Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - Bùi Văn Hùng (Phần 1)

Tóm tắt Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - Bùi Văn Hùng (Phần 1): ...y về nước nhưng không kịp. Lê Hoàn tung khối quân dự bị chuyển sang vây đánh quyết liệt. Hầu hết quân Tống bị tiêu diệt, tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân bị bắt sống. Những tên khác như Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn chạy ...hần Sách và Củng Thần) được tuyển chọn từ 2 lộ Trường Yên (Ninh Bình), Hồng (Tây Hải Dương), Kiến Xương (Thái Bình) và Khoái (Nam Hưng Yên). Sương quân và du quân được tuyển chọn từ những đinh tráng khoẻ mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ như thời Lý. Quân...g lực lượng cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần này. Ngày 21/8/1285, Xu mật viện nhà Nguyên đề nghị Hốt Tất Liệt cử Thoát Hoan và A Lý Hải Nha làm tướng chuẩn bị tiến đánh Đại Việt. Nhưng tình hình nhà Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do thất bại từ l...

pdf78 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - Bùi Văn Hùng (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp đỡ nghĩa quân giải phóng các châu, huyện. Hàng 
vạn thanh niên hăng hái xin gia nhập nghĩa quân. Trần Nguyên Hãn tuyển chọn được 
vài vạn trai tráng bổ sung đội ngũ. 
Như vậy là nghĩa quân đã giải phóng được một khu vực rộng lớn nối liền một dải từ 
Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân. Trên khu vực đó, quân Minh chỉ còn giữ được mấy 
thành lũy đã bị cô lập hoàn toàn bị vây hãm, tê liệt mọi hoạt động. Từ tháng 10 năm 
1424 đến tháng 8 năm 1425, chỉ trong 10 tháng, khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được 
những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn, làm thay đổi về cơ bản cục diện chiến 
tranh và so sánh lực lượng giữa ta và địch. Bước tiến nhảy vọt đó đang tạo ra thế và lực 
đưa cuộc chiến tranh cứu nước lên giai đoạn toàn thắng. 
ƒ Phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc 
1 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, TII. trang 255. 
 ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 73 – 
Nhân lúc quân địch ở nước ta đang bị suy yếu, tháng 9 năm 1426, bộ chỉ huy nghĩa 
quân Lam Sơn quyết định chia quân làm ba đường tiến ra Bắc. Đạo thứ nhất gồm 3.000 
quân và một voi chiến do Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả, Đỗ Bí chỉ huy tiến ra 
giải phóng vùng Tây Bắc. Đạo thứ hai có 5.000 quân và hai voi chiến do Lưu Nhân Chú, 
Bùi Bị chỉ huy chia làm hai cánh giải phóng vùng châu thổ sông Hồng và Đông Bắc. 
Đạo thứ ba có 2.000 quân do Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huy tiến thẳng ra phía Nam thành 
Đông Quan. 
Cả ba đạo quân làm nhiệm vụ kết hợp với sự nổi dậy của nhân dân vừa giải phóng 
đất đai vừa sẵn sàng tiêu diệt viện binh của giặc. Tại thành Đông Quan, lực lượng quân 
Minh bao gồm khoảng 10 vạn tên gồm viện binh của Vương Thông, tàn quân Minh từ 
các nơi rút về. Dựa vào lực lượng quân sự hùng hậu này, tháng 11 năm 1426, Vương 
Thông chia quân làm ba đạo mở một cuộc phản công ra vùng quanh Đông Quan. Tại 
Ninh Kiều (Chương Mỹ, Hà Tây), nghĩa quân bố trí trận địa mai phục tiêu diệt và bắt 
sống 1.500 tên địch, buộc chúng phải rút về thành Đông Quan cố thủ. Vương Thông liền 
huy động đại quân tiến về Ninh Kiều và đánh lên Cao Bộ. 
Đoán biết được ý đồ của Vương Thông, quân ta bố trí phục binh ở Tốt Động và 
Chúc Động. Quân Minh rơi vào thế trận phục kích, bị ta tiêu diệt và bắt sống hơn 6 vạn 
tên trong đó có Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng. Như vậy, cuộc phản 
công đại quy mô của Tổng binh giặc Vương Thông đã hoàn toàn bị thất bại, quân Minh 
càng lún sâu vào thế bị động phòng ngự. 
Sau thất bại này, tướng giặc Vương Thông một mặt viết thư xin giảng hòa, mặt khác 
cáo cấp về triều đình nhà Minh để xin viện binh. Đầu năm 1427, nhà Minh quyết định 
điều quân sang tiếp viện cho Vương Thông. Trong lúc đó, đại bản doanh của nghĩa quân 
Lam Sơn đã chuyển về Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) và thắt chặt vòng vây quanh Đông 
Quan. Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương vừa vây thành, sẵn sàng diệt viện, vừa dụ 
hàng. Quân Minh ở Đông Quan và 12 thành khác (Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, 
Diễn Châu, Tây Đô, Cổ Lộng, Điêu Diêu, Thị Cầu, Xương Giang, Tam Giang, Chí Linh, 
Khâu Ôn) ngày càng bị cô lập, hoang mang lo sợ. Để cô lập Đông Quan và đạo viện 
binh của nhà Minh, nghĩa quân chủ động tiến công mãnh liệt và chiếm được các thành 
Thị Cầu, Tam Giang, Khâu Ôn, Xương Giang. 
Ngày 8/10/1427, 10 vạn viện binh của giặc do tên tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng 
chỉ huy đã vượt biên giới ở ải Pha Lũy. Theo kế hoạch đã định, tướng Trần Lựu vừa 
đánh vừa rút lui về Khâu Ôn và Ải Lưu (Chi Lăng, Lạng Sơn). Nguyễn Trãi còn gửi thư 
cho Liễu Thăng để kích thích tính hiếu thắng của hắn. Ngày 10/10/1427, Liễu Thăng 
cùng hơn 100 kỵ binh tiên phong lọt vào trận địa phục kích của ta. Toàn bộ quân địch bị 
 ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 74 – 
diệt gọn, đại quân địch ở phía sau cũng bị chặn đánh quyết liệt, hơn 1 vạn tên bị chết 
trận. 
Lương Minh thay Liễu Thăng tiếp tục dẫn quân vượt qua Chi Lăng tiến về Cần 
Trạm (Bắc Giang). Ngày 15/10/1427, ba vạn phục binh của ta đổ ra chặn đánh trên một 
trận địa dài 5 km. Khoảng hơn 1 vạn tên địch trong đó có Lương Minh tử trận. 
Đô đốc Thôi Tụ thay thế Lương Minh tiếp tục dẫn quân tiến về phố Cát (Bắc 
Giang). Quân ta tiếp tục mai phục, tập kích mạnh mẽ vào hai bên sườn của địch. Hơn 1 
vạn tên địch và tướng giặc Lý Khánh bị tiêu diệt. Quân địch tiếp tục tiến về Xương 
Giang để vào thành cố thủ. Ở Xương Giang, quân ta đã chiếm được thành và dàn sẵn 
thế trận, chuẩn bị tiêu diệt quân Minh. Toàn bộ 7 vạn tên địch phải đóng tại cánh đồng 
Xương Giang. 
Ngày 3/11/1427, quân ta mở trận tổng công kích từ bốn phía vào khu vực phòng ngự 
của địch. Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng hơn 300 tướng địch và hơn 1 vạn quân bị bắt sống, 
hơn 5 vạn tên bị giết tại trận. 
Tại ải Lê Hoa, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn chỉ bố trí một lực lượng nhỏ mai 
phục, chờ đạo quân của Mộc Thạnh. Được tin thất bại thảm hại của Liễu Thăng, Mộc 
Thạnh khiếp sợ, vội vã rút chạy. Quân ta truy kích quyết liệt ở Lãnh Câu và Đan Xá, 
tiêu diệt và bắt sống hơn 1 vạn tên địch, thu được nhiều lương thực, vũ khí. 
Như vậy là sau 27 ngày chiến đấu, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 10 
vạn viện binh của nhà Minh. Thắng lợi này là điều kiện quyết định để nhân dân ta hoàn 
thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau khi thất bại trong cuộc phản công 
cuối cùng, Vương Thông buộc phải tham dự hội thề Đông Quan (ngày 10/12/1427). Từ 
ngày 29/12/1427 đến ngày 3/1/1428, gần 10 vạn quân địch được nghĩa quân Lam Sơn 
tạo điều kiện đã rút về nước. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta hoàn 
toàn thắng lợi. 
3.5. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XIÊM, THANH 
 3.5.1. Kháng chiến chống Xiêm 
Chính quyền chúa Nguyễn bị đánh đổ nhưng Nguyễn Ánh vẫn không chịu từ bỏ 
mong muốn khôi phục cơ đồ của dòng họ. Sang Xiêm, Nguyễn Ánh xin vua Xiêm đem 
quân đánh Tây Sơn, cứu giúp mình. Cuối tháng 7 năm 1784, hai tướng Chiêu Tăng, 
Chiêu Sương được lệnh đem hai vạn thủy quân, 300 chiếc thuyền và tướng Chiêu Thùy 
Biên đem 3 vạn bộ binh cùng Nguyễn Aùnh, Chu Văn Tiếp đánh về Gia Định. Cho đến 
cuối năm đó, gần một nửa đất Gia Định đã thuộc về quân Xiêm – Nguyễn. Tướng Tây 
Sơn là Trương Văn Đa giữ vững hai thành Gia Định, Mỹ Tho và xin tiếp viện. 
 ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 75 – 
Kiêu căng với thắng lợi nhanh chóng của mình, quân Xiêm mặc sức cướp phá, đốt 
nhà lấy của, giết người rất tàn bạo. Nhân dân Gia Định chất chứa căm thù, ngày ngày 
mong đợi quân Tây Sơn tiến vào giải phóng cho họ. 
Nguyễn Huệ được lệnh dẫn quân tiến vào Gia Định. Đầu tháng 1/1785, quân Tây 
Sơn vào đóng tại Mỹ Tho. Bấy giờ quân Xiêm – Nguyễn Aùnh đang đóng ở Sa Đéc, 
chuẩn bị tấn công Mỹ Tho. Trận quyết chiến diễn ra trên khúc sông Mỹ Tho từ Rạch 
Gầm đến Xoài Mút (về sau được gọi là trận Rạch Gầm – Xoài Mút) vào sáng ngày 19 
tháng 1 năm 1785. Nguyễn Huệ nhử quân địch vào trận địa mai phục và đánh cho chúng 
tan tành, chỉ còn vài ngàn quân chạy bộ về nước. Chính sử nhà Nguyễn sau này cũng 
phải thừa nhận rằng “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785), ngoài miệng tuy 
nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. 
Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút thể hiện tài năng quân sự kiệt xuất của vị chủ 
soái Nguyễn Huệ và tinh thần chiến đấu anh dũng, quyết liệt của đội quân Tây Sơn. 
Chiến thắng đó cũng khẳng định quyền làm chủ xứng đáng của nghĩa quân Tây Sơn đối 
với đất Đàng Trong đương thời. 
3.5.2. Kháng chiến chống Thanh 
Thoát sang được Quảng Tây, vua tôi Lê Chiêu Thống vội đến cầu cứu Tuần phủ 
Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh và viết thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị. 
Tôn Sĩ Nghị đã dâng sớ lên vua Thanh Càn Long đề nghị tiến đánh nước ta. Sau khi 
kiểm tra cẩn thận, vua Càn Long đã đồng ý, hạ lệnh điều động binh mã 4 tỉnh Quảng 
Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu tất cả 29 vạn người (bao gồm cả dân phu), giao 
cho Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy. Quân Thanh tiến vào nước ta theo 4 đường: 
Đạo thứ nhất đi theo đường Lạng Sơn, do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 
Đạo thứ hai đi theo đường Cao Bằng, do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy. 
Đạo thứ ba đi theo đường Tuyên Quang, do đề đốc Ô Đại kinh chỉ huy. 
Đạo thứ tư theo hướng Quảng Ninh, tiến vào đóng ở Hải Dương. 
Ngoài ra, Càn Long dự định cử một đạo quân vượt biển tiến vào Thuận Hóa sẵn 
sàng phối hợp với bộ binh đánh từ phía Bắc xuống. Tuy nhiên, Càn Long cũng rất thận 
trọng, chỉ thị cho Tôn Sĩ Nghị: “việc quân phải từ từ” nếu thuận thì đánh mạnh, lập 
“công to”, nếu không thuận thì “làm ơn cho cả hai bên”, “ta đóng đại binh để kiềm 
chếrồi sẽ xử trí sau”. Tôn Sĩ Nghị cũng nhân đó, ban bố một bản quân luật 8 điều, đề 
phòng mọi biến cố bất thường xảy ra trong chiến đấu. 
 ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 76 – 
Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta. Tướng Tây Sơn đóng ở Lạng 
Sơn là Phan Khải Đức đầu hàng. Tin báo về Thăng Long, Ngô Văn Sở hội các tướng 
bàn cách đối phó. Nguyễn Văn Dụng đề nghị đánh ngay theo cách của Lê Lợi thời xưa. 
Trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng của hai bên, Ngô Thì Nhậm không tán thành 
chủ trương của Nguyễn Văn Dụng và đề nghị: tạm rút lui vào đóng giữ phòng tuyến 
Tam Điệp (Ba Dội – Ninh Bình) – Biện Sơn (Thanh Hóa) để cho quân Thanh vào Thăng 
Long rồi cho người cấp báo với Nguyễn Huệ đem quân ra tiêu diệt chúng, tựa như “cho 
chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi”. Ngô Văn Sở đã tán thành đề nghị đó, một mặt 
hạ lệnh cho quân sĩ bí mật rút về Tam Điệp – Biện Sơn, một mặt cử Nguyễn Văn Tuyết 
phi ngựa về Phú Xuân cáo cấp. 
Được sự dẫn đường và nội ứng của tàn quân Lê Chiêu Thống, ngày 17 tháng 12 năm 
1788, quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm đóng Thăng Long. Để phòng thủ 
Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho đạo quân của Sầm Nghi Đống đóng ở Khương Thượng 
(Đống Đa – Hà Nội), đạo quân của Ô Đại Kinh đóng ở Sơn Tây, lập nhiều đồn lũy liên 
tiếp ở Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Văn Điển, còn mình thì đóng đại 
bản doanh ở cung Tây Long (bờ sông Hồng thuộc Hà Nội). 
Làm chủ được Thăng Long và các xứ phía Bắc, Tôn Sĩ Nghị hống hách, thả cho 
quân sĩ “mặc sức làm càn”, “cướp bóc nhà giàu có”, “hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng 
sợ gì cả”. Trong lúc đó thì Lê Chiêu Thống một mặt trả thù, báo oán rất ti tiện, một mặt 
hàng ngày đến chầu chực ở bản doanh của Tôn Sĩ Nghị rất nhục nhã và bị chúng khinh 
bỉ. Nhân dân Thăng Long than thở: “nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa 
thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế”. 
Nhận được tin cấp báo, ngày 22 tháng 12 năm 1788 (25 tháng 11 Mậu Thân) 
Nguyễn Huệ sai người lập đàn ở phía Nam núi Ngự Bình (Huế), tế cáo trời đất, lên ngôi 
hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức ra quân. Ngày 26, Quang Trung đến 
Nghệ An, đóng quân lại một thời gian để mộ thêm quân. Chỉ trong mấy ngày, thanh 
niên trai tráng địa phương nô nức kéo về, hăng hái tòng quân làm cho quân số tăng lên 
đến trên 10 vạn. Rồi tiếp đó, Quang Trung kéo quân ra Thanh Hóa tuyển thêm lính mới. 
Ngày 20 tháng chạp Mậu Thân (15/1/1789), đại quân Tây Sơn tập kết ở phòng tuyến 
Tam Điệp – Biện Sơn. Nghe báo cáo của Ngô Văn Sở, Quang Trung tỏ ý tán thành chủ 
trương của Ngô Thì Nhậm và cùng các tướng chuẩn bị cuộc tổng tấn công. Toàn quân 
được chia làm 5 đạo: Đạo thứ nhất đánh thẳng vào các đồn lũy phía Nam Thăng Long 
và là đạo quân chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy. Đạo thứ hai do Đô đốc Đặng 
Tiến Đông chỉ huy, đánh vào đồn Khương Thượng rồi qua cửa Tây Nam thọc sâu vào 
Thăng Long. Đạo thứ ba do đại Đô đốc Bảo chỉ huy,tiến vào Đại Aùng (Thường Tín – Hà 
Tây), chuẩn bị tham gia tiêu diệt đồn Ngọc Hồi. Đạo thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy, 
 ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 77 – 
vượt biển lên đóng ở Hải Dương uy hiếp mặt đông của quân giặc. Đạo thứ năm do đại 
Đô đốc Lộc chỉ huy, vượt biển vào sông Lục Đầu sẵn sàng tiêu diệt tàn quân của giặc. 
Kế hoạch tác chiến đã sẵn sàng. Nhiệm vụ của các đạo quân đã được xác định. 
Quang Trung nghĩ đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc và vào ngày cuối tháng chạp 
năm Mậu Thân, quyết định mở tiệc khao quân, gọi là ăn Tết trước, chờ đến ngày mồng 
7 tháng giêng vào Thăng Long sẽ làm lễ mừng chiến thắng. Rồi sau đó, lễ “thệ sư” 
được tổ chức trong không khí hồ hởi, quyết chiến của toàn dân, giữa đêm Giao thừa 
thanh vắng, Quang Trung đã đọc vang lời hịch kêu gọi toàn thể quân dân đánh giặc. 
Các đồn tiền tiêu của địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo lần lượt bị hạ. 
Nửa đêm ngày mồng 3 tết, quân Quang Trung bao vây diệt đồn Hà Hồi (Thường Tín – 
Hà Tây, cách trung tâm Thăng Long 20 km). Quang Trung cho đóng quân lại, chuẩn bị 
trận quyết chiến sắp tới ở đồn Ngọc Hồi (thuộc Thường Tín, trên quốc lộ 1, cách Thăng 
Long 14 km). Theo phân bố của Tôn Sĩ Nghị, đồn Ngọc Hồi giữ vị trí then chốt ở mặt 
Nam Thăng Long và được giao cho phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. 
Ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (30/1/1789) lúc trời còn chưa sáng, đội tượng binh của 
Quang Trung Bất thần tiến nhanh về phía Ngọc Hồi. Hứa Thế Hanh lập tức cho đội kị 
binh thiện chiến xông ra nghênh chiến, nhưng vừa thấy voi, đoàn ngựa địch đã hoảng 
loạn rút lui. Địch bắn ra như mưa. Đoàn voi chiến chia thành hai cánh tả, hữu mở đường 
cho đội xung kích tiến lên. 600 chiến sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người, dao 
ngắn dắt bên hông, cùng nhau khiêng một tấm mộc lớn, bên ngoài quấn rơm ướt xông 
lên phía trước, phía sau có 20 chiến sĩ khác đi theo, kết thành những bức tường di động. 
Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của địch bắn ra tới tấp “khói tỏa mù trời” nhưng không ngăn 
nổi bước tiến của đoàn quân cảm tử. Aùp sát chân lũy, các chiến sĩ xung kích bỏ các tấm 
mộc xuống, rút dao và các vũ khí khác xông vào chiến đấu dữ dội. Cùng lúc đó, theo sự 
chỉ huy của Quang Trung, hàng vạn quân ta ào ạt xông lên tiếp chiến, đại bác và hỏa hổ 
bắn dữ dội. Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, địch chống không nổi, quay đầu 
bỏ chạy tán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu 
chảy thành suối. Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng cùng nhiều tên tướng khác tử trận. 
Đồn Ngọc Hồi bị hạ. 
Hàng vạn quân Thanh tháo chạy về phía Thăng Long, bị quân ta nghi binh nên dồn 
về làng Quỳnh Đô, định từ đây chạy qua cầu về Văn Điển rồi ra Thăng Long. Theo 
đúng kế sách, đạo quân của đại Đô đốc Bảo đã mai phục sẵn ở mạn bắc Quỳnh Đô, đổ 
ra dồn địch vào khu Đầm Mực và tiêu diệt. 
Cũng đúng vào lúc Quang Trung cho quân đánh vào đồn Ngọc Hồi, theo đúng kế 
hoạch đã định, đạo quân của Đô đốc Đặng Tiến Đông tấn công như vũ bão vào đồn 
 ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 78 – 
Khương Thượng – Đống Đa. Bị tấn công bất ngờ, quân giặc hoảng loạn, chống đỡ yếu 
ớt. Hàng ngàn quân Thanh tử trận. Nhân dân 9 xã ngoại thành sôi nổi dùng rơm rạ bện 
thành hình rồng, đốt lên, xông vào doanh trại giặc trợ chiến. Tướng giặc là Sầm Nghi 
Đống tuyệt vọng, thắt cổ chết tại sở chỉ huy. Hàng trăm thân binh của hắn cũng tự sát 
theo. Thừa thắng, Đô đốc Đông hô quân đánh vào trung tâm Thăng Long. 
Vào lúc canh tư sáng ngày mồng 5 Tết, tiếng súng nổ liên hồi ở mạn Tây Nam đã 
làm Tôn Sĩ Nghị tỉnh giấc. Đồn Ngọc Hồi đã bị tấn công. Đang lo lắng hướng về phía đó 
đợi tin, Tôn Sĩ Nghị bỗng thấy lửa rực cháy ở phía Đống Đa và tiếng quân ta hò reo 
ngày càng gần. Y hốt hoảng. Không còn biết xử trí ra sao nữa, đành nhảy lên “ngựa 
không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” cùng một số tùy tùng chạy qua cầu 
phao, vượt sông Hồng lên mạn Bắc. Quân sĩ thấy tướng đã chạy, bèn hùa nhau chạy 
theo, chen chúc chạy qua cầu, cầu gãy. Hàng vạn quân Thanh rơi xuống nước chết trôi 
theo dòng sông Nhị. Tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn thì bị đạo quân 
của đô đốc Lộc đổ ra đánh giết, phải chui lủi theo đường rừng chạy về Bắc. Đạo quân 
của Ô Đại kinh ở Sơn Tây được tin đó cũng kéo nhau rút về nước, khi qua Tuyên 
Quang, chúng cũng bị các đội dân binh người Tày đón đánh tơi bời, phải vất vả lắm mới 
về được Vân Nam. 
Trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789) vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo 
bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh mừng vui khôn 
xiết của nhân dân 
Như vậy là, trong vòng chưa đầy 5 ngày đêm vừa hành quân thần tốc vừa chiến đấu 
quyết liệt, dũng cảm, cơ động và đầy sáng tạo, dưới sự chỉ đạo của người chỉ huy quân 
sự thiên tài Quang Trung, quân ta đã đập tan hoàn toàn mộng tưởng xâm chiếm nước ta 
của quân Thanh cũng như mưu đồ “rước voi giày mồ” của bè lũ Lê Chiêu Thống, giữ 
vững nền độc lập dân tộc. Chiến thắng oanh liệt Ngọc Hồi – Đống Đa cũng như tên tuổi 
của người anh hùng áo vải Quang Trung mãi mãi sáng ngời trong lịch sử kháng chiến 
chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc anh hùng của dân tộc ta. 
Từ một cuộc khởi nghĩa ở đất Tây Sơn phát triển lên thành một phong trào nông dân 
rộng lớn, đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị và đến đây, với cuộc kháng 
chiến chống xâm lược Mãn Thanh, phong trào Tây Sơn đã trở thành một phong trào dân 
tộc vĩ đại. Truyền thống yêu nước hầu như lắng xuống trong nhiều thế kỉ, giờ đây lại 
bừng lên rực rỡ. 
 ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 

File đính kèm:

  • pdftruyen_thong_chong_giac_ngoai_xam_cua_dan_toc_viet_nam_bui_v.pdf