Trong hoạt động marketing thư viện công cộng

Tóm tắt Trong hoạt động marketing thư viện công cộng: ...và dịch vụ thư viện. Đặc biệt, thư viện phải có những động thái quảng bá tích cực nguồn lực thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin để người sử dụng thư viện luôn luôn bị “bủa vây” trong những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, thân thiện nhất có sức cạnh tranh với các nguồn thông tin khác ngoài thư... - Yếu tố địa lý: o Tỉnh, thành phố, mật độ dân cư. Phân loại đối tượng người dùng thư viện với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý bạn đọc, thư viện công cộng sẽ có được những thông tin, lý lịch và lịch sử hoạt động khai thác thông tin và nhu cầu tin của bạn đọc. Căn cứ trên những thông ti... nhiều hoạt động liên quan đến marketing thư viện nhằm thay đổi chính sách mang lại nhiều thuận lợi và lợi ích đối với thư viện nói chung và thư viện công cộng nói riêng trước thời điểm Luật thư viện ra đời. Ngày 05/8/2011, Vụ Thư viện phối hợp cùng Liên hiệp Thư viện đại học khu vực phía ...

pdf16 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trong hoạt động marketing thư viện công cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hình ảnh của cơ quan thư viện với mục đích 
để người dùng tin hiểu và đánh giá cao nỗ lực của cơ quan thông tin thư viện khi tạo ra 
các sản phẩm và dịch vụ ấy. Đồng thời việc định vị tốt phải dựa trên kết quả của những 
điều tra nghiêm túc về nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như việc lựa 
chọn những cá nhân, nhóm cán bộ làm công tác giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh 
của cơ thư viện. 
Với kết quả điều tra này, cán bộ thư viện cần phát hiện ra những nhu cầu đa dạng của 
mọi đối tượng bạn đọc của thư viện để từ đó thiết kế và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù 
hợp cho mỗi đối tượng bạn đọc. Đồng thời nhóm thiết kế sản phẩm cần đặt ra những tiêu 
chuẩn tối thiểu cho mỗi sản phẩm, dịch vụ cho từng nhóm đối tượng. Từ đó sẽ có kế 
hoạch theo dõi, đánh giá việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện từ bạn đọc. 
Những đánh giá từ phía bạn đọc sẽ giúp cán bộ thư viện sớm có kết luận định vị sản 
phẩm, dịch vụ của mình đang ở mức độ nào và linh hoạt thay đổi mức tiêu chuẩn của sản 
phẩm và dịch vụ thư viện. Đặc biệt, thư viện phải có những động thái quảng bá tích cực 
nguồn lực thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin để người sử dụng thư viện luôn luôn 
bị “bủa vây” trong những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, thân thiện nhất có sức cạnh tranh 
với các nguồn thông tin khác ngoài thư viện của bạn đọc. 
Thậm chí, người cán bộ thư viện cần tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình, công việc 
mình đã thực hiện được thể hiện như thế nào trong con mắt, trái tim bạn đọc. Bạn đọc 
đánh giá như thế nào về sản phẩm và dịch vụ của thư viện, họ miêu tả về thư viện như thế 
nào? Thậm chí họ sử dụng từ ngữ, thái độ, hành động nào đối với người cán bộ và thư 
viện. 
Với kế hoạch định vị sản phẩm sẽ giúp thư viện thực hiện tốt các bước tiếp theo trong 
việc xây dựng, hoạch định chiến lược marketing cho thư viện của mình. 
People (con người) 
Theo số liệu của “Kỷ yếu hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện 
công cộng (2006-2010)” tại Phú Yên cho biết: “Thư viện cấp tỉnh: Trong 5 năm qua toàn 
mạng lưới thư viện cấp tỉnh đã có 177 cán bộ được tuyển dụng, hợp đồng dài hạn đưa 
tổng số cán bộ từ 1.394 lên đến 1.604; Thư viện cấp huyện: toàn mạng lưới thư viện cấp 
huyện được bổ sung thêm 175 cán bộ đưa tổng số cán bộ từ 694 lên 869” [5] trong đó 
trình độ trên đại học tăng lên 3,3%; trình độ đại học tăng lên 68%. 
Có thể nói số lượng cán bộ thư viện ngày một nhiều thêm, trình độ chuyên môn của 
cán bộ thư viện ngày một nâng cao, đó là tín hiệu tốt khi nhu cầu tin của bạn đọc ngày 
một đa dạng, những yêu cầu tin đòi hỏi chất lượng kết quả tìm kiếm cao. Tuy nhiên việc 
tạo điểm khác biệt về hình ảnh người cán bộ thư viện cần cù, chăm chỉ trước đây cần 
được bổ sung thêm những yếu tố khác nhằm tạo ấn tượng khác biệt, ấn tượng về người 
cán bộ thư viện của thế kỷ XXI. Đó chính là việc tạo những điểm khác biệt về nhân sự. 
 Năng lực: Cán bộ thư viện cần có kỹ năng và kiến thức cần thiết về nghiệp vụ 
chuyên môn; cập nhật những thông tin mới về ngành nghề qua các hội nghị hội thảo 
và chia sẻ kiến thức nghề nghiệp qua các diễn đàn trong và ngoài thư viện. 
 Nhã nhặn: Cán bộ thư viện cần có thái độ niềm nở, lễ phép và chu đáo theo 
phương châm: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Cần phải xóa đi hình ảnh 
“cô thủ thư khó tính” không mấy thân thiện với bạn đọc. Thay vào đó là những 
cán bộ thư viện chuyên nghiệp, bằng kiến thức và lòng nhiệt tình với công việc 
luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đọc khai thác triệt để nguồn tài nguyên thông tin của thư 
viện mà trong khía cạnh nào đó bạn đọc chưa được trang bị kiến thức thông tin, kỹ 
năng tìm và tra cứu tin. 
 Có tín nhiệm: Một thư viện hoạt động tốt khi có cán bộ lãnh đạo giỏi. Một cán bộ 
lãnh đạo thư viện giỏi cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên được trang bị kiến thức 
tốt, ý thức trách nhiệm với công việc. Một cán bộ thư viện giỏi khi họ được bạn 
đọc đánh giá tốt trong công việc... các mức độ thể hiện tín nhiệm của bạn đọc, của 
cán bộ thư viện hay của cán bộ lãnh đạo thư viện đều thể hiện mức độ tín nhiệm 
của họ lẫn nhau. Điều này thể hiện được sự phát triển ổn định và bền vững của thư 
viện. 
 Tin cậy: Cán bộ thư viện cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng đều và 
chính xác. Với sứ mệnh của mình, người cán bộ thư viện là cầu nối giữa bạn đọc 
với thông tin mà họ cần. Cụ thể, sau khi phân tích yêu cầu tin và tìm hiểu nhu cầu 
của bạn đọc, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp sẽ nắm bắt được những thông 
tin phù hợp với nhu cầu của bạn đọc, những thông tin có chất lượng. Khi ấy, bạn 
đọc có thể hoàn toàn yên tâm rằng thông tin họ nhận được là chính xác, cập nhật 
và được đảm bảo. 
 Nhiệt tình: Cán bộ thư viện cần nhanh chóng giải quyết các yêu cầu và vấn đề của 
bạn đọc, khách hàng của thư viện. 
 Khả năng giao tiếp: Cán bộ thư viện cần có kỹ năng đặt câu hỏi, làm rõ vấn đề và 
nắm bắt nhu cầu của bạn đọc để từ đó cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác. Đồng 
thời kỹ năng giao tiếp thân thiện sẽ làm cho bạn đọc cảm thấy thoải mái hơn khi 
đến sử dụng dịch vụ và sản phẩm tại thư viện. 
Process (quy trình) 
Yếu tố hệ thống thể hiện tinh thần cơ bản của quản trị thư viện công cộng hiện đại. 
Nhiều tổ chức đã đầu tư công sức, thời gian và tiền của để xây dựng một quy trình hoạt 
động theo hệ thống nhằm chuẩn hoá hoạt động cũng như nâng cao năng lực của cán bộ, 
sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị thành viên. Để hoạt động thư viện công cộng thực 
sự hiệu quả, cần tính đến việc ứng dụng ISO trong quản lý toàn diện hệ thống. Tuy nhiên 
việc triển khai ISO trong quản lý hệ thống cần hội tụ đủ các yếu tố sáng tạo, nguyên tắc, 
linh hoạt và phát huy tốt vai trò cá nhân. 
Public (công chúng) 
Đối tượng bạn đọc của thư viện công cộng rất đa dạng bao gồm công nhân, nông dân, 
cán bộ kỹ thuật, thiếu nhi, học sinh, sinh viên, người về hưu với trình độ học vấn, nhu 
cầu, yêu cầu, thói quen, hành vi khác nhau. Chính vì vậy, việc phân loại đối tượng bạn 
đọc theo các tiêu chí khác nhau giúp thư viện kiểm soát, quản lý bạn đọc và nhằm phục 
vụ tốt hơn. 
Căn cứ trên cơ sở dữ liệu bạn đọc, thư viện công cộng có thể phân chia các nhóm đối 
tượng bạn đọc – công chúng của thư viện như sau: 
- Thông tin cá nhân: 
o Tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập, địa chỉ. 
- Tâm lý: 
o Sở thích, tính cách, nhu cầu hiện tại và tương lai. 
- Hành vi: 
o Tần suất sử dụng thư viện, mục đích tìm kiếm thông tin. 
- Yếu tố địa lý: 
o Tỉnh, thành phố, mật độ dân cư. 
Phân loại đối tượng người dùng thư viện với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý bạn 
đọc, thư viện công cộng sẽ có được những thông tin, lý lịch và lịch sử hoạt động khai 
thác thông tin và nhu cầu tin của bạn đọc. Căn cứ trên những thông tin tổng hợp được, 
người cán bộ thư viện dễ dàng xây dựng kế hoạch marketing, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu 
tin của mọi đối tượng bạn đọc thư viện. 
Bên cạnh việc marketing hướng đến đáp khách hàng – công chúng ngoài thư viện, các 
nhà quản lý cơ quan thư viện công cộng cũng cần nghiên cứu hoạt động marketing nội bộ 
phù hợp, cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, kỹ năng marketing cho đội ngũ cán bộ 
thư viện, những người trực tiếp tham gia, ủng hộ hoặc tiến hành hoạt động marketing thư 
viện công cộng. 
Với những cơ quan thư viện cộng cộng gắn việc tổ chức các buổi họp tập thể, nhóm 
công việc sẽ sớm nắm bắt được tâm lý cán bộ, chia sẻ và động viên khen-thưởng kịp thời 
từ cá nhân đến các nhóm công việc. Việc làm này không chỉ là biện pháp thúc đẩy, giữ 
chân người tâm huyết, tài năng mà còn khơi dậy hưng phấn làm việc của mỗi cán bộ thư 
viện, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tối đa năng lực của mình – công chúng, bạn đọc 
nội bộ của thư viện công cộng. 
Parnership (đối tác) 
Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng 
trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri 
thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của 
mọi tầng lớp của nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng 
nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ công cuộc công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6]. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, 
thư viện công cộng chắc chắn sẽ gặp phải các vấn đề về xã hội phức tạp và cần rất nhiều 
nhóm hay tổ chức tham gia, hỗ trợ, tài trợ. Với lượng đối tượng bạn đọc đông, đa dạng 
của mình, các thư viện công cộng đã cố gắng tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân 
sử dụng, tiếp cận các nguồn tài liệu giá trị, có ích cho công việc đời sống hằng ngày và 
nâng cao dân trí. Thực tế cho thấy, nhiều khi phát động nhiều phong trào đọc sách, tổ 
chức nhiều cuộc triển lãm sách, hội thi đọc sách... và các cá nhân điển hình rất tốt đẹp 
nhưng thường không nhân rộng lên được và chương trình hành động không bền vững [7]. 
Chính vì vậy thư viện công cộng cần kết hợp với nhiều tổ chức khác nhau để tạo nên 
hiệu quả cao cho công việc, đặc biệt là giới truyền thông. Một ví dụ điển hình về hoạt 
động marketing xã hội với sự tham gia của giới truyền thông đã tạo nên sự thành công 
cho sự kiện “100 năm Thư viện Công cộng New York” như sau: 
“Thư viện Công cộng New York (New York Public Library) tồn tại là nhờ sự đóng góp 
của các cá nhân, các tập đoàn và quỹ, cũng như của chính quyền liên bang, chính quyền 
địa phương và bang. Năm 1995 Thư viện đã bắt đầu thực hiện dự án quy mô lớn và dài 1 
năm nhằm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập” 
Với việc lập kế hoạch gồm các mục tiêu; chiến lược và tiến hành các hoạt động đối với 
báo chí; các hoạt động thúc đẩy đặc biệt khác kết quả của chiến dịch marketing kỷ 
niệm 100 năm thành lập Thư viện Công cộng New York đã vượt xa mọi sự trông đợi với 
1.700 bài báo ít nhất bằng 8 thứ tiếng (tăng 50% so với năm 1994); trong 8 tháng đã có 
38 lượt tin bài về Thư viện xuất hiện trên báo New York Times; có hơn 5 giờ sóng truyền 
hình, trong đó có một phóng sự chính dài 11 phút trên CBS, NBC’s Today; 20.000 
khách đã tham gia lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thư viện vào ngày 20 tháng 5; Hơn 
200.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã thăm các triển lãm trong thư viện trong năm 
1995; Số người đến thư viện tăng 40%; Hơn 1 triệu lượt người truy cập vào website của 
Thư viện trong vòng 2 tháng đầu; việc quyên góp tiền cũng đã đạt khoản đóng góp 10 
triệu USD và một khoản quyên góp giấu tên là 15 triệu USD cho việc trùng tu phòng đọc 
lớn của tòa nhà cũ”[8]. 
Chính vì vậy, việc chủ động tìm và thiết lập mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài 
hệ thống thư viện công cộng, đối tác trong và ngoài nước, các tổ chức NGOs... sẽ giúp 
cho thư viện công cộng triển khai thuận lợi nhiều hoạt động của mình, đồng thời tiến tới 
việc xã hội hoá hoạt động thư viện công cộng là một việc nên sớm phát huy. 
(Trích Dự thảo Luật thư viện) 
Dự thảo Luật thư viện 
Điều 31 – Khuyến khích xã hội hoá 
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân 
đầu tư, đóng góp công sức, tiền của cho thư viện. 
Policy (chính sách) 
Các chương trình marketing xã hội có thể thúc đẩy các cá nhân, nhóm hoặc tập thể 
trong cộng đồng thay đổi thái độ, hành vi nhưng rất khó để duy trì thái độ ấy nếu như môi 
trường sống của họ lại thay đổi. Vì vậy, sự thay đổi chính sách là cần thiết để phù hợp 
hơn với những thay đổi của ngoại cảnh. Đối với hệ thống thư viện công cộng, đối tượng 
được ngân sách nhà nước chi trả trực tiếp thì chính sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn 
đến hoạt động của các thư viện này [9]. Chính vì vậy việc marketing thư viện công cộng, 
vận động hành lang, tạo ảnh hưởng tích cực đến việc thay đổi chính sách phù hợp với 
hoạt động của mình là điều hết sức quan trọng đối với thư viện công cộng nói riêng hay 
toàn hộ hệ thống thư viện Việt Nam nói chung. Trong thời điểm này nên có nhiều hoạt 
động liên quan đến marketing thư viện nhằm thay đổi chính sách mang lại nhiều thuận lợi 
và lợi ích đối với thư viện nói chung và thư viện công cộng nói riêng trước thời điểm 
Luật thư viện ra đời. 
Ngày 05/8/2011, Vụ Thư viện phối hợp cùng Liên hiệp Thư viện đại học khu vực phía 
Bắc đã tổ chức Hội nghị Góp ý dự thảo Luật thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Việc biên soạn, lấy ý kiến dự thảo Luật thư viện thay 
thế cho Pháp lệnh thư viện trước đây cho thấy tình hình thực tế đòi hỏi cấp thiết phải ban 
hành bộ luật có tính pháp lý cao hơn nhằm điều chỉnh một cách có hệ thống và đồng bộ 
các quan hệ liên quan đến các cơ quan thư. 
 Với nội dung rõ ràng, chi tiết và sự thể hiện bao quát chung, bản dự thảo Luật thư viện 
góp phần thể hiện rõ chính sách, quan điểm của Nhà nước vì lợi ích công cộng; bắt buộc 
thi hành; có hệ thống; thể hiện nội dung tổng hợp các quyết định; có tính kế thừa; quyết 
định theo đa số... 
(Trích Dự thảo Luật thư viện) 
Dự thảo Luật thư viện 
Điều 6. Chính sách của nhà nước đối với thư viện 
 1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp thư viện. 
Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham 
gia hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật. 
 2. Đầu tư phát triển thư viện bền vững trên cơ sở ứng dụng các 
thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, công nghệ chủ yếu là công nghệ tự 
động hóa, tin học hóa dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông; thực 
hiện chuẩn hóa thư viện. 
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu 
tư cho thư viện. 
 3. Tạo điều kiện cho thư viện phát triển hợp tác quốc tế theo quy 
định của pháp luật. 
 4. Hỗ trợ vốn tài liệu cho thư viện tư nhân; đào tạo, bồi dưỡng 
chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm việc trong thư viện tư nhân; bảo 
quản bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học 
của cá nhân, gia đình, dòng họ. 
Purse (tiền vốn) 
Hầu hết các chương trình marketing xã hội thường được bảo trợ từ các tập đoàn, trợ 
cấp của chính phủ hay các quỹ từ thiện. Đây cũng là một vấn đề cần chú ý để các thư 
viện công cộng thực hiện để có đủ tiền cho chương trình. 
Để dẫn chứng cho hoạt động quyên góp tiền từ các cá nhân, tổ chức cho hoạt động của 
thư viện công cộng, tôi xin lấy ví dụ về hoạt động “Cải tạo thư viện ở Portland” như sau: 
“Thư viện hạt Multnomah, Thư viện trung tâm (Central Library), và 14 chi nhánh của 
nó đại diện cho một phổ rộng dịch vụ dành cho 635.000 cư dân của hạt, tức là chiếm hơn 
1/5 dân số của toàn bang Oregon. Thư viện trung tâm nằm tại trung tâm kinh doanh của 
Portland, đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của thành phố kể từ khi hoàn tất 
thi công tòa nhà vào năm 1913 và được đưa vào danh mục đăng ký các di tích lịch sử 
quốc gia. 
Năm 1993, hoạt động địa chấn ngày càng mạnh đã cho thấy rằng, tòa nhà lịch sử của 
Thư viện trung tâm có nguy cơ bị sập Thư viện trung tâm đã đóng cửa 2,5 năm Việc 
phân tích lượng sách cho mượn và lượng độc giả đến đã cho thấy, số lượng người dùng 
thư viện đã giảm đi 30% trong 2,5 năm đó Để hồi sinh sự gắn kết tích cực và mạnh mẽ 
mà Thư viện trung tâm tạo ra trong nhiều năm đối với cộng đồng địa phương, Thư viện 
đã quyết định tiến hành chiến dịch marketing nhằm mời chào dân chúng địa phương “trở 
về nhà”, về nơi mà họ quen biết và yêu mến” 
Từ việc lập kế hoạch để xác định những khó khăn; các nhiệm vụ chủ yếu; các mục 
tiêu; công chúng đối tượng; kinh phí chiến dịch truyền thông “Trở về nhà” đã thu hút 
được hơn 40.000 người tham gia các hoạt động liên quan đến việc khai trương thư viện; 
hơn 10.000 người/ngày đã đến Thư viện trung tâm trong tuần đầu sau ngày mở lại thư 
viện; 3 tháng kế tiếp, lượng độc giả đến thư viện trung bình là 4.750 người/ngày; Lượng 
độc giả đến các chi nhánh của thư viện đã tăng lên 3%; Khoản tài trợ từ các doanh nghiệp 
và đối tác là hơn 113.000 USD; 152 tin bài đã được đăng tải ở cấp độ khu vực và toàn 
quốc (tăng 243% so với năm trước đó); Chương trình có sự tham gia của các đại diện 
quyền hành pháp và công luận; Hơn 75 doanh nghiệp thương mại và dịch vụ đã đề nghị 
giảm giá cho những người có thẻ thư viện trong tuần lễ “Trở về nhà”; Quỹ thư viện đã 
quyên được số tiền hơn 4,5 triệu USD, lớn hơn mục tiêu ban đầu là 3 triệu USD 
Place (địa điểm) 
Địa điểm là yếu tố hết sức quan trọng đối với các cơ quan thư viện, đặc biệt là thư viện 
công cộng. Các thư viện công cộng tại Việt Nam đều được xây dựng ở những nơi trung 
tâm, nơi tập trung đông dân cư nhưng lại là nơi thoáng mát, yên tĩnh nhất. Điều kiện lý 
tưởng này giúp thư viện trở thành một công viên tri thức thu hút bạn đọc đến sử dụng các 
sản phẩm, dịch vụ thư viện thậm chí là tham gia các hoạt động giải trí do thư viện tổ 
chức. 
Thực tế cho thấy thời gian gần đây vì một số lý do nào đó, hiện nay một vài thư viện 
công cộng được chuyển ra trụ sở mới, khang trang hơn nhưng lại xa khu dân cư, xa trục 
đường chính thậm chí lại ở góc khuất. Và hiển nhiên là số lượng bạn đọc giảm đi đáng 
kể. Chính vì vậy, việc marketing thư viện thuyết phục nhằm đạt được vị trí phù hợp đối 
với thư viện công cộng là điều cần thiết mà các nhà lãnh đạo thư viện công cộng cần triển 
khai đến lãnh đạo địa phương. 
Ngoài ra, trong thời đại công nghệ thông tin liên lạc thuận tiện như hiện nay, thư viện 
công cộng cần phát triển tốt một địa điểm lý tưởng nữa, đó chính là cổng thông tin điện 
tử - website của thư viện công cộng. Với việc phát triển website của mình, thư viện công 
cộng sẽ thực sự gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân hơn, xoá đi khoảng cách địa lý. Các 
dịch vụ, tiện tích, tính năng mới nhất của “địa chỉ online” này sẽ hỗ trợ thêm cho cán bộ 
thư viện công cộng chuyển tải sản phẩm, dịch vụ thông tin đến bạn đọc, mở rộng diện 
truy nhập, tiếp cận thông tin của quần chúng nhân dân. 
Physical evidence (cơ sở vật chất) 
Persuasion (sự thuyết phục) 
...nP... 
Tóm lại, ứng dụng marketing trong hoạt động chắc chắn sẽ đem lại lợi ích và thành 
công cho mỗi thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện công cộng với sự đa dạng về thành 
phần bạn đọc, nhu cầu, yêu cầu tin. Đồng thời khai thác khía cạnh nào đó của những P 
tiếp theo, chúng ta sẽ tìm và giới thiệu thêm được nhiều ý tưởng mới cho hoạt động 
marketing. Khi vận dụng sáng tạo nP trong lĩnh vực thư viện công cộng sẽ góp phần phát 
hiện và đáp ứng nhu cầu thông tin, đảm bảo cung cấp đầy đủ, có chất lượng những thông 
tin cần thiết cho tất cả những người dùng tin [10]. 
Tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo 
1. Trần Thị Minh Nguyệt, (2010). “Thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin của các tầng 
lớp nhân dân – nhiệm vụ chủ yếu của các thư viện công cộng//Kỷ yếu Hội nghị 
tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng (2006-2010)”, Phú 
Yên, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tr. 163-167. 
2. Phạm Thị Lệ Hương, (1996). “Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - 
Việt”, Tucson, Ariz, Galen Press, 279 tr. 
3. Nguyễn Thị Lan Thanh, (2009). “Giáo trình marketing văn hóa nghệ thuật”, Hà 
Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 170 tr. 
4. Philip Kotler, (2003). “Quản trị marketing”, Hà Nội, Nxb Thống Kê, 287 tr. 
5. Vụ Thư viện, (2010). “Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện 
công cộng 2006-2010//Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống 
thư viện công cộng (2006-2010)”, Phú Yên, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 176 
tr. 
6. Việt Nam CHXHCN, (2001). “Pháp lệnh thư viện”, Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc 
gia, 25 tr. 
7. Nguyễn Khắc Viện, (1994). “Marketing xã hội hay truyền thông giao tiếp”, Hà 
Nội, Nxb Thế Giới, 151 tr. 
8. Trần Anh, (2008). “62 chiến dịch PR xuất sắc”, Hà Nội, Nxb Lao Động, tr. 525-
542. 
9. Âu Thị Cẩm Linh (2009). “Tổ chức và quản lý công tác thư viện”, Hà Nội, Nxb 
Giáo Dục, 180 tr. 
10. Nguyễn Tiến Hiển – Nguyễn Thị Lan Thanh, (2002). “Quản lý thư viện và trung 
tâm thông tin”, Hà Nội, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 237 tr. 
11. Scott G. Dacko (2008). “The advanced dictionary of marketing : putting theory to 
use”, New York, Oxford University Press, 601 p. 

File đính kèm:

  • pdftrong_hoat_dong_marketing_thu_vien_cong_cong.pdf