Tối ưu giàn thép phi tuyến có biến thiết kế rời rạc bằng thuật toán tiến hóa vi phân cải tiến
Tóm tắt Tối ưu giàn thép phi tuyến có biến thiết kế rời rạc bằng thuật toán tiến hóa vi phân cải tiến: ...ết cấu theo tải trọng sẽ được ghi nhận. Từ đó, khả năng chịu tải của toàn bộ công trình được xác định. Sự an toàn của công trình sẽ được đánh giá khá đơn giản thông qua việc so sánh giữa khả năng chịu tải của cả công trình và áp lực do tải trọng gây ra. Quá trình kiểm tra từng cấu kiện riê...and CR hoac j I u x (9) d) Lựa chọn: U sẽ được lựa chọn thay thế cho vị trí của ix trong quần thể mới nếu giá trị hàm mục tiêu của nó tốt hơn của ix . 3.2 Thuật toán tiến hóa vi phân S-DE cho biến thiết kế rời rạc S-DE được xây dựng dựa trên cơ sở mở rộng các tính năng tìm kiếm ban...dữ liệu rời rạc giành cho iv . Do vậy, trong bước thứ hai, iv sẽ được nhận giá trị nằm trong tập dữ liệu rời rạc cho trước gần với giá trị hiện tại của iv nhất. Kết quả tối ưu được trình bày trong bảng 1. Mỗi thuật toán được chạy độc lập 10 lần để giảm thiểu tác động của tính chất ngẫu ...
c phương pháp phân tích trực tiếp trong thiết kế công trình giàn đã được công bố trong một số nghiên cứu gần đây [16 –21]. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày bài toán tối ưu khối lượng của giàn thép với các biến thiết kế dạng rời rạc. Ứng xử phi tuyến tính phi đàn hồi của kết cấu được tính toán thông qua phân tích trực tiếp. Một thuật toán nâng cấp từ S-DE bằng cách tích hợp một kỹ thuật tìm kiếm địa phương hiệu quả được sử dụng cho quá trình tối ưu. Thuật toán đề xuất được đặt tên là ISDE (Improved Set-based Differential Evolution). Biến thiết kế là tiết diện của các thanh giàn. Điều kiện ràng buộc bao gồm các điều kiện theo các tổ hợp tải trọng cường độ và sử dụng trong tiêu chuẩn AISC-LRFD [22]. Các nội dung tiếp theo của bài báo được cấu trúc như sau: Phần hai trình bày thiết lập bài toán tối ưu giàn thép sử dụng phân tích trực tiếp, phần ba giới thiệu về thuật toán DE, S-DE và ISDE, phần bốn là kết quả tính toán tối ưu một giàn thép không gian 72 thanh và cuối cùng là kết luận. 2. Thiết lập bài toán tối ưu khối lượng giàn thép sử dụng phân tích trực tiếp [21]: Lựa chọn hàm mục tiêu của bài toán là tổng khối lượng của kết cấu, và được tối thiểu hóa theo phương trình sau: Y 1 1 idd i ij i j Min W y L (1) trong đó: Y 1 2, ,..., dy y y véc tơ biến thiết kế (lần lượt là diện tích tiết diện của các thanh dàn); - khối lượng riêng của vật liệu, d - số lượng biến thiết kế; id - số thanh dàn trong nhóm phần tử thanh thứ i; ijL - chiều dài của thanh dàn thứ j trong nhóm phần tử thứ i. Biến thiết kế iy - được chọn từ một tập hợp các giá trị rời rạc cho trước trong các bài toán có biến thiết kế rời rạc. Đối với tổ hợp trạng thái giới hạn cường độ, bằng việc sử dụng phân tích trực tiếp cho phép tính toán khả năng chịu tải của cả công trình, điều kiện ràng buộc được thể hiện bằng công thức (2): 1 0str kk k R C S (2) trong đó: kR - khả năng chịu tải của kết cấu đối với tổ hợp tải trọng thứ k và kS - hiệu ứng do tổ hợp tải trọng cường độ thứ k gây ra. Đối với tổ hợp trạng thái giới hạn sử dụng, điều kiện về chuyển vị sẽ được xem xét thông qua công thức (3). , , , 1 0 j ldisp j l u j l C , 1,...,j nn (3) trong đó: nn - số nút dàn được xét điều kiện chuyển vị, ,j l và , u j l - chuyển vị và giới hạn chuyển vị của nút thứ j tương ứng với tổ hợp trạng thái giới hạn sử dụng thứ l. Điều kiện ràng buộc về tần số dao động riêng của kết cấu được thể hiện như (4). , , 1 0 j mfre m u j m f C f , 1,...,j nm (4) trong đó: nm - số tần số dao động riêng được xét đến, ,j mf và , u j mf - tần số dao động riêng thứ j của kết cấu và giá trị cho phép của nó. Đối với bài toán tối ưu có điều kiện ràng buộc ở trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp hàm phạt làm kỹ thuật để xử lý các điều kiện ràng buộc thông (áp dụng các thuật toán metaheuristic). Đây là kỹ thuật khá đơn giản và hiệu quả tốt cho hầu hết các loại ràng buộc khác nhau. Khi đó, hàm mục tiêu của bài toán được viết lại như sau: Y 1 2 3 1 1 1 idd uncstr str disp fre i ij i j W y L (5) trong đó: 1 2 , 3 , 1 1 max ,0 ; max ,0 ; max ,0 nn nm str disp fre k j l j m j j C C C (6) với str , disp và fre - các tham số phạt tương ứng với các điều kiện ràng buộc về cường độ, chuyển vị và tần số dao động riêng. Công thức (5) cho thấy rằng nếu một thiết kế mà vi phạm điều kiện ràng buộc thì hàm mục tiêu tương ứng sẽ được cộng thêm một giá trị gọi là giá trị phạt tương ứng cho vi phạm đó. Do quá trình tối ưu là tối thiểu hóa hàm mục tiêu, các thiết kế vi phạm điều kiện ràng buộc sẽ dần dần bị loại bỏ. Giá trị của các tham số phạt này không phụ thuộc vào bài toán tối ưu, tuy KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 15 nhiên thường được lấy giá trị đủ lớn nhằm loại bỏ các thiết kế bị vi phạm và chỉ còn lại các thiết kế thỏa mãn tất cả các điều kiện ràng buộc. Trong nghiên cứu này, các tham số phạt được lấy bằng 10.000. 3. Thuật toán tiến hóa vi phân cho bài toán tối ưu với biến rời rạc (S-DE) 3.1 Thuật toán tiến hóa vi phân cơ bản Thuật toán tối ưu DE được Storn và Price giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1995 cho các bài toán tối ưu với biến thiết kế là liên tục [6]. Các cơ chế chính được xây dựng cho DE như sau: a) Khởi tạo: NP cá thể X 1,..,i jx j D được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ miền giá trị cho trước của các biến thiết kế. b) Đột biến: Tương ứng với mỗi cá thể Xi , một cá thể đột biến V 1 2, ,..., Dv v v được tạo ra dựa trên kỹ thuật đột biến DE. Một số kỹ thuật đột biến của DE thường được sử dụng là: DE/rand/1: V X X X 1 2 3r r r F (7) DE/best/1: V X X X 1 2best r r F (8) trong đó: F - biên độ đột biến; Xbest - cá thể tốt nhất trong quần thể hiện tại; 1r , 2r và 3r - 3 số tự nhiên ngẫu nhiên được lựa chọn trong khoảng 1,D và thỏa mãn điều kiện 1 2 3i r r r . c) Lai tạo: Một cá thể mới U 1 2, ,..., Du u u được tạo ra thông qua việc lai tạo giữa Xi và V thông qua cơ chế như sau: (0,1)j j ij v khi rand CR hoac j I u x (9) d) Lựa chọn: U sẽ được lựa chọn thay thế cho vị trí của ix trong quần thể mới nếu giá trị hàm mục tiêu của nó tốt hơn của ix . 3.2 Thuật toán tiến hóa vi phân S-DE cho biến thiết kế rời rạc S-DE được xây dựng dựa trên cơ sở mở rộng các tính năng tìm kiếm ban đầu của DE trên miền liên tục sang miền rời rạc mà không làm thay đổi quy trình cơ bản của DE. Để thực hiện điều này, trong S-DE, các toán tử liên quan đến kỹ thuật đột biến và lai tạo được định nghĩa lại trên cơ sở sự vận hành của nó trên các tập con của tập phổ quát ban đầu. Các định nghĩa toán tử mới được quy định như sau: - Định nghĩa 1: Hiệu của 2 tập cá thể X1 và X2 được xác định như sau: 1 2 1 2j j j j jd x x e e x va e x (10) Trong trường hợp nếu A và B có cùng một phân tử giống nhau nào đó thì hiệu của 2 tập này sẽ là tập rỗng tương ứng với phân tử đó. - Định nghĩa 2: Tích của biên độ đột biến và tập d được xác định như sau: ˆ j j j d khi r Fd F d khi r F (11) trong đó: r - một giá trị ngẫu nhiên trong khoảng [0,1]. - Định nghĩa 3: Tổng của 2 tập đã được thu/phóng 1dˆ và 2dˆ được xác định như sau: 1 2 1 2ˆ ˆ ˆ ˆ , 1,..,j j j jd d e e d hoac e d j D (12) - Định nghĩa 4: Tổng của một cá thể X với dˆ : ˆ ˆ , 1,.., ˆ j j j j j x khi d x d j D d TH khac (13) 3.3 Đề xuất thuật toán S-DE cải tiến cho biến thiết kế rời rạc S-DE có ưu điểm là không làm thay đổi quy trình cơ bản của DE. Tuy nhiên, khả năng tìm kiếm của nó thường khá hạn chế do tốc độ hội tụ quá nhanh khiến cho kết quả tìm kiếm được thường là giá trị cục bộ địa phương. Để giải quyết vấn đề này, trong bài báo này tác giả đề xuất sử dụng kỹ thuật tìm kiếm địa phương vào S-DE và được đặt tên là ISDE (Improved Set-based Differential Evolution). KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 16 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 Nội dung kỹ thuật này như sau: Sau khi cá thể đột biến V 1 2, ,..., Dv v v được tạo ra dựa trên kỹ thuật cơ bản của S-DE, cá thể đột biến V' 1 2', ',..., 'Dv v v được tạo ra như sau: int 0,3 0.5 ' int 0,3 0.5 i i i v rand khi rand v v rand khi rand (14) Công thức (14) được giải thích như sau: tương ứng với mỗi thành phần iv của V , 'iv được tạo ra bằng cách dịch chuyển vị trí của iv trong miền tìm kiếm lên trước hoặc về sau một số bước là số tự nhiên ngẫu nhiên trong đoạn [0,3]. Điều này giúp cho khả năng tìm kiếm địa phương của thuật toán được tăng lên, các cá thể tốt xung quanh cá thể đột biến có cơ hội được xét đến trong quá trình tối ưu. Qua đó, kết quả tối ưu tìm được sẽ tốt hơn và vượt qua được hội tụ cục bộ địa phương của S-DE. Lưu ý rằng, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng giá trị khác thay cho 3 trong đoạn [0,3] ở trên. Khi giá trị này tăng lên sẽ giúp cho khả năng tìm kiếm cục bộ của chương trình tối ưu tốt lên. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho tốc độ hội tụ bị giảm xuống và sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho việc chạy chương trình tối ưu. Trong một số bài toán tối ưu, khi hạn chế về nguồn lực tính toán thì giá trị lựa chọn này nên nhỏ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hội tụ của chương trình. Trong bài báo này, tác giả lựa chọn bằng 3 dựa trên sự khuyến nghị của tác giả Degertekin [23] và kinh nghiệm của bản thân. 4. Trường hợp nghiên cứu Một giàn thép không gian 72 thanh được lựa chọn nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phương pháp tối ưu giàn thép sử dụng thuật toán S-DE và phân tích trực tiếp. Kích thước hình học của giàn thép được thể hiện trong hình 1. Thanh được làm từ thép A992 với khối lượng riêng là 7850 (kg/m 3 ), mô- đun đàn hồi E=200 (Gpa) và cường độ chảy của vật liệu Fy=345 (Mpa). Tải trọng gió (W) bằng 150 (kN) được đưa về các nút giàn theo phương trục X như trên hình 1. Tải trọng bản thân (D) bằng 200 (kN) và hoạt tải (L) bằng 120 (kN) được đưa về tải trọng thẳng đứng đặt tại các nút giàn. Diện tích tiết diện các thanh được chia thành 16 biến thiết kế như sau: Nhóm 1: Tiết diện thanh số 1-4; nhóm 2: 5-12; nhóm 3: 13-16; nhóm 4: 17-18; nhóm 5: 19-22; nhóm 6: 23-30; nhóm 7: 31-34; nhóm 8: 35-36; nhóm 9: 37- 40; nhóm 10: 41-48; nhóm 11: 49-52; nhóm 12: 53- 54; nhóm 13: 55-58; nhóm 14: 59-66; nhóm 15: 67- 70; nhóm 16: 71-72. Diện tích tiết diện các thanh được lựa chọn từ tập rời rạc sau: List(42)=[1.62, 1.80, 1.99, 2.13, 2.38, 2.62, 2.63, 2.88, 2.93, 3.09, 3.13, 3.38, 3.47, 3.55, 3.63, 3.84, 3.87, 3.88, 4.18, 4.22, 4.49, 4.59, 4.80, 4.97, 5.12, 5.74, 7.22, 7.97, 11.5, 13.5, 13.9, 14.2, 15.5, 16.0, 16.9, 18.8, 19.9, 22.0, 22.9, 26.5, 30.0, 33.5] (in 2 ). Các tổ hợp tải trọng được xem xét là: 2 tổ hợp cường độ: (1.2D+1.6L, 1.2D+0.5L+1.7W) và 1 tổ hợp sử dụng với giới hạn chuyển vị lệch tầng bằng H/400: (1.0D+0.5L+0.7W). Các thông số sử dụng trong chương trình tối ưu là: Số các thể trong quần thể: DEpop = 25, số vòng tiến hóa: MaxItr = 1000, F = 0,7, CR = 0,6. Tập hợp 42 diện tích thanh giàn trong List được đánh số thứ tự từ 1 đến 42. Các giá trị của biến tối ưu trong chương trình sẽ nhận các giá trị tự nhiên từ 1 đến 42. 3 kỹ thuật tối ưu dựa trên nền tảng DE được nghiên cứu và so sánh là: (1) ISDE được xây dựng trong bài báo này; (2) S-DE; (3) các cá thể mới đầu tiên vẫn được xác định dựa theo các kỹ thuật trong DE thông thường như là một biến liên tục nhưng sẽ được chuyển đổi sang miền rời rạc trước khi hàm mục tiêu được tính toán, đặt tên là D-DE (Discrete DE). D-DE có thể được giải thích cụ thể hơn như sau: Đầu tiên, thành phần iv của V vẫn được xác định một cách thông thường dựa trên các kỹ thuật đột biến và lai ghép của thuật toán DE. Đương nhiên giá trị iv hầu như là một số thực không nằm trong tập dữ liệu rời rạc giành cho iv . Do vậy, trong bước thứ hai, iv sẽ được nhận giá trị nằm trong tập dữ liệu rời rạc cho trước gần với giá trị hiện tại của iv nhất. Kết quả tối ưu được trình bày trong bảng 1. Mỗi thuật toán được chạy độc lập 10 lần để giảm thiểu tác động của tính chất ngẫu nhiên đến kết quả tối ưu tìm được. Dựa trên kết quả trình bày trong bảng 1, ta có thể thấy ISDE luôn tìm được thiết kế tối ưu tốt nhất trong tất cả các lần chạy. Thiết kế tối ưu tốt nhất này tương ứng với khối lượng giàn là 2325,9 (kg). Trong khi đó, D-DE và S-DE không thể tìm được kết quả tối ưu tốt nhất này qua 10 lần chạy khác nhau. Khối lượng tối ưu tốt nhất mà D-DE tìm được là 2384,4 (kg) và giá trị kém nhất tìm được là 2421,3 (kg). Kết quả tối ưu sử dụng thuật toán S-DE KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 17 tỏ ra khá kém với khối lượng tốt nhất là 2857,5 (kg) và khối lượng kém nhất là 3207,5 (kg). Kết quả này cho thấy ISDE tỏ ra mạnh mẽ và ổn định hơn hẳn D-DE và S-DE. Hình 1. Giàn thép không gian 72 thanh Bảng 1. Kết quả chạy tối ưu giàn 72 thanh ISDE S-DE D-DE Khối lượng giàn tối ưu tốt nhất (kg) 2325,90 2857,50 2384,40 Khối lượng giàn tối ưu kém nhất (kg) 2325,90 3207,50 2421,30 Khối lượng trung bình các kết quả tối ưu (kg) 2325,90 2857,50 2402,60 Độ lệch chuẩn khối lượng các kết quả tối ưu (kg) 0,00 100,27 11,55 Tiết diện các thanh giàn của thiết kế tối ưu tốt nhất (in2) 11,5; 1,80; 1,62; 1,62; 7,22; 1,62; 1,62; 1,62; 3,09; 1,62; 1,62; 1,62; 1,62; 1,62; 1,62; 1,62 11,5; 2,13; 2,13; 3,38; 7,22; 1,62; 3,38; 2,62; 3,09; 2,13; 2,62; 2,93; 1,62; 1,80; 1,80; 1,62 11,5; 1,80; 1,62; 1,62; 7,22; 1,62; 1,62; 1,80; 3,13; 1,62; 1,80; 1,80; 1,80; 1,80; 1,62; 1,62 Đánh giá vi phạm các điều kiện ràng buộc Không vi phạm Không vi phạm Không vi phạm Hình 2 và hình 3 thể hiện đường cong hội tụ của lần chạy tối ưu tốt nhất và giá trị trung bình các lần chạy của các thuật toán. Ta có thể nhận thấy rằng S- DE hội tụ quá sớm (khoảng 50 vòng tiến hóa/1000 vòng được thiết lập). Điều này lý giải cho việc kết quả tối ưu tìm được khi sử dụng thuật toán S-DE khá kém. Trong khi đó, ISDE có tốc độ hội tụ tốt nhất trong 3 thuật toán. Đồng thời ISDE cho phép tìm được kết quả tối ưu tốt hơn so với 2 thuật toán còn lại. Thuật toán D-DE có tốc độ hội tụ kém nhất trong 3 thuật toán. Tuy nhiên, D-DE có khả năng xử lý hội tụ địa phương khá tốt, đặc biệt là so với S-DE. KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 18 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 Hình 2. Đường cong hội tụ của lần chạy tối ưu tốt nhất Hình 3. Đường cong hội tụ trung bình của tất cả các lần chạy tối ưu 5. Kết luận Bài báo đề xuất một thuật toán tối ưu dựa trên thuật toán tiến hóa vi phân và nguyên lý bộ giá trị (Set-based Differential Evolution, S-DE) nhằm tối ưu hóa giàn thép phi tuyến có biến thiết kế rời rạc. Trong thuật toán được đề xuất (ISDE), kỹ thuật tìm kiếm địa phương được tích hợp trong S-DE giúp cho ISDE có khả năng tìm kiếm tốt hơn và tránh được hạn chế hội tụ quá nhanh của S-DE. Ứng xử phi tuyến hình học và vật liệu của giàn thép được xét đến thông qua sử dụng phân tích trực tiếp phi tuyến tính phi đàn hồi. Kết quả nghiên cứu giàn không gian 72 thanh với 16 biến thiết kế rời rạc cho thấy rằng ISDE tỏ ra mạnh mẽ vượt trội so với S-DE và D-DE. Điều này thể hiện qua việc ISDE luôn tìm được kết quả tối ưu tốt nhất trong mọi lần chạy trong khi S-DE và D-DE thì không. Tốc độ hội tụ của ISDE cũng tốt hơn so với S-DE và D-DE. Các hướng nghiên cứu tiếp theo là: (1) Đánh giá hiệu quả của ISDE trên nhiều dạng kết cấu giàn khác nhau cùng với các điều kiện về dạng biến thiết kế rời rạc khác nhau; (2) Nghiên cứu mở rộng hiệu quả của ISDE đối với các bài toán tối ưu khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. M.H. Ha, Q.A. Vu, V.H. Truong (2018). Optimum Design of Stay Cables of Steel Cable-stayed Bridges Using Nonlinear Inelastic Analysis and Genetic Algorithm. Structures; 16: 288-302. 2. V.H. Truong, S.E. Kim (2018). A robust method for optimization of semi-rigid steel frames subject to seismic loading. Journal of Constructional Steel Research; 145C: 184-195. 3. H.A. Pham, D.X. Nguyen, V.H. Truong (2021). An efficient differential-evolution-based moving compensation optimization approach for controlling differential column shortening in tall buildings. Expert Systems with Applications 169, 114531. KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 19 4. M.H. Ha, Q.V. Vu, V.H. Truong (2020). Optimization of nonlinear inelastic steel frames considering panel zones. Advances in Engineering Software; 142: 102771. 5. V. H. Truong, S.E. Kim (2017). An efficient method for reliability-based design optimization of nonlinear inelastic steel space frames. Struct Multidisc Optim; 56: 331-351. 6. R. M. Storn and K. V. Price (1997). Differential evolution-a simple and efficient heuristic for global optimization over continuous spaces. J. Global Optim, vol. 11, pp. 341–359. 7. A. K. Qin, V. L. Huang and P. N. Suganthan (2009). Differential evolution algorithm with strategy adaptation for global numerical optimization. IEEE Trans. Evol. Comput., vol. 13, pp. 398-417. 8. Y . Wang, Z. Cai, Q. Zhang (2011). Differential evolution with composite trial vector generation strategies and control parameters. IEEE Trans. Evol. Comput., vol. 15, pp. 55-66. 9. R. Storn and K. V. Price (1996). Minimizing the real functions of the ICEC’96 contest by differential evolution. In Proceedings of IEEE International Conference on Evolutinary Computation, pp. 842-844. 10. K. V. Price (1997). Differential evolution versus the functions of the 2 nd ICEO. In Proceedings of IEEE International Conference on Evolutinary Computation, Apr. 11. J. Zhang, Viswanath Avasarala, Arthur C. Sanderson and Tracy Mulle (2008). Differential Evolution for Discrete Optimization: An Experimental Study on Combinatorial Auction Problems. In Proceedings of IEEE Conference on Evolutinary Computation. 12. N. Damak, B.Jarboui, P. Siarryb and T. Louki (2009). Differential evolution for solving multi-mode resource- constrained project scheduling problems. Computers & Operations Research, vol. 36, pp. 2653-2659. 13. Q.-K. Pan, M. Fatih Tasgetiren and Yun-Chia Liang (2007). A Discrete Differential Evolution Algorithm for the Permutation Flowshop Scheduling Problem. Presented at the Genetic Evol. Comput. 14. M. F. Tasgetiren, P.N. Suganthan and Quan-Ke Pan (2010). An ensemble of discrete differential evolution algorithms for solving the generalized traveling salesman problem. Applied Mathematics and Computation, vol. 215, pp. 3356–3368. 15. Y. Liu, W. N. Chen, Z.H. Zhan, Y. Lin, Y.J. Gong, J. Zhang (2013). A set-based discrete differential evolution algorithm. 2013 IEEE International Conference on Systems, Man, and Cybernetics 1347- 1352. 16. V.H. Truong, Q.V. Vu, H.T. Thai, M.H. Ha (2020). A robust method for safety evaluation of steel trusses using Gradient Tree Boosting algorithm. Advances in Engineering Software 147, 102825. 17. H.M. Hùng, T.V. Hùng, Đ.V. Thuật, V.Q. Việt (2020). Phương pháp xử lý hiện tượng mô hình quá khớp trong xây dựng mô hình học sâu để ước lượng khả năng chịu tải của giàn phi tuyến. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD)-ĐHXD 14 (1V), 12- 20. 18. V.H. Truong, S.E. Kim (2018). Reliability-based design optimization of nonlinear inelastic trusses using improved differential evolution algorithm. Advances in Engineering Software; 121: 59-74. 19. V.H. Truong, Q.V. Vu, V.T. Dinh (2019). A deep learning-based procedure for estimation of ultimate load carrying of steel trusses using advanced analysis. Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE)-NUCE; 13(3): 113-123. 20. S.E. Kim, V.H. Truong (2020). Reliability Evaluation of Semirigid Steel Frames Using Advanced Analysis. Journal of Structural Engineering; 146(5): 04020064. 21. H.M. Hùng, T.V. Hùng, Đ.V. Thuật (2020). Bài toán tối ưu kết cấu dàn phẳng sử dụng phân tích trực tiếp có xét đến điều kiện ràng buộc về tần số dao động riêng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ, 62(6) 6.2020, 24-28. 22. AISC-LRFD (1999), “Manual of steel construction – load and resistance factor design”, Chicago (IL): American Institute of Steel Construction. 23. Degertekin SO (2008), “Optimum design of steel frames using harmony search algorithm”: Struct Multidiscip Optim 36:393–401. Ngày nhận bài: 20/4/2021. Ngày nhận bài sửa: 28/5/2021. Ngày chấp nhận đăng:30/5/2021.
File đính kèm:
- toi_uu_gian_thep_phi_tuyen_co_bien_thiet_ke_roi_rac_bang_thu.pdf