Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự: ...tiến hành chiến tranh, Người không bỏ lỡ cơ hội đàm phán hòa bình với địch để kết thúc sớm chiến tranh trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, bọn thực dân đế quốc không cam chịu thất bại mà tìm mọi cách lật ...ng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cung phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người đã nhiều lần khẳng định 20 triệu đồng bào Việt Nam quyết đánh tan mấy vạn thực dân phản động. Trong kháng chiến c...ng quân sự Hồ Chí Minh,vấn đề nghệ thuật quân sự chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.Người đã viết nhiều tác phẩm về nghệ thuật quân sự, như Cách đánh du kích, Phép dùng binh của Tôn Tử, Kinh nghiệm du kích Nga,Cách đánh du kích là một tác phẩm không chỉ có giá trị cho du kích, mà ccarr cho quân độ...

doc29 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện, không đánh giá địch, ta một cách tĩnh mà đặt nó trong quá trình đang vận động. Chính vì vậy, trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, so sánh địch ta có chênh lệch lớn nên có người cho là "châu chấu đá voi". Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: "Ta nhất định thắng, địch nhất định thua". Người phân tích: Địch như mặt trời vào lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ, lực lượng ta ngày càng mạnh thêm như suối mới chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiến không có thoái", "Thế địch như lửa, thế ta như nước, nước nhất định thắng lửa". Hồ Chí Minh tiên đoán: "Nay tuy châu chấu đá voi nhưng mai voi sẽ lòi ruột ra". Quy luật chung của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Ta muốn thắng địch phải mạnh hơn địch. Sức mạnh đó được tạo ra trong quá trình chiến tranh để thực hiện càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng và cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn. Quá trình đó theo Hồ Chí Minh là quá trình vận dụng các nhân tố lực, thế, thời, mưu. Bác Hồ nói: "Phải nghiên cứu cách đánh giặc để có một lối đánh rất tài giỏi thì trăm trận trăm thắng".
 Lực là sức mạnh tinh thần và vật chất của từng người, từng đơn vị từng địa phương và cả nước,là lực lượng của toàn quân, toàn dân. Muốn tạo lực, theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, "có dân là có tất cả". Muốn dựa vào dân thì dân phải được tổ chức chặt chẽ, được giác ngộ lòng yêu nước, phải chăm lo bồi dưỡng sức dân mới có cơ sở tạo ra lực mới.
 Thế là không gian và địa bàn hoạt động, là cách bố trí lực lượng, cách chọn hướng tiến công để phát huy được sức mạnh đánh địch. Từng trận chiến đấu, từng chiến dịch,từng chiến trường và trên cả nước đều tạo ra thế thuận lợi, thế mạnh để đánh địch,luôn tạo ra thế trận toàn dân căng địch ra mà đánh,để quân đội tập trung lực lượng đánh vào nhưng chỗ sơ hở, chỗ yếu, chỗ hiểm của địch.Nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh về tạo thế là phải xây dựng "thế trận lòng dân". Theo Người đó là thế trận vững chắc nhất, quyết định nhất. Hồ Chí Minh cho rằng: "Phải dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được ta". Thế có quan hệ với lực. Ở vào một thế tốt thì lực được nhân lên gấp bội.
 Thời là thời gian, thời điểm, thời cơ tấn công địch.Chọn thời điểm tấn công bất ngờ vào lúc địch không chuẩn bị,không đề phòng,không dự đoán trước, để bảo đảm đã đánh là chắc chắn dành được thắng lợi.Việc chớp thời cơ, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám là một ví dụ. Theo Hồ Chí Minh, phải biết tận dụng thời gian, vì thời gian là lực lượng, thời gian là sức mạnh, Hồ Chí Minh dùng kế "Trường kỳ kháng chiến", "Vừa kháng chiến vừa kiến quốc" để có thời gian chuẩn bị mọi mặt và chuyển dần từ thế yếu lên thế mạnh. Người nói: giặc Pháp có "vỏ quýt dày", ta phải có thời gian để mài "móng tay nhọn". Bác Hồ nói: Thắng lợi và trường kỳ đi đôi với nhau "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!". Muốn ăn quả tốt phải trồng cây to. Trường kỳ kháng chiến, theo Hồ Chí Minh không đối lập với tư tưởng chiến lược tiến công. Trong bài thơ “ Học đánh cờ”, Người đã khái quát:
“Lạc nước,hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công”
 Cùng với tạo lực, tạo thế, tranh thời, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh phải biết lập mưu. Trong quân sự, mưu là toàn bộ chủ trương, ý đồ, quyết tâm chiến đấu, kế hoạch chiến lược, chiến dịch; mưu còn là tài thao lược của các tướng lĩnh, là tinh thần mưu trí sáng tạo, linh hoạt của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lúc lâm trận, mưu còn là thuật nghi binh đánh lừa địch, tạo ra động thái thực thực, hư hư trong chiến tranh,dùng mưu-phải quyết đoán, dũng cảm, khi tiến đánh thì phải thật nhanh, nếu trù trừ, do dự sẽ mất thời cơ. Theo Hồ Chí Minh dựng mưu thế trong lúc địch mạnh hơn ta phải dùng sức mạnh của toàn dân, dùng mưu trí của toàn dân, "đánh giặc bằng mưu, thắng giặc bằng thế". Mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là phải sử dụng tất cả các yếu tố: lực, thế, thời, mưu để tạo ra cách đánh thích hợp, hiệu quả.Người chỉ huy, người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng tính toán, lo lắng đến cả hai mặt lợi và hại. Lo mặt lợi mới có đủ tin tưởng làm tròn nhiệm vụ. Lo mặt hại mới tìm mưu kế để giải trừ gian nguy.
 Với tinh thần trên, Người chủ trương dĩ nhu xử cương (lấy mềm mỏng đối phó lại cứng mạnh). “Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí.
Pháp có xe tăng, đại bác thì ta phá đường. 
Pháp có máy bay thì ta đào hầm
Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài.Nhất định ta thắng!”
 Người đặc biệt nhấn mạnh cách đánh lừa địch,cách đánh địch bất ngờ, đặc biệt trong điều kiên địch mạnh ta yếu, địch có vũ khí trang bị hơn ta gấp nhiều lần. Như Tôn Tử đã từng nói “ Việc binh là đạo lừa dối”
 Kế thừa tư tưởng về “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa”của người xưa, Người coi trọng cả ba nhân tố, trong đó nhân hòa là coi trong bậc nhất. Có nhân hòa mới có lực lượng, mới tạo ra được thế trận và thời cơ có lợi đánh thắng địch trong từng trận chiến đấu, cũng như trong toàn bộ một cuộc chiến tranh.
 Trong kháng chiến toàn dân, toàn diện, phải đánh địch bằng mọi lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, quân dân du kích. Phải đánh địch bằng mọi quy mô: từng người đánh, từng đơn vị đánh, có đánh lớn, có đánh nhỏ. Phải đánh bằng mọi thứ vũ khí trang bị có trong tay, đặc biệt phải cướp vũ khí của địch để tiêu diệt địch, đánh ở mọi nơi, mọi lúc nếu điều kiện cho phép, đánh trên tất cả các lĩnh vực. Đó là phương châm của chúng ta trong Cách mạng Tháng Tám, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Trong Cách mạng Tháng Tám dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân ta đã khéo kết hợp giữa khởi nghĩa ở nông thôn với khởi nghĩa ở thành thị, giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, giữa giành chính quyền ở từng địa phương và giành chính quyền trong cả nước.
 Đánh du kích không những có vị trí chiến lược trong khởi nghĩa vũ trang, mà cả trong chiến tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la, địa võng”mà địch không tài gì thoát ra được ”.Mục đích của du kích chiến ko phải là đánh lớn ăn to, mà phải đánh tỉa dần, đánh liên tục, đánh cho địch ăn không ngon, ngủ không yên, làm cho địch bị tiêu hao về sinh lực, suy nhược về tinh thần, hao mòn về vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt. Tướng Pháp Pellet đã đánh giá về sức mạnh và hiệu quả của loại hình chiến tranh này như sau: “Trong cuộc chiến tranh du kích này, kẻ địch(quân dân Việt Nam) ở khắp nơi – không có mặt trận cố định cũng không có những công trình phòng ngự đặt đúng vị trí mà ở đó chúng ta có thể sử dụng có hiệu quả những phương tiện chiến đấu mạnh và hiện đại để tiêu diệt địch. Mỗi bụi tre, mỗi mái nhà đều có thể che dấu kẻ địch. Như thế sẽ thấy tinh thần của quân đội ta căng thẳng đến chừng nào, vì ở bất cứ đâu, không kể ngày đêm đều phải chống cự với kẻ địch mà ta không thể nắm được”. 
 Đánh tập trung là nhằm tiêu diệt một số lớn quân địch. Phải từ đánh du kích tiến lên đánh tập trung và kết hợp chặt chẽ hai hình thức đó, để tiêu hao tiêu diệt địch ngày càng nhiều. Người coi tiêu diệt sinh lực địch là điều kiện quyết định thắng lợi: “Đối với một người, làm thương tổn 10 ngón tay không đau đớn bằng cắt đứt hẳn đi 1 ngón tay. Về quân sự cũng vậy, đánh bại 10 sư đoàn không bằng trừ diệt 1 sư đoàn”. Kết hợp sinh lực với phá hủy phương tiện chiến tranh, chú trọng tiêu diệt bộ phận sinh lực tinh nhuệ nhất của địch, nhất là cơ quan đầu não.
 Cách đánh của “đặc công”, “biệt động”là một sáng tạo đặc sắc của tư tưởng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, “xuất quỷ nhập thần, thiên biến vạn hóa” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
 4.Đánh vào lòng người,kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận 
 Vấn đề tâm công đã được đặt ra trong lịch sử chiến tranh các nước từ lâu. Trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, ông cha ta rất coi trọng việc đánh vào lòng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những kinh nghiệm của quá khứ vào những điều kiện mới của chiến tranh cách mạng ở nước ta, thể hiện ở chỗ Người rất coi trọng công tác binh vận, địch vận. Cần vận động không phải chỉ binh sĩ trong đội quân viễn chinh của bọn thực dân đế quốc, mà còn cả binh sĩ trong ngụy quân do chúng dựng lên. Người đã từng nói với những cán bộ làm công tác địch vận : “Sách quân sự có câu: Đánh mà thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng lại càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng là nhờ địch vận. Nếu các chú khéo ngụy vận thì đó cũng là cách tiêu diệt địch”.
 Xuất phát từ truyền thống “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, Người rất tin ở khả năng cảm hóa binh sĩ địch, một khi ta làm cho họ rõ được cuộc chiến tranh họ đang tiến hành là phi nghĩa, thức tỉnh lương tri của họ hương về cuộc chiến đấu chính nghĩa của chúng ta. Người rất coi trọng chính sách khoan hồng, nhân đạo đồi với tù binh và những binh sĩ bỏ hàng ngũ địch chạy sang hàng ngũ ta.
 5.Biết khởi đầu và biết kết thúc chiến tranh
 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta chỉ tiến hành chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc khi không còn con đường nào khác, khi không còn chút hi vọng nào để cứu vãn hòa bình. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược đều bắt đầu như vậy. Đây là tư tưởng được bắt nguồn từ truyền thống đánh giặc của cha ông.
 Kháng chiến là trường kì, nhưng trường kì không có nghĩa là vô thời hạn. Thời hạn đó là bao nhiêu thì không thể nói trước được.Điều đó tùy thuộc vào quyết tâm cố gắng của quân dân ta trong cả nước, chủ yếu để làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường và trong toàn bộ cuộc chiến tranh,bên cạnh đó là những biến đổi của tình hình thế giới có ảnh hưởng đến nước ta.
 Trong điều kiện lực lượng so sánh địch-ta quá chênh lệch lúc đầu, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta là phải dành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn,phải biết kết thúc chiến tranh vào thời điểm thích hợp và có lợi nhất. Kết thúc chiến tranh không có nghĩa là cho đến lúc tiêu diệt hết lực lượng của địch. Phải chủ động kết thúc chiến tranh khi ý chí xâm lược của kẻ thù đã hoàn toàn bị đánh bại. Kết thúc chiến tranh không có nghĩa là dồn địch vào đường cùng không lối thoát.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ta đánh bại cố gắng cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của địch trong chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 tại Điện Biên Phủ, đi đến kết thúc chiến tranh bằng hiệp định Gionevo. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ta liên tiếp đánh bại các chiến lược của chúng, cuối cùng buộc chúng phải kí hiệp định Pari và rút quân khỏi Việt Nam. Sau đó, ta đánh bại quân Ngụy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
VI TƯ TƯỞNG VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Việt Nam. Tư tưởng của Người về xây dựng LLVTND được hình thành phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng .
Theo Bác, xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng phải bắt đầu từ việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng , trên cơ sở đó xây dựng và phát triển lực lượng quân sự, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp với đấu tranh vũ trang. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Muốn có đội quân vũ trang phải có đội quân tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước.
Về mặt tổ chức, Bác chủ trương xây dựng LLVTND gồm 03 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Tư tưởng của Người về xây dựng 03 thứ quân là mối quan hệ giữa LLVT tập trung với các LLVT địa phương được nêu rõ trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tháng 12/1944. Như vậy theo tư tuởng của Bác, xây dựng LLVTND gồm 03 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc là hình thức tổ chức thích hợp nhất để phát huy sức mạnh của cả dân tộc, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta, phù hợp với nghệ thuật quân sự và cách đánh của chiến tranh nhân dân Việt Nam
Là vị thống soái tối cao của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh thuờng xuyên quan tâm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành một quân đội cách mạng vững mạnh về mọi mặt từng bước tiến lên chính quy hiện đại. Trước hết, Người đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, trong đó cốt lõi là tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với mục tiêu lý tưởng cách mạng. Người nhấn mạnh: Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là cơ sở, nền tảng để xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, bởi vì: chính trị là vận mệnh của quân đội cách mạng. Do đó, Người đã chỉ thị: Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội, phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ XHCN cho toàn quân.
 Người luôn quan tâm đến việc xây dựng quân đội thực sự là quân đội của dân, do dân, vì dân. Người thường xuyên nhắc nhở: Phải nhớ rằng nhân dân là chủ. Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Người dặn dò bộ đội: Mình đánh giặc là vì nhân dân, nhưng mình không phải là cứu tinh của nhân dân mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Trong buổi đầu thành lập đội quân đầu tiên của cách mạng Việt Nam, nhấn mạnh nguyên tắc lấy dân làm gốc. Người chỉ rõ: Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được. Chỉ có dựa vào dân quân đội ta mới có thể phát triển được nhanh chóng vững mạnh. Người khái quát: Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng và lãnh đạo, giáo dục.
 Vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng vào xây dựng quân đội cách mạng. Bác chỉ rõ nguyên tắc tổ chức của quân đội ta là Phải có tổ chức vững chắc và nghiêm ngặt, nếu không có tổ chức thì không phải là quân đội cách mạng, không thể đánh thắng được, cho nên phải giữ kỷ luật quân sự 'quân lệnh như sơn', đi đôi với thực hiện dân chủ, tự phê bình và phê bình từ dưới lên, chống quân phiệt độc đoán, chống tự do, vô kỷ luật . Người dạy: Kỷ luật là sức mạnh của quân đội, do đó kỷ luật phải tự giác, nghiêm minh, phải thực hiện kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật.
 Một nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội là lấy việc bồi dưỡng, xây dựng con người là chính . Theo Bác, người quân nhân có tư tưởng vững, chính trị vững, kỷ luật khá, thân thể khỏe mạnh thì nhất định thắng, còn nếu chính trị khá nhưng quân sự kém hoặc quân sự chính trị đều khá nhưng thân thể yếu đuối thì cũng không thắng được. Vì vậy, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ chiến sĩ ra sức phấn đấu để có phẩm chất và năng lực toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng.
 Mặt khác, Bác cũng đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, coi đó là khâu then chốt để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Người xác định: Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi thì nước mạnh. Tướng xoàng thì nước hèn. Người đề ra sáu tiêu chuẩn đối với người tướng là: Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung. Đặt chữ Trí lên đầu, Người nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, thái độ của người tướng đối với nhiệm vụ, đối với binh sĩ, đối với nhân dân và đối với kẻ thù. Người yêu cầu người chỉ huy về quân sự cũng như về chính trị phải làm kiểu mẫu, nói phải đi đôi với làm và Người đã tự mình làm gương cho cán bộ noi theo.
VII. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA, XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG, XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
 	Từ ngàn xưa ông cha ta đã dựa vao điều kiện “thiên thời địa lợi nhân hoà” để “dựng đất căn bản” từ học yhuyết quân sự cua Mác-Lênin coi hậu phương là nhân tố quyết định của chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dưng hậu phương để tạo tiềm lực và chỗ đứng chân trong khởi nghĩa và trong chiến tranh.
	1.Xây dựng căn cứ địa:
	 Năm 1941, ngay khi xây dụng những đội du kích đầu tiên, người đã chỉ rõ: Khi du kích đă khá đông thì phải có căn cứ địa du kích dùng nơi đó làm chỗ đứng chân, tiến có thể đánh và phát triển lực lượng, lui có thể đứng và giữ gìn lực lượng.. Đó là nơi có địa thế hiểm trở, có dân chúng giác ngộ và ủng hộ cách mạng, đặc biệt là lòng dân: bởi lẽ lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của kháng chiến, của cách mạnh
 Việc xây dựng các căn cứ du kích, các chiến khu giải phóng từ năm 1941 đến năm 1945 là điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi.
 Trong kháng chiến chống Pháp, Người chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” khẩn trương xây dựng chính quyền và Mặt trận Liên Việt, kêu gọi toàn dân thi đua ái quốc “chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm”, “hậu phương thi đua với tiền phương”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”; thi đua thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, thi hành đúng chính sách của Đảng và Chính Phủ,thực hiện chính sách bồi dưỡng sức dân dể kháng chiến lâu dài.
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã cùng với đảng chỉ đạo xây dựng căn cứ địa Việt Bắc,các khu du kích và căn cứ du kích ở vùng địch tạm chiến,củng cố các kvùng tự do Khu IV, Khu V, xây dựng các vùng Khu VI, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đồng Tháp Mườilàm hậu phương, làm căn cứ địa để cung cấp sức người sức của cho kháng chiến,phát triển chiến tranh nhân dân ngày càng mạnh.
2.Xây dựng hậu phương:
Trong kháng chiến chống Mỹ , Người xác định Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn Miền Nam, Miền bắc vững mạnh là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Quân và dân Miền Bắc đã ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay trong điều kiện cả nước có chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, dánh bại chiến tranh phá hoại của địch, làm cho Miền Bắc ngày càng vững mạnh chi viện sức người sức của càng nhiều cho Miền Nam.
Người chủ trương giữ vững và tăng cường tình doàn kết quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình, ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước, phát huy đến mức cao nhất những diều kiện thuận lợi của thời đại.
Trong khi Miền Bắc ra sức xây dựng, đồng thời chiến đấu quyết liệt chống chiến tranh phá hoại cua địch và chi viện cho tất cả cho tiền tuyến Miền Nam, thì ở Miền Nam Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân phát triển sáng tạo kinh nghiệm cua kháng chiến chống Pháp, ra sức xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ ở khắp nơi, từ miền rừng núi đến vùng nông thôn đồng bằng và đô thị, xây dựng các vùng giả phóng lớn nhỏ, từ Miền Trung đến Tây Nguyên và Cực Nam Trung Bộ. Nhờ đó đã phát huy tiềm lực tại chỗ, tạo thành thế cài răng lượt, chia cắt uy hiếp địch, nổi dậy và tiến công địch liên tục, rộng khắp, đưa chiến tranh nhân dân ở Miền Nam phát triển cao độ.
Thành công to lớn của việc xây dưng căn cứ địa, xây dựng hậu phương trong cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chôngMỹ là thắng lợi cua tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về tạo chỗ đứng chân, bồi dưỡng tiềm lực cho khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân.
3.Xây dưng nền quốc phòng toàn dân:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngay sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, khi ta dã có chủ quyền lãnh thổ cần phải bảo vệ. Trong thời gian còn tam thời hoà hoãn với địch và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa nổ ra,Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảnh ta đã jhẩn trương triển khai nhiều viêc để củng cố nền quốc phòng toàn dân, chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đất nước ta tạm thời bị bị chia làm hai miền, việc xây dưng nền quốc phòng toàn dân đã được đẩy mạnh ở Miền Bắc, nhằm xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng hậu bị, dân quân tự vệ, xây dựng công nghiệp quốc phòng, kêt hợp với kinh tế quốc phòng,làm cho tiềm lưc quốc phòng tăng lên gấp nhiều lần. nhờ vậy, khi đé quốc Mỹ dùng không quân, hải quân đánh ra Miền Bắc, thì nhân dân ta đã có cơ sở vững chắc để giữ vững sản xuất, ổn định sinh hoạt xã hội, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của chúng và chi viện sức người, sức của cho Miền Nam càng mạnh mẽ hơn, phát huy sức mạnh cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược 

File đính kèm:

  • doctu_tuong_ho_chi_minh_ve_quan_su.doc