Tư liệu Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin

Tóm tắt Tư liệu Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin: ...phận quan hệ báo chí để làm  việc với các phương tiện truyền thông chính?  Phân công cho các nhân viên mới thực hiện việc cắt và sao chụp các bài báo? Các cuộc điện thoại: Tại Hoa Kỳ, các văn phòng truyền thông của Nhà Trắng và các bộ cấp cao thường có một hệ thống các cán bộ thường trực...để in ấn và thời hạn để ráp bài thông cáo báo chí với các tài liệu khác trong bộ tài liệu báo chí hoàn chỉnh.  Đồng thời đặt ra thời hạn hoàn thành các danh sách báo chí và xác định ai sẽ là người tập hợp danh sách đó. Đặt ra thời hạn hoàn thành bài phát biểu của quan chức và khi nào phát b...n có thể nhìn thấy cử chỉ của nhau và không cần những thiết bị tai nghe có thể rơi ra bất cứ lúc nào. Ở Mỹ, đối tượng của các cuộc phỏng vấn thường không có cơ hội xem lại nội dung phỏng vấn hoặc lời phát biểu của mình trước khi nội dung được công bố, tuy vậy, việc này đôi khi được thực hiện...

pdf103 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư liệu Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phóng viên 
khác trong một phòng bên cạnh. 
Một nhóm phóng viên tập trung có thể còn nhỏ hơn nữa. Khi Tổng thống Bill Clinton 
tham dự một đám tang ở Học viện Hải quân Hoa Kỳ, quy mô của nhà thờ và việc tổ chức 
tang lễ buộc phải sử dụng hình thức đưa tin này. Chí có một máy quay được phép đặt 
trong nhà thờ. Các phóng viên và máy quay khác tập trung trong nhà hầm để nhận hình 
ảnh được quay trực tiếp về sự kiện và họ chuẩn bị bài viết từ những thông tin nhận được. 
MỘT VĂN PHÒNG BÁO CHÍ CÓ TRÁCH NHIỆM: 
Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2002 
Chương 11: 
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN 
Một văn phòng báo chí của chính phủ được yêu cầu tổ chức nhiều loại sự kiện công cộng. 
Có những “sự kiện của giới truyền thông” – là những sự kiện mà báo giới được mời tham 
dự – và có những sự kiện khác mà giới truyền thông có hoặc không tham dự. Một người 
phát ngôn báo chí cần có khả năng nắm bắt được tính chất tham dự của bất kỳ một sự 
kiện nào, có giới truyền thông hay không, cho dù là bạn đang tổ chức hay tham dự với tư 
cách là một khách mời. 
Hãy nghĩ đến những sự kiện như đi nghe hòa nhạc hoặc xem vũ ba-lê. Mọi chuyện cần 
được lập kế hoạch và thể hiện bằng văn bản và mọi việc đều liên quan đến chủ đề chung 
của buổi biểu diễn. Mọi chi tiết và vai trò của từng người cũng được cân nhắc từ trước. 
Cần có một giám đốc – chọn ra từ các nhân viên của bạn – có mặt trực tiếp tại hiện 
trường để đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch. 
Lập kế hoạch chủ trì một sự kiện ở trong văn phòng 
Việc lập kế hoạch chu đáo cần được thực hiện đối với tất cả các sự kiện mà người phát 
ngôn báo chí sẽ tham dự, nhưng đặc biệt đối với những sự kiện như chuyến thăm của 
nguyên thủ quốc gia hoặc cuộc họp của một vài bộ trưởng ngoại giao. 
Bước đầu tiên là chỉ định một giám đốc phụ trách toàn bộ sự kiện. Người này có thể xử lý 
tất cả mọi việc hoặc có thể phải đôn đốc một số người khác thực hiện các nhiệm vụ khác 
nhau. 
Sau đó, quyết định về chủ đề của sự kiện: 
 Mục đích của sự kiện là gì? 
 Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì? 
 Bạn muốn tạo ra những tác động gì? 
 Đề ra thời hạn hoàn thành cho các phần công việc khác nhau của sự kiện. 
 Bài diễn văn cần phải hoàn thành vào ngày nào? 
 Khi nào cần gửi đề nghị cung cấp tài liệu? 
 Khi nào các phê chuẩn cần được thực hiện? 
 Ngày nào bắt đầu gửi giấy mời? 
 Tổ chức các cuộc họp định kỳ với những người tham gia tổ chức sự kiện để đảm 
bảo rằng các công việc đang được triển khai. Hãy đến nơi tổ chức sự kiện ít nhất là 
một ngày trước khi diễn ra sự kiện để kiểm tra về các công việc chuẩn bị. Sự kiện 
càng lớn thì càng phải đến sớm hơn – ví dụ với một chuyến thăm ở cấp nhà nước, 
có thể là vài tuần trước; với một cuộc họp khoảng nửa giờ giữa các bộ trưởng là 
một giờ trước đó. Nhưng luôn phải có người của bạn có mặt tại nơi tổ chức vài giờ 
trước sự kiện để họ có thể thực hiện được những thay đổi vào phút chót. 
 Hãy chuẩn bị một cuốn sách nhỏ cung cấp thông tin nhanh về sự kiện bao gồm 
chương trình làm việc, danh sách đại biểu tham dự, các nội dung phát biểu chủ yếu 
hoặc diễn văn, tiểu sử của các nhân vật quan trọng sẽ tham dự, một bản tóm tắt các 
vấn đề chính trị và các vấn đề quan trọng khác, và các bài báo liên quan đến những 
vấn đề này. 
 Sau sự kiện, viết thư cảm ơn những người tham gia tổ chức sự kiện như các đại 
biểu quan trọng và nhân viên. 
 Tổ chức một cuộc họp kiểm điểm với nhân viên và viết báo cáo nhanh về những 
việc diễn ra đúng và chưa đúng kế hoạch nhằm mục đích rút kinh nghiệm tổ chức 
các sự kiện trong tương lai. 
Có một lý thuyết chung ở Mỹ cho rằng cứ mỗi giờ sự kiện đòi hỏi phải mất từ 5 đến 10 
giờ lập kế hoạch tổ chức. 
Lập kế hoạch tham gia một sự kiện ở ngoài văn phòng 
Thậm chí nếu quan chức trong chính phủ nước bạn được mời đến tham dự một sự kiện ở 
bên ngoài, bạn cũng cần xem xét tất cả yếu tố liên quan đến việc tham dự của quan chức 
đó, kể cả giấy mời và tài liệu gửi báo chí trong đó nói đến việc tham dự của quan chức 
đó. 
Nhân viên của bạn luôn phải có mặt tại nơi tổ chức trước khi sự kiện bắt đầu. Nhờ đó, họ 
có thể hỗ trợ thay mặt bạn và tìm hiểu xem có thay đổi nào về chương trình không và 
thông báo cho quan chức chính phủ. Nếu không làm việc này, bạn sẽ không thể kiểm soát 
được việc tham dự của quan chức chính phủ. 
Một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch tổ chức tham gia một sự kiện ở bên ngoài là 
đánh giá giấy mời. Hãy xem xét tình huống sau: một quan chức chính phủ đi mất hàng 
giờ đồng hồ để đến đọc một bài diễn văn trước những cử tọa mà ông ta cho rằng sẽ là 
những người ủng hộ ông ta. Nhưng khi đến nơi, ông ta phát hiện ra rằng ông ta sẽ cùng 
phát biểu với những đối thủ của mình, những người mà ông ta sẽ phải tranh cãi trước 
những đại biểu tham dự không mấy thiện cảm. Không có nhân viên nào kiểm tra trước 
chương trình và vì thế không ai biết rằng sự kiện trên thực tế đã diễn ra khác với nội dung 
qua lời mời bằng miệng trước đó. 
Để ngăn ngừa những tình huống bất ngờ như vậy, nhiều chính trị gia yêu cầu rằng tất cả 
các lời mời phải bằng văn bản. Nhờ đó, họ biết chính xác mình đang được đề nghị làm 
việc gì và có thể trao đổi về việc tham dự theo nội dung thư mời. Sau đó, nhiều người 
mới trả lời bằng văn bản thông báo về việc tham dự của họ. 
Khi một lời mời được chuyển qua điện thoại, người phát ngôn báo chí hoặc lập kế hoạch 
có thể nói: 
"Chúng tôi chỉ chấp nhận lời mời dưới hình thức văn bản. Đề nghị chuyển qua đường thư 
tín, fax hoặc thư điện tử thư đề nghị có những thông tin sau đây" 
 Tên của sự kiện. 
 Mục đích. 
 Ngày và thời gian. Về phần này, nên tìm hiểu xem có quy định chính xác hay 
không. Ví dụ, nếu một hội nghị được tổ chức trong vài ngày và một quan chức 
được mời tham dự vào một ngày cụ thể nhưng vào ngày đó quan chức này lại 
không thể tham dự được, liệu có thể thay bằng ngày khác hay không? 
 Địa điểm 
 Số lượng đại biểu dự kiến tham gia. 
 Có các đại biểu khác hay không và họ là những ai. 
 Thông lệ có mời một vị khách phát biểu tại sự kiện hay không. Người đó có phải 
là quan chức cấp trên của bạn không, ví dụ đó là một nguyên thủ quốc gia. 
 Vai trò của quan chức chính phủ là gì – sẽ đọc bài phát biểu chính, là diễn giả duy 
nhất hay là một trong số các diễn giả, sẽ phát biểu về chủ đề nào, v.v  Sự kiện 
đó có mời hay không mời báo giới tham gia đưa tin. 
 Nếu đây là một sự kiện thường niên hoặc định kỳ, các phương tiện thông tin đã 
nói gì về sự kiện này trong những lần trước. 
Sau đó bạn có thể xem xét giấy mời và thay đổi những nội dung mà bạn thích hoặc không 
thích, thương lượng trên cơ sở nội dung thư mời. Và bạn có thể phúc đáp bằng văn bản 
về những nội dung mà bạn muốn chấp nhận và những nội dung mà bạn sẽ tham dự. 
Liệt kê công việc tổ chức cho một sự kiện 
 Yêu cầu gửi lời mời bằng văn bản. 
 Tìm hiểu sự kiện sẽ diễn ra khi nào và ở đâu và ngày giờ có được khẳng định chắc 
chắn hay không. 
 Làm rõ mục đích của sự kiện và vai trò của quan chức khi tham dự. 
 Xem xét có cần mời báo giới tham dự không. 
 Yêu cầu cho biết số lượng khách mời và các đại biểu khác. 
ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC SỰ KIỆN 
Khi bạn đã quyết định về “thông điệp” cho một sự kiện, bạn cần xác định địa điểm tốt 
nhất để tổ chức sự kiện nhằm truyền đạt thông điệp đó đến quảng đại công chúng. Ví dụ, 
nếu một sự kiện liên quan đến một tuyên bố về lĩnh vực giáo dục, địa điểm tốt nhất có thể 
là một trường học. Một khi bạn đã chọn được một trường học, hãy xem xét những vấn đề 
sau: 
 Lớp học nào là tốt nhất để tổ chức sự kiện? 
 Nên để cho học sinh lớn hơn hay nhỏ hơn tham gia? 
 Tôi muốn tạo ra một hình ảnh như thế nào; loại biểu ngữ nào thích hợp nhất cho 
mục đích đó và phù hợp với thông điệp? 
 Cần có những ai khác ở đó để giúp xây dựng nội dung thông điệp. Ví dụ, có giáo 
viên, cán bộ quản lý, hay là bộ trưởng giáo dục để làm diễn giả hoặc là khách mời 
không? Hãy quyết định khi nào nên mời họ, ai sẽ mời họ và họ sẽ đóng vai trò gì, 
nếu có, trong sự kiện. 
SÁCH GIỚI THIỆU TÓM TẮT 
Tại Hoa Kỳ, khi một quan chức cao cấp như thống đốc bang, một thành viên nội các và 
nhất là khi tổng thống và phó tổng thống tham dự một sự kiện, họ thường nhận được 
trước một cuốn sách giới thiệu tóm tắt. Cuốn sách này do nhân viên của của người tổ 
chức sự kiện chuẩn bị. Cuốn sách được chuẩn bị nhằm mục đích thu hút sự tham gia tối 
đa của mọi người và tránh gây ra những bất ngờ. 
Thường thì một cuốn sách giới thiệu tóm tắt cung cấp những thông tin sau: 
 Mục đích của sự kiện. 
 Trang phục khi tham dự – tự do, công sở, nghi lễ. 
 Dự báo thời tiết vào ngày diễ ra sự kiện. 
 Số lượng đại biểu tham dự. 
 Khả năng mời báo giới tham gia. Khả năng có quay phim và ghi hình. 
 Địa điểm tổ chức sự kiện. 
 Tên nhân viên điều phối sự kiện cùng với số điện thoại cố định và điện thoại di 
động. 
 Các vấn đề chính trị lớn được quan tâm tại địa phương nơi đang diễn ra sự kiện. 
Cuốn sách có thể bao gồm bản sao các bài báo phụ trợ. 
 Tên, chức danh và cơ quan của các đại biểu tham dự, và một bản tóm tắt những 
việc họ sẽ làm hoặc nội dung mà họ sẽ phát biểu trong sự kiện. Cung cấp tiểu sử, 
nếu thích hợp, cùng với cách phát âm chính xác tên của đại biểu nếu thấy cần 
thiết. 
 Một chương trình chính xác tới từng phút của sự kiện. 
 Những câu hỏi nào mà báo giới hoặc đại biểu có nhiều khả năng hỏi cùng với các 
phương án trả lời. 
 Danh mục các vấn đề cần được đề cập và những vấn đề cần tránh. 
 Tên của những người mà quan chức đó cần lưu ý trong số đại biểu. 
 Một sơ đồ khu vực sân khấu, bao gồm cả nơi quan chức ngồi và đứng, và ai ngồi 
bên cạnh. 
Chương 12: ĐẠO ĐỨC: HÀNH VI ỨNG XỬ 
Văn phòng báo chí của chính phủ tồn tại đồng thời dưới hai hình thức. Bạn đại diện cho 
chính phủ trước công chúng nhưng theo một nghĩa khác bạn còn phục vụ các lợi ích của 
báo giới và những người làm việc trong chính phủ. Vai trò kép này đôi khi sẽ đặt bạn vào 
một số tình thế khó khăn xét về mặt đạo đức. 
Là một người phát ngôn báo chí, bạn làm gì nếu cấp trên chỉ thị cho bạn không được 
cung cấp cho báo giới những thông tin bí mật? Bạn làm gì nếu cấp trên của bạn không 
nói đúng sự thật với giới truyền thông trong khi bạn biết sự thật đó? 
Các quan chức phụ trách về báo chí trong chính phủ ở tất cả các nước phải xử lý những 
vấn đề này, kể cả ở Mỹ. Để giúp họ làm việc này, nhiều quy tắc đạo đức đã được xây 
dựng. 
Những hệ thống giá trị này, theo đó một người sẽ quyết định một sự việc là đúng hay sai, 
hợp lý hay bất hợp lý, công bằng hay không công bằng, đặt ra các tiêu chuẩn hành vi có 
thể chấp nhận được cho các chuyên gia và người lao động. Đó là lương tâm nghề nghiệp. 
Một bộ quy tắc đạo đức được công nhận cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng 
trong việc giúp cho người sử dụng lao động có thể hiểu rõ về các tiêu chuẩn ứng xử mà 
người lao động sẽ thực hiện. 
Người phát ngôn của chính phủ phải đưa ra quyết định làm hài lòng công chúng và cấp 
trên, cũng như không ảnh hưởng đến nhân phẩm và các tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ. 
Vì những giá trị này có thể mâu thuẫn với nhau nên xét cho cùng thì các quy tắc ứng xử 
là một thước đo hành vi đúng đắn. Về căn bản, sự tín nhiệm là cực kỳ quan trọng đối với 
một người phát ngôn báo chí. Mặc dù điều quan trọng là phải thể hiện sự trung thành với 
cấp trên, nhưng bất kỳ điều gì làm ảnh hưởng đến sự trung thực trong quan hệ với giới 
truyền thông sẽ huỷ hoại uy tín của người phát ngôn và cuối cùng làm mất đi giá trị của 
con người đó đối với cấp trên. 
Sự tin tưởng của giới truyền thông đối với một người phát ngôn là rất khó xây dựng, chỉ 
có thể đạt được qua thời gian thông qua sự thể hiện tính chuyên nghiệp cao và đạo đức. 
Do đó, mục tiêu đầu tiên của một người làm công tác thông tin có đạo đức là phải cung 
cấp sự thật về một sự kiện, vấn đề, chính sách hoặc một kế hoạch. 
Mặc dù có vẻ là chính phủ và báo giới có những mâu thuẫn trong các quy tắc ứng xử với 
nhau, nhưng trong một xã hội dân chủ những quy tắc của họ cũng có những nguyên tắc 
chung. Ví dụ, ở Mỹ, các quy tắc ứng xử của quan chức phụ trách thông tin cho chính phủ 
và của báo giới quy định rằng một người làm công việc chuyên nghiệp phải có trách 
nhiệm, tôn trọng sự thật và chính xác; không có những mâu thuẫn về quyền lợi; làm việc 
vì lợi ích chung; công bằng; và là một người công bộc xứng đáng với sự tín nhiệm của xã 
hội. 
Về vấn đề sự thật và chính xác, Hội Biên tập viên Báo chí Hoa Kỳ (ASNE) quy định 
trong bộ quy tắc ứng xử của họ như sau: “Sự chân thành với người đọc là cơ sở của một 
nền báo chí tốt. Mọi nỗ lực phải nhằm đảm bảo rằng nội dung tin tức là chính xác, không 
chịu ảnh hưởng và khách quan về nội dung, và quan điểm của tất cả các bên liên quan 
đều được thể hiện một cách hợp lý". Các quy tắc này còn nói thêm rằng lỗi nghiêm trọng 
về tin tức cũng như các lỗi do thiếu sót cần phải được hiệu chỉnh ngay lập tức và phù hợp 
với nội dung. 
Tương tự, Hiệp hội Quốc gia Thông tín viên Chính phủ (NAGC) quy định trong bộ quy 
tắc ứng xử là "quyết tâm không cung cấp các thông tin giả mạo hoặc sai lệch và sẽ hành 
động ngay lập tức để loại bỏ các thông tin giả mạo hoặc sai lệch hoặc các tin đồn". 
Cả hai bộ quy tắc đạo đức đều nói rằng những người làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh 
vực này sẽ phục vụ lợi ích chung chứ không phải bản thân họ và họ sẽ có trách nhiệm về 
công việc của mình. Về quyền lợi và sự tin tưởng của công chúng, bộ quy tắc của ASNE 
nói rằng tự do báo chí thuộc về mọi người. “Tự do báo chí phải được bảo vệ trước bất kỳ 
sự xâm phạm hay vi phạm của bất kỳ thế lực nào, nhà nước hay tư nhân. Các nhà báo 
phải liên tục được biết để theo dõi công việc của chính quyền được thực hiện một cách 
công khai. Họ phải cảnh giác với tất cả những ai muốn sử dụng báo chí vì mục đích tư 
lợi". Bộ quy tắc của NAGC nói rằng người phát ngôn của chính phủ phải "sống với tinh 
thần nghề nghiệp vì lợi ích xã hội với nhận thức rằng mỗi chúng ta là một công bộc xứng 
đáng với sự tin tưởng của xã hội". 
Những lý tưởng được thể hiện trong các bộ quy tắc đó xây dựng lên một định hướng, 
nhưng làm thế nào để giải quyết những vấn đề đạo đức trong những tình huống mà có thể 
chưa ai nghĩ đến? Những người làm công tác thông tin công cộng có thể cân nhắc những 
công việc sau đây: 
 Viết ra những quy tắc đạo đức đối với người phát ngôn của chính phủ và lưu hành 
rộng rãi tới những người cùng làm trong lĩnh vực và tới cấp trên. 
 Tổ chức các cuộc họp giữa những người làm phát ngôn viên cho chính phủ. Xây 
dựng các hiệp hội và câu lạc bộ nghề nghiệp. Sức ép để có một mức độ ứng xử 
nhất định trong hoạt động nghề nghiệp có thể là đối trọng với những hành động 
phi đạo đức. Và nói chuyện về những bức xúc, những quan tâm chung và các mâu 
thuẫn có thể giúp làm giảm những hành vi đó. 
 Nâng cao các chương trình giáo dục cho những người muốn bước vào nghề báo 
chí. 
 Với những người đang làm nghề này, hãy khuyến khích tham gia các khóa đào tạo 
ở trong và ngoài nước. Quan sát những người xung quanh làm việc sẽ mang lại cơ 
hội để học tập những kinh nghiệm quý báu. 
 Xây dựng các ấn phẩm, bản tin và trang Web để trao đổi về cách thức xử lý những 
vấn đề tương tự. 
Sau đây là những phần chính trong bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội Quốc 
gia Thông tin viên Chính phủ. 
"Các thành viên của Hiệp hội Quốc gia Thông tín viên Chính phủ cam kết và nỗ lực phục 
vụ mục tiêu mang lại thông tin, sự hiểu biết và hợp tác tốt hơn trong xã hội. 
"Chúng tôi tin tưởng rằng chân lý là không thể xâm phạm và thiêng liêng; rằng cung cấp 
thông tin công khai là một nhiệm vụ xã hội quan trọng; và rằng xã hội nói chung và mỗi 
công dân trong xã hội đều có quyền được biết thông tin một cách bình đẳng, đầy đủ, dễ 
hiểu và kịp thời về chính phủ của họ. Các thành viên sẽ: 
 Làm việc có chuyên môn, tôn trọng sự thật, chính xác, hợp lý, có trách nhiệm với 
công việc và xã hội và tuân thủ các tiêu chuẩn chung về lòng yêu nghề. 
 Sống với tinh thần nghề nghiệp vì lợi ích xã hội, với ý thức rằng mỗi người trong 
chúng ta là một công bộc xứng đáng với sự tin tưởng của xã hội. 
 Cho những người lãnh đạo cơ quan biết sự thật, không tham gia vào các hoạt động 
có thể làm tổn hại đến sự trong sạch của các kênh thông tin hoặc hoạt động của 
chính phủ. 
 Quyết tâm không cung cấp thông tin giả mạo hoặc sai lệch và có hành động ngay 
lập tức để sửa chữa những thông tin giả mạo hoặc sai lệch hoặc các tin đồn. 
 Xác lập một cách công khai tên tuổi và chức danh của những cá nhân liên quan 
đến việc ra quyết định chính sách, chi tiết quá trình ra quyết định và cách thức làm 
thế nào để các công dân có quan tâm có thể tham gia vào quá trình này. 
 Không được đại diện cho các quyền lợi mâu thuẫn hoặc cạnh tranh và sẽ tuân thủ 
đầy đủ mọi luật lệ, lệnh hành chính và các quy định liên quan đến việc tự khai báo 
các quyền lợi nói trên. 
 Tránh khả năng người trong nội bộ hoặc bên ngoài sử dụng thông tin không hợp lý 
và không bao giờ sử dụng thông tin nội bộ vì mục đích tư lợi. 
 Đảm bảo hoặc cam kết không vượt quá nhiệm vụ công việc được giao trong phạm 
vi quyền hạn. 
 Không nhận các loại phí, hoa hồng, quà biếu, hứa hẹn quyền lợi vật chất, hay bất 
kỳ giá trị vật chất hoặc vô hình nào khác được coi, hay có thể được coi, là liên 
quan đến công việc hoặc hoạt động của cơ quan nhà nước. 
 Bảo vệ bí mật của những người đang và đã phục vụ trong lĩnh vực nghề nghiệp, và 
thông tin có được từ các cuộc họp và tài liệu, theo yêu cầu của pháp luật, quy định 
và với tinh thần cẩn trọng cao. 
 Không làm tổn thương uy tín nghề nghiệp hoặc công việc của người khác, tổ chức 
tư nhân hoặc cơ quan chính phủ. 
 Không tham dự các hoạt động với ý đồ trục lợi từ giá cả chứng khoán của một 
công ty. 
"Khi một thành viên có bằng chứng hoặc nghi ngờ rằng một thành viên khác đã có hành 
vi phi đạo đức, vi phạm pháp luật hoặc gian trá, kể cả vi phạm bộ quy tắc này, thành viên 
đó phải thông báo ngay với cơ quan có thẩm quyền, có thể bao gồm Chủ tịch của NAGC 
hoặc Chủ tịch Uỷ ban Đạo đức của NAGC. 
Các thành viên bị phát hiện có vi phạm quy tắc đạo đức của tổ chức có thể bị buộc phải ra 
khỏi NAGC". 
ĐƯA TIN TRÊN INTERNET 
Bất kỳ cơ quan chính phủ liên bang nào ở Mỹ – và hầu hết các cơ quan chính quyền 
bang, địa phương và khu vực – đều có thể gửi thông điệp cho công chúng thông qua 
mạng World Wide Web. Các trang chủ truyền thông của các bộ quan trọng của Hoa Kỳ 
có thể bao gồm cả lịch biểu tham dự các sự kiện ở trong nước và qua vệ tinh của các quan 
chức chủ chốt; bản sao các thông cáo báo chí, diễn văn và bài điều trần; các trang thông 
tin dữ liệu và các tham vấn thông qua phương tiện truyền thông; các báo cáo đặc biệt và 
ấn phẩm; thậm chí cả dịch vụ truyền thanh và tất cả những gì có thể đưa lên mạng. 
Để hình dung được quy mô sâu rộng của những thông tin mà các văn phòng báo chí của 
14 bộ trong Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp trên Internet, hãy truy cập một hoặc nhiều địa 
chỉ Web liệt kê dưới đây. Bạn cũng có thể kết nối với văn phòng thông tin trực tuyến của 
hơn 60 cơ quan chuyên môn độc lập và các tổ chức của Chính phủ Hoa Kỳ tại địa chỉ 
 Bộ Nông nghiệp - Department of Agriculture 
  
 Bộ Thương mại - Department of Commerce 
  
 Bộ Quốc phòng - Department of Defense 
  
 Bộ Giáo dục - Department of Education 
  
 Bộ Năng lượng - Department of Energy 
  
 Bộ Y tế và các Dịch vụ dành cho Con người - Department of Health and Human 
Services 
  
 Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Department of Housing and Urban Development 
  
 Bộ Nội vụ - Department of the Interior 
  
 Bộ Tư pháp - Department of Justice 
  
 Bộ Lao động - Department of Labor 
  
 Bộ Ngoại giao - Department of State 
  
 Bộ Giao thông - Department of Transportation 
  
 Bộ Tài chính - Department of the Treasury 
  
 Bộ Cựu chiến binh - Department of Veterans Affairs 
  

File đính kèm:

  • pdftu_lieu_bao_chi_truyen_thong_va_cong_nghe_thong_tin.pdf