển. Và cuối cùng sự thành công của Ấn Ðộ làm nhiều nơi thèm thuồng, không phải chỉ các THỜI ÐẠI số 6 76 nước đang phát triển mà nhiều nước phát triển khác tương đối nghèo cũng nhìn vào Ấn Ðộ để noi theo, như các nước Ðông Âu... 5.1 Kinh nghiệm Ấn Ðộ Theo nhật báo Le Monde ngày 13/4/2000 thì : • Chủ tịch hiệp hội NASSCOM (National Association of Software & Service COMpagnies) của Ấn Ðộ dự trù sẽ xuất khẩu 50 tỷ US $ phần mềm, cộng với 35 tỷ bán trong nước, vào năm 2008. Nhưng theo dự trù của công ty cố vấn Mc Kinsey thì con số đó sẽ lên tới 40 tỷ vào năm 2008, tức là dưới một nửa dự đoán trên. • Cũng vẫn theo NASSCOM, hiện nay XKPM chiếm 8% xuất khẩu của Ấn Ðộ, trong số đó 60% sang Bắc Mỹ và 23% sang châu Âu. Ấn Ðộ đã gia công cho 203 công ty trong số 1000 công ty giàu nhất thế giới (fortune 1000), và từ 1991 doanh số XKPM tăng 50% mỗi năm. • Chất lượng sản phẩm của PM Ấn Ðộ được đánh giá cao. Bảng 3 [3, tr. 142] cho thấy sự tăng trưởng rất đều và không tuyến tính của CNPM Ấn Ðộ từ 1993 tới nay, theo thống kê của Ấn Ðộ. Trong đó đáng để ý là thị trường nội địa giữ trung bình 70% thị trường xuất khẩu, chỉ mới trong niên khoá 98-99 là thị trường nội địa, tuy vẫn tăng cao, chỉ còn 47% của xuất khẩu, ở đây có ảnh hưởng của con bọ Y2K. Hà Dương Tuấn, Toàn cầu hoá công nghệ thông tin 77 THỜI ÐẠI số 6 78 Hình 5 [14] cho thấy Ấn Ðộ đã có chính sách XKPM rất sớm từ những năm 80, nhưng tiến trình tăng trưởng rất chậm trong hơn 10 năm đầu (phải chăng đây cũng là đặc điểm của những hàm không tuyến tính?). Ta có thể nhận thấy là hơn 14 năm sau mới đạt mức 500 triệu US $. Con số cho niên khoá 1999-2000 là ước lượng. Mặt khác người ta cũng ước lượng số nhân viên làm trong các công ty PM hiện nay là khoảng 260 000 [15]. Hình 5 : Tăng trưởng của doanh số xuất khẩu PM Ấn Ðộ Mặt khác, nói về xuất khẩu phần mềm của Ấn Ðộ cũng cần nhìn chung khung cảnh kế hoạch và thực hiện CNTT của Ấn Ðộ : tài liệu [12] cho thấy một cố gắng rất lớn về mặt thiết bị : Ấn Ðộ đầu tư 3% GDP vào sản xuất thiết bị CNTT. Doanh số của niên khóa 96-97 đã đạt 2 tỷ US $, trong đó xuất khẩu là 415 triệu. Mục đích cho niên khoá 2001-2002 của Ấn Ðộ là : Sản xuất 4.3 triệu PC, đưa tới 1,4% người Hà Dương Tuấn, Toàn cầu hoá công nghệ thông tin 79 Ấn Ðộ có PC và 10 triệu người có Internet, xuất khẩu 1,7 tỷ US $ thiết bị. Ðồng thời nhắm đến thiết lập cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử. Tài liệu [16], một tổng hợp tương đối cũ về hoạt động máy tính điện tử và toán học của Ấn Ðộ cũng cho biết nhiều thông tin đáng để ý khi liên hệ đến những thành công hiện nay. Trước tiên tác giả nhắc đến truyền thống học thuật lâu đời của Ấn Ðộ, đến các trường IIT (Indian Institut of Technology), mà danh tiếng ngày nay tại Mỹ không thua gì các đại học danh tiếng của Mỹ (chú thích của người viết, theo nhiều bài báo chuyên môn), đến 32.500 sinh viên Ấn Ðộ đang theo học tại Mỹ lúc ấy. Nhưng quan trọng hơn cả là chính sách cố gắng độc lập của Ấn Ðộ về CNTT đã đưa đến một nền công nghiệp cả phần mềm lẫn phần thiết bị (Ấn Ðộ đã sản xuất 60 000 máy PC năm 1988). Kết quả là ngay từ 1987 Ấn Ðộ đã xuất khẩu 50 triệu US $ phần mềm. Một lợi thế được mọi tác giả nhắc tới như điều kiện thiết yếu là các chuyên gia phần mềm của Ấn Ðộ nói tiếng Anh thành thạo như người Anh. Hai nữa là con số Ấn Kiều làm việc tại Mỹ, người ta ước lượng có khoảng 25.000 người tốt nghiệp cỡ giỏi nhất của Ấn Ðộ sang lập nghiệp ở Mỹ trong khoảng trên ba chục năm nay [17]. Từ cuối những năm 80 trong hầu hết các công ty lớn về CNTT của Mỹ đều có người Ấn Ðộ làm việc, sau đó nhiều người đã lập công ty riêng và thành công lớn. Những công ty đó đã dùng người Ấn Ðộ tại Mỹ và trong nước(i). Mặt khác, trước khi đạt tới những kết quả hiện nay về mặt thị trường, Ấn Ðộ đã thừa hưởng được kinh nghiệm từ nhiều chính sách song song : • Xuất khẩu người ngắn hạn để thực hiện các đề án tại chỗ. • Các công ty CNTT lớn mở các chi nhánh tại Ấn Ðộ để dùng được người có khả năng với tiền lương rẻ, trước tiên là để bản địa hoá PM dùng cho thị trường nội địa, sau đó xuất cảng trở lại. • Các công ty không trong lĩnh vực CNTT cũng lập chi nhánh tại Ấn Ðộ để làm phần mềm ứng dụng cho mình. • Các công ty Ấn Ðộ ký hợp đồng làm phần mềm cho các công ty lớn để trao đổi lấy thiết bị. Bảng sau đây [3, tr. 149] cho thấy trong thời gian đầu Ấn Ðộ xuất khẩu người ngắn hạn để thực hiện tại hiện trường là chủ yếu. Nếu so sánh với hiện nay phí tổn thuê một người Ấn Ðộ sang làm việc tại hiện trường là khoảng 90 000 US $ (cũng còn rẻ hơn thuê người Mỹ) và thuê một người làm việc tại Ấn Ðộ chỉ khoảng 30 000 US $ (hai lần lương) thì ta thấy khách hàng lúc đầu muốn kiểm soát trực tiếp mặc dù THỜI ÐẠI số 6 80 giá đắt hơn, và xây dựng độ tin cậy để khách hàng đưa công việc về Ấn Ðộ làm là cần thời gian. Mặt khác các đề án càng quan trọng và dài hơi thì càng dễ thực hiện ở xa vì phí tổn tương đối do điều khiển từ xa sẽ nhỏ hơn, do đó cũng thấy lúc đầu chỉ lãnh được những việc nhỏ. Cuối cùng, tuy hiện nay uy tín của Ấn Ðộ về thực hiện PM đã vững vàng, doanh số do việc gia công tại hiện trường vẫn rất quan trọng, từ đó thấy vai trò của các đầu mối nằm tại Mỹ và châu Âu. Năm 1988 1989 1991 1992 1993 1996-97 Tỷ lệ doanh số thực hiện tại Ấn Ðộ (%) 10 25 15- 27 34- 36 38 > 41 Bảng 4 : Tỷ lệ doanh số thực hiện tại Ấn Ðộ / tổng cộng XKPM Những liên kết gia công cho các công ty nước ngoài đó góp phần không nhỏ đào tạo phong cách và kinh nghiệm làm việc cụ thể cho các chuyên gia Ấn Ðộ sau khi họ đã được đào tạo tại các đại học có trình độ. Thế nhưng, về mặt các công trình, tuy hiện nay không ai phủ nhận khả năng của Ấn Ðộ làm những phần mềm phức tạp nhất và có chất lượng cao nhất, các sản phẩm hệ mềm đóng gói của Ấn Ðộ mới chỉ bắt đầu xuất hiện và để bán cho các nước đang phát triển trong vùng là chủ yếu. Trong một thời gian dài và ngay cả bây giờ doanh số xuất khẩu cuả Ấn Ðộ chủ yếu dựa trên những công việc sự vụ cần khả năng không cao : viết chương trình theo các đặc tả của chuyên gia nước ngoài, hay chuyên gia Ấn Ðộ tại nước ngoài, cập nhật hoặc nâng cấp các chương trình đã có sẵn. Ðiều đó có nghĩa không cần nhiều chuyên gia có trình độ cao nhưng cần được các công ty nước ngoài tin cậy trong việc làm sự vụ. Thí dụ nổi bật là trên 20-25% doanh số của Ấn Ðộ thời gian vừa qua do con bọ Y2K đem lại [18] (j). Làm việc dưới khả năng và được trả lương rẻ mạt so với người Mỹ cùng trình độ, là số phận (được thèm muốn) của người làm gia công tại các nước đang phát triển. Cũng vì thế nhiều người sẽ nhập cư tại Mỹ khi đã được biết tiếng và được mời, nhân những chuyến đi tới khách hàng để thử chương trình. 5.2. Ðiều kiện để XKPM Tổng kết kinh nghiệm Ấn Ðộ có thể tóm gọn lại một số điều kiện để thành công như sau : Hà Dương Tuấn, Toàn cầu hoá công nghệ thông tin 81 • Có các chi nhánh của các công ty lớn tại bản địa để trước tiên làm phần mềm cho họ cho thị trường nội địa, từ đó gây uy tín và niềm tin. • Có đầu mối tại các thị trường, các đầu mối này phải chứng tỏ được khả năng chuyên môn của mình mới gây đủ niềm tin để thâm nhập thị trường. • Khả năng về tiếng nói tại thị trường mình thâm nhập là thiết yếu. • Có chính sách đào tạo tốt để cho ra những chuyên viên có kiến thức cập nhật với yêu cầu của thị trường. • Có nghiên cứu và phát triển trong nước. • Có chính sách rõ rệt về tác quyền. • Có mạng thông tin số liệu tốt nối liền với thế giới. 5.3 Các nước XKPM có trình độ và doanh số cao hơn Ấn Ðộ Tuy hiện nay người ta nói nhiều đến Ấn Ðộ, vì đó là một kho tàng khả năng cao, lại đông về số lượng, nhưng thực ra về chất lượng thì chỉ gần đây Ấn Ðộ mới đạt tới trình độ của các nước phát triển cũng đã XKPM từ lâu. Ðiều này thể hiện rõ qua việc chính Ireland và Israel là nơi các công ty PM lớn hải di việc sản xuất các phần mềm đóng gói nhiều hơn, và sẵn sàng trả lương cao cho việc này. IRELAND Ireland là nước có mức phát triển GDP cao nhất OECD trong thời gian từ 1990 tới 1998 (trung bình 7,3% thực mỗi năm, số liệu OECD). Năm 1998 Ireland có 21.000 nhân viên trong 760 công ty PM và đem lại doanh số 7,4 tỷ US $ (352000 US $ mỗi người). Cao như vậy vì Ireland chủ yếu sản xuất PM đóng gói (hay thích ứng chúng cho các ngôn ngữ khác tiếng Anh) cho các công ty quốc tế, và cho thị trường châu Âu. Thêm nữa các công ty quốc tế thực sự để cho chi nhánh Ireland bán sản phẩm, do chính sách thuế nhẹ, chứ không đem sản phẩm về Mỹ và bán đi từ Mỹ [3, tr. 157]. ISRAEL Israel có khoảng 300 công ty PM với khoảng 20.000 nhân viên. Các công ty này đem lại một doanh số tổng cộng hơn 1,5 tỷ US $ (75000 US $ mỗi người), trong số đó 700 triệu xuất khẩu (ước tính cho 1998, [3, tr. 157]. Israel là nơi Microsoft đặt chi nhánh đầu tiên ở ngoại quốc, các công ty khác là IBM, Intel, HP... THỜI ÐẠI số 6 82 5.4 Các nước hiện mong muốn và có khả năng XKPM Về chiến lược PM cuả các nước đang phát triển xin xem thêm tài liệu [19], viết đầu năm 1997 ; ngoài ra sau đây là vài thông tin tản mạn đọc được trên báo chí chuyên ngành : TRUNG QUỐC 1 trên 4 công ty tin học sinh ra tại thung lũng Silicon từ 1980 là do người gốc Ấn Ðộ và Trung Quốc sáng lập, nếu kể các "start up" gần đây thì đó là 1 trên ba. Ðặc biệt đang có 30 công ty do người đến từ Trung Quốc nội địa điều khiển. Có 400 000 người Mỹ gốc TQ ở vùng San Francisco. Hãng UBI Soft làm phần mềm giáo dục và trò chơi tại Pháp hiện có chi nhánh 270 người tại TQ trong đó có 7 hay 8 người Pháp, 90 thảo trình viên (TTV) và 100 hoạ sĩ để vẽ cảnh. Các TTV được đánh giá cao. (Le Monde 31/5/2000). Chi nhánh sản xuất phần mềm của IBM vừa công bố sẽ đầu tư 200 triệu US$ để lập chi nhánh tại TQ, Intel cũng đã đầu tư lớn vào 2 công ty TQ chuyên về Internet, còn nhiều hãng khác... [20] chủ yếu ở đây là làm các chương trình cho thị trường TQ. PHI LUẬT TÂN, Mà LAI H∙ng Andersen Consulting ®∙ ngo¹i di s¶n xuÊt phÇn mÒm sang Phi tõ gi÷a nh÷ng n¨m 80. Trend Micro, h∙ng phÇm mÒm §µi Loan còng cã chi nh¸nh 150 TTV ë Phi. HiÖn Phi ®∙ xuÈt khÈu 200 triÖu US $ [21]. KÕ ho¹ch Vision 2020 cña M∙ Lai trï tÝnh sÏ trë thµnh mét c−êng quèc vÒ PM, ®Çu t− 11,5 tû $... nh−ng hiÖn nay vÉn ch−a ®ñ TTV dïng cho nhu cÇu trong n−íc. Hãng Andersen Consulting đã ngoại di sản xuất phần mềm sang Phi từ giữa những năm 80. Trend Micro, hãng phầm mềm Ðài Loan cũng có chi nhánh 150 TTV ở Phi. Hiện Phi đã xuẩt khẩu 200 triệu US $ [21]. Kế hoạch Vision 2020 của Mã Lai trù tính sẽ trở thành một cường quốc về PM, đầu tư 11,5 tỷ $... nhưng hiện nay vẫn chưa đủ TTV dùng cho nhu cầu trong nước. NGA UKraine, Bielorusse đều có khế ước làm gia công PM, giá rẻ nhất thế giới. CHÂU MỸ LATINH Các nước Mexico Brasilia Chilê đều có tham vọng và chính sách XKPM. Hà Dương Tuấn, Toàn cầu hoá công nghệ thông tin 83 6. KẾT LUẬN Tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới phần nào do sự thúc đẩy của CNTT, mà bản thân nó cũng thể hiện toàn sự cầu hoá một cách rõ rệt nhất. Không thể phát triển kinh tế trong hoàn cảnh đó nếu không học hỏi CNTT thế giới để trước mắt đưa vào sử dụng trong mọi ngành. Về lâu dài hơn không thể không hội nhập vào nền CNTT thế giới một cách ổn định, mà con đường tốt hơn cả là tìm ra thế mạnh và chỗ đứng của mình chính trong bản thân ngành CNTT. Hội nhập là mua bán, trao đổi, cộng tác và cạnh tranh. Cộng tác không mâu thuẫn với cạnh tranh, với điều kiện là các luật chơi rõ ràng. Công việc này các tác nhân trong nền kinh tế các nước phát triển rất thành thạo, chúng được thể hiện qua các tổ chức ngành nghề, các hội nghị, hội thảo, các sinh hoạt chuẩn, các định chế về sở hữu trí tuệ, về bằng sáng chế... và có thể nói sự trong suốt đó (tương đối, nếu không đâu có chỗ cho luật sư hành nghề !) là một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển. Ðể hội nhập vào nền công nghệ thông tin toàn cầu hoá ta cần thiết nhận thức rõ các khía cạnh tích cực và tiêu cực của nó, nhưng không thể không thực hiện tác phong làm việc này trong nước cũng như trên quốc tế. Mặt khác, một trong những biện pháp để học hỏi nhanh và nhiều khi lại được thêm ngoại tệ, chính là việc gia công cho nước ngoài, về thiết bị hay/và về hệ mềm tuỳ hoàn cảnh. Nhưng có lẽ cần nhấn mạnh lại là hội nhập vào nền CNTT toàn cầu không phải chỉ để gia công cho nước ngoài, mà để phát triển CNTT trong nước và phục vụ nền kinh tế quốc dân là chính. Trong các cố gắng đi tìm một chính sách toàn diện có việc tìm cách xuất khẩu phần mềm, nhưng để thành công còn rất nhiều điều kiện. Trong đó chủ yếu cần một đội ngũ vững mạnh về chuyên môn cũng như về tiếp thị, và do đó vấn đề đào tạo trở thành quan trọng hàng đầu. Muốn đào tạo tốt cần có nghiên cứu, phát triển và thực sự ứng dụng. Như thế lại trở về việc ứng dụng CNTT trong nước, rõ ràng mọi khía cạnh đều liên hệ chặt chẽ với nhau, nâng đỡ lẫn nhau trong một vòng xoắn ốc đi lên. Trong cái vòng xoắn ốc này ta không thể phát huy một điểm mạnh nếu không chú trọng toàn diện đến, ít ra là ở mức khai thác và vận dụng thành thạo, những địa hạt chính của tổng thể CNTT : viễn thông, thiết bị và phần mềm tin học, trong đó trước mắt quan trọng nhất là các hệ tin học ứng dụng cũng như các điều kiện hành chính, luật pháp... cần thiết cho việc ứng dụng tin học. THỜI ÐẠI số 6 84 Tóm lại, cân đối hài hoà mọi khía cạnh không phải chỉ vì theo một trực giác thẩm mỹ, mà chính vì chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Ta đang tiến lên trên một quá trình mà ngắn hạn là tiếp thu ngay công nghệ bên ngoài và làm gia công cho các nước tiên tiến, mà dài hạn là thực hiện từng bước việc hội nhập trông tư thế tương đối độc lập, quá trình đó lâu dài hàng thập kỷ. Kết hợp hài hòa tính ngắn hạn và dài hạn này trong một chính sách CNTT có chọn lựa điểm và không bỏ qua diện, phải chăng là công việc của những cơ quan nhà nước có tránh nhiệm điều tiết kinh tế thị trường cũng như hướng dẫn việc Ðào tạo, Nghiên cứu và Phát triển trong các chương trình nhà nước ? * Kỹ sư Tin học và Viễn thông CẢM TẠ Tác giả xin cảm ơn ở đây bạn Ðỗ bá Phước đã cung cấp nhiều thông tin kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] "The globalisation of the semiconductor industry" (executive sumary), DRI/McGraw-Hill Study, 1996, www.eija.org/study/executive.html. [2] "Electronic Business Semiconductor Update", Electronic Business, Oct 1999, www.eb-mag.com/registrd/research/semicon/index.html. [3] Perspectives des technologies de l’information de l’OCDE; OCDE mars 2000. Tài liệu này cũng có bản tiếng Anh: OECD Information Technology Outlook 2000. [4] L’Economie mondiale 2000; Centre d’Ðtudes prospectives et d’informations internationnales (CEPII); nxb La dÐcouverte; Paris 1999. [5] The Republic of China Yearbook. ( [6] Asia Computer Report 1996; CRITO, Centre for Research on Information Technology and Organisation; Kenneth L. Kreamer & Jason Dedrick. [7] OECD: Information Technology Outlook 1997; tr. 19. [8] OECD: The software sector: A statistical profile for selected OECD countries; Jan 1998. Hà Dương Tuấn, Toàn cầu hoá công nghệ thông tin 85 [9] Nền kinh tế mới toàn cầu hoá và thử thách đối với các nước đang phát triển; Trần quốc Hùng; Hội thảo HT2000, Nữu ước tháng 7- 2000. [10] Ảnh hưởng của Internet Protocol trên lãnh vực toàn cầu hoá; Nguyễn Minh Mỹ ; Hội thảo HT2000, Nữu ước tháng 7-2000. [11] Thương mại điện tử... Ngô thanh Nhàn & Nguyễn Hoàng; Hội thảo HT2000, Nữu ước tháng 7-2000. [12] MAIT: Industry Information ; (MAIT là Hội những nhà sản xuất CNTT Ấn Ðộ) [13] The Globalization of software R&D : The Search for talent; Avron Barr an Shirley Tessier, Stanford Computer Industry Project; 12,1996. http:// www.stanford.edu/group/scip/avsgt/cfr1296.pdf . [14] Human development report, UNESCO, 1999, tr. 61. [15] ‘Made in India’ a new sign of software quality; Micheal Cusumano, Computerworld 28.02.2000. [16] Computer and math modelling in India ; D.K. Kahaner, ATIP (Asian Technology Information Program), 1993. india.93a [17] Web Moguls’ Return Passage to India, Celia W. Dugger; NY Times, 29.02.2000 [18] Software Industry grows in India; Julie Schmit; USA Today 24.01.2000 [19] Software R&D Strategies of Developing Countries ; Shirley Tessler and Avron Barr ; Stanford Computer Industry Project. . [20] Foreign investors chase too few chinese startups, Sunray Liu; EE Times, 18.05.2000. [21] I-Sight : Hidden Talent; Charles Bickers; Far Eastern Economics Review, Chú thích (a) Ở đây xin dùng chữ ‘tầng lớp’ để nói một cách tổng quát nhất về các khâu đoạn sản xuất trong CNTT, cả phần cứng lẫn phần mềm, và về sự liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như các chuẩn mực trong sự liên hệ ấy. Nó bao gồm chữ ‘tầng’(layers) thường được dùng trong phân tích hệ thống, và chữ ‘tầng giao thức’ (protocol layers) có ý nghĩa hẹp và chính xác hơn. THỜI ÐẠI số 6 86 (b) ASIC (Application Specific Integrated Circuit) là các mạch tổng hợp có chức năng nhất định. Còn lại là bộ nhớ, và các linh kiện có thể được biến đổi để làm các mạch điện tử khác nhau, trong đó đặc biệt có FPGA (Field Programmable Gate Array) là các linh kiện có thể được thay đổi chức năng ngay trước khi hoạt động, khi linh kiện đã nằm trong bìa điện tử. Một FPGA hiện nay có thể tương đương 1 triệu transistors. (c) Con virút "I love you" vừa hoành hành trên thế giới cũng có khả năng gần giống như tác tử nhưng còn đơn giản hơn rất nhiều. Ðiều này cho thấy hiệu quả có thể ghê gớm của công nghệ này, tuy nhiên phá hoại thì dễ mà thực hiện những ứng dụng tốt thì khó hơn, và bảo vệ an toàn các hệ thống chống lại các tác tử phá hoại còn có thể khó hơn nữa. Ðó là vấn đề hóc búa nhất trong công nghệ tác tử. (d) Ở đây chỉ nói về OECD. Năm 1987 thị trường này chiếm 94% thị trường thế giới [7, tr.13], năm 1997 tỷ lệ đó giảm xuống còn 92% [3, tr.13]. (e) Xin ghi thêm : giá phần mềm giảm từ 3 % tới 10% tuỳ địa hạt, trong khi đó số người hoạt động trong phần mềm tăng đều 9% mỗi năm từ 1990 tại Mỹ. (f) Năm 1998 Trung Quốc có thêm 3,9 triệu PC [3, tr. 67]. Trong niên khoá 1997-1998 Ấn Ðộ có thêm hơn 1 triệu PC [12]. Các con số này mỗi năm mỗi tăng từ nhiều năm nay, không phải hiện tượng đột biến. (g) Nhiều chuyên gia cho rằng khá sớm trong thế kỷ 21 CNPM sẽ chiếm 10% sản lượng trong toàn bộ nền kinh tế. Thay vì hiện nay chỉ có 8% cho cả CNTT trong các nước phát triển [13]. (h) Có hai thuật ngữ mới thịnh hành là 'outsourcing' và 'offshore' ; nhiều khi bị sử dụng lẫn lộn. Outsourcing có nghĩa rộng hơn và nói đến việc một công ty đưa một hoạt động nào đó cho một công ty khác ngoài mình gia công. Offshore mới nói đến việc đưa làm gia công ở nước ngoài do giá lao động rẻ hơn. Xin tạm đề nghị dịch outsourcing là ngoại di, và offshore là hải di. (i) Người ta ước lượng có 200.000 người Ấn Ðộ làm việc tại Silicon Valley, và các công ty do người Ấn Ðộ sáng lập tại đây trị giá tổng cộng 235 tỷ US $ trên thị trường chứng khoán ; Tuần san Fortune 15.05.2000. (j) Có công ty lấy đến 60% doanh số vào việc gia công cho Y2K, nhưng qua năm 2000 nói chung doanh số XKPM của Ấn Ðộ vẫn tăng đều do đã biết chuyển qua thị trường thương mại điện tử. Hà Dương Tuấn, Toàn cầu hoá công nghệ thông tin 87
File đính kèm:
- toan_cau_hoa_cong_nghe_thong_tin_va_xuat_khau_phan_mem.pdf