Tư tưởng nhập thế của tam tổ Trúc Lâm Yên Tử

Tóm tắt Tư tưởng nhập thế của tam tổ Trúc Lâm Yên Tử: ...một ông vua, một th−ờng dân, một ng−ời cha hay ng−ời mẹ, một công nhân, binh sĩ cũng đều đang sống và cùng đóng góp vào sự duy trì vị trí xã hội, tuy hoàn cảnh cá nhân khác nhau nh−ng ai cũng có một cuộc sống tràn đầy an vui, hạnh phúc. Khi tâm tĩnh lặng là tâm không tâm niệm, là trạng...òng dân, sự nghiệp phục h−ng làm vẻ vang đời tr−ớc, thực là Vua thiêng của đời Trần”(7). Vận dụng triết lí thiền vào việc trị quốc yên dân, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông (1285, 1288), Trần Nhân Tông đã lãnh đạo đất n−ớc tiến hành thắng lợi, dẹp yên bờ cõi, giữ v...- một thời đại Phật giáo với bao kì tích to lớn gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n−ớc. Pháp Loa và Huyền Quang đã kế thừa làm phong phú hơn những t− t−ởng thiền của Trần Nhân Tông trên cơ sở phổ cập và cụ thể con đ−ờng Thiền bằng giới, định, tuệ. Nếu nh− Pháp Loa nhấn mạnh...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tư tưởng nhập thế của tam tổ Trúc Lâm Yên Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hì Nhậm đã 
viết về Phật Hoàng Trần Nhân Tông nh− 
sau: “Lĩnh hội đ−ợc đạo Thiền, vua bèn 
quyết chí đi tu, lấy pháp danh là Điều 
Ngự Đầu Đà. Vua th−ờng đi vân du mọi 
nơi, bài trừ những đền miếu thờ dâm 
thần và bố thí pháp d−ợc cho nhân 
dân”(1). 
Trần Nhân Tông đã thấu hiểu cốt tủy 
của thiền là “Phật tại tâm”, “Phật tức 
tâm” và “tâm tức Phật”, do đó muốn tìm 
Phật tính, chân nh−, ng−ời tu hành phải 
trở về với bản tâm của mình, không nên 
tìm ở đâu xa. Là Đệ nhất tổ của Thiền 
phái Trúc Lâm Yên Tử, ông chú trọng 
đến việc cụ thể hóa con đ−ờng trở về với 
tự tính. Trần Nhân Tông nói: “Này các 
1. Thơ văn Ngô Thì Nhậm, Nxb. Khoa học x hội, 
1978. tr. 183. 
Lê Thùy D−ơng. T− t−ởng nhập thế 35 
 35
ng−ơi! Thời gian thấm thoát trôi qua, số 
mệnh không hề dừng lại. Cớ sao ăn cháo, 
ăn chay lại không hiểu cái việc của cái bát, 
cái thìa, đôi đũa”(2). Chúng tôi cho rằng, đó 
chính là sự nhập thế và nó đ−ợc xuất phát 
từ tôn chỉ của Trúc Lâm Việt Nam. Điều đó 
càng đ−ợc thể hiện rõ hơn trong bài thơ 
sau đây của Trần Nhân Tông: 
“Bụt ở trong nhà, 
Chẳng phải tìm xa, 
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt. 
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta”(3) 
Nếu nh− ai cũng nhầm t−ởng rằng, muốn 
giải thoát phải xa lánh cuộc sống trần tục 
đầy bụi bặm, để tìm đến chốn thiêng liêng tu 
hành, thì Trần Nhân Tông cho rằng: “Bụt ở 
trong nhà” tồn tại trong chính bản thân con 
ng−ời, trong chính thế giới này hay ở một 
nơi nào, một tầng trời mông lung nào. Bởi 
vậy, sẽ là vô vọng khi cứ mải miết tìm Phật 
ở nơi xa, vì thế chỉ cần quay đầu nhìn lại 
chính mình thì sẽ đến đ−ợc bến bờ của sự 
giác ngộ. 
Sống thực với mình còn là vui vẻ hòa 
đồng với thiên nhiên. Đói thì ăn, mệt thì 
ngủ chẳng cần hối tiếc quá khứ, cũng 
không mong đợi ở t−ơng lai, biết sống tự 
nhiên, an vui ngay trong đời th−ờng, có 
thể nói, là tuyên ngôn của lối sống thiền 
mang đậm tinh thần nhập thế: 
“Cõi trần vui đạo, hãy tùy duyên 
Đói cứ ăn no, mệt ngủ yên 
Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm, 
Vô tâm tr−ớc cảnh, hỏi chi Thiền”(4) 
Với đầy đủ lòng th−ơng yêu rộng lớn 
và sự hiểu biết chân thật, Trần Nhân 
Tông đã sống một đời đạo hạnh. Thân 
sống giữa cuộc đời mà lòng lúc nào cũng 
chan hòa ánh sáng. Ông luôn nhắc nhở 
mọi ng−ời hãy “c− trần lạc đạo” (vui đạo 
giữa trần thế). Trần Nhân Tông luôn 
sống an vui trong chính hoàn cảnh của 
mình đang sống. Do đó, dù là một thầy 
tu, một c− sĩ, một ông vua, một th−ờng 
dân, một ng−ời cha hay ng−ời mẹ, một 
công nhân, binh sĩ cũng đều đang sống 
và cùng đóng góp vào sự duy trì vị trí xã 
hội, tuy hoàn cảnh cá nhân khác nhau 
nh−ng ai cũng có một cuộc sống tràn đầy 
an vui, hạnh phúc. Khi tâm tĩnh lặng là 
tâm không tâm niệm, là trạng thái vô 
ngã mà Lục Tổ Huệ Năng gọi là tâm vô 
niệm, còn theo kinh Kim C−ơng thì đó là 
cái tâm không dính mắc gì cả. 
Là thiền nhập thế, nh−ng trong quan 
niệm về thiền, Trần Nhân Tông không đi 
sâu vào quan niệm lí luận mà chú ý nhiều 
đến việc hành thiền. Ông là ng−ời đầu 
tiên có ý thức cụ thể hóa các b−ớc đi trong 
quá trình tu thiền, chọn lọc các khái niệm 
“thiền” của các thế hệ tr−ớc, thực nghiệm 
thiền bằng chính cuộc đời mình và trở 
thành tấm g−ơng cho thiền s− Pháp Loa 
học tập, kế thừa và phát triển. 
Trong triết lí nhân sinh, sơ tổ Trúc 
Lâm bàn khá nhiều đến vấn đề sinh tử. 
Có lẽ cách giải quyết vấn đề sinh tử của 
các thiền s− đi tr−ớc, kể cả Tuệ Trung 
Th−ợng Sĩ đều không thỏa mãn đ−ợc một 
sự thật hiển nhiên đầy tính thuyết phục 
là sống chết nh− hai thái cực đối lập, vẫn 
diễn ra với tất cả mọi ng−ời mang đầy vẻ 
thần bí của nó. Trên thực tế, các thiền s− 
ch−a ai v−ợt qua cái chết dù đã đạt đến 
mức giác ngộ, ch−a ai trở về từ cái chết 
dù đã nắm đ−ợc cái bản thể h− không 
2. Thơ văn Lý - Trần, t.2, Nxb. Khoa học x hội, Hà 
Nội, 1989. tr. 66. 
3. Thơ văn Lý - Trần, t.2, Sđd, tr. 506. 
4. Thơ văn Lý - Trần, t.2, Sđd, tr. 245. 
36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2013 
 36
của chúng. Sở dĩ Trần Nhân Tông có quan 
điểm triết học riêng của mình là do ông đã 
trình bày đặc tính của thiền hành động, 
nhập thế tích cực khi nói về lẽ sinh tử. 
Trần Nhân Tông trình bày quan niệm về 
sinh - diệt trong bài kệ tr−ớc khi tịch: 
“Mọi pháp đều không sinh 
Mọi pháp đều không diệt 
Nếu hiểu đ−ợc nh− thế 
Ch− Phật th−ợng hiện tiền 
Chẳng đi cũng chẳng lại”(5) 
Theo Trần Nhân Tông, sinh diệt hiểu 
theo nghĩa rộng chỉ tính chất vô th−ờng 
huyền ảo của thế giới hiện t−ợng, nh−ng 
bản chất của nó là cái khác, là cái chẳng 
sinh cũng chẳng diệt, chẳng đi chẳng 
đến, không đầu không cuối, vô thủy vô 
chung. Tuy nhiên, giữa thế giới hiện 
t−ợng và bản chất không có gì ngăn 
cách, khác biệt. Vấn đề quan trọng là ở 
chỗ cái tâm. Cũng một hoàn cảnh, đời 
sống, bằng cái tâm tĩnh lặng thì thấy 
sinh tử là Niết Bàn. Tâm là phật, phàm là 
thánh, còn nếu bằng cái tâm xao động 
thì sinh là sinh, tử là tử. 
Theo nghĩa hẹp, lẽ sinh, tử đ−ợc Trần 
Nhân Tông hiểu một cách sâu sắc: tính 
cách vô th−ờng, ngắn ngủi của cuộc sống 
con ng−ời, nó nh−: hơi thở qua buồng 
phổi mà thôi. Vậy, con ng−ời có thể thoát 
khỏi giới hạn sinh, tử không? Theo ông, 
con ng−ời không thể tránh khỏi sinh tử 
và vòng nhân quả, do đó không thể chạy 
trốn khỏi nó để tìm ra Niết Bàn. mà 
ng−ợc lại, nó phải ở ngay trong sinh tử 
để hiểu vấn đề sinh tử không phải 
chuyện tầm phào, vô ích, mà là vấn đề 
lớn, liên quan đến thái độ sống của ng−ời 
hành giả. Thái độ sống của Trần Nhân 
Tông tr−ớc cuộc đời ngắn ngủi rõ ràng 
là tích cực, sống cho hết mình, đừng để 
thời gian trôi qua một cách vô ích. T− 
t−ởng này đ−ợc ông thể hiện bằng bài kệ 
trong buổi đại tham tại chùa Sùng 
Nghiêm: 
“Thân nh− hơi thở trong mũi khi hô 
hấp, 
Cuộc đời nh− đám mây bay theo gió 
ngoài núi xa. 
Chim quyên kêu rã bao ngày tháng, 
Chớ để luống qua mùa xuân một cách 
tầm th−ờng”(6) 
Ông luôn kêu gọi mọi ng−ời không bỏ 
phí ngày xuân, mà phải làm việc gì cho đạo 
cũng là cho đời. T− t−ởng “c− trần lạc đạo” 
của Trần Nhân Tông là sự dung hòa giữa 
đạo đức Phật giáo với đạo đức dân tộc. Đó 
cũng chính là khuynh h−ớng thế tục hóa 
trong t− t−ởng nhập thế của ông. 
Trần Nhân Tông cho rằng, cần chấp 
nhận sinh tử nh− một lẽ th−ờng nhiên, 
thái độ tích cực ở đây là không làm và 
chấp vào cái huyền ảo của sinh tử, nh−ng 
không chạy trốn nó mà lấy chính nó làm 
cơ sở, môi tr−ờng để hành đạo. Cần phải 
sống giữa đời, giải quyết những thách đố 
của đời th−ờng, “tùy duyên mà hành đạo”. 
Sống tùy tục, trộn lẫn với đời th−ờng, 
cũng chính là sống hành động với cái 
tâm h−ớng th−ợng. Theo Trần Nhân 
Tông, sự giác ngộ cần phải thực hiện 
giải thoát ngay khi còn sống. Vì thế mọi 
hoạt động xã hội nh− hoạt động quân sự, 
chính trị, tôn giáo đều là sự hành thiền. 
Thiền gia đắc đạo ngay giữa đời th−ờng 
5. Nguyễn Hùng Hậu. Góp phần tìm hiểu t− t−ởng 
Triết học Trần Thái Tông, Nxb. Khoa học x hội, Hà 
Nội,1996. tr.372. 
6. Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận, t.1, 
Nxb. Văn học, Hà Nội, 1992. tr. 255. 
Lê Thùy D−ơng. T− t−ởng nhập thế 37 
 37
nh− hoa sen, chỉ thanh cao nơi thấp −ớt 
bùn lầy. 
Vua Trần Nhân Tông biết cổ động sự 
đoàn kết keo sơn, sự nỗ lực xả thân cho 
đất n−ớc của các t−ớng lĩnh, binh sĩ và 
dân chúng khắp nơi. Sử thần Ngô Sỹ Liên 
đã ca tụng nhà Vua: “Vua đ−ợc tinh nhanh 
của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan 
sắc nh− vàng, thể chất hoàn toàn, thần 
khí t−ơi sáng  Hòa nhã, cố kết lòng dân, 
sự nghiệp phục h−ng làm vẻ vang đời 
tr−ớc, thực là Vua thiêng của đời Trần”(7). 
Vận dụng triết lí thiền vào việc trị quốc 
yên dân, trong hai cuộc kháng chiến 
chống quân Nguyên - Mông (1285, 1288), 
Trần Nhân Tông đã lãnh đạo đất n−ớc 
tiến hành thắng lợi, dẹp yên bờ cõi, giữ 
vững độc lập chủ quyền, trở thành ngọn 
cờ đoàn kết nhân dân, dân tộc, cùng chia 
ngọt sẻ bùi. Chính tinh thần ấy là sức 
mạnh khiến cho vua tôi một dạ, v−ợt qua 
gian nan, thử thách, cùng nhau giữ vững 
nền độc lập của n−ớc nhà. 
Đó chính là t− t−ởng chính trị thân 
dân, gần dân và biết dựa vào dân của 
Trần Nhân Tông. Nếu không có t− t−ởng 
nhập thế tích cực thì vua không thể quan 
tâm đến dân cả trong tr−ờng hợp thời 
bình cũng nh− thời chiến. Năm 1292, 
chính vua đã “xuống chiếu rằng những 
ng−ời mua dân l−ơng thiện làm nô tỳ thì 
phải cho chuộc lại”(8). Cũng với tấm lòng 
th−ơng cảm những ng−ời cùng cực trong 
xã hội, khi ngự chơi bên ngoài, thấy 
cảnh vệ sĩ r−ợt đuổi và đánh đập nô tì, 
ông cho gọi bọn v−ơng hầu lại và hỏi: 
“Chủ mày đâu? rồi răn các vệ sĩ không 
đ−ợc thét đuổi. Đến khi về cung, bảo tả 
hữu rằng: ngày th−ờng thì có thị vệ tả 
hữu, khi quốc gia lâm hoạn nạn thì chỉ 
có bọn chúng có mặt”(9). 
Khi đất n−ớc thái bình, không còn 
bóng quân thù, Trần Nhân Tông đã chủ 
tr−ơng “khoan th− sức dân”, chăm lo 
phát triển kinh tế, mở rộng diện tích đất 
canh tác, xây dựng các công trình thủy 
lợi phục vụ nông nghiệp, miễn giảm thuế 
cho nhân dân... Đặc biệt, chính sách “ngụ 
binh − nông” của các vua Trần tiền bối 
đ−ợc ông kế thừa và nâng lên một b−ớc, 
xem toàn dân là lính và ng−ời lính là 
dân thay nhau chăm lo sản xuất, khi có 
chiến tranh xẩy ra thì toàn dân đánh 
giặc, đảm bảo cho đất n−ớc luôn đ−ợc 
phát triển về kinh tế, an ninh về quốc 
phòng. Ông luôn căn dặn quan lại phải 
biết th−ơng dân, phải trân trọng những 
đóng góp của nhân dân đối với đất n−ớc. 
Bởi lo cho đất n−ớc nên Trần Nhân Tông 
không chỉ nghiêm khắc với bản thân và 
quần thần mà với cả vị vua kế thừa ngai 
vàng. Ông không ngừng khuyên bảo vua 
Anh Tông tu tâm d−ỡng tính, kìm bớt 
lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân 
tâm xứng đáng trở thành đấng minh 
quân có thể mang lại cuộc sống ấm no, 
hạnh phúc cho muôn dân. Vậy nên, có lần 
vua Anh Tông uống r−ợu x−ơng bồ say, 
Trần Nhân Tông cả giận, trở về Thiên 
Tr−ờng, xuống chiếu cho các quan ngày 
mai đều phải đến họp để điểm mục, ai 
trái thì xử tội. Anh Tông tỉnh dậy, sợ sệt 
phải nhờ Đoàn Nhữ Hài soạn bài biểu tạ 
tội. Nhân Tông xem xong mới cho gọi 
vua vào và bảo rằng: “Trẫm còn có con 
khác, cũng có thể nối ngôi đ−ợc, trẫm 
7. Nguyễn Hùng Hậu, L−ợc khảo t− t−ởng Thiền 
Trúc Lâm Việt Nam, Nxb. Khoa học x hội, Hà Nội, 
1997. tr. 42. 
8. Đại Việt sử ký toàn th−, t.2, Nxb. Khoa học x 
hội, Hà Nội, 1998. tr.68. 
9. Đại Việt sử ký toàn th−, t.2, Nxb. Khoa học x 
hội, Hà Nội, 1998. tr. 68. 
38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2013 
 38
còn sống mà ng−ời còn dám làm nh− thế, 
huống chi sau này”(10). 
Rời kinh thành, xa cuộc sống ồn ào, 
Trần Nhân Tông lên Yên Tử, thực hiện 
cuộc sống xuất gia, ông nhìn mùa xuân 
trôi qua một cách bình thản nh− hình 
ảnh “ngắm cánh hồng từ chiếu thiền” mà 
ông viết trong bài Xuân muộn: 
“Tuổi trẻ ch−a t−ờng lẽ sắc không 
Xuân sang, hoa nở, rộn tơ lòng 
Chúa xuân nay đã thành quen mặt 
Nệm cỏ ngồi yên, ngó rụng hồng”(11) 
Tuy nhiên, từ đỉnh Yên Tử, Trần Nhân 
Tông luôn canh cánh nỗi lo cho dân, cho 
n−ớc và tiếp tục hoạt động cho đời sống 
chính trị của nhà Trần. Để thống nhất t− 
t−ởng trong muôn dân, tạo cơ sở cho sự 
đoàn kết - yếu tố sống còn của dân tộc, 
Trần Nhân Tông đứng ra thành lập 
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Công lao 
to lớn của Trần Nhân Tông là ở việc 
phát huy tinh thần nhập thế của Phật 
giáo, luôn h−ớng tới việc phục vụ dân 
tộc và xây dựng một xã hội đạo đức, 
lành mạnh. Theo Tam tổ thực lục, ông đã 
vân du khắp nơi để giảng Phật pháp, 
dạy dân thực hành m−ời điều thiện 
(thập thiện), bao gồm: 1. không sát sinh; 
2. không trộm cắp; 3. không tà dâm; 4. 
không nói dối; 5. không nói lời chia rẽ; 
6. không nói lời độc ác; 7. không nói lời 
bẩn thỉu; 8. không tham lam; 9. không 
giận dữ; 10. không tà kiến... Tác giả Đại 
c−ơng lịch sử t− t−ởng triết học Việt 
Nam viết: “Hẳn là Nhân Tông muốn tiếp 
chí ông nội là vua Thái Tông x−a đã tìm 
cách dẫn dắt dân chúng từng b−ớc tin 
vào Phật, tự mình tìm biết rõ mình qua 
tụng niệm. Nh− vậy, việc h−ớng vào tâm 
để thấy tính, và nay trong hành động cụ 
thể, bằng m−ời điều thiện, để xây dựng 
trong nhân dân một đạo đức xã hội lành 
mạnh trên nền tảng đạo đức Phật giáo 
là −ớc nguyện của ông" . 
Dù ở nơi trần tục trên ngôi cao hay ở 
đỉnh Yên Tử với cuộc sống thanh tao, 
đạm bạc, nh−ng t− t−ởng và hành động 
của Trần Nhân Tông đều thể hiện 
khuynh h−ớng nhập thế tích cực. T− 
t−ởng Phật giáo của ông đã góp phần tạo 
nên sức mạnh to lớn trong chính mỗi con 
dân Đại Việt, làm nên lẽ sống cao quý 
của thời đại - một thời đại Phật giáo với 
bao kì tích to lớn gắn liền với sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ đất n−ớc. 
Pháp Loa và Huyền Quang đã kế thừa 
làm phong phú hơn những t− t−ởng 
thiền của Trần Nhân Tông trên cơ sở phổ 
cập và cụ thể con đ−ờng Thiền bằng giới, 
định, tuệ. Nếu nh− Pháp Loa nhấn mạnh 
sự kết hợp chặt chẽ giữa thiền và giáo, lí 
và hạnh, niệm Phật và tọa thiền thì 
Huyền Quang chú trọng đến phong thái 
ung dung tự tại, không gò bó trong hành 
thiền với chủ tr−ơng xuất thế, sống an 
nhàn, vui thú với tự nhiên. 
Cũng nh− Trần Thái Tông, Pháp Loa 
chủ tr−ơng dựa vào giới luật để đạt tới 
chỗ an tâm. Bản chất của giới luật là “giữ 
cho sáu căn thanh tịnh, ngừa quấy, diệt 
ác”. Chủ tr−ơng của Pháp Loa buông xả 
thân tâm để đạt tới “vô tâm”, “vô niệm”. 
Ông viết: “Bên ngoài thì tham cứu “thoại 
đầu”, chớ để gián đoạn. Liên miên, mật 
thiết, không xen kẽ chắp vá, cũng không 
chao đảo, không tròng trành, cũng 
không đắm chìm mê muội. T−ơi roi rói 
10. Đại Việt sử ký toàn th−, t.2, Nxb. Khoa học x hội, Hà 
Nội, 1989. tr. 76-77. 
11. Thơ văn Lý Trần, t.2, Nxb. Khoa học x hội, Hà 
Nội, 1989. tr. 464. 
Lê Thùy D−ơng. T− t−ởng nhập thế 39 
 39
nh− ngọc lăn trên mâm, sáng lung linh 
nh− g−ơng rọi trên đài”(12). 
Về vấn đề nhân sinh, Pháp Loa coi lẽ 
sinh, tử là vấn đề quan trọng ngang với 
việc tìm “tâm Phật, ý Tổ”. Việc tham 
thiền, niệm Phật không chỉ cốt soi sáng 
ý nghĩa của sự sống chết, mà còn đạt đến 
chỗ tận cùng của nó. Đó là đón nhận sự 
sống, chết một cách tự do, “muốn ở thì ở, 
muốn đi thì đi’. Pháp Loa thừa nhận 
ng−ời đạt đến cội nguồn sự sống chết, 
xem đi với ở là một, thức với ngủ, bệnh 
với không bệnh cũng chẳng thể phân 
biệt thành hai, để đón nhận giờ phút 
quan trọng của đời mình với thái độ ung 
dung, thản nhiên. Tuy nhiên, ông vẫn 
trung thành với khuynh h−ớng h−ớng 
nội, biện tâm. 
Nói đến t− t−ởng nhập thế của Pháp 
Loa, chúng ta không thể không đề cập 
tới quan điểm của ông về cách học làm 
ng−ời. Trong Yếu minh học thuật, ông 
viết: “Đối với ng−ời học, tr−ớc tiên là xét 
khảo kinh pháp, sau mới tu hành. Kinh 
có năm bậc, pháp có bốn phépVề bạn 
có bốn loại hơn mình: một là học Đại 
Thừa; hai là đọc rộng kinh điển; ba là 
khuyên can điều vô ích và bốn là giúp 
nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đó là 
những hạng ng−ời có thể gần gũi, cũng 
gọi là vào bậc gia hạnh vậyĐi sát bốn 
bạn tốt, một, bạn tốt ngăn cản điều sai 
trái, nghĩa là khi gặp điều ác thì cùng 
khuyên can nhau; hai, bạn tốt từ mẫu, 
nghĩa là gặp điều khổ ải th−ờng cứu đỡ 
nhau; ba, bạn tốt làm điều lợi chung, 
nghĩa là khi có việc vui cùng san sẻ; 
bốn, bạn tốt cùng làm việc với nhau, 
nghĩa là khi có việc thiện thì cùng 
chung tay đóng góp”(13). 
Là nhà tu hành xuất gia, song Pháp 
Loa không bao giờ quên ân đức của cha 
mẹ và vua, cho đó là ân nghĩa không bao 
giờ trả hết. Vì vậy, trong cách học đạo 
làm ng−ời ông viết: “Với chút việc thiện 
nhỏ này mong đền đáp tứ ân: dù nhiều 
lần x−ơng tan thịt nát cũng không thể 
đền đáp đ−ợc công ơn nh− trời cao lồng 
lộng”(14). Tứ ân của nhà Phật, còn gọi là tứ 
trọng ân: 1. Ơn cha mẹ; 2. Ơn chúng sinh; 
3. Ơn Quốc gia; 4. Ơn Tam Bảo. Thực hiện 
tốt tứ trọng ân cũng có nghĩa là nhà tu 
hành phải đồng thời hành động theo tinh 
thần nhập thế. Bằng đức độ, tài năng và 
lòng nhiệt thành của mình, đ−ợc sự ủng 
hộ tích cực về mọi mặt của nhà n−ớc 
Trần, Pháp Loa đã thực hiện xuất sắc 
nhiệm vụ mà Trúc Lâm Điều Ngự đã kì 
vọng là phát triển đạo pháp, kiện toàn tổ 
chức giáo hội. 
Tuy xuất gia khi tuổi đã cao, song 
thiền s− Huyền Quang đã nỗ lực trút bỏ 
mọi −u phiền từng đeo đẳng ông trong 
suốt 20 năm quan tr−ờng. Cuộc đời ông 
d−ờng nh− có hai mảng đối lập nhau. 
Một mảng đời đi theo con đ−ờng của các 
Nho sĩ, tinh thông Nho học, m−u cầu 
công danh. Mảng đời sau là con đ−ờng 
của các thiền s−, tham vấn thiền, tu trì 
đắc đạo. 
Nối nghiệp Pháp Loa, trở thành tổ thứ 
ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, 
Huyền Quang cũng gặp nhiều khó khăn 
trong việc lãnh đạo Giáo hội, nhất là khi 
12. Thơ văn Lý - Trần, t.2, Nxb. Khoa học x hội, 
Hà Nội, 1989. tr. 667. 
13. Thơ văn Lý - Trần, t.2, Sđd, tr. 675-676. 
14. Lịch sử t− t−ởng Việt Nam, Văn tuyển, tập 2: T− 
t−ởng Việt Nam thời kỳ Trần – Hồ. Biên soạn: Trần 
Nguyên Việt, Lê Thị Lan & Hoàng Kim Kính. Nxb. 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004, tr. 282. 
40 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2013 
 40
vai trò của Nho giáo và địa vị của các 
Nho sĩ ngày càng chiếm −u thế hơn 
trong việc quản lí xã hội và lãnh đạo 
tinh thần xã hội thời Trần. Tinh thần 
nhập thế tích cực của ông thể hiện qua 
những đóng góp lớn lao trong việc phổ 
biến, giảng giải giáo lí Thiền phái Trúc 
Lâm. Biên soạn sách giáo khoa, phổ cập 
hóa giáo lí Thiền cho tăng ni. Đó cũng 
chính là tinh thần nhập thế tích cực của 
ông. 
T− t−ởng Thiền học cơ bản của Huyền 
Quang là con đ−ờng chứng ngộ về lẽ 
sinh tử. Theo ông, giới, định, tuệ là con 
đ−ờng chứng ngộ của các thiền s−. Giới, 
định là những bức t−ờng chắc chắn để 
ngăn chặn dòng lăng xăng, xao động 
của tâm. Nhờ Giới mà dòng sinh, diệt của 
ngũ uẩn ngừng nghỉ, “vạn duyên không 
quấy nhiễu”(15). Nhờ Định mà cái tâm an 
tịnh, tĩnh lặng. Còn nhờ Tuệ mà tâm mới 
bừng sáng, nhập vào bản thể tối cao 
huyền diệu, viên đồng “thị”, “phi”, “mê”, 
“ngộ”, “ma”, “Phật”. 
Về lẽ sinh tử, Huyền Quang cũng ý 
thức rõ về kiếp sống vô th−ờng và ngắn 
ngủi của con ng−ời so với cái vô tận, 
vĩnh hằng của không h−. Cuộc sống sẽ 
trở nên vô nghĩa nếu con ng−ời còn tham 
tiếc, l−u luyến, lặn hụp trong biển sinh 
tử. Theo ông, ý nghĩa của cuộc đời là ở 
chỗ thấu hiểu lẽ sinh tử đến cội nguồn 
của nó và trầm mình vào cội nguồn đó, 
đây là những quan điểm, suy nghĩ mang 
tính nhập thế cao. Chủ tr−ơng xuất thế, 
ẩn dật, lánh đời của ông không phải tu 
hành khắc khổ theo Đầu Đà, mà theo 
kiểu Lão - Trang. Xuất thế nh−ng lại là 
nhập thế. 
Nh− vậy, nhập thế trong t− t−ởng của 
các thiền s− – sáng lập gia Thiền phái 
Trúc Lâm Yên Tử đã đ−ợc thể hiện qua sự 
kế thừa từ các dòng Thiền đã đ−ợc du 
nhập vào n−ớc ta, đặc biệt là Thiền phái 
Vô Ngôn Thông, tức Thiền Nam tông 
Trung Hoa do Lục tổ Huệ Năng sáng lập. 
Tuy nhiên, trong t− t−ởng nhập thế của 
dòng thiền này, tính quy định của những 
điều kiện lịch sử cụ thể ch−a đ−ợc đặt ra 
và lí giải một cách rõ ràng. Chỉ khi các 
nhà Thiền học Việt Nam, đi tiên phong là 
Trần Thái Tông và tiếp theo là Tuệ 
Trung Th−ợng sĩ mới làm rõ đ−ợc những 
nội dung căn bản của nhập thế Phật giáo 
trong mối quan hệ của tôn giáo này với 
các học thuyết triết học khác, với những 
yếu tố lịch sử cụ thể của thời đại để từ đó, 
các thiền s− thế hệ sau kế thừa, phát 
triển lên thành những đặc tr−ng riêng 
của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. 
Những đặc tr−ng ấy tr−ớc hết đ−ợc 
thể hiện trong đời sống Thiền. Đó là tính 
tự do, tự tại, không cần thiết phải tu đầu 
đà, phải ăn chay niệm Phật, mà thực hiện 
đúng tông chỉ của Thiền là Phật tức tâm, 
tâm tức Phật. Nhờ đó mà từ những vấn 
đề về bản thể luận, nhận thức luận đ−ợc 
Trần Thái Tông và Tuệ Trung Th−ợng sĩ 
đặt ra, Trần Nhân Tông và hai học trò, 
đồng thời là những ng−ời kế tục vị trí 
thiền tổ đã đ−a ra chủ tr−ơng đúng đắn 
là tùy duyên. Vui với đạo nh−ng các 
thiền s− đã không quên nhiệm vụ của đời 
sống trần tục, bởi vận mệnh của dân tộc, 
sự an nguy của dân cũng chính là sự 
thịnh suy của Phật giáo./. 
15. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, t.1, 
Nxb. Văn học, Hà Nội, 1992. tr. 265. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_nhap_the_cua_tam_to_truc_lam_yen_tu.pdf